Luan van chuyen de hệ THỐNG DI TÍCH LỊCH sử văn hóa và DANH THẮNG VIỆT NAM chuan

11 1.5K 4
Luan van chuyen de hệ THỐNG DI TÍCH LỊCH sử văn hóa và DANH THẮNG VIỆT NAM chuan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH    BÀI THU HOẠCH MÔN : HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA DANH THẮNG VIỆT NAM Giảng viên : TS. HUỲNH QUỐC THẮNG Người viết bài : TRỊNH THẾ HIỂN Học sinh lớp : Nghiệp Vụ Hướng Dẫn Du Lịch Khóa 8 : Lớp 6 tháng LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 03 tháng học lớp nghiệp vụ Hướng Dẫn Du Lịch tại khoa Thương Mại – Du Lịch trường Đại Học Kinh tế TP. HCM vừa qua lớp chúng em đươïc các Thầy, Cô đến giảng dạy về các môn chuyên đề trong đó có môn : Hệ thống Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Danh Thắng Việt Nam. Tuy dù chỉ được Thầy giảng dạy trong một thời gian rất ngắn nhưng đã giúp cho chúng em được những kiến thức về hệ thống Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Danh Thắng Việt Nam rất phong phú hữu ích. Đã qua những buổi học trên càng giúp cho em vững vàng tự tin hơn trong công việc của mình. Qua Bài Thu Hoạch này em muốn chuyển lời cảm ơn chân thành đến Thầy Thắng cũng như các Thầy Cô khác, đồng thời, Em cũng cám ơn sự chia sẽ kinh nghiệm của các bạn học cùng khóa với em. nhiên bài thu hoạch của em dù có cố gắng để hoàn tất tốt thì cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự bổ sung của thầy cho bài của em được hoàn chỉnh hơn. Xin cám ơn. Du lịch Việt Nam, nếu đem so sánh với các nước trong khu vực trên thế giới thì vẫn còn rất non trẻ. Du lịch nước ta chỉ mới mở cửa hội nhập từ đầu những năm chín mươi. Do vậy trong quá trình khai thác, sử dụng những lợi ích, những giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, di sản, danh thắng bảo tàng còn gặp nhiều điểm bất cập chưa hợp lý. Là một hướng dẫn viên du lịch đã từng đi nhiều nơi trong ngoài nước, em nhận thấy rằng cách làm du lịch ở ta vẫn còn rất nghiệp dư, nặng về tính khai thác các giá trị du lịch hiện có của một địa danh, một vùng hơn là phát huy, giữ gìn, tôn tạo, tạo ra các giá trị mới trên cơ sở những gì thiên nhiên ban tặng lịch sử để lại cho chúng ta. Một thực tế là chúng ta đã đang khai thác các điểm du lịch mà chúng ta cho là “của trời cho” hay những di tích lịch sử nổi tiếng một cách ồ ạt nhưng lại thiếu sự quan tâm, chăm sóc đúng mực, cũng như thiếu quan tâm cho việc tái đầu tư cho nó. Hiện nay nhiều khu du lịch có dấu hiệu quá tải về du khách. Thêm vào đó là việc buông lỏng quản lý, thiếu các biện pháp chế tài của cơ quan quản lý địa phương đối với du khách cho nên cảnh quan môi trường ngày càng bị xâm hại, tác động rất lớn đến khu du lịch. nếu cứ để tình trạng này tiếp tục diễn ra thì sớm hay muộn chúng ta sẽ chằng còn gì cho du khách xem nữa cả. Việt Nam có một lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một lịch sử hào hùng. Lịch sử đã để lại một lượng lớn các công trình kiến trúc, có giá trị lịch sử văn hóa. Con người Việt Nam thân thiện, mến khách, nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ độ, điều này tạo cho thiên nhiên Việt Nam thật sự đa dạng, phong phú về cảnh quan, từ núi rừng, trung du đến đồng bằng châu thổ. Bờ biển nước ta dài, có nhiều vịnh đẹp, bãi tắm lý tưởng. Rõ ràng chúng ta có một tiềm năng lớn về du lịch, tuy nhiên chúng ta chưa phát huy hết được các tiềm năng cũng như tiềm lực của mình để đưa ngành công nghiệp không khói này đi lên đúng tầm của nó. Một thực tế là hiện tại chúng ta có nhiều địa điểm du lịch, các di sản di tích lịch sử văn hoá, danh thắng, bảo tàng, công trình kiến trúc đẹp có giá trị, nhưng việc quản lý du khách đặt biệt là du khách nội địa không được tốt. Chúng ta biết rằng phần lớn du khách nội địa không có kinh nghiệm đi du lịch, do đó ý thức bảo vệ các địa điểm du lịch của họ rất kém trong khi nhiều hướng dẫn nội địa cũng không ý thức được điều này. Họ tham quan rồi họ ăn uống vứt rác thải một cách vô tội vạ gây ô nhiễm môi trường. Có nhiều du khách thiếu ý thức còn viết vẽ bậy vào di tích (báo chí gần đây có phản ảnh tình trạng này ở Chùa Thiên Mụ – Huế). Phải thừa nhận là điều này không bao giờ xảy ra đối với khách quốc tế. Vì vây tronh khi ý thức người dân còn thấp thì các biện pháp chế tài, phạt nặng các hành vi xâm hại cần thiết. Chỉ tiếc rằng chúng ta đã vàc đang buôn lỏng khâu này. Em xin dẫn vào đây một vài ví dụ điển hình: Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới nhưng thử ước lượng hiện đang có bao nhiêu rác đổ vào lòng biển, đến độ các nhà khoa học đã lên tiếng hãy bảo vệ môi trường nơi đây nhằm cứu lấy các loài sinh vật biển. Nếu quả lý không tốt để tình trạng này tiếp tục diễn ra thì sớm hay muộn cũng sẽ bị UNESCO gạt ra khỏi danh sách các di sản thiên nhiên thế giới. Vấn đề thứ hai em xin mạn phép được đề cập là mối liên hệ giữa các công trình kiến trúc, các bảo tàng các coâng ty du lịch. Hiện nay nhiều công trình kiến trúc đẹp có giá trị, các bảo tàng khi mở cửa cho khách du lịch tham quan đều bán vé. Tuy nhiên theo em biết thì nguồnt hu từ bán vé là rất thấp, thu không đủ chi. Điều này dẫn tơùi việc thiếu kinh phí để sửa sang, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tái đầu tư. Chẳng hạn đối với Bảo Tàng lịch sử TP. Hồ Chí Minh, hằng năm nhà nước phải bù lỗ mấy tỉ đồng. Nếu không sự bù lỗ của nhà nước, bảo tàng không theå tự thu chi được. Chúng ta biết rằng hàng năm bảo tàng phải chi một số tiền rất lớn để bảo tồn một lượng lớn các di vật có giá trị, cũng như kinh phí cho việc khai quật các di chỉ khảo cổ mới … Như vậy nguồn tài chính boû ra là rất lớn trong khi nguồn thu được từ vé là rất nhỏ. Trong khi đó các Công ty du lịch lại khai thác, kinh doanh, thu lợi trực tiếp từ các địa chỉ này. Nguồn thu mà các Công ty này kiếm được là rất lớn, không phải bàn cãi. Như vậy câu hỏi đặt ra là việc quản lý khai thác du lịch ở những nơi này có thực sự hợp lý chưa? Nên chăng có giải pháp nào để các nhà kinh doanh du lịch có trách nhiệm hơn đến các địa chỉ này, gắn quyền lợi phải đi liền với trách nhiệm của họ. Nên chăng Bộ Văn Hóa Thông Tin phải liên kết chặt chẽ với Tổng Cục Du Lịch để đưa ra giải pháp hợp lý nhằm phát triển du lịch nước nhà bền vững. Nước ta có nhiều địa chỉ du lịch đẹp hấp dẫn, nhiều nơi được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên, di sản văn hóa của nhân loại. Đó là một điều kiện hết sức thuận lợi cho khai thác phát triển du lịch. Tuy nhiên yếu tố con người lại ít được quan tâm. Hiện nay tổng cục du lịch cho mở nhiều lớp đào tạo, nâng cao trình độ hướng dẫn viên nhưng dường như tổng cục “quên” đi một đội ngũ quan trọng khác đó là đội ngũ các nhà quản lý, khai thác tôn tạo các di tích, di sản … Hiện chúng ta đang thực sự thiếu những nhà quản lý giỏi, những chuyên gia giỏi có tâm huyết tham gia vào việc quản lý, gìn giữ, tôn tạo, phục hồi khai thác các khu di tích, di sản danh thắng. Chúng ta có một Hạ Long tuyệt đẹp nhưng cũng vì thiếu quan tâm đến yếu tố con người mà những người làm du lịch ở đây đang biến các hang động thành “đồ chơi con nít” (lời của một vị giáo sư) bằng việc đưa ánh sáng xanh đỏ vào trong hang động, rất phản cảm. Điều này đã gây nên sự khó chịu cho du khách nhất là những du khách có trình độ. Gần đây báo chí có đề cập nhiều đến việc trùng tu phục hồi các di tích cổ thiếu tính chuyên môn, làm sai lệch, làm mơùi, “hiện đại hóa” các di tích cổ ở nhiều nơi như ở Huế, Quảng Bình. Rõ ràng vấn đề con người ở đây là một vấn đề mang tầm vĩ mô, là vấn đề của các nhà lãnh đạo. Trong nội dung bài viết này em không dám hay không thể bàn nhiều, chỉ mong những điều bất hợp lý đó sớm được khắc phục để góp phần nâng cao các giá trị lịch sử văn hóa của di tích, di sản, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ở nước ta. LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ GÌN PHÁT HUY DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG ? Chúng ta tự hào về đất nước Việt Nam một dân tộc không những có bề dày lịch sử trên 4000 năm văn hiến với biết bao chiến công anh dũng, hào hùng của nhân dân ta, mà còn có các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, các nguồn tài nguyên phong phú đa dạng. Vịnh Hạ Long – một Di sản Thiên nhiên đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Nơi đây không những chỉ dành riêng cho người Việt Nam đến du ngoạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiệt tác tuyệt vời của thiên nhiên, mà còn dành cho cả nhân loại đều có thể đến đây cùng tận hưởng. Nhưng bên cạnh việc khai thác những gì thiên nhiên đã ban cho chúntg ta, chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn phát huy giá trị của nó, giữ cho vẻ đẹp tự nhiên tồn tại mãi mãi để thế hệ con cháu cũng được chiêm ngưỡi. “Làm thế nào để giữ gìn phát huy các giá trị Di sản Thiên nhiên, Di tích Lịch sử-Văn hóa?” chắc chắn là một đề tài sôi nổi quan trọng dành cho chúng ta thảo luận nhằm tìm ra biện pháp thực hiện cấp bách. Sau gần 20 năm Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới mở cửa, ngành Du lịch đã góp phần không nhỏ vào quá trình thực hiện đẩy mạnh Kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân. Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ngành Du lịch. Du khách trong nước cũng như quốc tế đến thăm Hạ Long mỗi năm mỗi tăng. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì du khách quốc tế đã chọn Việt Nam là điểm đến an toàn. Điều này chứng tỏ rằng tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam phát triển ổn định. Người Việt Nam có truyền thống yêu chuộng hòa bình, thân thiện, nhiệt tình giàu lòng hiếu khách. Tuy nhiên bên cạnh những gì thành phố Hạ Long đã đạt được, thật sự chưa phát huy hết tiềm năng du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Hơn nữa nơi đây đã trả giá rất đắt cho việc môi trường bị phá hoại. Trong vài năm gần đây, ngành Du lịch ở TP. Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển thì môi trường thiên nhiên càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng ta cần phải có biện pháp hiệu quả ngăn chặn kịp thời các hành vi phá hoại môi trường có ý hay vô tình. Một ngày cách đây khoảng 10 năm khi tôi lần đầu tiên đặt chân đến TP. Hạ Long, nôi đây còn rất hoan sơ, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn chỉnh, các dịch vụ du lịch còn thiếu thốn, khách sạn nhà trọ chưa nhiều, nhà hàng chỉ có vài căn. Nhưng lúc bấy giờ cảnh quan vịnh Hạ Long rất ấn tượng đối với chúng tôi. Lúc đoù chúng tôi chỉ cần đứng tại bến tàu du lịch Bãi Cháy đã thấy được nước biển trong xanh sạch sẽ. Khi du thuyền đưa chúng tôi rời khỏi bến chừng vài chục phút, trước mặt tôi xuất hiện các hòn đá đứng lô nhô trên bieån như những bức bình phong chắn gió với muôn hình muôn dạng. Một cảnh trí non xanh nước biếc làm say lòng người. Chúng tôi bước vào một hang động với cây đèn pin trong tay đi theo anh Hướng dẫn viên vô trong lòng hang động, tôi cảm thấy thật mát lạnh quên đi đó là một ngày hè. Anh Hướng dẫn viên dùng đèn pin soi vào một góc bảo chúng tôi nhìn, trước mặt chúng tôi là những khối nhũ đá măng đá có hình dáng khác nhau. Có khối giống các củ măng, có khối như những miếng nấm nằm trùng điệp lên nhau, còn một số khác giống muôn loài thú rất đa dạng. Ôi! Thiên nhiên thật tuyệt vời! Đố ai biết thiên nhiên đã âm thầm tạo ra những tuyệt tác đó từ lúc nào! Tôi cảm nhận như đang hòa bình vào cảnh thần tiên trong chuyện thần thoại. Tôi đứng ngơ ngác một hồi mới tin rằng mình đang ở trong một hang động tại vịnh Hạ Long. Một ấn tượntg thật khó tả chỉ có ai đó đích thân đến đó mới có thể cảm nhận được. Giờ đây TP Hạ Long đã có đủ các khách sạn từ bình dân đến cao cấp. Nhiều nhà hàng dịch vụ du lịch tranh đua nhau mọc lên không kém gì các loài hoa sinh sôi nảy nở vào mùa Xuân. Hạ t6ầng cơ sở tại đây hoàn chỉnh hơn, dân số tăng nhanh, nhà cửa san sát nhau, bộ mặt của thành phố khang trang hơn. Con đường từ Hà Nội đến Hạ Long thuận tiện rất nhiều do đó du khách trong ngoài nước đến đây tăng lên đáng kể. Tiếc thay việc công tác bảo vệ môi trường cũng như quản lý du lịch ở nơi này chưa đáp ứng tương xứng nhịp độ phát triển của nó. Ngày nay du khách đến tham quan vịnh Hạ Long ắc hẳng không tránh khỏi đau lòng vì môi trường đã bị ô nhiễm. Nước biển không còn trong xanh như xưa. Trên đường du thuyền đưa ra thăm vịnh, đôi khi bạn sẽ thấy những túi nylon, vỏ chai nước uống, giấy gói bánh kẹo … trôi lênh đênh trên biển. Nghiêm trọng hơn còn có các mảnh dầu nhớt thảy ra từ các tàu thuyền tràn lan ra trên mặt nước biển. Nghiêm trọng hơn còn có các mảng dầu nhớt thảy ra từ các tàu thuyền tràn lan ra trên mặt biển. Vào thăm động Thiên cung tuy nay đã có đươøng đi với những bậc thang được thiết kế thuận tiện có cả hệ thống chiếu sáng cho du khách, nhưng chính các hệ thống đèn màu đặt trên những khối đá làm mất vẻ đẹp tự nhiên của nó. Nhưng chính các hệ thống đèn này làm tăng nhiệt độ trong hang lên, cộng với nhiều hướng dẫn viên sử dụng loa khi thuyết minh cho khách ngay trong động gây ồn ào, mất trật tự làm mất đi sự yên tĩnh mát lạnh vốn có của thiên nhiên. Một vài du khách hút thuốc, uống nước hay ăn vặt xong còn lén lút vứt cả rác vào trong góc hẹp. Khi trở về bờ đi dạo trên đường phố, du khách thường bị những người bán hàng rong bám níu mời mua quà lưu niệm. Đôi khi một vài cá nhân này mắn chửi du khách vì cho rằng mời hoài mà chẳng mua hoặc trả giá quá bèo. Trong khi mua bán thuận mua vừa bán là chuyện bình thường, thế nhưng một vài người đã có thái độ đối xử không tốt với du khách. Mặt dù đa số du khách đều không biết nghe, nhưng quan sát qua thái độ cử chỉ khách cũng đủ hiểu họ đang bị đối xử khiếm nhã sẽ có nhận thức hay đánh giá khác đối với con người Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng tới giá trị đạo đức của người Việt Nam. Đúng là con sâu làm rầu nồi canh ! Nhằm khắc phục các tình trạng trên chúng ta cần phải làm những việc như sau : - Về mặt bảo vệ môi trường, chính quyền Địa phương cần phải giáo dục để nâng cao ý thức của nhân dân. Đặt nhiều khẩu hiệu như “thành phố Hạ Long là của chúng ta, việc bảo vệ môi trường phụ thuộc vào chúng ta” tuyên truyền rộng tại cho mọi người cùng chấp hành. Đặt thêm nhiều thùng rác tại nơi công cộng xử phạt hành chánh đối với người xả rác bừa bãi bằng cách buộc họ tham gia làm vệ sinh công cộng với chiếc áo có dòng chữ “Tôi không dám vứt rác bừa bãi nữa” phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng. - Sở Du Lịch Sở Văn Hóa tỉnh Quảng Ninh nên cùng nhau phối hợp với chính quyền Địa phương đặt ra các quy định nghiêm cấm hút thuốc hoặc ăn vặt trong lúc tham quan các hang động. Đồng thời đặt các bảng hay thiết bị thuyeát minh tự động với những thứ tiếng thông dụng như Anh, Pháp, Hoa, Nhật có âm lượng vừa đủ nghe để giới thiệu với du khách nhằm tránh sự thuyết minh theo mỗi người một kiểu làm mất trật tự gây hồn ào trong hang động. Nên xem xét lại hệ thống đèn màu trong động vì nó làm mất hài hòa. - Nếu có thể thay thế các thuyền du lịch hiện có bằng loại du thuyền sử dụng điện năng. Loại thuyền này vừa không gây ô nhiễm lại vừa không có tiếng ồn. Các ngành chức năng nên thường xuyên khám phá thêm các hang động mớ để đa dạng hóa tuyến điểm tham quan trên vịnh. - Để đảm bảo an toàn cho du khách, Sở Y Tế tỉnh nên đặt thêm các trạm y tế ở gần các hang động nhằm sơ cứu kịp thời cho du khách trong trường hợp xảy ra tai nạn. - Chính phủ nên cho thành lập sớm Cảnh sát Du lịch để chuyên bảo vệ an toàn cho du khách xóa sạch tệ nạn xã hội tại các thành phố du lịch. Với những gì tôi nêu trên chỉ là những điều bất cập tại riêng thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, còn tại các vùng du lịch khác chắc chắn còn tồn tại nhiều vấn đề đáng đề cập nữa. Nhằm giữ gìn phát huy các giá trị di sản Thiên nhiên, di tích Lịch sửVăn hóa. Danh thắng bảo tàng góp phần nâng cao chất lượng đa dạng hóa sản phẩm Du lịch ở nước ta, tôi xin đề xuất như sau : - Chúng ta cần có sự đầu tư đúng đắn vào các điểm du lịch mang đậm nét Văn hoùa. Lịch sử dân tộc. Song song phải luôn được bảo tồn, tôn trọng các di sản Văn hóa của nước nhà. - Để khai thác phát huy nền văn hóa dân tộc nước nhà, điều cốt yếu phải có những tài liệu thống nhất, chuẩn xác xúc tích. Truyền bá rộng rãi đặc biệt đối với trong ngành Du lịch. Qua đó các Hướng dẫn viên sẽ nắm vững dễ dàng truyền đạt giới thiệu cho khách du lịch quốc tế. - Nên duy trì không ngừng đầu tư khai thác các hoạt động mang đậm nét truyền thống văn hóa của dân tộc. Không nên vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà làm lệch đi nét truyền thống của nền Văn hóa Việt Nam. - Các di tích, thắng cảnh phải có sự quản lý chặt chẽ về hình thức cũng như nội dung, luôn có sự phối hợp giữa các Công ty Du lịch, Sở Du Lịch Sở Văn Hóa để cùng đưa ra các chương trình giới thiệu, tuyên truyền sâu rộng trong nước cũng như nước ngoài về Lịch sử, Văn hóa Việt Nam. nêu lưu ý tính liên quan để khách quốc tế dễ tiếp thu. - Phải đào tạo đội ngũ thuyết trình viên chuyên nghiệp tại các điểm tham quan nhằm phục vụ cho du khách khi bước chân đến những di tích, mà đặc biệt là mang đậm tính Văn hóa Lịch sử Việt Nam. - Không ngừng khai thác, trùng tu các di tích mang đậm nét đặc trưng của nền Văn hóa Việt Nam. Đồng thời phải có nội dung cụ thể, thu hút xúc tích. Tuyệt đối không nên để thông tin, nội dung của các điểm tham quan bị làm sai lệch theo từng Hướng dẫn viên. - Sở du lịch luôn tạo điều kiện để du khách nước ngoài có thể dễ dàng tìm kiếm tiếp cận các thông tin về Lịch sửVăn hóa Việt Nam. - Nhà nước cần nhanh chóng đầu tư thêm hạ tầng cơ sở nâng cấp các hệ thống giao thông. - Đơn giản hóa các thủ tục xin nhập cảnh cho du khách. Xem ra chúng ta còn rất nhiều việc phải làm ngay để đưa ngành Du lịch nước nhà hội nhập vào thế giới, neáu không muốn tụt hậu so với các nước trong khu vực. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CHUNG NHỮNG BIỂU HIỆN LẶP ĐI LẶP LẠI CỦA DU KHÁCH HỒNG KÔNG. Tôi làm Hướng dẫn viên tiếng Hoa được 10 năm đến nay . Đối tượng tôi phục vụ thường là những đoàn khách nói tiếng Quảng Đông hoặc tiếng Phổ thông (Mandarin) đến từ Hồng Kông, Trung Quốc đại lục, Singapore Malaysia. Trong đó tôi tiếp xúc nhiều nhất là du khách Hồng Kông, Khách HK cũng nói tiếng Quảng Đông như khách Quảng Châu, về mặt địa lý sinh hoạt của hai loại khách này rất gần gũi với nhau, nhưng vì HK từng được nước Anh đô hộ hơn suốt một thế kỷ, do đó họ có một nếp sống phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tâm lý chung hơi khác với khách Quảng Châu. Người Hồng Kông cũng sử dụng tiếng Quảng Đông là chính, nhưng thường pha trộn một số từ tiếng Anh. Họ xem trọng cách ăn mặc nên khi ra đường thường ăn mặc rất chỉnh tề, hơn nữa, họ còn hay theo thời thượng. Nhịp sống của họ rất nhanh : đi nhanh, nói nhanh, ăn nhanh, làm việc cũng rất mau lẹ không lề mề. Họ có lối sống rất thực tế sòng phẳng. Tính tình của họ hay thẳng thắn không thích nói quanh co. người HK làm việc cần cù, chịu khó, tích cực, nhưng cũng đầy sức sáng tạo rất nhạy bén trong kinh doanh. Sau khi làm việc căng thẳng mệt nhọc, họ thích đi dạo phố vào đêm, mua sắm hoặc ăn vặt. Nếu sắp xếp được thời gian, họ thường thích đi du lịch để thư giãn. Người Hồng Kông đi du lịch, họ ít quan tâm đến lịch sử nhưng chủ yếu tìm hiểu phong tục tập quán, chính sách giáo dục, thu nhập bình quân, mức sống sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa ẩm thực của người dân Việt Nam. Có lẽ do họ có quan điểm “Nhân thực vi tiên” nên họ đặt việc ăn uống nơi ở lên hàng đầu khi đi du lịch. Khi ăn họ cần có cơm, canh các món ăn phải noùng. Nếu cơm mang ra đã nguội là họ yêu cầu đổi ngay. Cá hấp cho họ ăn phải đảm bảo vừa đủ chín không được tái nhưng cũng đừng quá chín. Các món ăn phải được mang ra liên tục vì họ không thích ăn xong một món phải chờ món khác làm mất ngon miệng. Một bữa cơm chỉ cần hai mươi phút là xong. Thường khách hay làm quen trò chuyện với nhau trong lúc ăn nhằm tạo không khí thân mật trong sinh hoạt tập thể. Họ cũng thường có ý kiến về thực đơn ngay sau bữa ăn, vì thế tôi dễ biết được khẩu vị của họ có thể báo về Công ty để điều chỉnh kịp thời cho các bữa ăn kế tiếp. Trong chương trình tham quan tại TP. HCM đều có chương trình ăn tối trên tàu du ngoạn trên sông Sài Gòn. Do hiểu được tâm lý của loại khách này, tôi hay thông báo cho khách biết trướng mục [...]... hay làm trong suốt chuyến du lịch cũng chỉ nhằm tránh thiệt thòi là họ đánh dấu vào tơø chương trình sau khi tham quan xong một địa điểm nào đó Cho nên trên đường tiễn khách ra sân bay, tôi nói vui với khách bằng cách hỏi họ xem liệu tôi có thực hiện thiếu sót gì không? Khách thường mỉm cười đáp rằng : “Tôi chưa phát hiện” Thế là mọi người cười to lên kết thúc chuyến du lịch đầy ấn tượng Người viết... khách sạn họ hay so sánh phòng mình có đẹp hơn hoặc xấu hơn, lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với phòng của các thành viên khác trong đoàn không Đôi khi cũng có người đòi đổi phòng chỉ vì nó xấu hơn phòng đối di n hoặc bên cạnh của thành viên khác Họ nghĩ rằng ai cũng trả số tiền như nhau, sao lại phải chịu thiệt chứ! Đa số người HK rất sòng phẳng Nếu họ có muốn nhờ Hướng dẫn viên đưa đi chợ mua chút trái cây...đích của tối ngày này là ngồi thuyền ngắm cảnh đêm của TP là chính Thế thì khách sẽ hiểu ngay không chú trọng nhieàu về bữa ăn này Khách cũng hiểu nếu ăn tại nhà hàng nổi JUMBO ở Hồng Kông cũng chỉ vì mục đích xem cảnh mà thôi Trên đường từ bến Bạch Đằng về khách sạn tôi hỏi họ đánh giá về bữa... có thực hiện thiếu sót gì không? Khách thường mỉm cười đáp rằng : “Tôi chưa phát hiện” Thế là mọi người cười to lên kết thúc chuyến du lịch đầy ấn tượng Người viết bài : Trịnh Thế Hiển Học sinh lớp khóa 8 nghiệp vụ HDDL

Ngày đăng: 24/12/2013, 11:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan