Tài liệu Chăn nuôi thú nhai lại - Bài 7 pptx

11 553 4
Tài liệu Chăn nuôi thú nhai lại - Bài 7 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 7 CHĂN NUÔI BÊ I. MỤC TIÊU NUÔIChăn nuôi bê là một khâu khó khăn quan trọng nhất trong quá trình chăn nuôi bò. Bản thân bê lúc sơ sinh rất non yếu, sức chống bệnh kém. Bê dễ mắc bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy, viêm phổi … v.v sẽ làm ảnh hưởng lâu dài và trầm trọng đến quá trình sinh trưởng và sản xuất của nó (lớn chậm đi và có thể chết). Mặt khác, đứng về toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát dục mà nói thời kỳ nầy cũng dễ bò ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh nhất. Mục đích cuối cùng trong việc nuôi đàn bò cái hậu bò là nhằm sản xuất được những bò có khả năng sản xuất tốt và sử dụng lâu dài. Bước đầu tiên trong quá trình này là việc nuôi bê. Để việc nuôi bê thành công phải cung cấp cho bê đủ mọi nhu cầu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Những nhu cầu này thường thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh nhưng luôn luôn phải được đáp ứng đầy đủ. Mục tiêu của việc nuôi bê là nhằm sản xuất bê cai sữa khỏe mạnh có khả năng lợi dụng tốt nhất thức ăn thô trên đồng cỏ. Hệ thống nuôi bê tốt phải có những đặc tính cần phải đạt được sau đây:  Giảm thiểu tỷ lệ bệnh và chết đến mức thấp nhất  Tối hảo hóa mức tăng trưởng theo đúng hướng sản xuất  Chi phí thấp nhất kể cả chi phí lao động II. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA BÊ Bê sau khi được sinh ra có sự thay đổi rất lớn về quá trình phát dục của nó, lúc nầy hoàn cảnh sinh sống cũng thay đổi đột ngột. Về nguồn dinh dưỡng từ chỗ hoàn toàn do máu mẹ cung cấp (qua tónh mạch rốn) vào thẳng cơ thể (phần lớn là vô trùng) đã chuyển sang dạnh bú sữa mẹ và phải tiêu hóa qua cơ quan tiêu hóa. Oxy và CO 2 cũng từ chỗ do mạch máu mẹ cung cấp và thảy ra đã chuyển qua dạng tự hô hấp bằng phổi và hệ thần kinh, trước đó toàn bộ được cơ thể mẹ giữ gìn che chở, bây giờ tất cả mọi kích thích bên ngoài (như nhiệt độ, áp xuất .) đều trực tiếp tác động đến cơ thể con vật. Khi chưa bú sữa đầu các tuyến tiêu hóa, dạ dầy và ruột hoạt động kém, acit clohydric và men không có. Đến khi bú sữa đầu thì các tuyến tiêu hóa mới hoạt động và khả năng chống bệnh tăng lên. Sự sinh trưởng và phát dục của bê nghé chưa phải đã được hoàn thành ngay cùng một lúc, mà trong từng thời ký, có những đòi hỏi khác nhau. Nói chung sự sinh trưởng phát dục của bê nghé có thể chia ra làm 5 thời kỳ như sau: a) Thời kỳ sơ sinh : (từ khi đẻ đến 29 ngày hoặc 1 tháng tuổi) đặc điểm của thời kỳ nầy chất dinh dưỡng chủ yếy là thức ăn động vật (sữa) mà sữa đầu chiếm một vò trí quan trọng vì lúc nầy dạ dày bê nghé phát dục chưa hoàn chỉnh. b) Thời kỳ thích ứng thức ăn thực vật (1 - 6 tháng tuổi): là giai đoạn quá độ giữa thức ăn động vật và thực vật, trong giai đoạn nầy các cơ quan sinh trưởng rất khác nhau, phát triển nhiều về xương ống và chiều cao. Thức ăn chính là sữa mẹ, nếu thiếu thì sự sinh trưởng bò chậm, vì vậy cần tập cho bê nghé ăn thức ăn thực vật nhằm kích thích cơ quan tiêu hóa phát triển làm tăng lượng vi khuẩn có ích trong dạ cỏ, tạo cho bê nghé về sau có nhiều khả năng tiêu hóa chất thô xanh. Ở nước ta vì lượng sữa trâu bò mẹ ít ,nên có thể tập cho bê nghé ăn cỏ 66 Download» http://Agriviet.Com sớm. Có tài liệu nghiên cứu cho thấy, vào tuần thứ 6 đến thức 9 hàm lượng acit béo ở dạ cỏ, tổ ong, mâm tràng đã gần bằng trâu bò lớn, điều đó chứng tỏ bê nghé có khả năng tiêu hóa thức ăn thực vật sớm. c) Thời kỳ lớn lên (6 - 12 tháng tuổi): toàn bộ bộ máy tiêu hóa trong thời kỳ nầy đã phát triển đủ để có khả năng tiêu hóa thức ăn thực vật. Vào thời kỳ nầy các núm vú và tuyến sinh dục , tuyến sữa cũng bắt đầu phát triển. Chính vì vậy để làm tốt công tác bồi dục có đònh hướng bê nghé cần phải có kế hoạch cụ thể trong thời kỳ nầy. d) Thời kỳ phát dục (12 -24 tháng tuổi). Đặc điểm của giai đoạn nầy là bê nghé lớn lên rất nhanh về tầm vóc : Cơ quan sinh dục cũng phát triển mạnh để chuẩn bò cho sự phối giống và sinh đẻ. Các hướng sản xuất khác nhau được hình thành trong giai đoạn nầy (cách nuôi dưỡng tốt hay xấu đều trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng sản xuất và sinh sản). e) Thời kỳ trâu bò lớn (trưởng thành). Từ 2 năm đến 5 năm trở đi lúc nầy tầm vóc của trâu bò đã phát triển tới lúc tối đa. Nhìn lại cả 5 thời kỳ thì thời kỳ a và b là thời kỳ phát triển xương ống và chiều cao, một phần thời kỳ b và c là thời kỳ phát triển xương ngắn, xương dẹp và chiều dài. Còn thời kỳ d, e là thời kỳ phát triển về chiều sâu và chiều rộng. III. HỆ THỐNG TIÊU HÓA VÀ CHẤT DINH DƯỢNG 3.1. Hệ thống tiêu hóa Dạ đày của trâu bò có 4 túi là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. trâu bò trưởng thành, dạ cỏ rất lớn so với các dạ khác và có thể tích vào khoảng 130-250 lít chiếm khoảng 70 - 80% thể tích của toàn bộ dạ dày. Dạ cỏ có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn nhờ hoạt động của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ. Khoảng 60-70% thức ăn được tiêu hóa ở dạ cỏ. Nhờ có vi sinh vật dạ cỏ, thú nhai lại có khả năng sử dụng được chất xơ. bê con, dạ cỏ rất nhỏ và chưa phát triển. Hệ thống tiêu hóa của bê trong thời kỳ ăn sữa hoạt động tương tự như của heo hay của người, trong đó sự tiêu hóa xảy ra ở dạ dày thật hay dạ múi khế. . Ngoài ra bê còn có hệ thống rãnh thực quản nhờ đó sữa có thể vào thẳng dạ múi khế mà không vào dạ cỏ (hình 3.1). Trong dạ múi khế, sữa hay thức ăn thay thế sữa bò đóng vón lại dưới tác động của enzym gọi là rennin. Sự hình thành cục sữa đóng vón giúp làm chậm quá trình di chuyển của casein (chất đạm chính trong sữa) nhờ đó sự tiêu hóa ban đầu của casein được xảy ra. Bê non không có khả năng tiêu hóa và sử dụng đường (trừ đường glucose và lactose) hay tinh Hình 3.1 Dạ dày kép của bê bột cũng như rất khó tiêu hóa hầu hết các loại protein trừ protein trong sữa. Hệ thống tiêu hóa của bê phát triển rất nhanh, đặc biệt là từ 3 tuần tuổi khi bê được tập cho ăn thức ăn khô. Thức ăn khô đi thẳng vào dạ cỏ kích thích sự gia tăng số lượng vi sinh vật dạ cỏ nhờ vậy lúc cai sữa bê có thể tiêu hóa thức ăn thô một cách hữu hiệu như trâu bò lớn. 67 Download» http://Agriviet.Com 3.2. Các dưỡng chất căn bản cho bê Khi bê còn non, thức ăn phải ở dạng dễ tiêu, cung cấp các nhu cầu thiết yếu và không gây tác hại. Sữa nguyên là thức ăn luôn đáp ứng được các yêu cầu này. Các dưỡng chất căn bản và các dạng thích hợp được tóm tắt như sau: 3.2.1. Cung năng lượng a) Chất béo: Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao nhất, và dạng lý tương nhất là chất béo trong sữa. Chất thay thế sữa (milk replacer) chứa những loại chất béo khác mặc dù có độ tiêu hóa thấp hơn chất mỡ sữa nhưng cũng cung cấp đủ năng lượng cho bê nếu được cho ăn với mức thích hợp. b) Đường sữa (lactose): Bê có khả năng tiêu hóa tốt đường lactose nhưng khi còn nhỏ bê chưa có khả năng tiêu hóa các loại đường khác hay tinh bột. Điều đó có nghóa là nếu cho bê ăn các loại đường khác hơn đường lactose thì chúng sẽ đi thẳng vào ruột non và lên men gây ra tiêu chảy. Ngay cả đối với đường lactose, nếu cho ăn quá nhiều cũng có thể không tiêu hóa trọn vẹn được. Điều đó cho thấy tại sao bê thường hay tiêu chảy trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển bộ máy tiêu hóa. 3.2.2. Protein Protein cần thiết để tạo ra hoặc thay thế mô cơ. Bê đang tăng trưởng cần được cung cấp protein có phẩm chất tốt và dễ tiêu. Các loại protein trong sữa hết sức lý tưởng cho bê vì chúng ở dạng thích hợp và được bê tiêu hóa rất dễ dàng. Các loại protein khác, thường hoặc là khó tiêu, hoặc là ở dạng không cân bằng về phương diện dinh dưỡng hoặc là kết hợp với những chất khó tiêu khác. 3.2.3. Sinh tố và khoáng chất Ngay cả sữa nguyên cũng không cung đủ nhu cầu sinh tố và khoáng chất cho bê nếu được cho ăn riêng lẽ trong một thời gian quá dài. Bê được nuôi hoàn toàn bằng sữa nguyên cũng có khả năng phát triển triệu chứng thiếu sinh tố và khoáng chất. Cỏ tươi là nguồn sinh tố và khoáng chất lý tường, vì thế cung cấp cỏ tươi và thức ăn tinh đậm đặc cho bê khi còn rất nhỏ sẽ ngăn ngừa được tình trạng thiếu nói trên. Thức ăn thay thế sữa, thường được bổ sung sinh tố và khoáng chất, trở nên một thức ăn cân bằng hơn cả sữa nguyên nếu sữa nguyên được cho ăn đơn độc trong thời gian dài. Riêng sữa đầu là một nguồn cung cấp sinh tố và khoáng rất tốt. 3.2.4. Nước uống Nguồn nước sạch là một phần thiết yếu của nhu cầu dưỡng chất cho bê . Những bê được nuôi bằng lượng sữa nguyên giới hạn sẽ cần nhiều nước hơn. Tương tự như vậy, khi bê bắt đầu ăn thức ăn khô, nhu cầu nước uống của chúng cũng gia tăng. 3.3. Tóm tắt Hệ thống nuôi bê tốt nhằm mục đích cung cấp khẩu phần cân bằng dưỡng chất thông qua việc cho ăn sữa đầu, sữa nguyên hay thức ăn thay thế sữa và việc tự do nhấm nháp cỏ tươi loại tết và thức ăn tinh. 68 Download» http://Agriviet.Com IV. NGUỒN THỨC ĂN 4.1. Sữa đầu (Colostrum) Bê mới sinh ra không có sức đề kháng đối với bệnh tật và chỉ có nguồn dự trữ rất thấp đối với một số sinh tố và khoáng chất. Sự thiếu hụt này bình thường được bù đấp bằng sữa đầu là sữa được tiết ra từ bò mẹ trong giai đoạn đầu sau khi sanh. Thành phần của sữa đầu thay đổi rất nhanh và sẽ trở thành sữa thường sau 4-7 ngày. Bảng 1 Thành phần của sữa đầu và sữa thường: Thành phần Sữa đầu vắt lần 1 Sữa đầu vắt lần 2 Sữa đầu vắt ngày thứ 2 Sữa đầu vắt ngày thứ 3 Sữa thường Vật chất khô(%) 23,9 17,9 14,0 13,6 12,9 Chất béo (%) 6,7 5,4 4,1 4,3 4,0 Chất đạm (%) 14,0 8,4 4,6 4,1 3,1 Lactose (%) 2,7 3,9 4,5 4,7 5,0 Khoáng (%) 1,1 1,0 0,8 0,8 0,7 Kháng thể (%) 6,0 4,2 1,0 - - Vit. A (g/100ml) 295,0 190,0 95,0 74,0 34,0 * Linn, 1998 (a) Cung cấp nguồn năng lượng tức thời nhờ nó chứa một chất có khả năng huy động nguồn năng lượng dự trữ trong bê. (b) Sữa đầu rất dồi dào kháng thể sẽ cung cấp sự miễn dòch thụ động cho bê chống lại bệnh tật. Bê hấp thụ những kháng thể này xuyên qua thành ruột và nhờ đó có được sức đề kháng đối với bệnh. Khả năng hấp thu kháng thể giảm sau khi bê sanh ra được 8 giờ (đôi khi sớm hơn) và hầu như ngừng hẳn sau 24 giờ. Do đó, việc cho bê bú sữa đầu trong vòng vài giờ sau khi sanh hết sức quan trọng đối với sức khoẻ của bê về sau (tốt nhất là nên cho bê bú sữa đầu lần 1 trong vòng 3 giờ đầu và lần 2 trong vòng 12 giờ đầu sau khi sinh) (c) Sữa đầu tạo cho bê nguồn dự trữ sinh tố và khoáng chất vì sữa đầu có nồng độ những chất thiết yếu này nhiều lần cao hơn sữa thường (Vit A, D, E trong sữa đầu vắt lần thứ 1 cao gấp 5 lần so với sữa thường) Tầm quan trọng rõ ràng của sữa đầu đối với sự sống còn của bê có nghóa rằng bằng mọi cách phải cho bê bú sữa đầu vì trong nhiều trường hợp, bê không nhận được sữa đầu từ bò mẹ. Có nhiều điều kiện có thể dẫn đến tình trạng này như: • Bò mẹ sản xuất sữa quá kém • Bò mẹ có khả năng nuôi con kém, nhất là bò đẻ lứa đầu • Bò mẹ bò sốt sữa • Thời tiết xấu • Bò mẹ tiết sữa trước khi sanh Sữa đầu từ những bò cái mới sanh khác cũng có thể được dùng trong những trường hợp này miễn là con của chúng đã bú đủ lượng sữa đầu cần thiết. Sữa đầu phải từ những bò cái khác trong cùng một đàn bởi vì sự miễn nhiễm đối với bệnh tật khác nhau giữa các trại phụ thuộc vào những bệnh mà bò cái ở mỗi trại có khả năng mắc phải. (Cần nhớ rằng những bò cái tơ không được nuôi chung với đàn có thể không sản xuất đủ kháng thể trong sữa đầu để cung cấp sự bảo vệ cho con của chúng). Sữa đầu từ những bò cái đẻ gần nhau vắt trong vài lần đầu sau 69 Download» http://Agriviet.Com khi sanh có thể được trộn chung lại và trữ đông lạnh để bảo quản kháng thể sau đó để tan ra và dùng cho những con bê mà ta nghi rằng chúng không được bú sữa đầu từ mẹ ruột. Thông thường, mỗi con bê cần ít nhất 2 lít sữa đầu mới đủ được bảo vệ đối với bệnh tật. Tuy nhiên, trong trường hợp không có sữa đầu nguyên chất cho bê sơ sinh uống, có thể dùng “sữa đầu nhân tạo” được làm bằng cách pha 300 ml nước, 600ml sữa nguyên, 2 ml dầu ăn và 1 quả trứng đánh đều. Sữa đầu nhân tạo này dùng để cho bê ăn 3 lần . ngày trong vòng 3 ngày đầu sau khi sinh. Cần nhớ rằng sữa đầu nhân tạo không thể cung cấp kháng thể nhưng ít nhất cũng bổ sung thêm protein và vitamin vào trong sữa thường. 4.2. Dự trữ sữa đầu Theo luật, sữa đầu không được trộn chung với sữa thường ít nhất trong vòng 7 ngày sau khi sanh bởi vì trong quá trình chế biến, sữa có lẫn sữa đầu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chế biến phó mát. Tuy nhiên, sữa đầu lại là một thức ăn lý tưởng cho bê vì đó là một nguồn năng lượng rất tốt. Hơn nữa do sữa đầu không có giá trò thương mại, cho nên việc dùng sữa đầu để nuôi bê giúp làm giảm chi phí thức ăn. Sữa đầu có giá trò cao nhất nếu cho ăn trong vòng 1-2 ngày từ khi vắt. Tuy nhiên, nếu có nhiều hơn nhu cầu cho bê uống tươi, sữa đầu có thể được dự trữ để dùng dần dù giá trò dinh dưỡng có thể bò giảm đôi chút. 4.2.1. Cách dự trữ sữa đầu Sữa đầu trữ bằng cách đông lạnh có thể giữ được trong vòng 18 tháng. Phương pháp dễ nhất và được áp dụng nhiều nhất là dự trữ sữa đầu bằng cách để cho lên men tự nhiên. Sự lên men bởi vi khuẩn lactic sẽ tạo ra aciđ làm hạ thấp pH của sữa đầu nhờ vậy sẽ ngăn cản sự sinh xôi nảy nở của những vi khuẩn khác và chạân đứng quá trình hư hỏng của sữa đầu. Tuy vậy cũng cần tuân theo một số điều sau đây trong việc dự trữ sữa đầu : • Sữa đầu phải được giữ sạch sẽ để tránh bò nhiễm tạp khuẩn. • Nên dự trữ trong bao plastic hay thùng chứa có tráng plastic và phải có nấp đậy • Sữa đầu có lẫn máu không nên dự trữ mà nên cho ăn ngay. • Sữa đầu từ những bò cái mới được điều trò viêm vú không nên dự trữ (mà có thể cho ăn ngay) vì chất kháng sinh sẽ ngăn cản sự lên men. • Mồi ngày phải khuấy trộn đều để phá vỡ váng sữa trên mặt. Ngay trước khi cho ăn cũng phải khuấy đều. • Có thể thêm sữa đầu vào thùng dự trữ hay lấy ra cho ăn vào bất cứ lúc nào nhưng đừng thêm sữa mới vắt vào thùng mà phải chờ nguội, sau khi thêm vào cũng phải khuấy đều. • Phải dự trữ sữa đầu đã lên men nhiệt độ dưới 20 O C. • Sữa đầu dự trữ theo lối lên men nên sử dụng trong vòng vài tuần vì giá trò dinh dưỡng sẽ giảm nhanh sau đó. Tuy nhiên cũng có trường hợp sữa đầu được lên men tốt được sử dụng tết sau 10-12 tuần. 4.2.2. Cho ăn sữa đầu dự trữ Sữa đầu có giá trò dinh dưỡng cao hơn sữa thường cho nên có thể dùng một lượng sữa đầu hơi ít hơn sữa thường hoặc có thể pha thêm một ít nước ấm rồi cho ăn cùng mức như sữa thường để đạt được cùng một mức tăng trưởng như nuôi bằng sữa thường. Khi tập cho bê ăn, nên bắt đầu bằng sữa đầu có pha thêm nước ấm ( pha nước nóng sẽ làm đóng vón sữa đầu) sau đó chuyển dần sang cho uống sữa đầu lên men và cho uống nguội. 70 Download» http://Agriviet.Com Tương tự, khi sắp hết sữa đầu dự trữ, nên dần dần pha loãng với sữa thường hay với chất thay thế sữa trong vòng một tuần để cho bê quen dần. 4.3. Sữa nguyên (Whole milk) Sữa nguyên luôn được xem là thức ăn lý tưởng cho bê, tuy nhiên nhờ những tiến bộ kỹ thuật trong việc chế biến thức ăn thay thế sữa mà ngày nay có thể hoàn toàn không dùng sữa nguyên để nuôi bê. Vấn đề dùng hay không dùng sữa nguyên là một vấn đề kinh tế chứ không là vấn đề kỹ thuật. 4.4. Thức ăn khô (Solid feed) Lúc sơ sanh, dạ cỏ của bê tương đối nhỏ và chưa phát triển do đó cần thức ăn lỏng. Trong quá trình phát triển dạcỏ, nhiều thay đổi hóa học và chức năng sinh lý xảy ra ở dạ cỏ giúp cho bê có khả năng sử dụng hoàn toàn thức ăn thô để tăng trưởng và phát triển cơ thể. Thức ăn khô đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển dạ cỏ. 4.4.1. Chức năng dạ cỏ (Rumen function) Dạ cỏ của bê bắt đầu hoạt động ngay từ khi bê ăn thức ăn khô. Các vi khuẩn được ăn vào cùng với thức ăn và khởi sự lên men tạo ra các acid béo bay hơi là acid acetic, acid butyric và acid propionic. Những acid béo bay hơi này được hấp thu qua thành dạ cỏ sau đó cung cấp năng lượng cho thú. Acid butyric kích thích sự phát triển của thành dạ cỏ làm gia tăng khả năng hấp thu. Khi bê càng ăn nhiều thức ăn khô, càng nhiều acid béo bay hơi được sinh ra và hấp thu, do đó khả năng hấp thu cũng càng tăng lên. Sự sản xuất acid béo bay hơi và tỷ lệ tương đối của acid acetic, propionic và butyric liên hệ với loại thức ăn. Thức ăn khô có thể tạm phân ra làm 3 nhóm chính: (a) Thức ăn thô : thường chứa nhiều chất xơ, cồng kềnh và có độ tiêu hóa kém, ví dụ cỏ khô, cỏ ủ, cỏ tươi già . (b) Thức ăn tinh : ít chất xơ, nhiều năng lượng, độ tiêu hóa cao,ví dụ thức ăn viên thương phẩm, các loại bột ngủ cốc . (c) Cỏ non, nhiều lá : xơ trung bình, nhiều nước, độ tiêu hóa cao. C ỏ khô (sản xuất ít acid béo bay hơi, chủ yếu là acid acetic) ít kích thích sự phát triển dạ cỏ. Thức ăn tinh (tạo ra nhiều acid béo bay hơi, chủ yếu là propionic vàbutyric) kích thích sự phát triển dạ cỏ rất nhanh. CỎ tươi, tùy theo phẩm chất, có tác dụng kích thích phát triển dạ cỏ ở mức trung bình. 4.5.1. Sức chứa của dạ cỏ Sức chứa của dạ cỏ phản ánh khả năng ăn đủ thức ăn khô của bê để sống và phát triển không phụ thuộc vào nguồn thức ăn lỏng. Sức chứa của dạ cỏ phát triển chậm hơn chức năng. Cho đến khi được 3 tuần tuổi, một con bê được cho ăn 4 lít sữa mỗi ngày và được cho tự do nhấm nháp cỏ tươi chất lượng tốt có dạ cỏ hoạt động tương tự như ở bò trường thành. Tuy nhiên, phải đến 8-10 tuần tuổi trở lên thì con bê này mới có dạ cỏ phát triển đầy đủ để có thể được cai sữa. Sức chứa của dạ cỏ có liên quan đền nồng độ dưỡng chất của thức ăn khô. Nếu cho ăn thức ăn tinh, bê không cần có sức chứa dạ cỏ như đối với bê được cho ăn cỏ tươi, và như vậy có thể cai sữa cho bê để cho ăn thức ăn tinh vào giai đoạn 4-6 tuần tuổi . 71 Download» http://Agriviet.Com Sự tương quan giữa mức ăn thức ăn khô và sức chứa dạ cỏ tùy thuộc vào mức ăn sữa. Nếu cho ăn sữa ở mức cao thì sẽ làm giảm mức ăn thức ăn khô và làm chậm phát triển sức chứa dạ cỏ. V. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỢNG BÊ Trâu bò thường sinh đẻ dễ dàng, ít khi phải can thiệp. Nhưng tỷ lệä nuôi sống bê nghé ở nước ta có nơi còn thấp. Do đó việc nuôi dưỡng chăm sóc bê là rất quan trọng. 5.1 Chăm sóc bê nghé sơ sinh Khi bê nghé mới sinh ra cần lấy khăn lau sạch miệng, mũi, móc hết nhớt và nước ở trong miệng, làm cho bê nghé trong những giờ đầu đã thở đều và phải hoạt động bình thường. Nếu bê nghé bò nghẹt thở thì cần cạy hàm kéo lưỡi ra theo nhòp điệu đều đặn, Tiếp đó cần bóc móng và lau khô mình bê nghé (để mẹ liếm) cho máu dễ lưu thông cơ thể không bò lạnh đột ngột, rồi để nó vào ổ rơm, nếu trời rét thì nên đốt xung quanh cho bê nghé được ấm. Rốn bê nghé nếu tự đứt thì phải xử lý bằng thuốc sát trùng, nếu chưa đứt thì buộc cuống rốn cách bụng 5-7cm rồi cắt đi. Những ngày sau cần theo dõi không cho ruồi bọ sinh đẻ vào rốn, dễ sinh bệnh. * Tầm quan trọng của sữa đầu : Sữa mẹ ngay sau khi đẻ có chứa nhiều chất bổ dưỡng hơn sữa thường và gọi là sữa đầu. Hàm lượng chất Protid so với sữa thường nhiều gấp 5 lần, chất khoáng nhiều gấp 2 lần, đặc biệt là chất MgSO 4 có tác dụng tẩy cứt xu rất mạnh, vitamin A trong sữa đầu nhiều gấp 5 lần sữa thường nhưng chất mỡ và đường thì ít hơn. Thông thường bê nghé sau khi đẻ 30 phút là đứng dậy được và cho bú ngay sữa đầu. 5.1.1 Phương pháp cho ăn 5.1.1.1. Dùng xô Ưu điểm: • Nếu dùng 1 xô cho 1 bê thì mỗi con nhận được sữa theo đúng đònh lượng. • Những bê nhỏ con hay nhút nhát có thể được đối xử ưu tiên. • Tránh được sự tranh giành chỗ khi ăn sữa Nhược điểm: • Tốn nhiều thời gian cho ăn và rửa xô • Tốn nhiều công lao động. 5.1.1.2. Dùng núm vú cao su Ưu điểm: • Dể tập cho bê bú bằng núm vú cao su, có thể tiết kiệm được nhiều thời gian nếu có nhiều bê phải tập. . • Đảm bảo duy trì được nước cho bê khi bò tiêu chảy. Nhược điểm: • Tốn nhiều thời gian rửa dụng cụ và công lao động. 5.1.1.3. Dùng máng • Có thể dùng có hoặc không có núm vú cao su • Nếu dùng núm vú thì phải có ít nhất một núm vú cho mỗi bê. • Nếu không dùng núm vú, cần ít nhất 40cm chiều dài máng cho mỗi bê. • Ưu điểm: 72 Download» http://Agriviet.Com • Giảm công lao động • Có thể cho bê ăn ở mọi nơi trong trại thay vì chỉ ở một nơi cố đònh Nhược điểm: • Lượng sữa mỗi bê thực sự ăn có thể khác nhau dẫn đến sự khác biệt về tầm vóc và trọng lượng lúc cai sữa. • Cần phải tập cho bê quen với việc ăn sữa trong máng trong thời gian ít nhất 2 ngày. Trước tiên phải tập cho bê uống sữa trong xô trước khi cho uống trong máng. 5.1.1.4. Nhiệt độ của sữa Có thể cho bê uống sữa ấm hoặc lạnh với điều kiện sữa phải được giữ ở nhiệt độ ổn đònh từ ngày này sang ngày khác. 5.1.2. Hệ thống cho ăn (Feeding systems) 5.1.2.1. Cho ăn 2 lần/ngày Đây là cách quen thuộc đối với hầu hết nông dân, bê thường được cho ăn sữa sau mỗi lần vắt sữa, tuy nhiên khoảng cách giữa 2 lần cho ăn không nên quá 16 giờ và không nên ít hơn 8 giờ. Số lượng sữa cho ăn là một sự linh động liên quan đến vấn đề giá cả, lao động, nguồn thức ăn khô và mức tăng trọng mong muốn. Nói chung, bê càng ăn nhiều hơn nhu cầu duy trì thì càng mau lớn. Tuy nhiên, nếu cho ăn sữa với mức cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn kém cũng như bê sẽ ăn ít thức ăn khô. Sau đây là mức cho ăn thức ăn lỏng (sữa hoặc thức ăn thay thế sữa, milk replacer) nếu bê được cung cấp thức ăn tinh hoặc cỏ tươi loại tốt: Giống bò Sữa nguyên(4,5% béo) TĂ thay thế sữa Mức tăng trọng Jersey 3 - 3,5 lít 490 - 570 g 450 - 500 g/ngày Holstein 3,5 - 4 lít 570 - 650 g 500 - 600 g/ngày Nếu tỷ lệ béo trong sữa thay đổi thì cần phải điều chỉnh lượng sữa cho ăn theo mức như sau: Tỷ lệ béo (%) Lượng sữa tương đương (lít) 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 2 4.5 3.9 3.5 3.2 2.9 2.6 Đối với việc cho ăn 2 lần ngày : Ưu điểm : • Có thể cho ăn sữa với mức cao hơn cách cho ăn 1 lần /ngày do đó có thể đạt được mức tăng trọng cao hơn. • Bê nhỏ con có thể tăng trưởng tốt hơn nếu được cho ăn nhiều lần trong ngày mà mồi lần lượng sữa ít hơn. • Mỗi con bê đều được chú ý theo dõi riêng. 73 Download» http://Agriviet.Com • Đạt được mức tăng trường đồng đều cũng như trọng lượng cai sữa đồng đều. Nhược điểm: Tốn nhiều công lao động, đặc biệt là vào những thời điểm trong ngày hoặc vào mùa vụ căng thẳng lao động. 5.1.2.2. Cho ăn 1 lần /ngày Lợi điểm rõ rệt nhất của việc cho ăn 1 lần /ngày là ít tốn công lao động. Nếu cùng được cho ăn lượng sữa như nhau thì không có sự khác biệt nào về mức tăng trưởng của bê dù được cho ăn 1 hoặc 2 lần ngày. Đối với việc cho ăn 1 lần ngày: • Cho ăn cùng lượng sữa như trong việc cho ăn 2 lần /ngày. • Hàng ngày cho ăn vào giờ nhất đònh. • Cung cấp cỏ tươi loại tốt hoặc thức ăn tinh cho ăn tùy thích. • Cung cấp đầy đủ nước uống vì bê sẽ uống nhiều nước hơn cách cho ăn 2 lần/ng à y • •Cần theo dõi quan sát bê ít nhất 2 lần /ngày trong vòng 3 tuần đầu. • Không nên chuyển từ cách cho ăn 2 lần /ngày sang 1 lần /ngày trong tuần thứ nhì vì đây là thời điểm rất dễ xảy ra tiêu chảy. Tốt nhất là nên áp dụng cách cho ăn 1 lần /ngày ngay từ lúc tách bê khỏi mẹ. • Bê được cho ăn sữa 1 lần ngày sẽ ăn nhiều thức ăn khô hơn ở giai đoạn sớm hơn nên sẽ phát triển dạ cỏ sớm hơn và như vậy sẽ giảm bớt những trục trặc lúc cai sữa so với những cách khác. • Ưu điểm : • Tiết kiệm công lao động • Có thể cho ăn vào lúc thuận tiện trong ngày thay vì phải cho ăn ngay sau khi vắt sữa. • Bê được chú ý theo dõi từng con. • Đạt được mức tăng trưởng đồng đều và trọng lượng cai sữa đồng đều. Nhược điểm : • Bê có thể bò bỏ quên vì chỉ được thăm 1 lần ngày. • Có thể xảy ra trục trặc nếu cho ăn quá ít để đạt được mức tăng trưởng tốt. 5.1.2.3. Cho ăn sữa tự do (Ad lib milk feeding) Nếu cho ăn tự do, bê Jersey có thể ăn đến 7-9 lít sữa ngày còn bê Hà lan 10-12 lít. Tuy nhiên hiệu quả chuyển hoá thức ăn sẽ giảm khi lượng sữa ăn tăng lên. Do đó mức tăng trưởng không nhất thiết phải gấp đôi so với cho ăn ở mức giới hạn 3-4 lít /ngày trong trường hợp cho ăn 1 hoặc 2 lần /ngày mặc dù bê có thể đạt trọng lượng cai sữa 3 tuần sớm hơn. Bê ăn nhiều sữa, thay vì thức ăn khô, sẽ phát triển dạ cỏ chậm hơn do đó khi cai sữa sẽ thường gặp trục trặc hơn. Cung cấp thức ăn tinh trong vòng vài tuần trước và sau khi cai sữa sẽ hạn chế được những trục trặc này mặc dù vẩn giữ nguyên mức cho ăn sữa. Cai sữa sớm hơn chỉ bù đấp một phần cho lượng sữa tiêu tốn nhiều hơn trong trường hợp cho ăn sữa tự do. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng dù cai sữa sớm hơn nhưng lượng sữa tiêu thụ trong cách cho ăn tự do vẫn cao hơn nhiều so với cách cho ăn giới hạn. 5.1.2.4. Cho bê trực tiếp bú mẹ a. Bò mẹ nuôi : ghép thêm 1 hoặc 2 con bê cho 1 con bò mẹ cùng với con bê ruột của nó. Tất cả những bê này được thường xuyên tự do theo bú mẹ. Cách này thường được dùng trong chăn nuôi bò thòt hơn trong chăn nuôi bò sữa hậu bò. 74 Download» http://Agriviet.Com • Ưu điểm: • Chỉ trừ việc tập cho bò mẹ chấp nhận con nuôi thì không cần hoặc cần rất ít lao động để nuôi bê . Nhược điểm : • Tốn thời gian ghép bê với bò mẹ nuôi. • Bò mẹ nuôi có thể chậm hoặc không lên giống lại. b. Cho bê bú trong chuồng ép: mỗi bò cái có thể đảm trách nuôi 4 con bê bằng cách cho bú 1 hoặc 21ần /ngày. Bò cái phải được cầm cột trong chuồng ép và bê được thả vào bú trực tiếp. Cần lưu ý : • Giới hạn thời gian bú trong vòng 15-20 phút để tránh làm hư vú bò cái. • Không nên dùng mỗi bò cái quá 3-4 tuần để tránh làm hư vú. • Phải quan sát cẩn thận để phát hiện viêm vú nếu có. • Phải đảm bảo cả 4 núm vú đều được bú kiệt. • Phải đảm bảo cho những bê nhỏ con, yếu bú trước những bê khác. • Phải quan sát kỹ bê để kòp thời phát hiện tình trạng tiêu chảy. • Ưu điểm: • Tiết kiệm nhiều công lao động. • Bò cái được sử dụng theo lối này sẽ sản xuất nhiều sữa hơn trong chu kỳ. • Chi phí thức ăn sẽ thấp nếu bò cái có sữa không có giá trò thương mãi, ví dụ như sữa viêm. • Năng suất của những bê nuôi theo lối này cũng tương đương như những cách • khác. 5.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng bê nghé lớn (6 - 24 tháng) Thời kỳ nầy bê nghé phát dục mạnh về tinh chuẩn bò cho việc phốigiống và sinh sản. Tuyến sữa, núm vú phát triển mạnh, cơ quan sinh dục có cấu tạo gần như ở trâu bò lớn (có thể gọi chúng là trâu bò tơ lở). Thời kỳ nầy thức ăn thực vật là chủ yếu cần phải bồi dưỡng thêm thức ăn tinh, nuôi đực riêng, cái riêng, không để cho chúng giao phối bừa bãi và phải luyện tập cho tốt để chúng sớm thành thục. Nếu thời kỳ nuôi dưỡng không tốt thì sẽ không những làm mất tác dụng những đặc điểm tốt đã tạo ra trong giai đoạn trước mà còn gây ảnh hưởng tới sự phát dục củabê nghé sau nầy. 5.3. Một số điểm cần lưu ý * Cung cấp nước uống : Thành phần cơ thể bê nghé 73% là nước, 27% là vật chất khô. Nước là một yêu cầu quan trọng của bê nghé, thiếu nước thì sữa khó tiêu, bê nghé sinh ra trướng bụng. Nước còn có tác dụng quan trọng trong quá trình sống của bê nghé, nếu thiếu nước thì con vật có thể chết nhanh hơn là bò đói. Mỗi ngày cần cho uống từ 0,5 - 1 lít/con, một ngày uống 1 -3 lần, đến khi ăn được cỏ thì giảm bớt. 75 Download» http://Agriviet.Com [...]... để bê tự lấy khi thiếu chất khoáng * Huấn luyện và thiến : Tùy theo tình hình sản xuất của từng cơ sở, nếu là nuôi lấy sữa thì từ 4 - 6 tháng cần xoa bóp đầu vú để tăng cường cơ năng tiết sữa của trâu bò cái : còn nếu nuôi để cày kéo thì từ 1,5 - 2 năm thì cần cho nó tập việc cày kéo ; nếu nuôi làm giống thì khi nó thành thục về thể xác phải tập cho nó nhảy giá và phối giống Trâu bò vỗ béo nên thiến... theo điều kiện nguyên liệu của đòa phương chuồng làm phải thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông, nền chuồng sạch sẽ, không lầy lội để có thể giử vệ sinh hàng ngày và tiêu độc hàng tuần _ Chăn thả : Trong những ngày đầu khi chân còn mềm, bắp thòt, gân còn yếu bê nghé không theo mẹ đi ăn xa được đó là chưa kể thời tiết bất thường mưa gío từ 1 - 10 ngày đầu nên giử trâu bò mẹ ở nhà, chăn thả xung quanh chuồng...Download» http://Agriviet.Com * Phương pháp bổ sung chất khoáng : Sau khi đẻ ra bê nghé tăng khối lượng nhanh (có thể từ 300 - 500g/ngày) và phatù triển về xương, do đó yêu cầu về chất khoáng rất lớn Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 5 do hiệu xuất lợi dụng Ca, P mạnh nên cần phải bổ sung chất khoáng cũng như cho vận động dưới ánh... ở nhà, chăn thả xung quanh chuồng và cắt cỏ về cho ăn Nếu trời mưa gió thì nhốt cả mẹ lẩn con ở trong chuồng và cắt cỏ cho ăn, nếu có điều kiện thì tối đến để bê nghé ở riêng, không nhốt chung với mẹ 76 . Bài 7 CHĂN NUÔI BÊ I. MỤC TIÊU NUÔI BÊ Chăn nuôi bê là một khâu khó khăn quan trọng nhất trong quá trình chăn nuôi bò. Bản thân bê. thay thế sữa Mức tăng trọng Jersey 3 - 3,5 lít 490 - 570 g 450 - 500 g/ngày Holstein 3,5 - 4 lít 570 - 650 g 500 - 600 g/ngày Nếu tỷ lệ béo trong sữa thay

Ngày đăng: 24/12/2013, 18:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan