Tài liệu CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT pdf

7 1.1K 3
Tài liệu CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1 – MODUL 1: KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào. Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Phân biệt các thuật ngữ: giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật dân sự; 2. Hãy xác định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005; 3. So sánh phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005; 4. Hãy cho biết vai trò của Bộ luật dân sự trong Hệ thống pháp luật Việt Nam và sự cần thiết của việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005; 5. Phân biệt các thuật ngữ: luật dân sự, ngành luật dân sự và môn luật dân sự; 6. Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005; 7. Hãy nêu các ngành luật (ngoài luật dân sự) có đối tượng điều chỉnh là quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân; 8. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hành chính; 9. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hỉnh sự; 10. Hãy nêu 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật khác; 11. Những dấu hiệu nào quyết định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự; 12. Nêu các đặc điểm của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự 13. Hãy nêu 5 ví dụ về quyền nhân thân của một tổ chức kinh tế; 14. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân gắn với tài sản; 15. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân không gắn với tài sản; 16. Phân biệt quan hệ nhân thân không gắn với tài sản với quan hệ nhân thân gắn với tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự; 17. Nêu các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự 18. Nêu các nguyên tắc cơ bản đặc trưng của luật dân sự; 19. So sánh nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005; 20. Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt; 21. Bằng những dấu hiệu nào để khẳng định A và B bình đẳng khi tham gia một quan hệ dân sự; 22. Hãy nêu các biện pháp bảo vệ khi quyền dân sự bị xâm phạm; 23. Phân biệt giữa các biện pháp bảo vệ quyền dân sự với các chế tài trong luật hành chính, hình sự; 24. Phân biệt phương pháp điều chỉnh của luật dân sự với phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính và luật hình sự; 25. Nêu cá́c yếu tố quyết định đến hiệu quả của áp dụng luật dân sự; 26. Nêu hậu quả pháp lý của việc áp dụng luật dân sự; 27. Phân biệt giữa áp dụng luật dân sự, áp dụng tương tự luật dân sự và áp dụng phong tục, tập quán; 28. Phân biệt thuật ngữ thiện chí với thuật ngữ trung thực trong nguyên tắc thiện chí, trung thực của luật dân sự; 29. Phân loại nguồn của luật dân sự. Hãy nêu ít nhất 15 văn bản pháp luật thuộc nguồn của luật dân sự có giải thích rõ tại sao nó là nguồn; 30. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự có nhiều văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh; 31. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự đã được qui định trong Bộ luật dân sự nhưng chưa được qui định cụ thể; 32. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự chưa được qui định trong Bộ luật dân sự; 33. Nêu 10 ví dụ phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự; 34. Xác định các điều kiện để một phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 2. Các quan hệ có đối tượng là tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 3. Quan hệ thu chi ngân sách nhà nước là quian hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 4. Trong một pháp nhân là cơ quan nhà nước không có quan hệ tài sản nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 5. Tài sản của Nhà nước không thể là đối tượng của các quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 6. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động là loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 7. Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân. 8. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc loại quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản; 9. A được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng 5 000 m2 đất nông nghiệp để trồng lúa trong thời hạn 20 năm. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 10. B được cơ quan chủ quản hóa giá căn hộ tập thể mà B đang ở và B có quyền sở hữu căn hộ đó. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 11. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự bình đẳng với nhau về tổ chức và tài sản, trừ các quan hệ có một bên là cơ quan nhà nước. 12. Trong tự nguyện có tự định đoạt. 13. Trong tự định đoạt có tự do thỏa thuận. 14. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự mà không phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác. 15. Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự trên lãnh thổ Việt Nam. 16. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có một bên chủ thể là công dân Việt Nam. 17. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có hai bên chủ thể là công dân Việt Nam. 18. Một quan hệ dân sự được qui định bởi nhiều văn bản qui phạm pháp luật thì ưu tiên áp dụng Bộ luật dân sự. 19. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự 20. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự là nguyên tắc đặc trưng của luật dân sự. 21. Nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự. 22. Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 23. Các chủ thể hoàn toàn có quyền định đoạt việc tham gia, chấm dứt quan hệ dân sự. 24. Các quan hệ dân sự phải được điều chỉnh bới Bộ luật dân sự. 25. Hai điều kiện cần và đủ để các chủ thể bình đẳng trong quan hệ dân sự là độc lập về tổ chức và tài sản. 26. Nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự cũng bình đẳng với các chủ thể khác, trừ khi pháp luật qui định khác. 27. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình đây là một hoạt động áp dụng Luật dân sự. 28. A và B xác lập một hợp đồng mua bán, theo đó B có quyền sở hữu tài sản do A bán. Đây là một trường hợp áp dụng Luật dân sự. 29. Các quan hệ liên quan đến bất động sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 30. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự. . CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1 – MODUL 1: KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất. dân sự, ngành luật dân sự và môn luật dân sự; 6. Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005; 7. Hãy nêu các ngành luật (ngoài luật dân sự) có đối tượng

Ngày đăng: 23/12/2013, 02:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan