PHÂN TÍCH báo cáo NGHIÊN cứu state owned enterprises (SOEs) in vietnam perceptions of strategic direction for a society in transition

18 676 2
PHÂN TÍCH báo cáo NGHIÊN cứu state owned enterprises (SOEs) in vietnam perceptions of strategic direction for a society in transition

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Tiểu luận môn PPNCKH PHÂN TÍCH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU State-owned enterprises (SOEs) in Vietnam Perceptions of strategic direction for a society in transition Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thái Hoàng Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Lớp: Đêm 1 - Khóa:22 Tiểu luận môn PPNCKH GVHD: TS. Đinh Thái Hoàng date]TiTi6 TPHCM, 12/12/2012 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4        1. Phạm Văn Bin (NT) 7701221474 2. Huỳnh Thị Hoài Diễm 7701220157 3. Nguyễn Hoàng Phi Diệp 7701221486 4. Nguyễn Thị Kim Đoan 7701221503 5. Nguyễn Việt Hà 7701221514 6. Nguyễn Hoàng Như Khiêm 7701221557 7. Nguyễn Thị Bích Liên 7701221566 8. Đặng Đức Minh 7701221588 9. Vũ Quang Minh 7701220692 10. Hoa Thị Thương 7701221715 Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - K22 2 Tiểu luận môn PPNCKH GVHD: TS. Đinh Thái Hoàng date]TiTi6 MỤC LỤC        DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 .2 MỤC LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU 3 TỔNG QUAN VỀ MỘT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 4 PHÂN TÍCH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 5 I. ÁNH GIÁ T NG QUAN BÁO CÁO NGHIÊN C UĐ Ổ Ứ .6 1. ánh giá cách th c trình bày báo cáo nghiên c uĐ ứ ứ 6 2. ánh giá k t c u c a bài nghiên c uĐ ế ủ ứ .6 II.PHÂN TÍCH CHI TI T BÁO CÁO NGHIÊN C UẾ Ứ 6 1.Tóm l c nghiên c u (Abstract)ượ ứ 7 2.Gi i thi u nghiên c u (Introduction)ớ ệ ứ 8 3.T ng quan lý thuy t (Literature-Review)ổ ế 9 4.Ph ng pháp nghiên c u (Methods)ươ ứ .10 5.K t qu nghiên c u (Results)ế .12 6.Th o lu n (Dicussion)ả .15 7.K t lu n (Conlusion)ế .16 8.Ph l c và tài li u tham kh oụ ụ ệ 17 NHẬN XÉT CHUNG VỀ BÁO CÁO .17 LỜI KẾT .18 LỜI MỞ ĐẦU        Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - K22 3 Tiểu luận môn PPNCKH GVHD: TS. Đinh Thái Hoàng date]TiTi6 Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, báo cáo nghiên cứu là khâu cuối cùng, đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định mức độ thành công của tác giả. Bởi không phải tất cả người đọc, người sử dụng công trình nghiên cứu đều có cơ hội tiếp cận trực tiếp với quá trình nghiên cứu của tác giả mà đa phần đều thông báo cáo nghiên cứu. Một bài báo cáo đầy đủ logic giúp người sử dụng có cái nhìn khái quát về quá trình nghiên cứu, hiểu được quan điểm lập trường của tác giả, thông qua đó việc sử dụng kết quả nghiên cứu sẽ phù hợp và có ý nghĩa hơn. Trong khuôn khổ môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học, nhóm 4 được phân công phân tích báo cáo nghiên cứu có đề tài "State-owned enterprises (SOEs) in Vietnam - Strategic direction for a society in transition" của hai tác giả Philip C.Wright và V.T.Nguyen. Do không có điều kiện thực hiện một nghiên cứu thực tế trong quá trình của môn học, nên việc phân tích một báo cáo thực tế như thế này giúp ích rất nhiều cho nhóm trong việc so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, giải tỏa được một số thắc mắc trong quá trình học. Cách phân tích của nhóm là so sánh báo cáo được phân công với một kết cấu báo cáo nghiên cứu mà nhóm cho rằng tổng quan và đầy đủ nhất. Thông qua việc so sánh, nhóm liệt kê những điểm giống và điểm khác giữa lý thuyết và thực tiễn thực hiện của tác giả. Đối với từng điểm giống và điểm khác, nhóm tìm hiểu nâng cao hơn để thấy được nguyên nhân, lý giải xem những sai biệt đó có hợp lý không. Từ đó nhận định ưu và nhược điểm của bài báo cáo thực tiễn so với một bài báo cáo mẫu lý tưởng. Dĩ nhiên trong phạm vi một báo cáo nghiên cứu, tác giả không thể trình bày hết quá trình nghiên cứu của mình, do đó nhóm không thể tránh khỏi việc không thể lý giải hoặc đưa ra nhận định rõ ràng đối với một số vấn đề mà tác giả không trình bày chi tiết. Tuy nhiên, nhóm cũng rất hi vọng bài phân tích này có thể giúp ích cho các học viên quan tâm. TỔNG QUAN VỀ MỘT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU        Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - K22 4 Tiểu luận môn PPNCKH GVHD: TS. Đinh Thái Hoàng date]TiTi6 Như đã trình bày trong phần mở đầu, nhóm 4 đã thống nhất chọn ra một kết cấu báo cáo mẫu mà nhóm cho rằng tổng quan vầ đầy đủ nhất, làm cơ sở đối chiếu với báo cáo của tác giả. Kết cấu báo cáo mà nhóm chọn làm mẫu bao gồm những nội dung căn bản sau: 1. Tóm lược nghiên cứu (Abstract) 2. Giới thiệu nghiên cứu (Introduction) 3. Tổng quan lý thuyết (Literature-Review) 4. Phương pháp nghiên cứu (Method) 5. Kết quả nghiên cứu (Results) 6. Thảo luận (Discussion) 7. Kết luận (Conlusion) 8. Phụ lục (Appendix) 9. Tài liệu tham khảo (References) Trong kết cấu đó, mỗi phần đều đóng một vai trò riêng. Tất cả liên kết với nhau tạo thành một trình tự làm cho bài báo cáo chặt chẽ và có tính logic cao. Theo nhóm, phần đầu tiên – Tóm lược nghiên cứu là một phần rất quan trọng không thể thiếu đối với một bài báo cáo nghiên cứu. Bởi đây chính là một báo cáo thu gọn, đề cập đến tất cả những phần của nghiên cứu. PHÂN TÍCH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU        Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - K22 5 Tiểu luận môn PPNCKH GVHD: TS. Đinh Thái Hoàng date]TiTi6 I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá cách thức trình bày báo cáo nghiên cứu Sau một lần đọc lướt qua báo cáo, nhóm nhận thấy cách trình bày của tác giả khá chuẩn mực. Nghiên cứu được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc. Định dạng chung về chữ viết, đoạn văn, trang tuân theo những nguyên tắc chung. Các phân mục chính của nghiên cứu được phân tách rất dễ nhìn. Các tiêu đề của mỗi phân mục được in đậm, giúp người đọc dễ theo dõi. Thuật ngữ trong báo cáo được dùng chính xác và thống nhất. Các từ ngữ chuyên môn được giải thích rõ ràng. Nguồn của số liệu và trích dẫn được in nghiêng, phân biệt với nội dung báo cáo. Báo cáo nghiên cứu đa phần được trình bày dưới dạng lời văn. Số liệu ít và được trình bày dưới dạng bảng biểu hình thanh với chú thích, tiêu đề rõ ràng. Nhìn tổng quan, cách trình bày của tác giả khá gọn gàng. Các phân đoạn được tách bạch, người đọc được ngừng nghỉ kịp thời. Không tạo cảm giác ngán ngẩm khi theo dõi một bài báo cáo dài. 2. Đánh giá kết cấu của bài nghiên cứu STT Nội dung Báo cáo mẫu Báo cáo đang phân tích (Có: x) 1 Tóm lược nghiên cứu (Abstract) x 2 Giới thiệu nghiên cứu (Introduction) x 3 Tổng quan lý thuyết (Literature-Review) 4 Phương pháp nghiên cứu (Method) x 5 Kết quả nghiên cứu (Results) x 6 Thảo luận (Discussion) x 7 Kết luận (Conlusion) x 8 Phụ lục (Appendix) 9 Tài liệu tham khảo (References) x Dễ dàng nhận thấy, báo cáo này có hầu hết các nội dung yêu cầu của một báo cáo mẫu lý tưởng. Trình tự trình bày cũng bám sát theo báo cáo mẫu. II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Tên đề tài: “State-owned enterprises (SOEs) in Vietnam Perceptions strategic direction for a society in transition” Tạm dịch: Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - K22 6 Tiểu luận môn PPNCKH GVHD: TS. Đinh Thái Hoàng date]TiTi6 “Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại Việt Nam Nhận thức về định hướng chiến lược cho xã hội trong quá trình chuyển đổi” Tác giả: - Philip C.Wright – Hong Kong Baptist University, Kowloon Tong, HongKong. - V.T.Nguyen – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội,Việt Nam. 1. Tóm lược nghiên cứu (Abstract) Trong một báo cáo nghiên cứu thì phần tóm lược nghiên cứuphần rất quan trọng. Đây chính là một báo cáo thu gọn, đề cập tất cả những vấn đề của nghiên cứu. Có hai loại tóm lược nghiên cứu: có tiêu đề và không có tiêu đề.  Tóm lược không có tiêu đề là một đoạn văn duy nhất tóm tắt công trình nghiên cứu.  Tóm lược có tiêu đề bao gồm nhiều đoạn văn có tiêu đề rõ ràng. Thông thường gồm các thông tin: Bối cảnh (Background), Mục tiêu nghiên cứu (Aims), Phương pháp nghiên cứu (Methods), Kết quả phép đo (Outcome Measurements), Kết quả (Results) và Thảo luận (Conclusions)… Trong bài này tác giả sử dụng tóm lược không có tiêu đề. Thông qua tóm lược nghiên cứu có thể nhận biết các thông tin sau: - Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu khám phá. Tác giả đề cập đến kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt (Face to Face) trong nghiên cứu định tính. - Tác giả đặt ra vấn đề là có thể trong tương lai DNNN có thể sẽ bị tư nhân hóa (cổ phẩn hóa) nhưng thật đáng ngạc nhiên là hầu như có rất ít nhà quản lý nghĩ tới vấn đề này. Họ cho rằng Bộ phận kinh tế Nhà Nước là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nên sẽ rất khó cho việc ban hành những thay đổi về chính sách.  Phần tóm lược nghiên cứu khá ngắn gọn, cô đọng nhưng đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, cũng phải nhận xét rằng cách hành văn của tác giả hơi đơn điệu theo kiểu liệt kê, giữa các nội dung không có sự liên kết dẫn đến thiếu hấp dẫn người đọc ngay từ phần đầu tiên. Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - K22 7 Tiểu luận môn PPNCKH GVHD: TS. Đinh Thái Hoàng date]TiTi6 2. Giới thiệu nghiên cứu (Introduction) Thông thường phần giới thiệu nghiên cứu sẽ trình bày cơ sở để thực hiện nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, lí do nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài, giới hạn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và cấu trúc của bài nghiên cứu… Trong phần giới thiệu của đề tài này tác giả đã đề cập các nội dung sau: - Bối cảnh và tính cấp thiết của đề tài: Các dữ liệu và số liệu tác giả sử dụng trong đề tài là vào 1998, từ đó có thể suy ra nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1998 - 2000. Đó là thời điểm nền kinh tế châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997. Tác giả chỉ rõ: Đồng tiền Việt Nam không có giao dịch trên thị trường thế giới, việc đối mặt với một nền kinh tế suy thoái dài hạn là hoàn toàn có thể xảy ra. Với nguy cơ đó, tác giả đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh, đối mặt với xu hướng toàn cầu hóa mà vẫn giữ đúng các nguyên tắc Xã hội chủ nghĩa (XHCN)? - Cơ sở để thực hiện nghiên cứu: Nghiên cứu của tác giả chỉ nhắm đến các DNNN. Để lý giải điều này, tác giả trình bày khá nhiều về vai trò và sức ảnh hưởng của DNNN trong nền kinh tế của Việt Nam: Ở Việt Nam, các doanh nghiệp công nghiệp công nghiệp/thương mại thuộc khu vực nhà nước chiếm 40-50% GNP và 60% thu nhập của cả nước; Khu vực quốc doanh được dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa đất nước. Và các nhà quản lý DNNN có quyền đáng kể trong định hướng chiến lược. Theo cách trình bày đó, nhóm có thể minh họa sự ảnh hưởng dây chuyền của các đối tượng này như sau: Nền KT Việt Nam  Khu vực KT nhà nước  Các nhà quản lý DNNN Vì vậy, muốn xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh, phải thay đổi chiến lược từ khu vực kinh tế Nhà nước. Mà kế hoạch chiến lược của các DNNN chịu ảnh hưởng lớn từ phía các nhà quản lý. Vì vậy để thay đổi được ngọn, phải thay đổi từ gốc rễ là sự nhận thức của các nhà quản lý DNNN. Đây chính là lý do và Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - K22 8 Tiểu luận môn PPNCKH GVHD: TS. Đinh Thái Hoàng date]TiTi6 cũng là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu khám phá nhận thức của các nhà quản lý và làm nên bài báo cáo này. - Mục tiêu nghiên cứu : khám phá nhận thức của các nhà quản lý DNNN ở Việt Nam, cụ thể là định hướng và kế hoạch và chiến lược của họ. Từ đó nhận ra những yếu tố được đa phần các nhà quản lý quan tâm, sau đó xem xét và phác thảo ra một mô hình định hướng chung để các DNNN có dựa vào đó lập kế hoạch chiến lược cho tương lai.  Phần giới thiệu của tác giả khá đầy đủ, chi tiết và chặt chẽ. Tuy nhiên do cách trình bày ý tưởng không liên tục, chắp nối dẫn đến khó hiểu. Và điều đó làm ảnh hưởng đến thành công của phần này. Có lẽ người đọc phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới nhận ra được dụng ý của tác giả. 3. Tổng quan lý thuyết (Literature-Review) Tổng kết lý thuyết là khâu đầu tiên và đóng vai trò quyết định trong xác định vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã không đề cập đến cơ sở lý thuyết nào trong báo cáo này. Tuy nhiên tác giả có trình bày một ý: Do việc tiến hành nghiên cứu ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn nên có rất ít các cuộc điều tra độc lập và có độ tin cậy cao. Việc các giám đốc điều hành cấp cao của các DNNN đồng ý tham gia trong bài nghiên cứu này được tác giả xem như là một bước đột phá lớn. Do đó nghiên cứu này xem như là duy nhất và là một đóng góp có giá trị cho kiến thức học thuật. Đồng thời tác giả cũng không trình bày các khái niệm có liên quan đến mục tiêu và đối tượng nghiên cứu như : doanh nghiệp Nhà Nước, tư nhân hóa, kế hoạch chiến lược…  Với cách lý giải trên, tác giả cho rằng trước mình chưa có đề tài nghiên cứu nào tương tự có giá trị và độ tin cậy cao để tham khảo nên việc tác giả bỏ qua phần trình bày cơ sở lý thuyết nền tảng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, việc tác giả không trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể xem là một thiếu sót của đề tài. Tác giả nên nói sơ lược về loại hình DNNN, các đặc điểm Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - K22 9 Tiểu luận môn PPNCKH GVHD: TS. Đinh Thái Hoàng date]TiTi6 của DN này cũng như DNNN có gì khác so với các loại hình doanh nghiệp khác. Thứ hai là khái niệm định hướng chiến lược cụ thể là gì để người đọc có cái nhìn khái quát và dễ hiểu hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu (Methods) • Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu khám phá (một dạng nghiên cứu định tính) để tìm ra những nhận thức giống hoặc khác nhau của các nhà quản lý. • Cách thức chọn mẫu Tác giả chọn các nhà quản lý cao cấp của DNNN tại khu vực Hà Nội. Theo quan điểm của nhóm, có hai lý do để nhóm cho rằng cách chọn mẫu là các DNNN thuộc khu vực Hà Nội. Thứ nhất, với điều kiện khó khăn của các nhà nghiên cứu Việt Nam, việc thực hiện nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc sẽ tốn rất nhiều chi phí, nếu không nói là khó có khả năng thực hiện. Thứ hai, Hà Nội là - thủ đô Việt Nam vốn là một trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chánh sự nghiệp của quốc gia, đây cũng là khu vực tập trung đa số các DNNN bởi môi trường và điều kiện kinh tế tạo rất nhiều thuận lợi cho DNNN. Tuy nhiên nếu được thực hiện trên toàn quốc thì tính đại diện của mẫu sẽ cao hơn. Ngoài ra, việc lựa chọn phỏng vấn các nhà quản lý cấp cao là cách tiếp cận đúng và phù hợp để thu thập các nhận thức về định hướng chiến lược của DNNN. Tuy nhiên những đối tượng này rất khó tiếp cận – khó khăn chính của việc thu thập dữ liệu. Nhờ vào mối quan hệ của tác giả với sinh viên, của sinh viên với các nhà quản lý, tác giả đã nhờ sinh viên làm cầu nối, giới thiệu để tác giả gặp gỡ, trực tiếp phỏng vấn các nhà lãnh đạo cấp cao này. Nhóm cho rằng đây là một thành công của tác giả. • Cỡ mẫu: n=36 Chỉ với 36 nhà quản lý có thể trực tiếp phỏng vấn, tác giả khẳng định cỡ mẫu nhỏ, người đọc có thể đánh giá tính khái quát hóa không cao, cho nên tác giả nhấn mạnh rằng tác giả khá thận trọng khi đưa ra những kết luận. Đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu. Nhóm 4 - Lớp Đêm 1 - K22 10

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan