Phẩm chất tạo nên nhà lãnh đạo

15 376 1
Phẩm chất tạo nên nhà lãnh đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 4 I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .4 II. PHẨM CHẤT TẠO NÊN NHÀ LÃNH ĐẠO .7 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Mỗi con người bản thân họ là một nhà lãnh đạo, trong một con người cụ thể đều có những phẩn chất nhất định của một nhà lãnh đạo. Những phẩm chất này sẽ được bộc lộ ít hay nhiều qua cuộc sống hàng ngày, và đặc biệt tùy ở mức độ công việc khác. Mỗi cá nhân sẽ chọn con đường đi cho riêng mình và xác định các kỹ năng cần được phát triển để ngày càng hoàn thiện thêm bản thân mình. Nhận thức được tầm quan trong của một nhà lãnh đạo đối với doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. Và xuất phát từ nhu cầu tự hoàn thiện thêm các kỹ năng lãnh đạo, phục vụ cho công việc săp tới cũng như trong tương lai nên tôi quyết định chọn: “Phẩm chất tạo nên nhà lãnh đạo” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài Tìm hiểu những phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo từ đó đưa ra những nhận xét, học hỏi để hoàn thiện thêm kỹ năng lãnh đạo. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phẩm chất tạo nên nhà lãnh đạo. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát cơ bản về lãnh đạo. - Tìm hiểu những những phẩm chất cơ bản để tạo nên một nhà lãnh đạo. - Đánh giá, nhận xét và đưa ra các bài học để hoàn thiện thêm kỹ năng lãnh đạo. 5. Phương pháp nghiên cứu 2 Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài dự định sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, trên cơ sở lý thuyết về lãnh đạo. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Sử dụng các dữ liệu thu thập từ thực tế từ các nhà lãnh đạo. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài trang bìa chính, bìa phụ, mục lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc của đề tài như sau: - Phần mở đầu. - Phần nội dung. - Phần kết luận và khuyến nghị. - Phần tài liệu tham khảo. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Ts. Lê Thị Thu Thủy. Xin cám ơn các học viên lớp K6.2 QTKD trường Đại học ngoại thương đã tạo điều kiện giúp đỡ và có những lời khuyên bổ ích, giúp tôi thực hiện tốt đề tài. Hà nội, ngày 15 tháng 07 năm 2010 3 NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái quát về lãnh đạo Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng, khích lệ và khiến cho người khác đóng góp cho hiệu quả của tổ chức trong đó họ là thành viên. Đối với một nhà lãnh đạo để điều hành, dẫn dắt một tổ chức đạt hiệu quả thì họ trải qua các họat động sau: • Hoạch định - Xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược và mục tiêu. - Tham vấn các ý kiến. - Phân chia công việc, trách nhiệm và quyền lực. - Đánh giá năng lực. • Điều hành - Kiểm tra hiệu quả công việc. - Đảm bảo sự điều phối. - Động viên và truyền nhiệt tình. - Hỗ trợ khi cần thiết. • Kiểm tra - Suy ngẫm. - Đánh giá kết quả thực hiện. - Xem xét và điều chỉnh việc lập kế hoạch. 4 2. Vai trò của lãnh đạo Vai trò của người lãnh đạo trong một tổ chức là vô cùng quan trọng. Họ vừa là người đưa ra các quyết định và đại diện cho tổ chức vừa là người làm cho mọi người chấp nhận và thực thi các mục tiêu đề ra. Người lãnh đạo phải thiết lập được các phương thức giao tiếp và các mối quan hệ hiệu quả cho công việc. Ngoài ra người lãnh đạo sẽ ủy quyền trách nhiệm và các nhiệm vụ thực thi đồng thời là người bảo vệ, hỗ trợ nhân viên. Như vậy các vai trò chính của một nhà lãnh đạo như sau: - Là người chỉ huy doanh nghiệp. - Là người quản lý cấp cao của doanh nghiệp. - Là người đại diện cho doanh nghiệp và chịu trách nhiệm pháp lý. - Chịu trách nhiệm trước lợi ích chung và kết quả cuối cùng của doanh nhiệp. - Là người thực hiện các mối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp. 3. Phong cách lãnh đạo 3.1. Phong cách chị định Là phong cách lãnh đạo đề cao yếu tố công việc, hướng dẫn rõ ràng cho thành viên làm thế nào để hoàn thành công việc. Phong cách này được thực hiện khi: - Có nhiệm vụ mới. - Có nhân viên mới và không có kinh nghiệm. - Nhân viên sẵn sàng làm việc nhưng chưa có khả năng hoàn thành việc được giao. - Mục tiêu đề ra chưa được hoàn thành - Có nhiệm vụ khẩn 5 3.2. Phong cách tham gia Là phong cách mà lãnh đạo tham gia hướng dẫn cho nhân viên hoàn thành công việc. Phong cách này được thực hiện khi: - Nhân viên có kinh nghiệm. - Nhân viên chưa phải là chuyên gia trong lĩnh vực của họ. - Nhân viên vẫn cần được hướng dẫn và động viên. 3.3. Phong cách nói ngọt Là phong cách nói ngọt hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc. Phong cách này được thực hiện khi: - Nhân viên quen thuộc với công việc. - Nhân viên có khả năng nhưng chưa chắc sẵn sàng hoàn thành công việc. - Nhân viên trở nên nản chí 3.4. Phong cách ủy quyền Là phong cách ủy quyền cho phép các cá nhân có năng lực hoàn thành công việc. Phong cách này được thực hiện khi: - Các thành viên có tinh thần cam kết cao. - Các thành viên quan tâm, mong muốn và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ. - Các thành viên hoặc đội làm việc có khả năng làm việc độc lập. - Lãnh đạo chỉ cần kiểm tra kết quả. 6 3.5. Phong cách cải cách Là phong cách khiến cho mọi người hiểu ra sứ mệnh, đạt được điều mà không nghĩ mình có thể đạt được và là phong cách dẫn đầu, thay đổi tổ chức phù hợp với môi trường. Để thực hiện theo phong cách này cần: - Tạo tầm nhìn chiến lược. - Chia sẻ tầm nhìn. - Mô hình hóa tầm nhìn. - Tạo sự gắn kết. II. PHẨM CHẤT TẠO NÊN NHÀ LÃNH ĐẠO 1. Tự tin Người lãnh đạo phải là người tự tin, hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, nhận thức và nắm rõ được bản thân mà không tin tưởng một cách mù quáng. Đây là một phẩm chất đầu tiên mà một nhà lãnh đạo cần phải có, thì những người cấp dưới mới có thể tin vào được. Sự tự tin không phải bẩm sinh sinh ra đã có mà mỗi người phải tự rèn luyện qua năm tháng mới có được. Để có được điều này phải luôn tin tưởng vào chính mính trước mọi tình huống. Và quan trọng là phải rèn cho mình được một thói quen luôn khẳng định bản thân mình trước người khác. 2. Quyết đoán Trước mọi tình huống có thể xẩy ra, là một nhà lãnh đạo cần phải có tính quyết đoán để luôn bảo vệ những điều mình muốn nhưng không bỏ mặc quyền lợi của người khác. Quyết đoán nhưng không phải là độc đoán. 7 Như vậy để quyết đoán thì trong cuộc sống phải luôn tự chủ, kiểm soát được mình và đặc biệt phải luôn thành thực với chính mình. 3. Tầm nhìn xa Tiên liệu được những vấn đề có tính đón đầu trước khi những vấn đề này trở thành phổ biến trên thương trường. Họ phải là người có nhãn quan chiến thuật trong việc vạch chiến lược trên thương trường cho doanh nghiệp. Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến triển công việc. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt. Vì vậy để trở thành một nhà lãnh đạo bạn phải luôn học hỏi cập nhật kịp thời những kiến thức hiện đại và thông tin xã hội, thông tin thương trường liên. Qua đó nhà lãnh đạo sẽ nâng cao được tầm nhìn xa trông rộng của mình và từ đấy đưa ra được những quyết định đúng đắn. 4. Biết lắng nghe – khiêm tốn Lắng nghe là một trong những điều quan trọng nhất mà tất cả các nhà lãnh đạo đều cần có. Khả năng này còn quan trọng hơn các kỹ năng khác mà song hành với diễn thuyết, phát biểu. Bởi vì lắng nghe chứng tỏ một hình thức tổ chức khá thuận lợi cho việc phát biểu trước quần chúng. Nếu biết cách lắng nghe thì bạn sẽ nhận được ý kiến phản hồi từ rất nhiều người mà bạn có thể quan tâm đến trong công việc hay chính cương vị lãnh đạo mà bạn đang gánh vác. Dành thời gian lắng nghe 8 ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp lãnh đạo thể hiện được sự quan tâm và quan hệ thân thiện giữa sếp và nhân viên. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới. Biết là thế nhưng không phải ông sếp nào cũng làm được. Lăng nghe ở đây chính là lắng nghe một cách tích cực. Cần phải hiểu rằng mọi người đều có nhu cầu được lắng nghe, và bạn là lãnh đạo bạn càng cần phải lắng nghe. Bởi vì khi bạn lắng nghe tích cực và tham gia vào câu chuyện thì bạn sẽ biết chuyện gì đang xảy ra, hơn nữa nhân viên của bạn sẽ không có cảm giác rằng bạn là người cái gì cũng biết và không chịu nghe ai cả. Vậy làm thế nào để có thể lắng nghe tích cực? Kỹ năng lắng nghe có thể học hỏi dần dần. Trước hết bạn hãy khuyến khích nhân viên của bạn nói, khi họ kết thúc câu chuyện bạn đừng vội quay câu chuyện về phía mình, mà tiếp tục câu chuyện của nhân viên bằng ánh mắt, nụ cười, thái độ, nét mặt của bạn, hỏi những câu hỏi xung quanh câu chuyện mà hai người đang trao đổi. 5. Giữ lời hứa Người đáng tin cậy là người mà người khác có thể tin tưởng được. Họ là người mà lời nói và việc làm lúc nào cũng đi đôi với nhau. Một người lãnh đạo đáng tin cậy sẽ giữ đúng lời khi hứa khen thưởng cho tập thể, luôn ở cạnh nhân viên khi nhân viên cần. Một người trở nên đáng tin cậy khi họ biết người khác kỳ vọng điều đó ở họ. Phần lớn những nhà lãnh đạo đều muốn được nhìn nhận như một người đáng tin cậy, điều này tốn không ít thời gian và công sức của họ trong quá trình làm việc. Họ phải làm điều đó ngay cả trong những tình huống không cần thiết hoặc đôi khi không được ghi nhận vì họ hiểu rằng, chỉ một lần mất đi sự tin tưởng của nhân viên, họ sẽ không bao giờ có thể gây dựng lại. Để chiếm lại được lòng tin của nhân viên 9 cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức trước kia coi như “đổ xuống sông, xuống bể”. 6. Chấp nhận thách thức Người lãnh đạo luôn chấp nhận thách thức, thử thách với hiện thực. Họ tìm kiếm những hướng đi mới, ngày càng nâng cao quy trình hoạt động của mình, chấp nhận rủi ro và chấp nhận cả những thất bại. Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt. 7. Biết thừa nhận sai lầm của mình Dù là người lãnh đạo tài giỏi đi nữa thì đôi khi sai lầm vẫn xảy ra. Những lúc như vậy người lãnh đạo cần thừa nhận sai lầm của mình một cách khéo léo để không mất đi cái uy nhưng vẫn giữ được sự chân thành. Khi đó nhân viên sẽ cảm thấy thông cảm với sếp và nhanh chóng cùng sếp giải quyết khó khăn. Người lãnh đạo không nên quá phụ thuộc vào nhận xét hay đánh giá của nhân viên để điều chỉnh mình. Cần phải thể hiện rõ vai trò của mình khi đối mặt với các vấn đề quan trọng sống còn. Điều cốt yếu là tin tưởng vào những điều đúng đắn rồi nhân viên sẽ tự thấy họ đã không chọn lầm người lãnh đạo. 10

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan