Phân tích và đánh giá động lực học tập của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế tp hồ chí minh

43 1.1K 8
Phân tích và đánh giá động lực học tập của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế tp hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 | P a g e MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài . 3 2. Mục đích nghiên cứu: . 4 3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 4 5. Kết cấu đề tài: 5 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN . 6 1.1. Vai trò ảnh hƣởng của động lực đối với thành tích học tập của sinh viên 6 1.1.1 Động lực học tập tạo động lực học tập cho sinh viên 6 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực học tập: 9 1.1.3 Một số học thuyết về động lực: 11 1.1.4 Bản chất động lực học tập của sinh viên. . 15 1.1.5 Vai trò của động lực trong học tập đối với sinh viên 15 1.2. Bàn về vấn đề học tập của sinh viên đại học . 16 CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC TẬP SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐH KINH TẾ TPHCM . 19 2.1 Vài nét về sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Kinh tế Tp.HCM: 19 2.2 Giới thiệu về cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài bảng câu hỏi điều 2 | P a g e tra phục vụ cho nghiên cứu đề tài 20 2.3.Kết quả nghiên cứu 23 2.3.1 Động lực học tập của sinh có ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên. 24 2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh viên. 25 2.4 Những nhân tố chính có tác động tích cực tới động lực học tập những nhân tố chính tác động tiêu cực tới động lực học tập của sinh viên. 30 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN. . 34 3.1 Đối với nhà trƣờng: 34 3.2 Đối với sinh viên: 37 KẾT LUẬN 43 3 | P a g e LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2011, chi ngân sách cho Giáo dục đã đạt trên 13,36% tổng chi ngân sách, Việt Nam chính thức đứng trong nhóm những nước có tỷ lệ đầu tư cao cho Giáo dục. Cũng theo báo cáo, trung bình một gia đình chi tiêu khoảng 40% thu nhập cho giáo dục, đặc biệt là với những bậc học càng cao, chi phí càng tăng đáng kể. Theo như ước tính, chi phí cho một tấm bằng Đại học ở Việt Nam vào khoảng 100 triệu, với số lượng hiện nay vào khoảng 1.700.000 sinh viên, đây quả là một con số không nhỏ. Vậy mà thực tế có đến gần 55% sinh viên được hỏi cho rằng mình không thực sự có hứng thú học tập, hơn 50% sinh viên được khảo sát không thật sự tự tin vào các năng lực của bản thân (Theo một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh). Đây thật sự là một sự lãng phí rất lớn nguồn lực của quốc gia. Trong quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng có khá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hiện nay, nhưng một trong những nguyên nhân chính là động lực của họ. Rất nhiều sinh viên luôn tự hỏi tại sao họ có thể học hành chăm chỉ với một ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong học tập ở bậc phổ thông trung học để có thể được vào đại học nhưng lại trở nên mất phương hướng, mất đi sự hứng thú, động lực học tập ở bậc đại học dẫn đến kết quả học tập không đạt được như mong muốn. Vậy động lực học tập của sinh viên ở bậc đại học như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng đến nó? Với nguồn lực hạn chế, đề tài này chỉ tập trung vào mục tiêu bàn về độnghọc tập của sinh viên nói chung nghiên cứu thực tế động lực học tập của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp.HCM nói riêng, đi tìm những nhân tố tác động tích cực tiêu cực tới động lực học tập của sinh viên, qua đó ta có thể thấy được một số thực trạng tìm ra được những nguyên nhân, phân tích một số hướng giải quyết nhằm nâng cao động lực, từ đó cải thiện tích cực thành tích học tập của sinh viên. 4 | P a g e 2. Mục đích nghiên cứu: - Thứ nhất, tóm lược những lý luận khoa học cơ bản về động lực tạo động lực lao động, từ đó chỉ ra cách tiếp cận thực tiễn đối với sinh viên trong học tập. - Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng học tập của sinh viên khối ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế động lực học tập của sinh viên. - Thứ ba, đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tạo được động lực, từ đó cải thiện tích cực thành tích trong học tập. Đặc biệt, tập trung phân tính những ứng dụng cơ bản của phương pháp NLP (Neuro-linguistic programming – Lập trình ngôn ngữ tư duy). 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Động lực học tập của sinh viên khối ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu tập trung ở 2 cơ sở B (279 Nguyễn Tri Phương, Q.10) D (196 Trần Quang Khải, Q.1) của trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, trong thời gian 4 tuần từ ngày 11/03 đến 09/04/2012. 4. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, điều tra bằng bảng hỏi phỏng vấn sâu. Số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo, báo, tạp chí, internet các kết quả nghiên cứu khác đã được công bố. Số liệu khảo sát được thu thập qua phương pháp điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi phỏng vấn sâu đối với một số sinh viên của trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. Trong đó phát ra 300 phiếu khảo sát, thu về 277 phiếu, số phiếu hợp lệ là 264 phiếu. Phỏng vấn sâu đối với 5 sinh viên từ năm 2 đến năm 4. 5 | P a g e Nghiên cứu được tiến hành thông qua sơ đồ sau: Lí thuyết về động lực học tập của sinh viên Tham khảo các nguồn tài liệu Thảo luận nhóm với một số sinh viên Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát Thực hiện khảo sát lần 1 hoàn chỉnh Bảng khảo sát hoàn chỉnh Thực hiện khảo sát phỏng vấn Nhập liệu xử lý số liệu Phân tích; rút ra kết luận giải pháp 5. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo thì nội dung chính được chia thành 3 chương: Chương 1: Tóm tắt cơ sở lý luận về động lực học tập của sinh viên. Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng học tập của sinh viên khối ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tạo được động lực, từ đó cải thiện tích cực thành tích trong học tập. 6 | P a g e Chƣơng 1: Lý luận chung về động lực học tập của sinh viên 1.1. Vai trò ảnh hƣởng của động lực đối với thành tích học tập của sinh viên 1.1.1 Động lực học tập tạo động lực học tập cho sinh viên Trước hết, cần phải nói rằng, hoạt động học tập suy cho cùng cũng là một hoạt động lao động, chỉ khác nhau về hình thức hoạt động với các hình thức lao động khác mà thôi. Trên cơ sở đó, ta có thể sử dụng các lý thuyết về động lực lao động trong việc nghiên cứu động lực học tập của sinh viên. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về bản chất của động lực lao động: Maier Lawler (1973) đã đưa ra mô hình về kết quả thực hiện công việc là một hàm số của năng lực động lực làm việc. Trong đó, năng lực làm việc phụ thuộc vào khả năng bẩm sinh; kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm có được thông qua đào tạo; các nguồn lực để thực hiện công việc. Động lực là sự khao khát tự nguyện của mỗi các nhân. Theo định nghĩa của giáo trình quản trị nhân lực - THS: Nguyễn vân Điềm & PGS - TS: Nguyễn Ngọc Quân chủ biên- chương VII trang 134 thì : " Động lực lao động là sự khao khát tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới các mục tiêu của tổ chức" [1] Theo định nghĩa của giáo trình hành vi tổ chức - chương II- PGS-TS: Bùi Anh Tuấn chủ biên thì : " Động lực lao động là những nhân tố bên trong thúc đẩy người lao động làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất hiệu quả cao. Biểu hiện là sự sẵn sàng say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu tổ chức cũng nhu bản thân người lao động" Từ những nghiên cứu trên theo có thể hiểu: “ Động lực là những nhân tố bên trong kích thích bản thân mỗi cá nhân nỗ lực làm việc với sự khao khát tự nguyện để đạt được các mục tiêu của bản thân mục tiêu của tổ chức ”. Tạo động lực là quá trình làm nảy sinh động lực trong mỗi cá nhân. Do đó tạo động lực được hiểu là sự vận dụng các chính sách, biện pháp, các công cụ quản lý thích hợp tác động đến con người nhằm làm xuất hiện động lực trong quá trình làm việc từ đó thúc đẩy họ hài lòng với công việc, mong muốn nỗ lực làm việc hơn 7 | P a g e nữa để đạt đến kết quả tốt hơn. Từ đó, ta có thể sử dụng định nghĩa động lực học tập của sinh viên như sau: “Động lực học tập của sinh viên là tất cả các nhân tố bên trong thúc đẩy sinh viên học tập rèn luyện để đạt được những mục tiêu". Mỗi sinh viên khi vào trường đại học đều có những hoài bão ước mơ có những mục tiêu cụ thể cho mình phải đạt được trong những năm học tập tại trường. Đó là những yếu tố thúc đẩy sinh viên học tập. Những nhân tố thúc đẩy sinh viên học tập ngày nay có thể chia theo thứ bậc như sau: - Mong muốn có được một kết quả học tập tốt giành học bổng. - Mong muốn học tập để sau này có thể kiếm được việc làm có thu nhập cao, có địa vị cao trong xã hội. (Học tập để ngày mai lập nghiệp) - Học tâp để khẳng định mình để thoả mãn ước mơ hoài bão đã ấp ủ từ lâu - Học tập để cống hiến, để làm được các việc hữu ích cho xã hội. Nếu xét về bản chất thì: - Thứ nhất, Động lực học tập của sinh viên gắn với một môi trường học tập, rèn luyện cụ thể vì vậy muốn nghiên cứu động lực học tập của sinh viên chúng ta phải nghiên cứu về những vấn đề thuộc về bản thân môn học, môi trường học tập, điều kiện học tập cụ thể - Thứ hai, Động lực học tập là những nhân tố kích thích xuất hiện bên trong sinh viên. Động lực không phải là không có người có động lực người không có động lực. Vì vậy không nên cho rằng động lực là nhân tố bên trong không thể tác động được mà bằng những biện pháp nhất định hoàn toàn có khả năng tác động tới động lực của sinh viên. - Thứ ba, Động lực học tập của sinh viên mang tính tự nguyện. Nó xuất phát từ bản thân sinh viên, thể hiện ở niềm đam mê, hứng thú với việc học tập. Do đó tạo động lực cho sinh viên chỉ là tạo các điều kiện thuận lợi kích thích cho sinh viên tự tìm thấy động lực học tập cho mình. - Thứ tƣ, Động lực học tập là nguồn gốc nâng cao kết quả học tập của sinh viên (trong khi các điều kiện khác không đổi ). Tuy nhiên không nên cho rằng động lực học tập tất yếu sẽ dẫn tới kết quả học tập cao, bởi 8 | P a g e vì kết quả học tập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : năng lực, khả năng nhận thức, phương pháp học, điều kiện vật chất phục vụ học tập Qua đó, ta nhận thấy rằng động lực học tập mang tính tự nguyện xuất phát từ sự hứng thú của sinh viên với vấn đề học tập. Do đó thực chất của tạo động lực học tập cho sinh viên là tạo điều kiện thuận lợi để cho sinh viên học tập, để sinh viên tự tìm thấy hững thú trong học tập, có điều kiện phát huy tối đa năng lực, tính sáng tạo, của mình trong học tập. Mô hình quá trình tạo động lực của sinh viên Nhu cầu mong muốn đạt được trong quá trình học tập Sự căng thẳng Các động cơ Các nhân tố kìm hãm : kết quả học tập kỳ trước, tính thực tế, hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập không tốt, trang thiết bị hỗ trợ học tập kém Các nhân tố kích thích: bài giảng giáo viên , học bổng, sự động viên giúp đỡ của bạn bè người thân, điều kiện học tập tốt Nhu cầu không đuợc thoả mãn Căng thẳng tăng lên. Thái độ tiêu cực với học tập Hành vi tìm kiếm Nhu cầu đuợc thoả mãn Giảm căng thẳng. 9 | P a g e 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực học tập: Động lực của con người không tự nhiên xuất hiện mà là sự kết hợp đồng thời của các nguồn lực thuộc về phía bản thân, môi trường sống làm việc của người đó. Như vậy, hành vi có động lực của cá nhân trong tổ chức chịu tác động của nhiều nhân tố có thể chia thành ba nhóm sau: 1.1.2.1 Các nhân tố thuộc về phía bản thân: Hệ thống nhu cầu cá nhân: Hành vi của con người là hành động có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của bản thân. Mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động trong một tổ chức đều có mong muốn thỏa mãn những nhu cầu của riêng mình. Các nhu cầu đó tạo thành hệ thống các nhu cầu của cá nhân, bao gồm cả nhu cầu vật chất nhu cầu tinh thần như được công nhận, được làm việc phù hợp với năng lực sở trường, . Nếu tổ chức thoả mãn các nhu cầu của họ sẽ tạo ra động lực lao động thúc đẩy họ làm việc hăng say, nhiệt tình, mang lại kết quả tốt, nhưng ngược lại nếu nhu cầu không được thỏa mãn họ sẽ không có động lực để phấn đấu làm việc, hiệu quả đạt được không cao có xu hướng tách khỏi tổ chức để tìm nơi khác mà tại đó nhu cầu của họ được thỏa mãn hơn. Chính vì vậy, việc thỏa mãn các nhu cầu của sinh viên đóng một vai trò quan trọng để tạo ra động lực học tập. Mục tiêu cá nhân: Mục tiêu cá nhân là cái đích hướng tới của mỗi cá nhân, nó định hướng cho mỗi cá nhân phải làm gì làm như thế nào để có thể đạt được mục tiêu, đồng thời nó cũng tạo ra động lực thúc đẩy cá nhân cố gắng nỗ lực để theo đuổi mục tiêu. Ngoài ra, cá nhân còn phải có trách nhiệm đối với mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp sinh viên xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, tích cực, phù hợp với bản thân, đồng thời, hướng mục tiêu của cá nhân sinh viên theo kỳ vọng của nhà trường, yêu cầu của xã hội. Năng lực cá nhân: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng kinh nghiệm của người lao động trong công việc càng cao thì người lao động cảm thấy tự tin trong công việc mong muốn được chứng minh năng lực của của mình qua kết quả thực hiện công việc. Kết quả cuộc khảo sát 300 sinh viên do nhóm chúng tôi thực hiện tại cơ sở D 10 | P a g e B của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM cho thấy có tới trên 70% sinh viên chọn trường là do sở thích cá nhân hoặc do gia đình, bạn bè, tác động mà chưa thực sự biết ngành nghề đó đào tạo như thế nào sau khi tốt nghiệp sẽ làm công việc gì. Tình trạng này đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đào tạo. Nhiều bạn, khi vào chuyên ngành, học một thời gian mới nhận ra, mình không đủ khả năng để tiếp thu lượng kiến thức yêu cầu. Từ đó, các bạn cảm thấy chán nản, không tập trung học nhưng không thể bỏ vì sợ mất thời gian. Một số bạn sinh viên khi được phỏng vấn đã thẳng thắn chia sẻ: khi chọn thi vào trường thì đầy hứng thú nhưng vào học rồi mới thấy khối lượng kiến thức quá nặng mà khả năng tiếp thu của họ có hạn, dẫn đến kết quả học tập bị ảnh hưởng. Đối với sinh viên, điều này đặt ra yêu cầu phải có những phương pháp nhằm giúp các bạn nhận ra điểm mạnh, hạn chế của bản thân để từ đó, có những định hướng tốt, phát triển tối đa năng lực bản thân. Đặc điểm cá nhân: giới tính, tuổi tác, tâm lý, tính cách, tôn giáo . đều có ảnh hưởng lớn tới thái độ, hành vi học tập của sinh viên. Mỗi sinh viên đều là những cá thể có các đặc điểm cá nhân khác nhau, do đó để nâng cao hiệu quả đào tạo, đòi hỏi phải có sự quan tâm, nắm bắt hiểu rõ các yếu tố này từ phía nhà trường, giáo viên, từ đó xây dựng các chính sách quản lý phù hợp để nhằm phát huy được thế mạnh của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra động lực học tập tích cực. 1.1.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách quan. Những nhân tố thuộc về vấn đề học tập: Ngành học, xu hướng phát triển của nó, sự nhìn nhận xã hội với chuyên ngành. Nội dung các môn học mức độ phức tạp, khó khăn của việc học. Những điều kiện cần thiết phục vụ cho việc học. Tính đa dạng, phong phú của học tập. Những nhân tố thuộc về môi trƣờng học tập: Phong trào học tập của lớp, khoa, trường. Bầu không khi trong khi học tập của lớp. Các chính sách học tập của trường, khoa, lớp. Do những nhân tố này thường yêu cầu chi phí đầu tư lớn khó tác động, khó thay đổi, kết quả chỉ nhận thấy được trong thời gian dài. Trong giới hạn đề tài, . về động cơ học tập của sinh viên nói chung và nghiên cứu thực tế động lực học tập của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. học tập của sinh viên khối ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế động lực học tập của sinh

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan