Tài liệu Xử trí cơn hen phế quản cấp tính tại nhà doc

5 727 3
Tài liệu Xử trí cơn hen phế quản cấp tính tại nhà doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xử trí cơn hen phế quản cấp tính tại nhà Hen phế quản (HPQ) hiện nay đã trở thành một vấn đề sức khỏe không thể bỏ qua vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng với con số hơn 300 triệu người mắc hen trên thế giới và có khoảng 20 vạn người chết vì hen. Ở nước ta, theo ước tính chưa đầy đủ, tỷ lệ mắc hen là 5% dân số, tức khoảng 4 triệu người. Theo ước tính cứ 250 người chết thì có 1 người chết vì bệnh hen. Điều quan trọng hơn là đa số những người chết vì hen có thể phòng ngừa nếu họ được điều trị dự phòng tốt và được giải quyết kịp thời khi lên cơn hen. Cơn hen phế quản là gì? Cơn HPQ là giai đoạn nặng dần lên của bệnh HPQ. Bệnh nhân ho thành cơn rất nhiều, nặng ngực, thở rít, khò khè, khó thở hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những triệu chứng này. Suy hô hấp là tình trạng thường gặp. Cơn HPQ là hệ quả của điều trị duy trì không đủ hoặc của sự tiếp xúc với tác nhân khởi phát. Phần lớn bệnh nhân chết vì đã không được đánh giá đúng mức độ nặng của bệnh dẫn đến điều trị không đủ và vì không biết cách tự xử trí bước đầu cơn HPQ ngay tại nhà hoặc trên đường đến bệnh viện. Để giảm nguy cơ tử vong, bệnh nhân cần phải nhận biết những dấu hiệu báo trước sẽ có cơn HPQ nặng và rất nặng có nguy cơ gây tử vong nhằm tự nhận biết những hoàn cảnh, thời điểm bệnh lý cần phải đến ngay đơn vị y tế chuyên khoa để được chăm sóc tích cực kịp thời. Những dấu hiệu báo trước sẽ có cơn HPQ nặng: bao gồm các triệu chứng như tăng số cơn HPQ xảy ra trong ngày; khó thở ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày; mức độ nặng của cơn HPQ không giảm hoặc giảm ít sau khi hít thuốc giãn phế quản hoặc sử dụng thuốc giãn phế quản và corticoid; tắc nghẽn phế quản được đánh giá bằng lưu lượng đỉnh (LLĐ) nặng dần lên; LLĐ trong ngày thay đổi trên 20%. Trong những trường hợp trên, bệnh nhân phải hít ngay thuốc giãn phế quản tác dụng mạnh và nhanh như ventoline. Ventoline loại khí dung xịt có định liều 100mcg cho mỗi nhát bóp để giải phóng ngay sự tắc nghẽn đường dẫn khí do co thắt cơ trơn phế quản và do ứ đọng chất tiết trong lòng đường dẫn khí. Có thể hít lặp lại ventoline với liều như trên 20 phút 1 lần trong giờ đầu nếu các triệu chứng lâm sàng chưa giảm. Gọi là đáp ứng tốt với điều trị khởi đầu khi bệnh nhân hết khò khè hoặc khó thở, LLĐ đo ở một giờ sau khi hít những liều đầu tiên thuốc giãn phế quản đạt được giá trị lớn hơn 80% giá trị lý thuyết hay giá trị tốt nhất của bệnh nhân, đáp ứng với thuốc giãn phế quản được duy trì trong 4 giờ, lúc đó phải duy trì hít thuốc giãn phế quản 3-4 giờ trong vòng 24-48 giờ đối với bệnh nhân đang sử dụng khí dung corticoid trong vòng 7-10 ngày. Tuy đã đạt được kết quả điều trị cơn HPQ tốt, bệnh nhân cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa để xây dựng lại kế hoạch điều trị lâu dài. Gọi là đáp ứng kém với điều trị ban đầu khi LLĐ đo ở một giờ sau khi hít những liều đầu tiên thuốc giãn phế quản chỉ đạt được giá trị nhỏ hơn 50% giá trị lý thuyết hay giá trị tốt nhất của bệnh nhân, khò khè và khó thở nhiều, cần thêm corticoid uống, hít lập lại 4-10 lần loại khí dung xịt ventoline có định liều 100mcg cho mỗi nhát bóp mỗi 15-20 phút trong khi chờ chuyển hoặc trên đường di chuyển bệnh nhân đi cấp cứu. Khi nào cần chuyển bệnh nhân đến bệnh viện? Bệnh nhân cần đến đơn vị y tế chuyên khoa trong bất kỳ thời điểm nào của cơn HPQ để được chăm sóc kịp thời nếu có các triệu chứng sau của cơn HPQ nặng và rất nặng có nguy cơ cao như: + Lo lắng, kích động; + Khó nói hoặc khó ho; + Đổ mồ hôi, co kéo hõm ức và/ hoặc các khoảng liên sườn; + Tím tái, không nghe được rì rào phế nang; + Rối loạn ý thức; + Chậm nhịp hô hấp, ngưng hô hấp; + Nhịp thở nhanh hơn 30 lần/phút, khó thở khi nằm đầu thấp; + Mạch nhanh hơn 120 lần/phút; + LLĐ nhỏ hơn 15 lít. Nên nhớ, trên đường di chuyển đến bệnh viện, bệnh nhân vẫn phải hít 5 -10 lần thuốc giãn phế quản (ventoline) mỗi 15-20 phút nếu cơn HPQ chưa giảm. Để chữa trị có hiệu quả bệnh nhân cần tuân thủ những quy định nào? Chấp hành phương án chữa trị một cách đúng đắn, người bệnh phải viết nhật ký hen suyễn hàng ngày hay mỗi tuần 2-3 lần, ghi lại tình hình hen suyễn thay đổi như thế nào, tình hình dùng thuốc và những vấn đề gặp phải. Bệnh nhân cũng nên ghi lại sự thay đổi lưu lượng hô hấp mỗi ngày và cần liên lạc với bác sĩ mỗi tháng một lần để bác sĩ có thể biết được diễn biến bệnh tình. Đồng thời căn cứ vào đó cứ 3-6 tháng khám lại một lần từ đó điều chỉnh phương pháp phòng trị lâu dài. Mục tiêu của phòng chữa hen suyễn lâu dài là: hen suyễn mạn tính giảm hoặc mất đi, hen suyễn phát tác cấp tính giảm và số lần phát tác ít, không phải đưa đi cấp cứu; dựa vào các chất cần sử dụng có hiệu quả nhanh làm giãn phế quản, khôi phục khả năng hoạt động bình thường; tỷ lệ phát bệnh ban đêm nhỏ hơn 20% . Nếu qua một thời gian chữa trị mà không có hiệu quả như những mục tiêu trên thì phải liên hệ với bác sĩ. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn chữa trị không có hiệu quả: Một số nguyên nhân dẫn đến chữa trị bệnh hen không hiệu quả là do chẩn đoán không đúng mà triệu chứng hen suyễn là do các bệnh khác gây ra; bệnh nặng mà phán đoán không đúng nên không chọn phương pháp chữa trị tương ứng; không kiên trì chấp hành phương pháp điều trị hoặc không nắm chắc phương pháp dùng thuốc; có khi kèm theo có lây nhiễm đường hô hấp. Tóm lại: Hen phế quản là một bệnh phổi mạn tính hay gặp hiện nay đã trở thành một vấn đề sức khỏe không thể bỏ qua. Việc điều trị phải mang tính dự phòng là chính tức là điều trị ngoài cơn hen và phải sử dụng corticoid đường hít. Quan trọng nhất là việc hiểu biết và xửcơn hen phế quản cấp tại nhà để tránh những tử vong đáng tiếc. . Xử trí cơn hen phế quản cấp tính tại nhà Hen phế quản (HPQ) hiện nay đã trở thành một vấn đề sức khỏe. tức là điều trị ngoài cơn hen và phải sử dụng corticoid đường hít. Quan trọng nhất là việc hiểu biết và xử lý cơn hen phế quản cấp tại nhà để tránh những

Ngày đăng: 24/12/2013, 06:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan