NHỮNG PHẨM CHẤT tạo nên một NHÀ LÃNH đạo

15 1.5K 15
NHỮNG PHẨM CHẤT tạo nên một NHÀ LÃNH đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------- ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO NHỮNG PHẨM CHẤT TẠO NÊN MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO Họ và tên : Hoàng Thị Hồng Nhung Lớp : Cao học QTKD K6.2 STT : 72 Giảng Viên : TS. Lê Thị Thu Thủy Hµ Néi - 07/2010 Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Học viên: Hoàng Thị Hồng Nhung Lớp: Cao học QTKD K6.2-Đại học Ngoại thương 2 Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 1. Khái niệm về nhà lãnh đạo 4 2. Phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo 5 2.1. Có một nền tảng đạo đức vững chắc 5 2.2. Lãnh đạo chứ không phải quản lý 6 2.3. Có tầm nhìn xa trông rộng .7 2.4. Tham vọng, sẵn sàng chấp nhận thử thách 8 2.5. Biết dùng người và phát triển tài năng .9 2.6. Tạo cảm hứng, truyền nhiệt huyết cho nhân viên .10 2.7. Giao tiếp hiệu quả 11 2.8. Tự tin và quyết đoán .12 KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO .14 Học viên: Hoàng Thị Hồng Nhung Lớp: Cao học QTKD K6.2-Đại học Ngoại thương 3 Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy LỜI MỞ ĐẦU Ai trong chúng ta cũng có những phẩm chất lãnh đạo nhất định, chỉ khác nhau ở mức độ bộc lộ những phẩm chất đó mà thôi. Với khả năng lãnh đạo ở mức trung bình trở lên, cùng với sự nỗ lực rèn luyện, khả năng trở thành lãnh đạo nằm trong tầm tay mỗi người. Ai đó đã từng nói, thiên tài được tạo ra bởi 1% tài năng thiên phú và có tới 99% là mồ hôi công sức bỏ ra. Vậy, làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo? Những phẩm chất nào cần có đối với một nhà lãnh đạo tài ba? Đó là lý do vì sao tôi chọn “Những phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo” làm đề tài tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo. Học viên: Hoàng Thị Hồng Nhung Lớp: Cao học QTKD K6.2-Đại học Ngoại thương 4 Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy NỘI DUNG 1. Khái niệm về nhà lãnh đạo Đã có rất nhiều khái niệm về nhà lãnh đạo, tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau. Theo John C. Maxwell, nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng. Theo ông, mọi người đều có ảnh hưởng lẫn nhau và không bao giờ biết mình ảnh hưởng đến ai hoặc ảnh hưởng ở mức độ nào. Gây ảnh hưởng là kỹ năng có thể phát triển được và muốn trở thành một nhà lãnh đạo, đầu tư tốt nhất cho tương lai là tạo ảnh hưởng tốt từ hôm nay. Một người cho rằng mình đang lãnh đạo nhưng không có ai theo gót anh ta thì người ấy chỉ đang dạo bộ mà thôi. Còn theo House (2004) thì “lãnh đạomột cá nhân có thể ảnh hưởng, khuyến khích và làm cho người khác đóng góp nhiều hơn vào hiệu quả và thành công cuối cùng của tổ chức mà họ đang là thành viên” Và một quan điểm mới về người lãnh đạo có năng lực là biết giảm đi cái tôi và nuôi dưỡng tinh thần lãnh đạo của người khác. Trong đó, ông Richard Brandson thường được đưa ra làm ví dụ cho hình mẫu lãnh đạo mới. “Tôi có nhân viên trên toàn thế giới và trách nhiệm của tôi là cho họ thử nghiệm và chứng minh bản thân mình” Tóm lại, một nhà lãnh đạo giỏi là một người có tài năng để gây ảnh hưởng tới mọi người và lôi cuốn mọi người đi theo con đường của họ. Trên thực tế, chúng ta bắt gặp hai khái niệm là nhà lãnh đạonhà quản trị. Vậy, họ khác nhau ở điểm gì? Nhà quản trị là người được bổ nhiệm, có khả năng ảnh hưởng dựa trên quyền hạn chính thức. Nhà quản trị tác động đến công việc; đạt mục tiêu thông qua hệ thống chính sách, mệnh lệnh, yêu cầu công việc; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra giám sát… Nhà lãnh đạo có thể được bổ nhiệm hoặc nổi lên từ trong nhóm, có khả năng ảnh hưởng đến người khác ngoài quyền hạn chính thức Nhà lãnh đạo tác động đến con người; đạt mục tiêu thông qua Học viên: Hoàng Thị Hồng Nhung Lớp: Cao học QTKD K6.2-Đại học Ngoại thương 5 Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy cổ vũ động viên; đề ra phương hướng, viễn cảnh, chủ trương, sách lược… Rõ ràng là một nhà lãnh đạo có thể là một nhà quản trị nhưng một nhà quản trị chưa chắc có thể trở thành một nhà lãnh đạo. 2. Phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo Quản lý học hiện đại coi lãnh đạomột trong các chức năng quan trọng của quản lý. Trong cộng đồng doanh nghiệp, các nhà điều hành luôn trọng dụng những người có khả năng lãnh đạo. Nhà quản lý nào cũng đều mơ ước có trong doanh nghiệp của mình một người lãnh đạo với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Vậy những kỹ năng, phẩm chất nào cần thiết để giúp người lãnh đạo hoàn thành vai trò của mình? 2.1. Có một nền tảng đạo đức vững chắc Người lãnh đạo có tính cách không nên có thì công ty của họ cũng bị lung lay. Tính cách này không đến mức làm công ty phá sản, nhưng sẽ làm công ty bị mất đi những tài năng thực sự: những người tốt không muốn làm việc cho công ty có người lãnh đạo tồi về nhân cách. Tổng thống Park Chung Hee của Hàn Quốc những năm 60 là một ví dụ. Năm 1954, Hàn Quốc bị xem là một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới. Năm 1961, ông Park Chung Hee được bầu làm tổng thống. Ở vị trí này, ông đã cố gắng vay mượn tiền của nước ngoài để tái thiết đất nước, nhưng không một quốc gia nào dám cấp do nền kinh tế Nam Hàn lúc bấy giờ quá mất ổn định. Do đó, ông Park quyết định gửi người trong nước ra lao động ở nước Đức, làm công việc phu mỏ, nhân viên đường sắt và y tá, với hi vọng họ có được công ăn việc làm và có khả năng gửi tiền về giúp tổ quốc. Năm 1964, khi Park sang Đức xin vay mượn tài chính, hàng trăm người lao động Hàn đã đến chào ông tại sân bay và họ đã khóc khi trông thấy ông. Họ kể với ông về công việc nặng nhọc ở đất khách quê người ra sao, bị giới chủ Đức đối xử tệ bạc và trả lương thấp. Ông Park đã cùng khóc với họ, trước mặt giới báo chí và công chúng Đức. Thủ tướng Đức lúc bấy giờ đã xúc động và nước Đức trở thành quốc gia Học viên: Hoàng Thị Hồng Nhung Lớp: Cao học QTKD K6.2-Đại học Ngoại thương 6 Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy đầu tiên cho Nam Hàn vay mượn tài chính. Ông Park đã dùng số tiền này để xây dựng những nhà máy đầu tiên tại Nam Hàn. Khi ông Park lên làm tổng thống vào năm 1961, Hàn Quốc chỉ có gần 200 kỹ sư tốt nghiệp đại học và số tiến sĩ đếm trên đầu ngón tay. Quốc gia này không hề có các chuyên gia kinh tế giỏi, dù là từ nước ngoài về hay được đào tạo trong nước. Ngay bản thân ông Park cũng không thuộc loại có trình độ xuất sắc. Nhưng ông là một con người thật thà dưới con mắt của công chúng và trong đời thường. Khi ông mất vào năm 1981, cả đất nước Hàn bị “sốc” khi phát hiện Park Chung Hee chỉ sở hữu một căn chung cư cũ nát, mà ông đã mua cho gia đình trước khi lên làm người đứng đầu đất nước. Nhưng cũng vào năm 1981 đó, Hàn Quốc đã trở thành một con rồng của châu Á. Thành thật là đức tính căn bản nhất của các nhà lãnh đạo. Lão Tử từng khuyên: “Khi chọn một nhà lãnh đạo, đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Thứ đến mới là tài năng”. Trong khi đó, khả năng lãnh đạo chính là bước ngoặt tạo ra tất cả thành công của một công ty, một tập đoàn hay một đất nước. Khả năng lãnh đạo là thứ đã làm ra 500 công ty được xếp trong Top Fortune hằng năm, là quá trình mà Lý Quang Diệu đã xây dựng Singapore từ mức GDP 2,5 triệu USD vào năm 1972 để có được 86 tỉ USD GDP vào năm 2000. Vì thế, chọn một nhà lãnh đạo đã quan trọng, nhưng chọn một nhà lãnh đạođạo đức còn quan trọng hơn. 2.2. Lãnh đạo chứ không phải quản lý Như Gari Selfridje đã nói, người lãnh đạo phải “lãnh đạo” chứ không chỉ quản lý điều hành. Có nghĩa là người lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên, lựa chọn mục tiêu, xác định tầm nhìn, dẫn dắt và tạo động lực cho nhân viên để thực hiện mục tiêu đã xác định, tạo môi trường làm việc hợp tác, giải quyết các xung đột. Và theo Jack Welch, nguyên chủ tịch của tập đoàn General Electric (GE), tập đoàn điện tử lớn nhất của Mỹ, ông thực hiện theo phương châm người lãnh đạo có tài phải là người “nhìn xa trông rộng” và có khả năng dẫn dắt nhân viên đạt đến tầm nhìn ấy với sự đam mê công việc mãnh liệt. Muốn vậy, người lãnh đạo không nên Học viên: Hoàng Thị Hồng Nhung Lớp: Cao học QTKD K6.2-Đại học Ngoại thương 7 Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy quản lý nhân viên quá chặt, mà phải biến họ thành người chủ thật sự của công ty bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia giải quyết vấn đề. Bất cứ nhân viên nào cũng được quyền thể hiện khả năng lãnh đạo miễn là họ có ý tưởng sáng tạo và có thể truyền cảm hứng và sự nhiệt huyết cho người khác. 2.3. Có tầm nhìn xa trông rộng Tầm nhìn làm nên sự vĩ đại của nhà lãnh đạo. Xã hội luôn có nhiều biến chuyển đòi hỏi nhà lãnh đạo phải thích nghi, có tầm nhìn chiến lược phát triển lâu dài cho công ty, chia sẻ tầm nhìn và hướng những người khác tin tưởng và hành động thực hiện tầm nhìn chính là bí quyết cho một nhà lãnh đạo thành công. Tuy nhiên, việc “đi trước đón đầu” đó không phải lúc nào cũng được ủng hộ, tin tưởng mà thường vấp phải sự phản kháng của mọi người trong giai đoạn đầu. Chiến lược cắt giảm bộ máy nhân sự của công ty GE là một ví dụ điển hình. Năm 1960, Jack Welch làm việc tại GE với vai trò kỹ sư hóa học cho bộ phận chất dẻo tại Pittsfield, Massachusetts. Năm 1972, ông được bầu là Phó chủ tịch của công ty. Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. Vào tháng 12 năm 1980, ông được thông báo có thể điều hành Reginal H.Jones, tháng 4 năm 1981 ông trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành thứ 8 tại tập đoàn GE. Dưới sự lãnh đạo của ông, doanh số của hãng đã tăng tới 364%. Bắt đầu với một vị trí nhỏ trong GE, cho đến khi ngồi vào vị trí giám đốc điều hành, ông nhận thấy bộ máy tổ chức của công ty quá quan liêu, cồng kềnh với nhiều cấp lãnh đạo. Năm 1991, Welch đã cắt mỗi bộ phận của GE xuống còn 4 đến 6 cấp so với trước kia 9 đến 11 cấp độ hành chính. Điều này cho phép ông chuyển giao quyền lực trực tiếp đến các cấp lãnh đạo thấp hơn, nơi mà, theo ông, vấn đề phát sinh đầu tiên và các giải pháp cũng gần như sẵn có. Ông đã giảm số nhân viên văn phòng từ 1700 xuống còn 1000, sự cắt giảm diễn ra ở mọi bộ phận. Từ năm 1981, GE đã cắt giảm tổng cộng 180,000 lao động và có doanh thu $12 tỷ. Con đường ông đưa GE đi không hoàn toàn bằng phẳng. Bán đi một số bộ phận kinh doanh chủ chốt và cắt giảm tới 50% lao động vào những năm 80 đã tạo nên tác động tiêu cực đến tinh thần làm việc. Người lao động phân thành hai thái cực, một phía là khâm phục, kính trọng, phía kia là căm ghét đối với Welch. Nhiều tổ Học viên: Hoàng Thị Hồng Nhung Lớp: Cao học QTKD K6.2-Đại học Ngoại thương 8 Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy chức lao động đã phát ngôn chống đối Welch. Joseph F.Egan, Giám đốc nghiệp đoàn lao động điện tử nói: “GE đang có một bệnh dịch - dịch Welch-ese. Nó phát sinh do tính tham lam, kiêu ngạo và sự coi thường, khinh miệt người lao động của công ty đó”. Nhưng những người kính trọng Welch tin rằng ông đang làm một công việc đặc biệt. Họ khẳng định tầm nhìn của Welch và những thay đổi khắc nghiệt mà ông thực hiện chính là những điều mà GE thực sự cần. Một phó giám đốc đã mô tả công ty lúc trước khi có Welch “thông suốt và dễ dự đoán như hệ thống tiêu hoá”, Welch đã mang đến cho công ty niềm đam mê để thay đổi và một tầm nhìn chiến lược để cạnh tranh trên một thị trường toàn cầu yêu cầu ngày càng cao trong tương lai. Một ví dụ điển hình khác đó là hai nhà sáng lập trẻ của công ty Google. Đầu tiên (1996) Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin với giả thuyết cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa vào phân tích các liên hệ giữa các website sẽ đem lại kết quả tốt hơn cách đang được hiện hành lúc bấy giờ. Họ tin rằng những trang có nhiều liên kết đến nhất từ các trang thích hợp khác sẽ là những trang thích hợp nhất. Và họ đã quyết định thử nghiệm giả thuyết trong nghiên cứu của họ, tạo nền móng cho công ty Google hiện đại bây giờ. Ban đầu, đó thực sự là một ý tưởng điên rồ và khó lòng thực hiện được. Nhưng Google đã từng bước thực hiện các liên kết rất lớn với các công ty xử lý từ ngữ trên mạng, công ty phần mềm, trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube, … và gia nhập hiệp hội với các công ty và tổ chức chính phủ khác để phát triển phần mềm. Tới nay, Google nổi tiếng và vượt qua nhiều đối thủ với dịch vụ tìm kiếm của nó thông qua việc liên kết với hàng tỷ trang web, cho phép người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin, hình ảnh thông qua các từ khóa, toán tử… 2.4. Tham vọng, sẵn sàng chấp nhận thử thách Những người lãnh đạo giỏi nhất là những người có cái đầu chứa đầy tham vọng về quyền lực, những người muốn tạo ra được một cái gì đó còn tồn tại lâu hơn chính bản thân họ. Điều này khác với mong muốn làm nổi bật bản thân. Tham vọng này tạo ra một động lực và nỗi ám ảnh không ngừng về việc phải thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ của mình. Đây là tố chất cần thiết của người lãnh đạo. Học viên: Hoàng Thị Hồng Nhung Lớp: Cao học QTKD K6.2-Đại học Ngoại thương 9 Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Người lãnh đạo tốt cũng phải là người luôn sẵn sàng chấp nhận thách thức mới, đồng nghĩa với rủi ro và cơ hội mới. Là một nhà lãnh đạo giỏi, họ phải cân nhắc giữa cái được và cái mất khi chấp nhận thử thách, đưa ra các phương án để đối phó với các tình huống có thể xảy ra. Đôi khi, dám chấp nhận thất bại là một cách để đạt được thành công sau này. Không có thử thách thì sẽ không có thành công. 2.5. Biết dùng người và phát triển tài năng Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo là dành thời gian của mình để tìm hiểu người làm việc cùng mình. Phán đoán xem ai sẽ là người làm việc hiệu quả nhất trong vị trí nào. Giống như rất nhiều khía cạnh khác của loại nghề nghiệp đỉnh cao này, việc phán đoán đòi hỏi người lãnh đạo phải huy động cả trực giác lẫn kinh nghiệm của bản thân. Biết nhận biết con người, thấy được đặc điểm cá nhân của từng người, gọi họ theo tên, hỏi họ về việc riêng tư, chào hỏi, chúc mừng ngày sinh nhật, … là một phương pháp hữu hiệu nâng cao tinh thần, tạo bầu không khí hữu nghị, tốt đẹp trong hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, nhận diện được nhân tài và phát triển nhân tài. Người ta thường học được nghệ thuật lãnh đạo từ một cố vấn dày dạn kinh nghiệm chứ không phải từ một cuốn sách hay. Vì vậy, một người lãnh đạo có tài không chỉ cần phát hiện nên sử dụng những năng khiếu nào của một cá nhân cụ thể mà còn phải là một giáo viên giỏi có khả năng truyền đạt được kỹ năng của mình cho những người xung quanh. Đó là một phương pháp hữu hiệu để tạo ra những người lãnh đạo ở các cấp khác nhau trong bất kỳ một tổ chức nào. Có thể lấy một ví dụ điển hình đó là cựu tổng thống Mỹ Washington. Washington được trời phú khả năng này ở một mức độ xuất sắc khác thường. Washington không phải là một nhà trí thức. Ông không phải là một nhà diễn thuyết thu hút sự chú ý của mọi người. Ông cũng không phải là một thiên tài quân sự. Ông là một nhà lãnh đạo bẩm sinh và là một con người liêm chính. Và ông có thể phát hiện ra khả năng khi nó không nhất thiết phải rõ ràng hiển thị. Washington không thích những người New Englanders (Người Anh mới) lắm, nhưng hai người bạn thân thiết nhất của ông lại là người New Englanders. Henry Knox - chàng trai trẻ to béo và là một nhà bán sách hoàn toàn không có kinh nghiệm Học viên: Hoàng Thị Hồng Nhung Lớp: Cao học QTKD K6.2-Đại học Ngoại thương 10

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan