Tài liệu GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM docx

5 1.3K 13
Tài liệu GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TS.KTS. Lê Trọng Bình Trưởng Khoa quản lý Đô thị. Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị 1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng Biến đổi khí hậu (BĐKH), với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng kèm theo nhiều hiện tượng thiên nhiên khác ảnh hưởng đến cuộc sống con người ở mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước ven biển như Việt Nam. Những ảnh hưởng của hiện tượng BĐKH trong thế kỷ XXI đã và đang được mọi quốc gia dự báo thông qua việc xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu trên cơ sở những biến động của khí hậu toàn cầu trong các thập kỷ gần đây. Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và nhiều quốc gia đã xây dựng và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cũng như đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp ứng phó cho toàn cầu và cho quốc gia. Ở Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng để công bố vào đầu năm 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu là cơ sở cho việc đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến các đối tượng khác nhau của tự nhiên, kinh tế - xã hội và xây dựng các chiến lược thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với các hoạt động KT-XH trong đó có Du lịch. Những tiêu chí đánh giá về BĐKH ở Việt Nam gồm nhiệt độ, mưa, bão và nước biển dâng. Một số dự báo tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam theo vùng, tiêu chí BĐKH trong thế ký XXI theo kịch bản Trung bình của Bộ TNMT (1) như sau: - Về nhiệt độ: Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở Đồng bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở Tây Nguyên và 2,0oC ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999; - Về chế độ mưa: vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. - Nước biển dâng: Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 0,5 - 1,4m vào năm 2100. Đối với Việt Nam, vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 30 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 74 đến 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999. 2 Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập đã được xây dựng cho đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh (Hình). Hình . Diện tích ngập cả nước (km2) ứng với nước biển dâng theo kịch bản cao (a) và trung bình (b) 2. Những ảnh hưởng của BĐKH đối với hoạt động du lịch khuvực biển đảo Việt Nam 2.1. Hiện tượng BĐKH khu vực ven biển nổi bật nhất là nước biển dâng, hậu quả của nước biển dâng là nhiều vùng ven biển nước ta sẽ bị ngập, bờ biển bị xâm thực, chế độ thủy văn, thủy lực trên từng địa bàn và trên cả đồng bằng sẽ có những thay đổi, khiến cho động thái bồi xói bờ sông, cù lao, cồn bãi, bồi lắng phù sa trên hệ thống sông chính và vùng cửa sông cũng thay đổi. Điều dó dẫn đến toàn bộ hệ thống điểm dân cư cùng với cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và cuộc sống của nhiều triệu người khu vực ven biển bị đe dọa nghiêm trọng. Đối với hoạt động du lịch cũng không ngoại lệ, thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vì lý do sau: - Biển và khu vực ven bờ là hệ sinh thái tổng hợp, là nơi tập trung nhiều nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Tại đây tập trung phần lớn tài nguyên du lịch của cả nước với hệ thống địa hình cảnh quan sông, biển, hang động và trên 3.000 hòn đảo; hệ sinh thái đầm phá, cửa sông, vùng ngập mặn, hệ thống các rừng đặc dụng, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rạn san hô; khoảng 250 bãi biển được điều tra, đánh giá có tiềm năng phát huy phục vụ du lịch. Bên cạnh đó còn có phần lớn nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và giàu bản sắc văn hoá truyền thống, có giá trị hấp dẫn du lịch 3 cao (với trên 1.000 trong tổng số 3.800 di tích được xếp hạng quốc gia, bao gồm 4 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới) (2) . - Tại đây còn tập trung phần lớn hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và dân cư của cả nước, khoảng 2/3 số cảng biển, sân bay, 1/6 tổng số đô thị, trung tâm dịch vụ; 5 trong 7 địa bàn du lịch trọng điểm, 3/4 các khu du lịch quốc gia, 1/3 các điểm du lịch quốc gia và 10 trong 11 đô thị du lịch của cả nước. - Về hoạt động kinh doanh du lịch, lượng khách, thu nhập và GDP du lịch khu vực biển đảo chiếm tỷ trọng cao so với cả nước: hàng năm thu hút khoảng 60% tổng số lượt khách quốc tế, 50% tổng số lượt khách du lịch nội địa, khoảng trên 50% tổng số cơ sở lưu trú, 65% tổng số lao động du lịch; thu nhập du lịch chiếm khoảng 60% tổng thu nhập xã hội từ du lịch của cả nước. 2.2. Những ảnh hưởng dễ nhận thấy từ BĐKH, nước biển dâng: - Tài nguyên du lịch bị suy thoái, biển đổi, mất mát về lượng cũng như về giá trị phục vụ du lịch. Điều này làm cho khả năng phát triển sản phẩm du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đương nhiên dẫn đến suy giảm tiền đề phát triển du lịch biể nđảo nói riêng và cả nước nói chung; - Quỹ đất phát triển các khu du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch liên quan bị thu hẹp, đặc biệt các khu du lịch duyên hải miền Trung trước nguy cơ sạt lở các dải đất ven biển; các khu du lịch rừng ngập mặn, du lịch sinh thái biển, - Hệ thống hạ tầng du lịch cùng chịu chung ảnh hưởng với hệ thống điểm dân cư, đô thị và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội khu vực ven biển; - Và nhiều hệ luỵ khác liên quan đến hoạt động du lịch tại khu vực này. 3. Một số giải pháp ứng phó với hiện trượng BĐKH, nước biển dâng trong quy hoạch phát triển du lịch khu vực biển đảo 3.1. Trước hết, cần quán triệt và cụ thể quan điểm và phương châm tổ chức triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đã được xác định tại Quyết định số 158/TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (CTMTQG), là: " việc ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân, cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu; phải được thực hiện trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói, giảm nghèo; có trọng tâm, trọng điểm; cần có giải pháp ứng phó 4 với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài; phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật ". 3.2. Phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường thực hiện lồng ghép điều tra, đánh giá và dự báo tác động của BĐKH, nước biển dâng đối với hệ thống tài nguyên du lịch theo kịch bản Trung bình đã được công bố: Hiện nay Bộ TNMT đang triển khai dự án "Quy hoạch tổng thể về khai thác, sử dụng biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", trong đó nội dung đánh giá tiềm năng du lịch biển đảo là một trong những nhiệm vụ chính. 3.3. Xác định cụ thể vùng, khu vực, địa điểm bị tác động của BĐKH và nước biển dâng làm cơ sở triển khai thực hiện đầu tư phát triển các khu du lịch du lịch, kết cấu hạ tầng du lịch và tổ chức kinh doanh du lịch phù hợp với điều kiện mới. 3.4. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch biển, đảo làm cơ sở đầu tư, phát triển sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kế cấu hạ tầng du lịch có hiệu quả với những nhiệm vụ cụ thể sau: 3.4.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận và hướng dẫn thực hiện quản lý quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các khu du lịch trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhiệm vụ này cần hoàn thành trong giai đoạn 2010-2011 theo Quyết định số 158/TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ; 3.4.2. Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý QHPT du lịch; quy hoạch xây dựng các khu du lịch; thiết kế, xây dựng các khu du lịch, công trình du lịch; bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch phù hợp với đặc thù khu vực biển, đảo phù hợp với điều kiện nước biển dâng. 3.4.3. Quán triệt nguyên tắc "bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng" của Quyết định 158/QĐ-TTg trong công tác QHPT du lịch. Theo đó, ở qui mô vùng, miền khu vực biển đảo, du lịch là một hoạt động ngành trong hoạt động KT-XH. Do đó, không cần thiết phải lập QHPT du lịch riêng ứng phó với BĐKH đối với các địa bàn biển đảo, mà theo giải pháp sau: - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch các địa phương, các vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, khu du lịch quốc gia vùng ven biển, đảo, trong đó ưu tiên các khu, điểm du lịch theo vùng bị tác động nặng nhất của BĐKH, biển dâng như sau (theo kịch bản nêu trên của Bộ TNMT) gồm: vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh - Ninh Bình), vùng biển và ven biển 5 Bc Trung B, Duyờn hi Trung B, vựng bin v ven bin ụng Nam B, Tõy Nam B. - Nghiờn cu, lng ghộp ni dung phỏt trin du lch khu vc bin o trong d ỏn "Quy hoch tng th v khai thỏc, s dng bin v hi o Vit Nam n nm 2020, nh hng n nm 2030", gm: + xut cỏc nguyờn tc, quan im, gii phỏp i vi cụng tỏc Quy hoch phỏt trin du lch trờn a bn theo cỏc phng ỏn mc nc bin dõng; + D bỏo, phõn b, xỏc nh cỏc khu du lch, h thng cụng trỡnh kt cu h tng du lch, mt s ch tiờu phỏt trin du lch v ti nguyờn, t ai, cỏc ch tiờu liờn quan khỏc i vi cỏc vựng b e da do bin dõng. 4. Kt lun Vic tỡm kim gii phỏp ng phú vi bin i khớ hu l nhim v ca "ton h thng chớnh tr, ca ton xó hi, ca cỏc cp, cỏc ngnh, cỏc t chc, mi ngi dõn, " nh ó c xỏc nh ti Quyt nh s 158/Q-TTg. i vi cụng tỏc phỏt trin du lch khu vc bin o nc ta thỡ nhim v xõy dng gii phỏp ng phú vi nc bin dõng cú ý ngha quan trng v cp bỏch hn bao gi ht, cn c trin khai thc hin, va thc hin Nghị quyết số 09/NQ- TW ngày 09/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 l phát triển du lịch biển, đảo đạt vị trí thứ 4 trong 5 ngành mũi nhọn của kinh tế biển vào năm 2020, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực; bảo đảm: "phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh "./. Ti liu tham kho 1. Kch bn bin i khớ hu, nc bin dõng- B Ti nguyờn v Mụi trng thỏng 4/2009; 2. D ỏn iu tra c bn ti nguyờn du lch nm 2006 v 2007 -Vin NCPT Du lch. 3. Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 09/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Ghi chỳ: (1) Bỏo cỏo "Kch bn bin i khớ hu, nc bin dõng- B Ti nguyờn v Mụi trng thỏng 4/2009"; (2) Bỏo cỏo D ỏn iu tra c bn ti nguyờn du lch nm 2006 v 2007 - Vin NCPT Du lch. . 1 GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TS.KTS. Lê Trọng. hoạt động du lịch tại khu vực này. 3. Một số giải pháp ứng phó với hiện trượng BĐKH, nước biển dâng trong quy hoạch phát triển du lịch khu vực biển đảo 3.1.

Ngày đăng: 22/12/2013, 18:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan