PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH

27 540 0
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ đầu tư tài CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ANALYZING PERFORMANCE PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TÀI CHÍNH 1. LỰA CHỌN QUỸ ĐẦU 1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn “Hiệu quả đầu trong quá khứ không đảm bảo hiệu quả trong tương lai”. Vậy bằng cách nào bạn chọn được những Quỹ tương hỗ tốt nhất để đầu nhằm thu được lợi nhuận mục tiêu? Có rất nhiều biểu đồ, dữ liệu và đồ thị có thể phân tích về quỹ, nhưng không có phương pháp chuẩn nào cho việc định giá một quỹ. Để chọn lựa chọn quỹ để đầu thì cần trả lời các câu hỏi chính sau: + Hiệu quả: Đặc tính quan trọng cho việc đánh giá kết quả đạt được của một quỹ tương hỗ trong quá khứ và dự đoán kết quả tương lai. + Rủi ro: Đặc thù của quỹ để giúp việc xác định mức độ của rủi ro? Dựa vào 02 yếu tố trên, chúng ta có thể làm hẹp lại sự lựa chọn và nhận dạng các quỹ có khả năng mang lại hiệu quả như chúng ta mong đợi. Hiểu rõ các phương pháp phân loại các quỹ được sử dụng để xếp loại và phân hạng quỹ, điều này cũng giúp chúng ta có quyết định đúng đắn để đầu tư. 1.2. Evaluating Returns - Đo lường lợi nhuận Vấn đề đầu tiên mà các nhà đầu muốn biết về quỹ là: quỹ tạo ra lợi nhuận trong chừng mực nào? Nếu lợi nhuận cao, thì quỹ đó được sử dụng trong chiến dịch quảng cáo để thu hút các nhà đầu mới. Trong khi lợi nhuận của Quỹ trong quá khứ không tốt, thì họ sẽ đưa ra vài dấu hiệu tốt của Quỹ để có giá trị hơn. Có 3 điều mà khi đầu vào Quỹ tương hỗ cần phải quan tâm đó là: + Cổ tức + Sự phân phối lãi vốn + Giá trị tài sản ròng (NAV) 1.2.1. Dividends - Cổ tức Nhóm 02 1 ANALYZING PERFORMANCE Cổ tức là phần lãi chia cho cổ đông của doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt sau một chu kỳ kinh doanh, thường là một năm. Khi doanh nghiệp hoạt động có lãi, nó phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và phần lãi còn lại (sau thuế) được gọi là "lợi nhuận có thể chia cho cổ đông." Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp không bao giờ chia hết phần lợi nhuận có thể chia này, mà họ phải giữ lại một tỉ lệ tương đối lớn để tiếp tục đầu cho sản xuất, kinh doanh và các dự án mới, phục vụ các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Vì lý do này, khi đại hội cổ đông diễn ra cuối kỳ kinh doanh, sau khi tổng kết tình hình Ban giám đốc có thể đệ trình lên Hội đồng quản trị phương án sử dụng một tỉ lệ nhất định của phần lãi sau thuế để chia lãi cho các cổ đông. Nếu phương án chia này được biểu quyết thông qua, thì chính sách chia cổ tức của năm đó chính thức được xác nhận và có hiệu lực. Một số doanh nghiệp cũng có chính sách cổ tức cho một giai đoạn nhiều năm, nhưng bản thân chính sách này cũng được thực thi chỉ trong một số điều kiện nhất định. Do có thể tồn tại một số loại cổ phiếu khác nhau trong cùng một cấu trúc vốn doanh nghiệp, nên có thể có một số loại cổ tức với các mức khác nhau và điều kiện ưu tiên thanh toán về thời gian và khối lượng khác nhau. Thông thường, khi nói tới cổ tức nói chung, người ta ám chỉ cổ tức của cổ phiếu phổ thông. Vào ngày Quỹ tương hỗ trả cổ tức, giá của cổ phiếu sẽ giảm bởi sự cân bằng về số lượng cổ tức chi trả, vì thế quy mô về tài sản của Quỹ sẽ giảm xuống. Ngày mà Quỹ thực hiện công việc chi cổ tức được gọi là ngày giao dịch không hưởng cổ tức của quỹ. 1.2.2. Capital Gains Distributions - Sự phân bổ lãi vốn Khoản lãi vốn là lợi nhuận mà một Quỹ kiếm được khi giá của chứng khoán tăng lên. Khoản lợi nhuận này nhận được khi người quản lý Quỹ bán chứng khoán. Khoản lãi vốn nhận được là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán của chứng khoán. Thông thường, nếu các quỹ phân bổ khoản lãi vốn cho các cổ đông của họ 1 lần/năm. Cổ tức nhận từ khoản lãi vốn có thể được nhận bằng tiền mặt hay họ có thể tái đầu lại trong Quỹ. Giá trị của Quỹ sẽ giảm xuống bởi số lượng phân bổ đến các tài khoản đã làm giảm tài sản mà các quỹ nắm giữ. Nhóm 02 2 ANALYZING PERFORMANCE 1.2.3. Increase In Share Price (NAV) – Sự tăng lên của giá trị tài sản ròng (NAV) - Giá trị tài sản ròng (NAV) của qũy hỗ tương: đại diện cho giá trị thị trường trên mỗi cổ phần của quỹ đó. Đây là mức giá mà các nhà đầu mua cổ phần của quỹ từ một công ty quản lý quỹ và bán chúng ( giá chuộc lại) cho một công ty quản lý quỹ. NAV được tính bằng cách lấy tổng giá trị bao gồm tất cả tiền mặt và chứng khoán trong danh mục đầu của qũy trừ đi bất cứ một lượng nợ phải trả nào, sau đó chia cho tổng số cổ phần đang lưu hành. NAV được tính tóan một lần vào cuối ngày giao dịch dựa trên giá đóng cửa của các chứng khóan trong danh mục. Ví dụ: Nếu tài sản của một quỹ là $50 triệu và nợ phải trả là $10 triệu, thì giá trị NAV của quỹ là $40 triệu Con số này rất quan trọng đối với nhà đầu bởi vì, từ giá trị của NAV mà chúng ta có thể tính được giá trị một cổ phần của quỹ bằng cách lấy NAV chia cho tổng số cổ phần đang lưu hành. Trong ví dụ trên, nếu quỹ này có 4 triệu cổ phần đang lưu hành thì, giá mỗi cổ phần của nó sẽ bằng $40 triệu chia cho 4 triệu bằng $10 một cổ phần. Hệ thống định giá cho các cổ phần đang giao dịch của một quỹ hỗ tương thì rất khác so với việc định giá một cổ phần thường đựoc phát hành bởi các công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán. Ví dụ: một công ty phát hành một lượng cổ phần xác định thông qua IPO và có thể phát hành thêm, sau đó chúng được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Trong thị trường này, giá cổ phần được thiết lập bởi cung và cầu thị trường. Hệ thống định giá cổ phần chỉ hòan tòan dựa vào tình cảm của thị trường. Bởi vì hầu hết quỹ hỗ tương phân phối tất cả thu nhập và phần thặng dư vốn cho các cổ đông của quỹ, do đó giá trị NAV của quỹ là thước đo tương quan không đáng kể trong việc đánh giá khả năng thể hiện của quỹ. Khả năng thể hiện của quỹ được đánh giá tốt nhất bằng thước đo tổng sinh lợi của nó. - Quỹ sẽ không thu được lợi nhuận khi Người quản lý quỹ nắm giữ chứng khoán đã tăng giá, dẫn đến giá cổ phần hoặc NAV của quỹ tăng lên. Ngược lại giá cổ phần sẽ giảm nếu giá của chứng khoán giảm xuống. Tuy nhiên các khoản lợi nhuận này chỉ là “lợi nhuận trên sổ sách”. Nhóm 02 3 ANALYZING PERFORMANCE 1.3. Calculating Total Return - Tính toán tổng lợi nhuận Đối với Quỹ cổ phiếu, có ba bộ phận cấu thành nên tổng lợi nhuận là: cổ tức từ khoản thu nhập đầu ròng, phân phối các khoản thu nhập ròng được thừa nhận và sự tăng hoặc giảm trong giá trị tài sản ròng. Tổng thu nhập của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của một quỹ tốt hay không. Nó được tính bằng sự thay đổi trong NAV cộng với lợi nhuận quỹ phân chia cho khoản đầu tư. Ngoài ra, người ta còn sử dụng lợi nhuận % tính bằng cách chia giá trị tổng thu nhập cho các chi phí đầu ban đầu. Có thể tóm gọn công thức như sau: Tổng lợi nhuận = NAV2-NAV1+CGD-DIV X 100 = % LỢI NHUẬN NAV1 Trong đó: NAV1: NAV của quỹ được đo lường tại giai đoạn ban đầu NAV2 : NAV của quỹ được đo lường tại giai đoạn cuối cùng CGD : Tổng lãi vốn phân bổ DIV = tổng cổ tức phải trả Ví dụ, một khoản đầu 10.000 USD có tổng thu nhập một năm là 1.500 USD (tăng 1.000 USD về giá trị cộng với 500 USD lợi nhuận đầu tư) thì sẽ có tỷ lệ lợi nhuận phần trăm là 15%. Thước đo chính xác nhất kết quả kinh doanh trong quá khứ và hiện tại của một Quỹ đầu là tổng lợi nhuận thu về của quỹ đó, hay giá trị tăng lên cộng với lợi nhuận phân chia đa tái đầu tư. Một trong số các yếu tố chủ chốt ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận thu về của một quỹ là xu hướng phát triển của một hoặc nhiều thị trường nơi quỹ sẽ đầu tư, kết quả của danh mục đầu của quỹ cũng như mức phí và chi phí của quỹ đó. 1.4. Annualized Total Return - Tổng lợi nhuận hàng năm Để phản ánh tổng lợi nhuận của một Quỹ trong vài năm qua, Các công ty quản lý Quỹ cung cấp con số về lợi nhuận hàng năm. Phương thức đo lường này tăng lên bình quân hàng năm theo từng giai đoạn cụ thể. Cách tính này bao gồm sự kết hợp lợi nhuận Nhóm 02 4 ANALYZING PERFORMANCE được tạo ra từ cổ tức tái đầu và khoản lãi vốn trong vài năm. Con số lợi nhuận hàng năm thường so sánh với hiệu quả đầu của một quỹ khác tương tự trong cùng một khoảng thời gian. 1.5. Load- Adjusted Total Return - Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận Các loại chi phí chẳng hạn như phí quản lý và thù lao cho chức danh giám đốc được trừ vào NAV của quỹ mỗi ngày và không cần phải khấu trừ từ tổng thu nhập. Tuy nhiên, con số tổng lợi nhuận không bao gồm phí trả cho nhà môi giới hoặc các loại phí mua lại của quỹ. Khi vài loại phí được khấu trừ, việc tính toán được gọi là điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận. Ngoài ra, phí phải trả cho nhà môi giới phụ thuộc vào các kênh phân phối. Những loại phí này được chỉ xảy ra 1 lần duy nhất, việc điều chỉnh này cũng khác nhau khi quỹ được đánh giá lại trong giai đoạn vài năm. 2. EVALUATING FUND PERFORMANCE - ĐỊNH GIÁ HIỆU QUẢ QUỸ ĐẦU 2.1. Benchmarks - Các giá trị tham chiếu - Có một cách để định giá hiệu quả một quỹ đầu đó chính là nên có sự so sánh các chỉ tiêu đo lường của quỹ đó với các giá trị tham chiếu thực tế mang tính hợp lý. Ví dụ như, thực tế sẽ không bao giờ xảy ra đúng khi bạn là nhà đầu mong chờ một tỷ lệ chia trả cồ tức là 15%/năm trong khi chỉ số tham chiếu trên thị trường cho thấy nó chỉ đạt có 5%/năm. - Ngoài ra, không thể xem tỷ lệ chia trả cổ tức cao nhất của một quỹ tại một thời điểm là cơ sở để đánh giá hiệu quả về quỹ đó. Mà nên đặt mức tăng hiện tại của quỹ đó với xu thế tăng chung của thị trường để có những nhận định đúng. Ví dụ, nếu 1 quỹ đang tăng 30%/năm là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, nhưng chỉ số Index lại tăng 52% trong năm đó. Khi đó, mặc dù tỷ lệ tăng của quỹ là cao nhất so với thời điểm trước đó nhưng trên thực tế thì quỹ sẽ vẫn nằm dưới tính hiệu quả của thị trường. Đó là lý do, khi định giá một quỹ hiệu quả, nên đặt trong một sư so sánh có tính tương quan hợp lý. - Việc chọn một giá trị tham chiếu đúng để so sánh hiệu quả là rất quan trọng. Cụ thể, chúng ta sẽ đánh giá không hiệu quả của một Quỹ vốn hóa nhỏ (a small – cap fund) của EU khi đem nó sanh sánh với chỉ số Index của US để đánh giá … Nhóm 02 5 ANALYZING PERFORMANCE - Một chú ý khi đánh giá quỹ đó là nên xem xét tỷ lệ chi trả cổ tức trong một giai đoạn dài (ít nhất phải là 03 năm), và lịch sử hoạt động của quỹ đó trong cả hai tình huống là lúc thị trường phát triển và không phát triển. Khi đó mới đánh giá chính xác được mức độ hoạt động hiệu quả của một quỹ. Cụ thể là cần xem xét tỷ lệ tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm so với mức tăng của thị trường chung, cũng như khi thị trường giảm thì tỷ lệ giảm của quỹ cao hơn hay thấp hơn mức chung của thị trường là bao nhiêu? - Những hiệu quả hoạt động trong quá khứ không quan trọng bằng việc tỷ lệ chi trả cổ tức trong tương lai của quỹ đó cho thấy đang có xu hướng giảm dần. Nhà đầu thích một quỹ có tỷ lệ chi trả cố định cho dù thị trường tăng lên hay giảm xuống. Một quỹ như vậy, nhà đầu đánh giá là có ít rủi ro hơn những quỹ khác mà có mức tăng trong quá khứ lên đến 60%/năm trong khi lại giảm đến 30%/năm trong các năm tiếp theo. Thực tế thì các nhà đầu đều mong muốn một tỷ lệ chia cổ tức cao, tuy nhiên, hơn hết họ vẫn muốn có một tỷ lệ chia trả mà ở đó mức độ rủi ro là họ có thể chấp nhận được nếu không muốn nói là bị thua lỗ. 2.2. Fund Management Company Changes - Những thay đổi trong việc điều hành các quỹ đầu - Một đội ngũ đầu quỹ chuyên nghiệp thành công được điều hành bởi nhà lãnh đạo quỹ thường thích làm việc trong những môi trường có tiếng tăm và họ cũng là mục tiêu săn lùng của các đối thủ cạnh tranh, đó là lý do mà các quỹ thường có những sự thay đổi trong đội ngũ điều hành qũy. Cho nên, khi nhà đầu nhận thấy có bất kỳ quỹ nào hoạt động hiệu quả thì họ sẽ bắt đầu tìm kiếm thêm những thông tin về đội ngũ điều hành quỹ đã được thay đổi như thế nào? Có thể, có những quỹ sau khi đã có một ban điều hành mới và những nhà lãnh đạo quỹ đầu mới này có thể không cùng quan điểm, chiến lược với những người đã đảm đương những nhiệm vụ tương tự mà đã mang lại những thành công cho quỹ trước đó. Trong những tình huống như vậy, nhà đầu cần lưu ý những chính sách chi trả cổ tức của quỹ trong dài hạn có thể có mang lại một ít dấu hiệu tốt về những thành công có thể mang lại trong tương lai, không nên chỉ vì xem xét vào hiệu quả trong quá khứ với Nhóm 02 6 ANALYZING PERFORMANCE ban điều hành cũ mà đánh giá quỹ hiện tại với đội ngũ điều hành mới này không có tiềm năng trong tương lai. - Một điều lưu ý với các quỹ đó là các nhà đầu vào quỹ thường là những tổ chức tài chính lớn hoặc là những khách hàng có tiềm lực cao về tài chính, nên việc xây dựng và có những chính sách trong dài hạn đối với các nhà đầu là rất quan trọng. 2.3. Peer Comparisons - So sánh các quỹ tương đương Một cách nữa để đo lường hiệu quả của quỹ đầu là so sánh nó với các quỹ tương đương. Các công ty đánh giá quỹ sẽ cung cấp một bảng xếp hạng để so sánh quỹ này với quỹ khác có cùng mục tiêu. Nhiều nhà đầu căn cứ vào các chỉ số đánh giá của các công ty đánh giá quỹ này để quyết định chọn lựa giữa các quỹ. Các chỉ số này đánh giá rủi ro và lợi nhuận của một quỹ để so sánh với các quỹ khác cùng trường phái giống nhau. 2.4. Consitency - Tính kiên định Môt nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả một quỹ nữa đó là xem xét tính kiên định của quỹ. Nhà đầu được khuyên là nên chọn quỹ với hiệu quả có tính ổn định hơn những quỹ khác ít có tính ổn định. Điều này có thể được đánh giá cao hơn kế hoạch chi trả cổ tức cao trong dài hạn. 3. INVESTMENT STYLES – CÁC PHƯƠNG THỨC ĐẦU 3.1. Phương thức đầu tăng trưởng (growth investing philosophy) Là việc tìm kiếm các cổ phiếu của những công ty có doanh số, thu nhập và thị phần đang tăng với tốc độ nhanh hơn bình quân trong vài năm qua và người ta mong rằng nó còn tiếp tục chứng tỏ mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Các công ty này thường quan tâm đến việc mở rộng nghiên cứu và phát triển cho nên phần lớn lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư. Do vậy, cổ tức thường thấp. Tuy nhiên, tìm ra và chọn được một cổ phiếu tăng trưởng không phi là việc ai cũng làm được. Nó đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và khả năng phân tích thị trường. Nhóm 02 7 ANALYZING PERFORMANCE Các công ty tăng trưởng thường là những công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ tân tiến, có khả năng nắm bắt và đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và mới mẻ của xã hội (lĩnh vực tiêu dùng, công nghệ cao và sinh học…). Những nhà đầu tăng trưởng tập trung vào việc chọn cổ phiếu của các công ty được kỳ vọng sẽ có thu nhập tăng nhanh. Nhà quản lý quỹ tin tưởng rằng, giá cổ phiếu sẽ tăng nhanh khi lợi nhuận của công ty đạt được như kỳ vọng đã được phân tích đánh giá. Giá của cổ phiếu này sẽ tăng hay giảm tùy thuộc nhiều vào kỳ báo cáo lợi nhuận có đạt được như các nhà phân tích kỳ vọng hay không. Nếu lợi nhuận của công ty vượt quá sự mong đợi và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tiếp theo thì giá cổ phiếu của nó sẽ tăng. Nếu lợi nhuận không đạt như kỳ vọng hoặc bị sụt giảm xuống dưới mức kế hoạch, có khả năng, giá cổ phiếu sẽ sụt giảm. Có thêm một trương phái đầu tăng trưởng nữa được gọi là Tăng trưởng ở mức giá hợp lý – GARP. Nhà quản lý quỹ theo triết lý đầu này lựa chọn các cổ phiếu ở một mức giá hợp lý của các công ty thường có thu nhập vượt mức trung bình của thị trường. Nhưng cổ phiếu của các công ty này giảm giá do lợi nhuận không như mong đợi và làm cho chúng rẽ so với tài sản của nó hoặc công ty cùng ngành khác. Cũng như nhà đầu giá trị, những nhà đầu theo kiểu này lựa chọn các cổ phiếu của các công ty mà họ cảm nhận chỉ là tạm thời giá đang xuống. Một vài nhà đầu tăng trưởng thì được dẫn dắt bởi sự kỳ vọng vào sự tăng trưởng cao hơn của doanh thu vào lợi nhuận. Những công ty mới thường không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp, và thay vì tập trung vào chỉ tiêu lợi nhuận,thì nhà đầu tăng trưởng sẽ mua cổ phiếu của những công ty này nếu họ mong đợi lợi nhuận sẽ tăng đột biến sau một thời gian nữa. Nhiều quỹ đầu đã sử dụng cách thức này để đầu vào các cổ phiếu trong lĩnh vực kỹ thuật và internet vào những năm đầu thập niên 90 và kết quả đạt được rất khả quan. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dot-com sau đó đã làm họ có phần thay đổi quan điểm đầu để giảm thiểu rủi ro. Trong các loại đầu tăng trưởng, loại đầu theo xu hướng (momentum investors – tìm kiếm các công ty theo xu hướng hiện tại của lợi nhuận hoặc giá, có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để xác định) thường chấp nhận hầu hết các rủi ro. Họ không xác định Nhóm 02 8 ANALYZING PERFORMANCE giá trị công ty mà họ chỉ chọn lựa những cổ phiếu nào họ kỳ vọng sẽ có sự tăng giá nhanh chóng. Họ mua mạnh cổ phiếu của những công ty như là các công ty mà phần lớn các chuyên gia phân tích xác định được có xu hướng rõ ràng và chắc chắc và khuyến nghị mua vào thâu tóm công ty hoặc công ty có sự tăng trưởng lợi nhuận đáng kể, vượt quá sự mong đợi của thị trường. Những nhà đầu theo xu hướng này chọn những công ty mà họ tin rằng sẽ làm kinh ngạc thị trường bởi lợi nhuận của nó. Họ không quan tâm đến việc định giá cổ phiếu và cho răng cổ phiếu họ đang nắm giữ là đắt. Họ thường bán cổ phiếu khi lợi nhuận quý của công ty có sự sụt giảm, vì với những nhà đầu này, thì đây là một chỉ báo rằng giá cổ phiếu sẽ giảm trong thời gian tới. Nhà đầu cố gắng mua được những cố phiếu này trước khi phần lớn đã tăng giá, và cố gắng bán chúng đi trước khi sự giảm giá xuất hiện. Loại hình đầu này còn được gọi là “Bắt nhịp thị trường” (Timing the market) – Xác định thời gian tham gia mà thời gian thoát khỏi thị trường. 3.2. Phương thức đầu giá trị (value investing philosophy) Là việc tìm kiếm các cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn giá trị của nó và có triển vọng trong tương lai. Tuy nhiên, nhà đầu có thể không đồng ý được với nhau thế nào là một cổ phiếu bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó. Việc tìm ra các cổ phiếu đang bị thị trường đánh giá thấp là một công việc hết sức khó khăn, tốn nhiều thời gian nghiên cứu. Đây thực sự là những chuyên gia chuyên “săn” những món hời. Họ tìm kiếm những công ty có giá trị thị trường rẽ! Hai chỉ tiêu thường được sử dụng đó là P/E và P/B. Những công ty có các chỉ số này trong quá khứ thấp hoặc thấp hơn so với các công ty khác (trong nhóm so sánh) thực sự được họ ưa thích. Nhà đầu loại này có thể chọn những cổ phiếu có giá sụt giảm do thị trường đã phản ứng thái quá với những thông tin xấu. Đây là cơ hội mua vào của các nhà đầu giá trị, vì họ cho rằng, những yếu tố giảm giá đó không tác động đến những giá trị cơ bản của công ty. P/E ratio Được tính bằng cách chia thị giá của cổ phiếu cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm vừa rồi (EPS). Tỷ số P/E cao thể hiện các nhà đầu sẵn sàng trả nhiều hơn cho Nhóm 02 9 ANALYZING PERFORMANCE một đồng lợi nhuận họ thu được, bởi vì họkỳ vọng thu nhập của công ty sẽ tăng lên. Một chỉ số P/E thấp có nghĩa là nhà đầu đang không tin vào sự tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới. Nó cũng có thể là tín hiệu của việc công ty đang bị định giá thấp so với với các công ty khác cùng ngành và có thể sẽ tăng lên lại trong tương lai. P/E chỉ tốt nhất khi so sánh với các công ty cùng lĩnh vực, ví dụ một công ty có P/E là 5 thì không nhất thiết là tốt hơn so với một công ty có chỉ số P/E là 10 nhưng ở khác ngành. Cũng tương tự, một công ty có tỷ số P/E thấp không nhất thiết có nghĩa là giá của nó thấp, ví như các công ty dầu trong năm 2005 đã báo cáo lợi nhuận vượt 50% với chỉ số này khoảng 10 lần bởi vì lợi nhuận tăng vọt khi giá dầu tăng. P/B ratio Tỷ số này được tính bằng cách lấy thị giá của cổ phiếu chia cho giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVPS). BVPS được xác định là toàn bộ tài sản còn lại (tài sản ròng) chia cho số cổ phiếu của công ty, tài sản còn lại sau khi lấy toàn bộ tổng tài sản trừ đi các nghĩa vụ phải trả (tổng nợ), nó bao gồm luôn cả giá trị tài sản vô hình. Nói cách khác, giá trị sổ sách là giá trị mà nhà đầu có thể nhận lại được nếu đem thanh lý toàn bộ tài sản công ty. Chỉ só P/B thể hệ mức độ thị trường định giá công ty so với tài sản thực có của nó. P/B cao có thể thể hiện rằng giá cổ phiếu đãvượt qúa so với giá trị tài sản ròng của công ty và cổ phiếu đó đã được định giá cao (overpriced). Một chỉ số P/B thấp có thể cho thấy rằng, cổ phiếu công ty đó đã bán ở một mức giá thấp (giá chiết khấu: discount) so với tìa sản của nó và có thể rất tốt để mua vào. Nhiều công ty quản lý quỹ thiết lập mục tiêu rõ ràng cho những chỉ só này và xem đó như là tín hiệu để thực hiện mua vào. Họ sẽ bán ngay cổ phiếu khi giá tăng lên đến mức mà họ nhận định đó là giá trị thực của của phiếu (giá trị nội tại Intrinsic value) - được xác định bằng việc đánh giá về lợi nhuận, giá trị sổ sách hoặc các phương pháp xác định khác. Họ cũng có thể bán các cổ phiếu này khi triển vọng của công ty xấu đi, bởi vì sự xuất hiện của những sản phẩm mới hoặc công ty mới khác có thể làm cho giá cổ phiếu này không thể tăng lên lại như định giá ban đầu. Nhóm 02 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan