Tài liệu Danh thắng Yên Tử với hai kỷ lục Phật giáo Việt Nam doc

14 343 0
Tài liệu Danh thắng Yên Tử với hai kỷ lục Phật giáo Việt Nam doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Danh thắng Yên Tử với hai kỷ lục Phật giáo Việt Nam Bài và ảnh: Võ Văn Tường Núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, phía Tây thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, có đỉnh cao 1068m. Chùa Hoa Yên thường gọi là chùa Cả, tọa lạc trên núi Yên Tử, ở độ cao 516m. Chùa nguyên tên là Vân Yên, do Thiền sư Hiện Quang khai sơn. Ngài là đệ tử nối pháp của Thiền sư Thường Chiếu. Kế tiếp Thiền sư Hiện Quang là Quốc sư Trúc Lâm, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ, Đại Đầu Đà Trúc Lâm tức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1299) v.v . Đại Đầu Đà Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ 6 ở Yên Tử, nhưng đến Ngài, Ngài đã thống nhất các Thiền phái đã có thành một Thiền phái Trúc Lâm nên người đời gọi Ngài là Trúc Lâm đệ nhất Tổ. Ngài cho mở chùa Vân Yên to rộng, tả hữu dựng viện Phù Đồ, lầu chuông trống, nhà dưỡng tăng, nhà khách, dưới sườn núi dựng nhà cửa suốt đến xứ Thanh Lương. Tăng đồ khắp nơi đến nghe giảng yếu chỉ Thiền tông rất đông. Chùa Vân Yên trở thành trung tâm Phật giáo thời bấy giờ. Đến khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), vua Lê Thánh Tông lên thăm chùa, thấy cảnh hoa nở đầy sân, bèn cho đổi tên là Hoa Yên. Trước chùa Hoa Yên có Huệ Quang Kim Tháp xây năm 1309, an táng Xá Lợi Trần Nhân Tông, và hơn 40 ngôi tháp lớn nhỏ khác, đều là tháp cổ đời Trần. Hệ thống chùa ở Yên Tử hiện nay đang được trùng tu, xây dựng quy mô lớn: chùa Cầm Thực, chùa Giải Oan, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, chùa Thiên Trúc v.v… Tuyến cáp treo từ chân núi đến gần khu vực tháp Tổ đã hoạt động từ năm 2002 và từ khu tháp Tổ đến An Kỳ Sinh đã hoàn thành năm 2008. Chùa Thiên Trúc (chùa Đồng) trên đỉnh núi Yên Tử do một bà phi của chúa Trịnh phát tâm cúng dường. Ngôi chùa nhỏ ở dạng một khối đồng hình chữ nhật, cao 1,35m, dài 1,4m, rộng 1,1m, qua thời gian đã hư hỏng nhiều. Ngày 23-10-2005, UBND tỉnh và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã làm lễ khởi công xây dựng lại chùa Đồng hoàn toàn bằng chất liệu đồng với khoảng 70 tấn đồng, diện tích khoảng 20m2 ; chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m, mỗi viên ngói nặng khoảng 4 kg, 4 cột chùa, mỗi cột nặng 1 tấn. Trong Đại lễ khánh thành chùa Đồng ngày 30-01-2007, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục : Thiên Trúc Tự - ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam trước hàng ngàn Chư tôn đức Tăng Ni, quan khách, Phật tử và du khách tham dự. Thiền viện Trúc Lâm, tức chùa Lân, chùa Long Động, nằm trên đường vào khu danh thắng Yên Tử, cách tỉnh lộ 18 khoảng 10 km, thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đã được Hòa thượng Thích Thanh Từ cho khởi công xây dựng lại ngày 15-8-2002 và tổ chức lễ khánh thành ngày 14-12-2002. Đây là nơi trước kia Trúc Lâm đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông làm nơi giảng đạo. Trước sân Thiền viện có đặt một quả cầu Như Ý Báo Ân Phật bằng đá hoa cương đỏ (rubi), đường kính 1.590 mm, trọng lượng 6,5 tấn, được lấy tại mỏ đá An Nhơn (Quy Nhơn). Quả cầu đặt trên một bệ đá granit có tiết diện vuông, nặng 4 tấn, bọc bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho Bát Chính Đạo. Quả cầu do nhóm Phật tử Minh Hạnh Túc phát tâm cúng dường, được Công ty TNHH Hà Quang thi công trong 18 tháng. Lễ cúng dường được tổ chức vào ngày 06-7-2005 (01 tháng 6 năm At Dậu). Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục : Quả cầu Như Ý lớn nhất Việt Nam. Sau ngôi chính điện có tôn trí pho tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ quý dáng hương ở Nam Mỹ được gia đình Phật tử Trần Lê Oanh cúng dường. Tượng có chiều cao 3,2m, nặng khoảng 3,2 tấn do nghệ nhân Đào Văn Bắc ở Đông Anh, Hà Nội tạo tác, được Thiền viện tổ chức Lễ An vị vào ngày 18-6-2008. Lễ hội Yên Tử bắt đầu ngày 10 tháng giêng (âm lịch) kéo dài đến hết tháng ba. Ca dao có câu: Trăm năm tích đức tu hành, Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu. Hiện nay mỗi năm, có khoảng cả triệu Tăng Ni, Phật tử và du khách về tham quan Khu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng này ở Quảng Ninh. Di tích Trúc Lâm - Yên Tử đã được báo Sài Gòn Tiếp thị (số 16, ngày 28-4-2005) công bố là 1 trong 10 điểm du lịch hành hương được du khách hài lòng nhất năm 2005. Đặc biệt, Khu di tích danh thắng Yên Tử còn thường xuyên đón tiếp Chư tôn đức Tăng Ni lãnh đạo Phật giáo trong nước và các nước trên thế giới. Ngày 14-12-2007, hàng ngàn Chư tôn đức Tăng Ni, quan khách và Phật tử cả nước về Hà Nội dự Đai hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VI đã về thăm Yên Tử. Ngày 17-5-2008, đã có hơn 1.000 đại biểu, trong đó, hơn 160 đại biểu Quốc tế đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng khoảng 7.000 Phật tử trong cả nước đến Hà Nội dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak 2008) đã hành hương về chốn thiêng Yên Tử để chiêm bái và làm lễ cầu nguyện hòa bình, an lạc, hữu nghị cho nhân loại. Và ngày 27-11 năm nay, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh chuẩn bị tổ chức Đại lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất của đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông với quy mô hoành tráng, trang nghiêm tại Khu danh thắng tâm linh quan trọng Yên Tử, Quảng Ninh. Mây Núi Yên Tử Đường lên Yên Tử Chùa Hoa Yên Thăm chùa Hoa Yên Huệ Quang Kim Tháp Viếng Tháp Tổ Đường lên chùa Đồng Chùa Đồng Đại lễ khánh thành chùa Đồng Toàn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử Chính điện Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử Điện thờ Tam Tổ Trúc Lâm Quả cầu Như Ý Báo Ân Phật Khoảng trường lễ hội chân núi Yên Tử [...]... Tử" Nhưng phải tới thế kỷ thứ 13, sau chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho thái tử, chọn nơi này tụng kinh niệm Phật, khởi xướng thiền phái Trúc Lâm Từ đó, Yên Tử mới trở thành trung tâm Phật giáo nổi tiếng cả nước Đường lên núi biết mấy nhọc nhằn, cho nên không biết từ bao giờ, dân gian đã có câu ca dao: Nào ai quyết chí tu hành Có về Yên Tử mới đành lòng tu Ở... tu ở đó Tháng 8 năm Kỷ Hợi (năm 1299), Ngài rời Vũ Lâm, chính thức xuất gia về Yên Tử tu hành, sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm, xây dựng Yên Tử trở thành Trung tâm của Phật giáo Đại Việt Từ lúc xuất gia, Ngài được rảnh rang lo việc Đạo, Ngài đã đi khắp nơi trong nước để giảng giải cho chúng dân hiểu rõ và làm theo "Mười Điều Thiện" của đạo Phật Ngài có công phát hiện và bồi dưỡng các tài năng có học vấn... biểu dự Đại hội Phật giáo Việt Nam lần VI thăm Yên Tử THÁP HUỆ QUANG Thờ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm Pháp danh : Hương Vân Đại Đầu Đà Đạo hiệu : Trúc Lâm Đại Sỹ Sinh vào ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (năm 1258) Hiển Phật : Đêm 03 tháng 11 năm Mậu Thân (năm 1308) Trụ thế : 50 năm Sự nghiệp tu hành: Là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng... Nguyễn Trãi lên thăm chùa, có làm bài thơ kỷ niệm: Đề Chùa Hoa Yên núi Yên Tử Trên non Yên Tử chòm cao nhất, Trời mới canh năm đã sáng tinh Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả, Nói cười ngưòi ở giữa mây xanh Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa, Bao dải tua châu đá rủ mành Dấu cũ Nhân Tông còn vẫn đấy, Trùng đồng thấy giữa áng quang minh (Theo ức Trai Thi tập) Hai bên chùa Hoa Yên có viện Phù Đồ, Lầu Trống, Lầu Chuông,... rồi hiển Phật vào đêm mùng 3 tháng 11 năm Mậu Thân (năm 1308) Tháp xây dựng vào năm Kỷ Dậu (năm 1309), niên hiệu Hưng Long thứ 17, trong lăng Quy Đức, để quàn Xá Lợi đức Điều Ngự, tên gọi là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật (Bài văn bia tại tháp Huệ Quang, Yên Tử, Quảng Ninh) Bài và ảnh: Võ Văn Tường Non Thiêng Yên Tử Nguyễn... hai lần trực tiếp lãnh đạo toàn dân đánh thắng giặc ngoại xâm (năm 1285 và năm 1288), xây dựng cơ nghiệp nhà Trần được hưng thịnh Đến năm Quý Tỵ (năm 1293), Ngài truyền ngôi cho con là Thái tử Trần Thuyên rồi lui về Thiên Trường, chuyên tâm giảng cứu kinh sách Phật Ở lứa tuổi 35, trí lực sung mãn, Ngài tập trung xây dựng một hệ thống giáo lý mới mẻ của đạo Phật dân tộc Năm Ất Mùi (năm 1295), Ngài thực... lập làm Hoàng Thái Tử Từ nhỏ, Ngài đã được lĩnh hội tưởng Thiền tông từ ông nội Trần Thái Tông và người cậu Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung nên rất mộ đạo Phật Trong lần về Yên Tử cùng vua cha (năm 1279), Ngài đã ngỏ ý xin ở lại Yên Tử để tu hành Trở về kinh, vua Trần Thánh Tông vội cử Lễ Truyền ngôi cho Ngài, khi ấy Ngài tròn 21 tuổi Trong 14 năm trên cương vị Hoàng đế, Ngài đã hai lần trực tiếp lãnh... phải chùa Hoa Yên có chùa Thiền Định, nơi vua Trần ngày xưa đọc kinh niệm Phật, còn bên trái là chùa Một Mái, nơi vua Trần đọc sách Sau lưng chùa Hoa Yên có chùa Phổ Đà Ngược lên đỉnh núi có chùa Bảo Sái, rồi lên cao nữa là chùa Vân Tiên Trong bài thơ Vân Tiên am vua Trần Anh Tông đã viết: Một tòa nhà sừng sững như chiếc lọng cao chạm mây, Cung điện thần tiên không chút trần tục Yên Tử! Yên Tử! đỉnh non... Chiến Núi Yên Tử (Quảng Ninh) ở nơi giáp giới với Hải Dương, Bắc Giang, là ngọn núi cao nhất miền đông bắc Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân Sơn Tương truyền, xưa kia, từ thời Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) có một đạo sĩ tên là Yên Kỳ Sinh từng làm nghề bán thuốc rong ở vùng ven biển, tới núi này tu hành, sau hóa thành đá! Do vậy mà từ ấy núi có tên gọi là "Yên Tử" Nhưng... ở đây Con đường từ cửa tò vò sau tháp Huệ Quang lên chùa Hoa Yên lát loại gạch vuông lớn, in hình hoa cúc Chùa Hoa Yên và các chùa chung quanh tạo nên quần thể kiến trúc chính của khu Yên Tử Thời Trần, chùa có tên gọi là Vân Yên Khoảng niên hiệu Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông ngự du thăm chùa, thấy hoa cỏ xanh tươi, nhà vua mới đổi tên là Hoa Yên Thiên nhiên đã phú cho chốn này một vẻ kỳ thú! Đứng ở hiên . Danh thắng Yên Tử với hai kỷ lục Phật giáo Việt Nam Bài và ảnh: Võ Văn Tường Núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, phía Tây thị xã. Nhân Tông với quy mô hoành tráng, trang nghiêm tại Khu danh thắng tâm linh quan trọng Yên Tử, Quảng Ninh. Mây Núi Yên Tử Đường lên Yên Tử Chùa Hoa Yên Thăm

Ngày đăng: 23/12/2013, 11:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan