PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của THUẾ THU NHẬP cá NHÂN đối với THU NHẬP tự CHUYỂN đổi bất ĐỘNG sản

25 737 1
PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của THUẾ THU NHẬP cá NHÂN đối với THU NHẬP tự CHUYỂN đổi bất ĐỘNG sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA NGÂN HÀNG               BÀI TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ Đề tài: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG HVTH: TRẦN THỊ NGỌC HUYỀN LỚP : NGÂN HÀNG – ĐÊM 6 – K20 TP.HCM – 08/2012 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: THUẾ THU NHẬP NHÂN 2 1. Lịch sử hình thành và phát triển .2 2. Vai trò .2 3. Đối tượng nộp thuế 4 4. Thu nhập chịu thuế 6 5. Thuế suất .8 Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM .12 1 Chính sách thuế thu nhập nhân tại Việt Nam .12 2 Thuế thu nhập nhân đối với thu nhập từ bất động sản 13 2.1 Đối tượng chịu thuế 13 2.2 Đối tượng miễn thuế .13 2.3 Mức thuế TNCN tính trên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 14 3. Tác động của thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản .15 3.1 Cơ sở thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 15 3.2 Thực trạng chính sách thu thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 17 Chương 3: KIẾN NGHỊ .20 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế SVTH: Trần Thị Ngọc Huyền Page 1/23 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà Nước, trong đó thuế thu nhập nhân là một trong những loại thuế quan trọng nhất của một Quốc Gia. Thuế thu nhập nhân không chỉ góp phần điều tiết thu nhập của người giàu, làm giảm khoảng cách giàu nghèo đang ngày một nới rộng trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó thuế thu nhập nhân là nguồn thu ngân sách quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, việc xem xét, nghiên cứu chính sách thuế thu nhập nhân, đánh giá những mặt ưu điểm và mặt nhược điểm của nó, từ đó rút ra những bài học để xây dựng một chính sách phù hợp nhất, vừa thực hiện được các mục tiêu của quốc gia vừa không tạo gánh nặng lên người dân là rất cần thiết 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu hướng vào phân tích, đánh các hạn chế của chính sách thuế thu nhập nhân trong thời gian qua trong việc tác động đến thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Từ đó, góp phần xây dựng những kiến nghị, giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế thu nhập nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, giúp thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững và góp phần tăng ngân sách nhà nước. 3. Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu tâp trung nghiên cứu tác động của thuế thu nhập nhân lên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản từ khi luật thuế thu nhập nhân có hiệu lực đến nay. Nội dung đề tài gồm 3 chương: - Chương I: Thuế thu nhập nhân - Chương II: Tác động của thuế thu nhập nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. - Chương III - Kiến nghị Do còn hạn chế về mặt thời gian và phương pháp luận nên bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong những ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế SVTH: Trần Thị Ngọc Huyền Page 2/23 Chương 1: THUẾ THU NHẬP NHÂN 1. Lịch sử hình thành và phát triển Thuế thu nhập nhân (TNCN) là loại thuế đánh vào thu nhập của một nhân tại thời điểm thu nhập mà không tính đến mục đích sử dụng của nhân đối với các thu nhập đó (Michel Bouvier- Nhập môn Luật thuế đại cương và lý thuyết thuế - 2005) Mặc dù trong thời kỳ trung cổ, ở một số thành phố ở Italia, người ta cũng đã tiến hành đánh thuế đối với thu nhập của các nhân, nhưng thuế thu nhập nhân, về bản chất, là một loại thuế hiện đại, chỉ ra đời khi xã hội loài người đã có một số điều kiện kinh tế cơ bản như: có nền kinh tế tiền tệ, có việc thanh toán qua tài khoản và các khái niệm về hóa đơn, chi phí và lợi nhuận đã được xã hội thừa nhận và đưa vào sử dụng rộng rãi. Đạo luật thuế thu nhập đầu tiên theo đúng bản chất được William Pitt thi hành ở Anh Quốc vào năm 1799 để trang trải cho cuộc chiến tranh với Napoleon. Sau một vài lần áp dụng các loại thuế thu nhập tạm thời, đến năm 1874, thuế thu nhập nhân đã được áp dụng lâu dài tại nước này. Đạo luật thuế thu nhập đầu tiên ở Hoa Kỳ được ban hành vào năm 1864 trong cuộc nội chiến nhưng bị tạm dừng thu vào năm 1872 vì bị cho là trái với Hiến pháp do thu trực tiếp đối với người dân dẫn đến việc các bang có số dân khác nhau phải nộp số thuế khác nhau. Việc thông qua Hiến pháp sửa đổi lần thứ 16 vào năm 1913 đã đặt cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thuế thu nhập đánh dấu bước chuyển biến trong cơ cấu thuế ở Hoa Cho đến nửa cuối thế kỷ 19, luật thuế thu nhập nhân đã trở nên phổ biến trên thế giới với hàng loạt các nước Châu Âu cũng như Australia, New Zealand, Nhật Bản đưa ra các đạo luật về thuế thu nhập nhân của mình. Trong thời kỳ mới ban hành, các Chính phủ thường đánh thuế vào đối tượng dễ đo lường được như đánh trên đất đai, tài sản, hàng hoá hữu hình…. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển về kinh tế, xã hội của từng nước, thuế thu nhập nhân cũng đã có những thay đổi cho phù hợp hơn, thực hiện được những mục tiêu mà mỗi nhà nước đặt ra khi áp dụng loại thuế này. Cho đến nay, thuế thu nhập các nhân đã trở nên một loại thuế phổ biến, được áp dụng ở gần 180 nước trên thế giới với những thay đổi nhất định về phương thức đánh thuế. 2. Vai trò Vai trò kinh tế Có thể thấy rằng, thuế thu nhập nhân thường đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thuế của một nước. Một mặt, nguồn thu từ việc thu thuế thu nhập nhân góp một phần lớn vào tổng Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế SVTH: Trần Thị Ngọc Huyền Page 3/23 nguồn thu ngân sách quốc gia, mặt khác, thuế thu nhập nhân còn được sử dụng như một công cụ để điều tiết nền kinh tế. Ở nhiều nước, nguồn thu từ thuế thu nhập nhân được xem là một phần quan trọng của ngân sách. Thông thường, tỷ lệ của nguồn thu này trên GDP hàng năm vào khoảng xấp xỉ 10% và trên tổng nguồn thu từ thuế vào khoảng 25%. Đặc biệt ở một số nước như Đan Mạch, New Zealand, Australia nguồn thu từ thuế thu nhập nhân có vai trò chủ chốt đối với ngân sách quốc gia. Vào năm 2005, ở Đan Mạch, thu từ thuế thu nhập nhân chiếm 53% tổng lượng thuế thu được và chiếm trên 25% tổng thu ngân sách. Điều đáng chú ý là nguồn thu từ thuế thu nhập nhân ở các nước đang phát triển chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu ngân sách. Chẳng hạn, trong khu vực Đông Nam Á với nhiều quốc gia ở diện đang phát triển, nguồn thu từ thuế thu nhập chỉ chiếm trung bình 2.1% tổng số thu ngân sách của các nước Ngoài tác động làm tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, đến cuối những năm 1970, thuế TNCN còn có một vai trò mới là nhằm điều tiết, định hướng sự phát triển kinh tế với sự xuất hiện của cơ chế đánh thuế thu nhập thuế suất kép. Đây là cơ chế đánh thuế thu nhập nhân với các mức suất khác nhau đối với thu nhập do sức lao động đưa lại và thu nhập do đầu vốn đưa lại. Khi một nước áp dụng mức thuế suất cao đối với thu nhập từ việc đầu vốn, có thể sẽ làm hạn chế nguồn vốn đầu vào nền kinh tế, làm cho nền kinh tế phát triển chậm lại theo ý muốn của Chính phủ. Hoặc ngược lại, việc miễn hoặc giảm thuế thu nhập nhân đối với một khoản đầu nào đó sẽ làm khuyến khích các nguồn vốn đầu vào lĩnh vực này. Đây là kinh nghiệm của Thái Lan trong năm 2006. Để khuyến khích người dân Thái đầu vào thị trường chứng khoán, nước này đã áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập cho những giao dịch đứng tên nhân. Vai trò điều tiết Xã Hội Trước hết, luật thuế TNCN phân phối lại của cải, thu nhập trong xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế của các nước ngày càng phát triển, sự cách biệt giàu – nghèo ngày càng lớn thì việc áp dụng thuế thu nhập nhân là một giải pháp hữu hiệu, góp phần thực hiện chức năng xã hội của nó. Điều này thể hiện ở những điểm như: (i) Cơ cấu thuế suất thường mang tính chất luỹ tiến, nghĩa là người có thu nhập cao thì phải chịu thuế cao hơn người có thu nhập thấp; (ii) Thuế TNCN thường được thiết kế để đảm bảo những người có thu nhập thấp thực sự sẽ không phải chịu ảnh hưởng của thuế TNCN. Để thực hiện điều đó, nhà nước đưa ra quy Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế SVTH: Trần Thị Ngọc Huyền Page 4/23 định trong hệ thống thuế về ngưỡng tính thuế và số tiền miễn thuế. Như vậy, nếu những nhânthu nhập chưa đến ngưỡng phải chịu thuế sẽ không phải nộp thuế. Chính những đặc điểm này làm cho Luật thuế TNCN được xem như là công cụ phù hợp để giảm bớt sự nghèo đói. Thứ hai, việc đánh thuế đối với nhân được thiết kế phù hợp với khả năng đóng góp và có xem xét đến hoàn cảnh nhân của người nộp thuế. Ở một số quốc gia, luật thuế TNCN thường đánh vào tất cả các khoản thu nhập của người nộp thuế mà không xét đến thu nhập đó đến từ đâu, ở chỗ nào và mục đích sử dụng chúng ra sao. Tuy nhiên, hiện nay có một xu hướng thống nhất là hoàn cảnh gia đình của nhân người nộp thuế sẽ được xem xét để chiết giảm khoản thuế phải nộp. Thứ ba, thuế thu nhập nhân làm tăng ý thức của công dân trong việc giám sát nguồn chi tiêu ngân sách của Chính phủ. Thuế thu nhập nhân là một loại thuế trực thu. Khác với các loại thuế gián thu khác, qua thuế trực thu người dân sẽ biết rõ ai là người nộp thuế và ý thức được vai trò của mình đối với nguồn thu ngân sách của quốc gia. Bằng cách nộp thuế để nuôi sống nhà nước, người đóng thuế thể hiện quyền lực của mình đối với nhà nước: nhà nước do dân (dân bầu ra nhà nước), của dân (dân nuôi nhà nước), vì thế, phải phục vụ dân (vì dân). Từ đó, người dân sẽ có ý thức hơn đến việc giám sát các nguồn chi tiêu của Chính phủ với cách là một khách hàng giám sát việc sử dụng chi phí của mình đã trả (qua thuế) cho các dịch vụ công do Nhà nước thực hiện. Về vấn đề này, Giáo sư Michel Bouvier đã nhận xét: Thuế ngày càng thể hiện giống như là hình thức trả giá cho dịch vụ được các tổ chức thụ hưởng thuế cung cấp hơn là biểu hiện của mối tương trợ đoàn kết hay thực hiện nghĩa vụ xã hội. Về phần mình, người nộp thuế lưu tâm hơn đến vấn đề sử dụng tiền thuế của Nhà nước. Bản thân họ tự coi mình là một khách hàng nhiều hơn là người sử dụng tài sản công. 3. Đối tuợng nộp thuế 3.1 Dựa trên phương pháp kê khai thu thuế Có hai cách xác định đối tượng nộp thuế là dựa trên các nhân nộp thuế và có theo hộ gia đình nộp thuế. Theo nhân: Cách thu thuế hoàn toàn theo từng nhân nộp thuế là cách thức quy định từng đối tượng nộp thuế phải kê khai thu nhậpđóng thuế theo từng nhân. Cách thức này được áp dụng phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Điển, các nước Châu Phi, các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ, Ưu điểm của cách thức này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Nhưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế SVTH: Trần Thị Ngọc Huyền Page 5/23 thuế sao cho có hiệu quả và đáp ứng được sự công bằng xã hội và nhất là đối với những nhân có nhiều khẩu ăn theo. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội, hiện nay phương pháp thu thuế theo nhân cũng đề cập yếu tố gia đình bằng cách trước khi xác định thu nhập chịu thuế của nhân thì nhân sẽ được trừ chi phí cho bản thân, chi phí nuôi con, nuôi bố mẹ già . (gọi chung là chiết trừ gia cảnh – xem các phần dưới). Về chi phí nuôi con, tuỳ chính sách xã hội của từng nước là khuyến khích hay không khuyến khích gia đình nhiều con mà mức trừ sẽ cho trừ nhiều hay ít. Tuy nhiên, cách thức chiết trừ này dễ dẫn tới hiện tượng lợi dụng quy định khấu trừ cho con hoặc bố mẹ mà kê khai khấu trừ hai nơi. Khắc phục tình trạng này, một số nước đã yêu cầu mọi người thuộc diện kê khai khấu trừ phải kê mã số nhận dạng nhân, qua đó cơ quan thuế sẽ phát hiện nhân nào được kê khai hai nơi. Theo hộ gia đình: Cách thức thu thuế theo hộ gia đình là cách thức thu cho phép những người trong một hộ gia đình (có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống) được kê khai theo tổng thu nhập của hộ gia đình và sau đó khoản thu nhập này được chia cho mọi người trong đó có cả người không có thu nhập. Các khoản thu nhập này sau đó sẽ được tính thuế cho từng suất và từng suất thuế lại nhân với số suất để xác định số thuế phải nộp. Cách thứ hai được áp dụng ở Pháp, Hà Lan Ví dụ ở Cộng hòa Pháp, đối tượng cư trú ở Pháp được kê khai nộp thuế theo hộ thuế. Hộ thuế bao gồm người nộp thuế và người nuôi dưỡng. Người nộp thuế có thể là các nhân độc thân (vẫn được coi là một hộ thuế với một suất thuế) hoặc những người trong hộ gia đình (có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống) có thu nhập đóng thuế. Người nuôi dưỡng là các con chưa đến tuổi thành niên, người tàn tật . trong hộ gia đình. Việc tính thuế theo hộ gia đình phải quy đổi từng thành viên trong hộ gia đình thành các suất thuế. Pháp quy định tính suất thuế cho mỗi gia đình như sau:  Độc thân, Vợ chồng 1 suất;  Không có người phải nuôi dưỡng 2 suất;  Có 1 người phải nuôi dưỡng 2,5 suất;  Có 2 người phải nuôi dưỡng 3 suất;  Có 3 người phải nuôi dưỡng 4 suất;  Có trên 3 người phải nuôi dưỡng Cộng thêm 1 suất cho mỗi người Sau khi xác định thu nhập của mỗi suất thuế, áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp và lại nhân với số lượng suất thuế để xác định tổng số thuế phải nộp trong năm của gia đình đó. Các chuyên gia cho rằng cách thức thu thuế theo hộ gia đình công bằng hơn về mặt đạo đức xã hội nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình đều phải có ít nhất hai người trở lên. Ðã có Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế SVTH: Trần Thị Ngọc Huyền Page 6/23 nhiều người thì sẽ có nhiều khoản thu nhập khác nhau, do đó phải mở sổ sách kế toán, theo dõi từng nguồn thu nhập và phải đối chiếu với nơi phát sinh thu nhập. Quy định này chỉ được thực hiện tốt với điều kiện là gia đình ổn định. Do cách tính và thực thi phức tạp như vậy nên có rất ít nước áp dụng phương thức thu thuế theo cách này. 3.2 Dựa trên sự phân biệt đối tuợng cư trú và không cư trú Thuế thu nhập nhân là một trong những sắc thuế có diện áp dụng rộng nhất trong số các sắc thuế đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập nhân không chỉ điều chỉnh đối với nhân là công dân của nước đó mà còn điều chỉnh đối với cả những nhân nước ngoài sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của quốc gia đó dựa trên sự phân biệt đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú. Thông thường, pháp luật các nước xác định đối tượng cư trú là những người cư trú ở nước đó trong một khoảng thời hạn nhất định (thường là một năm). Chẳng hạn, theo pháp luật Nhật Bản, đối tượng cư trú là những người đã sống từ lâu hay đã và đang định cư tại Nhật Bản trong một một thời gian liên tục từ 1 năm trở lên. Hàn Quốc và Trung Quốc cũng có quy định tương tự. Nhìn chung, pháp luật các nước quy định đối tượng cư trú phải chịu thuế trên toàn bộ thu nhập toàn cầu của mình nghĩa là toàn bộ thu nhập của người nộp thuế bị đánh thuế tại các nước cư trú bất kể thu nhập đó kiếm được ở đâu. Chẳng hạn, pháp luật của Trung Quốc quy định đối tượng cư trú ở Trung Quốc phải nộp thuế đối với toàn bộ thu nhập của người đó nhận được từ trong và ngoài nước Trung Quốc. Ngược lại, đối tượng không cư trú thường được quy định là những người cư trú tại nước sở tại trong thời hạn dưới 1 năm. Các đối tượng này thường không phải nộp thuế đối với những thu nhập không có nguồn gốc tại nước sở tại. Ví dụ, pháp luật của Hàn Quốc quy định những đối tượng không cư trú chỉ phải chịu thuế đối với khoản thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Ngoài ra, cũng có những nước không có sự phân biệt giữa đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú trong việc xác định khoản thu nhập chịu thuế. Chẳng hạn, ở Malaysia, Singapore, Hồng Kông, cả đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú đều không phải chịu thuế đối với các khoản thu nhậptừ nước ngoài (đánh thuế trên cơ sở lãnh thổ). Ngược lại, pháp luật của Thái Lan lại quy định cả đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú đều phải chịu thuế đối với các thu nhập của mình mà không phụ thuộc vào việc thu nhập đó phát sinh trong hay ngoài Thái Lan. 4. Thu nhập chịu thuế Xuất phát từ sự khác nhau trong việc xác định nguyên tắc đánh thuế nên các loại thu nhập chịu thuế giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau. Một loại thu nhập nào đó có thể thuộc diện thu nhập chịu thuế của quốc gia này nhưng đối với quốc gia khác nó lại là thu nhập thuộc diện Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế SVTH: Trần Thị Ngọc Huyền Page 7/23 được miễn thuế… Hoặc cũng có trường hợp một khoản thu nhập ở nước này có thể bị đánh thuế theo loại thuế này nhưng ở nước khác có thể phải chịu thuế theo loại thuế khác. Ví dụ, thu nhập từ kinh doanh của một nhân bị đánh thuế tại nhiều quốc gia theo quy định của Luật thuế TNCN nhưng tại một số quốc gia khác lại bị áp dụng theo luật thuế thu nhập của công ty hoặc thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản. Tuy nhiên, có thể khái quát các loại thu nhập chịu thuế TNCN theo thông lệ pháp luật của các nước trên thế giới gồm: (i) Thu nhập kinh doanh (ii) Thu nhập làm công; (iii) Thu nhập từ đầu (kể cả tiền lãi cổ phần, tiền lãi vay); Ngoài ra còn có các yếu tố thu nhập khác, thường xuất hiện trong một luật thuế TNCN là: (i) Tiền lương hưu và các khoản tiền bảo hiểm; (ii) Các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội; (iii) Thu nhập từ việc nắm giữ cổ phần; (iv) Thu nhập chuyển nhượng tài sản * Cụ thể về thu nhập chịu thuế ở một số quốc gia như sau:  Luật thuế TNCN của Nhật Bản xác định thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập không cho phép chiết khấu. Các khoản thu nhập của nhân thuộc diện tính thuế được xác định gồm: (i) Thu nhập từ các nguồn tiền lợi tức; (ii) Thu nhập từ tiền lãi cổ phần; (iii) Thu nhập do buôn bán bất động sản; (iv) Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh; (v) Thu nhập từ công việc lao động; (vi) Thu nhập từ các khoản hưu trí; (vii) Thu nhập từ buôn bán gỗ; (viii) Các khoản thu nhập từ các khoản vốn; Bài tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế SVTH: Trần Thị Ngọc Huyền Page 8/23 (ix) Các khoản thu nhập bất thường; (x) Các khoản thu nhập khác;  Ở Trung Quốc, thu nhập chịu thuế được quy định gồm 11 loại: (i) Thu nhập từ tiền công tiền lương; (ii) Thu nhập về sản xuất kinh doanh của hộ công thương thể; (iii) Thu nhập về kinh doanh nhận khoán đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp (gọi tắt là nhân hành nghề độc lập); (iv) Thu nhập về thù lao dịch vụ; (v) Thu nhập về nhuận bút; (vi) Thu nhập về chi phí sử dụng quyền đặc biệt; (vii) Thu nhập về cho thuê tài sản; (viii) Thu nhập về chuyển nhượng tài sản; (ix) Thu nhập về lãi tiền vay, cổ tức, hoa hồng; (x) Thu nhập ngẫu nhiên; (xi) Các thu nhập khác mà ngành tài chính xác định phải chịu thuế. 5. Thuế suất Có 3 phương thức xác định thuế suất cơ bản trong việc đánh thuế thu nhập nhân là: Hệ thống thuế suất lũy tiến, hệ thống thuế suất cố định, hệ thống thuế suất kép 5.1 Hệ thống thuế suất lũy tiến Hệ thống thuế suất lũy tiến là cách đánh thuế lũy tiến đối với toàn bộ thu nhập của nhân chịu thuế không kể là nguồn thu từ thu nhập kinh doanh, thu nhập làm công hay từ thu nhập đầu tư. Cơ sở của việc đánh thuế này là cố gắng duy trì sự công bằng theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, theo đó những người có mức thu nhập ngang nhau sẽ phải đóng mức thuế bằng nhau; những người có mức thu nhập cao hơn sẽ phải đóng mức thuế cao hơn. Hơn thế nữa, hệ thống thuế suất này sẽ hạn chế được hiện tượng chuyển lợi nhuận từ dạng này sang dạng khác để tránh thuế. Ví dụ, nếu đánh thuế thu nhập với các mức thuế suất khác nhau thì đối tượng nộp thuế có thể chuyển dạng thu nhập từ làm công (chịu mức thuế suất cao) sang thu nhập từ đầu (chịu mức . 2: TÁC ĐỘNG CỦA THU THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM 1. Chính sách Thu thu nhập cá nhân tại Việt Nam: Thu . 2009. 2. Thu thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bất động sản 2.1 Đối tượng chịu thu : − Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản ( Điều 11 Luật thu TNCN

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan