Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

60 2.5K 24
Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012” TÊN CÔNG TRÌNH: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LẠI TP. HCM LÀM VIỆC CỦA CÁC SINH VIÊN NGOẠI TỈNH ĐANG THEO HỌC TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh –Năm 2012 PHẦN TÓM TẮT 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Tuy vậy, thành phố này đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá ngày càng quá tải, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, kẹt xe. Môi trường của thành phố cũng đang ngày càng ô nhiễm. Trong những năm gần đây mật độ dân số của thành phố đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng với phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác vào. Theo thống kê của trang web Wikipedia thì tính đến đầu năm 2012 trên địa bàn TP. HCM có 25 trường cao đẳng và 55 trường đại học, bao gồm các trường có trụ sở chính tại TP. HCMcác trường có cơ sở 2 tại đây. Hàng năm có trên 100.000 sinh viên nhập học tại TP. HCM, chiếm tỉ lệ lớn trong đó là các sinh viên ngoại tỉnh đến từ mọi miền tổ quốc và rất nhiều người trong số họý định lại đây lập nghiệp và định cư. Như vậy một câu hỏi lớn được đặt ra đó là nguyên nhân nào khiến cho thành phần sinh viên ngoại tỉnhý định lại TP. HCM? Giải quyết được câu hỏi này tôi tin rằng sẽ có sự phân bổ và quản lý phù hợp hơn giữa các tỉnh thành trong việc thu hút và quản lý nguồn lực con người trong tương lai. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lại TP. HCM làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu gồm hai bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng cách phỏng vấn sâu 20 sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại trường ĐH Kinh tế TP. HCM. Kết quả nghiên cứu này được dùng để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh các thang đo sử dụng từ những nghiên cứu trước. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 268, đối tượng phỏng vấn là những sinh viên ngoại tỉnh đang học tập tại ĐH Kinh tế TP. HCM. Việc xử lý số liệu, kiểm định thang đo và phân tích kết quả thông qua sử dụng phần mềm SPSS 16.0. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài. Chương này sẽ nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và quy trình nghiên cứu. Chương này sẽ nêu lên những lý thuyết và bài nghiên cứu dùng làm cơ sở. Nêu lên mô hình nghiên cứu, bộ thang đo, thiết kế phiếu khảo sát, mẫu nghiên cứu. Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ tiến hành các bước như sau: Kiểm tra phân phối chuẩn của dữ liệu. Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng phân tích nhân tố EFA và Cronbach Alpha. Sau đó có bộ thang đo điều chỉnh, dùng các kiểm định T-test để so sánh giữa các nhóm, cuối cùng là phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Chương 4: Kết luận. Chương này đưa ra các kết luận, nêu lên ý nghĩa của đề tài nghiên cứu, những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài đã khám phá được rằng trong nhiều yếu tố ảnh hưởng thì chỉ có yếu tố mạng lưới xã hội và yếu tố con người- khí hậu có ảnh hưởng có ý nghĩa đến ý định lại TP. HCM làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh. Điều này cũng đúng với thực tế, các sinh viên ngoại tỉnh đến TP. HCM học tập, theo thời gian họ sẽ quen nhiều bạn bè, và quen với cách sống TP. HCM, gia đình cũng mong muốn các sinh viên này lại TP. HCM làm việc thì họ sẽ có ý định lại TP. HCM. Mặt khác nếu con người TP. HCM càng thân thiện và khí hậu càng dễ chịu thì các sinh viên ngoại tỉnh lại càng có ý định lại TP. HCM làm việc. Nghiên cứu còn giúp cho chúng ta biết được cảm nhận của sinh viên ngoại tỉnh đối với TP. HCM, xác định được những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần phải cải thiện trong thời gian tới. Theo như nghiên cứu thì các sinh viên ngoại tỉnh đánh giá ưu điểm của TP. HCM: Là một nơi có phong cách làm việc năng động, điều kiện học tập, vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, dịch vụ tốt, có thu nhập và cơ hội thăng tiến cao. Còn nhược điểm của TP. HCM theo đánh giá của các sinh viên ngoại tỉnh: Khí hậu TP. HCM chưa thật sự dễ chịu, và con người chưa thân thiện, dễ mến. 6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng cách tăng cỡ mẫu khảo sát, và khảo sát thêm các đối tượng sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng khác trong TP. HCM. Những nghiên cứu tiếp theo cố gắng sử dụng cách chọn mẫu theo phương pháp xác suất để tính đại diện cao hơn. MỤC LỤC ------------- Trang Danh mục hình vẽ Danh mục chữ viết tắt Mục lục CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI . 1 1.1. Lý do chọn đề tài . 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Ý nghĩa của đề tài 2 Kết cấu đề tài . 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý thuyết 4 2.2. Mô hình nghiên cứu . 8 2.3. Thiết kế nghiên cứu . 9 2.3.1. Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước sau 9 2.3.2. Các bước thực hiện phân tích kết quả nghiên cứu . 10 2.4. Bộ thang đo . 11 2.4.1. Thang đo yếu tố gia đình 11 2.4.2. Thang đo yếu tố thói quen . 11 2.4.3. Thang đo yếu tố phong cách sống 11 2.4.4. Thang đo yếu tố chất lượng cuộc sống 12 2.4.5. Thang đo yếu tố lực đẩy nơi xuất cư 12 2.4.6. Thang đo yếu tố lực hút của TP. HCM 12 2.4.7. Thang đo yếu tố ý định lại TP. HCM làm việc 12 2.5. Thiết kế phiếu khảo sát . 13 2.6. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu . 13 2.6.1. Mẫu nghiên cứu . 13 2.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 14 2.7. Phân phối chuẩn 14 2.8. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) . 15 2.9. Cronbach Alpha 16 2.10. T-test 16 2.11. Phân tích hồi quy 17 Tóm tắt chương 2 . 17 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 3.1. Mô tả những thống kê cơ bản về mẫu 18 3.2. Kiểm tra phân phối chuẩn . 21 3.2.1. Kiểm tra Histograms 21 3.2.2. Kiểm tra skewness & kurtosis . 21 3.3. Phân tích nhân tố EFA . 22 3.4. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha . 26 3.5. Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh . 29 3.6. Kiểm định T-test . 30 3.7. Phân tích hồi quy . 32 Tóm tắt chương 3 . 35 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN . 36 4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu 36 4.2. Ý nghĩa đóng góp của đề tài . 36 4.3 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 37 Tóm tắt chương 4 . 37 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC HÌNH ------------------------ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu Hình 2.3: Các bước phân tích và xử lý số liệu Hình 3.1: Tỉ lệ sinh viên nam và nữ Hình 3.2: Tỉ lệ sinh viên các năm Hình 3.3: Tỉ lệ các miền quê của sinh viên ngoại tỉnh Hình 3.4: Tỉ lệ các chuyên ngành của sinh viên ngoại tỉnh Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh Hình 3.6: Điểm trung bình của các thành phần trong ý định lại TP. HCM DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ----------------------------- ĐH : Đại học EFA : Exploratory factor analysis – Phân tích nhân tố khám phá TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Tuy vậy, thành phố này đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá ngày càng quá tải, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, kẹt xe. Môi trường của thành phố cũng đang ngày càng ô nhiễm. Trong những năm gần đây mật độ dân số của thành phố đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng với phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác vào. Điều nay gây ảnh hưởng không tốt đến việc phân bố nhân lực lao động giữa các vùng miền - đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi các vùng quê thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để góp phần xây dựng quê hương, thì việc đổ dồn nguồn lực con người vào TP. HCM trong những năm qua là một vấn đề đau đầu đối với các nhà quản lý đất nước. Làm sao để phân phối hợp lý nguồn lực giữa các vùng miền các tỉnh thành trong cả nước đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo thống kê của trang web Wikipedia thì tính đến đầu năm 2012 trên địa bàn TP. HCM có 25 trường cao đẳng và 55 trường đại học, bao gồm các trường có trụ sở chính tại TP. HCMcác trường có cơ sở 2 tại đây. Hàng năm có trên 100.000 sinh viên nhập học tại TP. HCM, chiếm tỉ lệ lớn trong đó là các sinh viên ngoại tỉnh đến từ mọi miền tổ quốc và rất nhiều người trong số họý định lại đây lập nghiệp và định cư. Như vậy một câu hỏi lớn được đặt ra đó là nguyên nhân nào khiến cho thành phần sinh viên ngoại tỉnhý định lại TP. HCM? Giải quyết được câu hỏi này tôi tin rằng sẽ có sự phân bổ và quản lý phù hợp hơn giữa các tỉnh thành trong việc thu hút và quản lý nguồn lực con người trong tương lai. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lại TP. HCM làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đến việcý định lại TP. HCM làm việc của sinh viên ngoại tỉnh? 1.3. Phạm vi nghiên cứu Hàng năm số lượng sinh viên đổ về các trường đại học cao đẳng tại TP. HCM là rất lớn. Đại học Kinh tế TP. HCM - một trong 14 trường đại học trọng điểm quốc gia- được xem là một trong các trường đại học lớn TP. HCM. Trường có khoảng 4.500 sinh viên nhập học hàng năm. Mỗi năm lại có hàng ngàn sinh viên của trường tốt nghiệp và có ý định lại TP. HCM làm việc. Phạm vi nghiên cứu của tôi chỉ xoay quanh 18.000 sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM hệ đại học chính quy trong các niên khóa từ năm 2008 đến năm 2011. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu gồm hai bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng cách phỏng vấn sâu 20 sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại trường ĐH Kinh tế TP. HCM. Kết quả nghiên cứu này được dùng để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh các thang đo sử dụng từ những nghiên cứu trước. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 268, đối tượng phỏng vấn là những sinh viên ngoại tỉnh đang học tập tại ĐH Kinh tế TP. HCM. Việc xử lý số liệu, kiểm định thang đo và phân tích kết quả thông qua sử dụng phần mềm SPSS 16.0. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Phản ánh thực tế các nguyên nhân chính khiến sinh viên ngoại tỉnh lại TP. HCM làm việc.

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:10

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Hình 2.1.

Mô hình nghiên cứu Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Hình 2.2.

Quy trình nghiên cứu Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 2.3: Các bước phân tích và xử lý số liệu - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Hình 2.3.

Các bước phân tích và xử lý số liệu Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 3.1: Tỉ lệ sinh viên nam và nữ - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Hình 3.1.

Tỉ lệ sinh viên nam và nữ Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 3.3: Tỉ lệ các miền quê của sinh viên ngoại tỉnh - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Hình 3.3.

Tỉ lệ các miền quê của sinh viên ngoại tỉnh Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 3.2: Tỉ lệ sinh viên các năm - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Hình 3.2.

Tỉ lệ sinh viên các năm Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 3.4: Tỉ lệ các chuyên ngành của sinh viên ngoại tỉnh - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Hình 3.4.

Tỉ lệ các chuyên ngành của sinh viên ngoại tỉnh Xem tại trang 28 của tài liệu.
Từ bảng skewness & kurtosis ta thấy: Cả 20 biến đều có giá trị tuyệt đối của skewness < 3, và giá trị tuyệt đối của kurtosis < 5, thỏa mãn yêu cầu của Field (2005) - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

b.

ảng skewness & kurtosis ta thấy: Cả 20 biến đều có giá trị tuyệt đối của skewness < 3, và giá trị tuyệt đối của kurtosis < 5, thỏa mãn yêu cầu của Field (2005) Xem tại trang 30 của tài liệu.
11 Chất lượng 4-Dịch vụ ở TP.HCM tốt -0.680 0.017 - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

11.

Chất lượng 4-Dịch vụ ở TP.HCM tốt -0.680 0.017 Xem tại trang 30 của tài liệu.
Trong mô hình nghiên cứu ban đầu thì có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định ở lại TP. HCM (là các biến độc lập) - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

rong.

mô hình nghiên cứu ban đầu thì có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định ở lại TP. HCM (là các biến độc lập) Xem tại trang 33 của tài liệu.
3.5. Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

3.5..

Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Hình 3.5.

Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh Xem tại trang 38 của tài liệu.
Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, ta dùng hệ số R square. Theo kết quả chạy mô hình hồi quy, R square của mô hình là 0.282 - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

nh.

giá mức độ phù hợp của mô hình, ta dùng hệ số R square. Theo kết quả chạy mô hình hồi quy, R square của mô hình là 0.282 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 3.6: Điểm trung bình của các thành phần trong ý định ở lại TP.HCM - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

Hình 3.6.

Điểm trung bình của các thành phần trong ý định ở lại TP.HCM Xem tại trang 42 của tài liệu.
B: Trước khi kết thúc bảng câu hỏi, xin anh/chị cho biết một vài thông tin về bản thân:   - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

r.

ước khi kết thúc bảng câu hỏi, xin anh/chị cho biết một vài thông tin về bản thân: Xem tại trang 49 của tài liệu.
BẢNG THỐNG KÊ THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh
BẢNG THỐNG KÊ THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU Xem tại trang 50 của tài liệu.
BẢNG THỐNG KÊ THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU - Những nhân tố tác động đến ý định ở lại tp  hcm làm việc của các sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại đại học kinh tế thành phố hồ chí minh
BẢNG THỐNG KÊ THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU Xem tại trang 50 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan