Tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội doc

60 433 0
Tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội V¨n ThÞ Phóc Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1: 3 Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và kế toán cho vay trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 3 I/ Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế 3 1) Khái niệm tín dụng ngân hàng 3 2) Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế 4 II/ Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong việc cấp tín dụng cho nền kinh tế 9 1) Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán ngân hàng .9 1.1)Khái niệm 9 1.2)Vai trò 9 1.3)Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng 11 2/Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay 12 2.1)Khái niệm 12 2.2)Vai trò của kế toán cho vay 12 2.3)Nhiệm vụ của kế toán cho vay 14 III/Các phương thức cho vay và quy trình hạch toán các phương thức cho vay chủ yếu 15 1/Các phương thức cho vay .15 1.1) Phương thức cho vay từng lần: 16 1.2) Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng .17 2/ Chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay .19 2.1) Chứng từ trong kế toán cho vay .19 2.2) Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay 21 3/ Quy trình hạch toán các phương thức cho vay chủ yếu 22 3.1)Hạch toán phương thức cho vay từng lần 22 3.2) Hạch toán phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng .23 3.3/ Hạch toán các phương thức cho vay khác .24 Chương II: thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa-hà nội .25 I/ Đặc điểm hoạt động kinh dOAnh của ngân hàng công thương đống đa- hà nội 25 1/ Khái quát môi trường kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội 25 2/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội 27 2.1/ Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội 27 V¨n ThÞ Phóc Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 2.2/ Kết quả kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng công thương Đống Đa- Hà Nội 30 2.2.1/ Về hoạt động huy động vốn .31 2.2.2/ Về hoạt động sử dụng vốn 34 2.2.3/ Về công tác kế toán và thanh toán .37 2.2.4/ Về kết quả tài chính 38 2.2.5/ Về các mặt hoạt động khác 39 II/ Thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng công thương đống đa- hà nội 41 1/Tài khoản và chứng từ sử dụng 41 1.1/Tài khoản sử dụng 41 1.2/ Chứng từ sử dụng 41 2/Về điều kiện cho vay 42 3/ Về thời hạn cho vay 43 4/Về lãi suất cho vay: 43 5/Về thủ tục và hồ sơ cho vay 45 6/ Về quy trình hạch toán: .46 6.1/ Kế toán giai đoạn cho vay .46 6.2/Kế toán giai đoạn thu nợ: 47 6.3/ Kế toán giai đoạn gia hạn nợ: 47 6.4/ Kế toán chuyển nợ quá hạn 47 6.5/ Kế toán thu lãi cho vay: 49 6.6/ Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng 49 7/Về lưu giữ và quản lý hồ sơ vay: 50 III/ Đánh giá nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng công thương đống đa- hà nội .50 1/Kết quả đạt được 50 2/Những hạn chế và tồn tại 52 Chương III: một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng công thương đống đa-hà nội .54 I/ Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương đống đa- hà nội 54 II/ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội 56 1/Giải pháp chung 56 2/Giải pháp nhằm củng cố công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng Công thương Đống Đa-Hà Nội 58 III/Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng Công thương đống Đa- hà nội .60 V¨n ThÞ Phóc Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 1/Những kiến nghị chung 60 2/ Những kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng Công thương Đống Đa – Hà Nội .62 Kết luận .65 Tài liệu tham khảo 67 V¨n ThÞ Phóc Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Lời mở đầu Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại có tác động sâu sắc đối với đời sống kinh tế- xã hội Trong các nước phát triển hầu như không có công dân nào không có quan hệ với ngân hàng Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động và dịch vụ của ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng ngỏ ngách của nền kinh tế và đời sống của con người Mọi công dân đều chịu tác động của ngân hàng dù họ là khách hàng gửi tiền, một người vay tiền hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng Từ lâu ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính quen thuộc, song cho đến nay ở Việt Nam Ngân hàng thương mại vẫn còn là phạm trù còn được ít người biết đến, là một khái niệm chứa đầy bí ẩn chưa được khám phá So với lịch sử phát triển hàng trăm năm của các Ngân hàng thương mại trên thế giới thì quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại Việt Nam là ngắn ngủi nhưng không phải vì thế mà nó mất đi vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành ngân hàng ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng hàng đầu của mình đối với sự phát triển của đất nước Thực tế những năm qua, trong sự đổi mới của bộ mặt đất nước hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng được coi không chỉ là điều kiện mà còn là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới Để đạt được điều đó là do có sự đóng góp một phần không nhỏ của kế toán ngân hàng và kế toán ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết, tổ chức tốt công tác kế toán ngân hàng là đòn bẩy không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo ra một hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, có hiệu quả nhờ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển Có thể nói vai trò của kế toán ngân hàng là không thể thiếu được trong việc phục vụ cho việc chỉ đạo các mặt nghiệp vụ ngân hàng và chỉ đạo hoạt động của nền kinh tế Trong đó kế toán cho vay là một mảng vô cùng quan trọng bởi vì chúng ta đều biết nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, nó là cơ sở, là nền tảng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng, đồng thời vừa là công cụ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Nhận thức được vị trí và vai trò vô cùng quan trọng của công tác kế toán cho vay, trong những năm gần đây các ngân hàng đã chú trọng đến việc cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và thuận tiện cho việc V¨n ThÞ Phóc Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp quản lý của ngân hàng Tuy nhiên, kế toán cho vay là một khâu rất phức tạp cho nên vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại chưa được hoàn thiện Sau thời gian học tập và nghiên cứu thực tế tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội, em đã mạnh dạn lựa chọn và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội" Do tính chất phức tạp của nghiệp vụ, thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu thu thập chưa thực sự đầy đủ, sự hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, cán bộ ngân hàng và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Học viện Ngân hàng và các cán bộ ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội đã cung cấp những tài liệu cần thiết và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này Hà Nội, ngày 15/04/2004 Sinh viên thực hiện: Văn Thị Phúc Chương I Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và kế toán cho vay trong hoạt động kinh doanh ngân hàng I/ Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế 1)Khái niệm tín dụng ngân hàng Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, xuất phát từ nhu cầu cho vay và đi vay của những người thiếu vốn và những người thừa vốn trong cùng một thời điểm đã hình thành nên quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội và trên cơ sở đó hoạt động tín dụng ra đời Thuật ngữ "Tín dụng" xuất phát từ gốc Latinh Creditium có nghĩa là một sự tin tưởng tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lòng tin Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở coa hoàn trả cả gốc và lãi Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Theo quan điểm này, phạm trù tín dụng có ba nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả V¨n ThÞ Phóc Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng đựơc biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá Quá trình đó thể hiện qua ba giai đoạn sau: -Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay, ở giai đoạn này giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một bên nhận giá trị và cũng chỉ có một bên nhượng đi giá trị -Thứ hai: sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất Người đi vay sau khi nhận được vốn tín dụng, họ được chuyển sử dụng giá trị đó để thoã mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình Tuy nhiên người đi vay chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định mà không được quyền sở hữu giá trị đó -Thứ ba: đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thanh một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay Những hành vi tín dụng có thể được diễn ra trực tiếp giữa người thừa vốn cần đầu tư với người cần vốn để sử dụng.Nhưng thực tế hai người này khó có thể phù hợp với nhau về quy mô, về thời gian nhàn rỗi và thời gian sử dụng vốn; hoặc cũng có thể phù hợp được thì phải tốn kém chi phí tìm kiếm, nên để thoã được nhu cầu của hai người thì cần thiết phải có một người thứ ba đứng ra tập trung được tất cả số vốn của những người tạm thời thừa, cần đầu tư kiếm lãi.Trên cơ sở số vốn tập trung được phân phối cho những người cần vốn để sử dụng dưới hình thức cho vay Người đó không ai khác chính là tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là các Ngân hàng thương mại- người môi giới tài chính trên thị trường tài chính Việc các Ngân hàng thương mại tập trung vốn dưới hình thức huy động và phân phối vốn dưới hình thức cho vay gọi là tín dụng ngân hàng Thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng trong nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại đã góp phần không nhỏ để giải quyết thoả đáng những băn khoăn của người có vốn và đáp ứng tốt mọi nhu cầu của người cần vốn V¨n ThÞ Phóc Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 2) Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Vì vậy ngân hàng là ngành kinh tế chủ chốt quan trọng, chi phối và có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác Nhận thức được vị trí và vai trò của mình, các Ngân hàng thương mại ở nước ta đang từng bước khẳng định sự lớn mạnh của mình trong mọi phương diện hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân 2.1) Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế Trong nền kinh tế thường xuyên có một số các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được tách ra khỏi quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp như: tiền khấu hao tài sản cố định để tái tạo lại tài sản cố định nhưng chưa mua vì có sự chênh lệch về thời gian giữa việc bán sản phẩm và việc mua nguyên vật liệu; tiền trả lương cho người lao động nhưng chưa đến hạn trả; khoản tiền tích luỹ để tái sản xuất mở rộng nhưng chưa đủ điều kiện để đầu tư Các khoản tiền tệ trên đây luôn được các doanh nghiệp tìm cách đầu tư kiếm lời Ngoài ra còn có các khoản tiền để dành của dân cư, khi chưa có nhu cầu sử dụng, họ cũng muốn đầu tư để kiếm lời Tất cả tạo thành nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế Trong khi đó có một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình; một số cá nhân trong xã hội cần vốn để cải thiện sinh hoạt hoặc đối phó với những rủi ro trong cuộc sống; Ngân sách Nhà nước bị thâm hụt, Nhà nước cần vốn để bù đắp sự thâm hụt đó đảm bảo cân đối thu chi cho nền kinh tế Như vậy, ta thẩy trong xã hội luôn có một số người thừa vốn cần đầu tư và một số người thiếu vốn muốn đi vay Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau, hoặc có thể gặp nhau thì chi phí rất cao và không kịp thời Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đã thoả mãn những lo lắng của những người có vốn và đáp ứng nhu cầu của người cần vốn, có nghĩa là các ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế Hay nói cách khác: "tín dụng ngân hàng là chiếc cầu nối để những người có vốn và những người cần vốn gặp nhau" 2.2)Tín dụng ngân hàng là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà vốn trong nền kinh tế V¨n ThÞ Phóc Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Như trên đã trình bày, thông qua hoạt động "đi vay để cho vay" tín dụng ngân hàng đã làm nhiệm vụ đưa vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu Điều này được thể hiện ở việc tín dụng thu hút các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân để cho vay đầu tư phát triển kinh tế Bằng các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú cúng với việc thoả mãn thích đáng nhu cầu lợi ích, nhu cầu tiền đột xuất của người gửi tiên fma các Ngân hàng thương mại đã thu hút được hầu hết các nguồn tiền nhàn rỗi dù là rất nhỏ từ trong dân chúng tập trung về tay mình và từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng tăng của nền kinh tế, hay nói cách khác hoạt động tín dụng đã làm nhiệm vụ thông đòng để vốn chảy từ nơi thừa đến nơi thiếu thông qua việc thực hiện hoạt động đi vay và cho vay Nhờ đó đã góp phần cung ứng và điều hoà vốn trong từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, tạo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách trôi chảy đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cố định, vốn lưu động, bổ sung tăng cường củng cố tài sản cố định làm cho quá trình sản xuất được tuần hoàn, thúc đẩy sản xuất lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ trong xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triền bền vững Vì vậy có thể nói tín dụng ngân hàng là công cụ mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà vốn trong nền kinh tế 2.3) Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy, củng cố chế độ hạch toán kế toán Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở có hoàn trả và có lợi tức (gốc+lãi) Ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi thành phần kinh tế và cho vay khi họ tạm thời thiếu vốn Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng ngoài việc được cung ứng vốn một cách kịp thời đầy đủ còn được ngân hàng hỗ trợ trong quá trình sử dụng vốn thông qua những ý kiến tư vấn khi lập phương án sản xuất kinh doanh hoặc chọn đối tác ký kết hợp đồng Mặt khác, trong khi sử dụng vốn vay, khách hàng có quan hệ ràng buộc với ngân hàng bởi trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả nhất, giảm thiểu chi phí, tăng vòng quay của vốn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp, đồng thời tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng.Muốn vậy các doanh nghiệp phải tự vươn lên thông qua các hoạt động của mình mà một trong các hoạt động khá quan trọng là việc hạch toán kế toán nhằm giám sát mọi hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Như vậy thông qua hoạt động tín dụng mà cụ thể là cho vay, ngân hàng có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh V¨n ThÞ Phóc Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp nghiệp làm cho người vay càng có ý thức hơn trong cơ chế quản lý tài chính, quản lý đồng vốn, qua đó tăng cường củng cố chế độ hạch toán kế toán thêm vững chắc 2.4)Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá, luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện hoạt động cho vay và ngược lại sẽ giảm xuống khi thực hiện hoạt động thu nợ, do đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh tế Ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng để làm thay đổi khối lượng tiền vay, từ đó điều tiết được khối lượng tiền trong nền kinh tế và kiểm soát được lạm phát, bởi vì tín dụng ngân hàng khi điều tiết được khối lượng tiền tức là khống chế được khối lượng tiền cần thiết cho nhu cầu trao đổi và lưu thông hàng hoá, nhờ kiểm soát được giá cả Hay nói cách khác ,việc đưa tiền vào lưu thông qua tín dụng ngân hàng là con đường hữu hiệu nhất bởi vì khối lượng tiền này đã được đảm bảo bằng một lượng giá trị vật tư hàng hoá và tránh được lạm phát tiền tệ Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý vĩ mô đối với các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, có nhiệm vụ kiểm tra, khảo sát mọi hoạt động của các tổ chức này nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động an toàn và có hiệu quả Thông qua hoạt động tín dụng các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng trung ương có thể biết được phạm vi, phương hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư vào cá ngành kinh tế từ đó có chính sách tiền tệ thích hợp Nếu nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng, hiệu quả đầu tư vào cá ngành trong nền kinh tế cao thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tức là bơm thêm tiền vào lưu thông Ngược lại, nếu nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tức là rút bớt tiền từ lưu thông về Như vậy bằng các công cụ như hạn mức tín dụng, lãi suất tín dụng Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát, điều tiết lưu thông tiền tệ đảm bảo khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông nhằm ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển 2.5) Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước Mỗi một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình thì không thể chỉ dựa vào tiềm năng của đất nước mà còn phải mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài, tham gia vào nền kinh tế thế giới, bởi lẽ không có một nước nào lại có thể hội tụ đầy đủ các tiềm năng để phát triển kinh tế mọi mặt, mà các nước đều chỉ có lợi thế so sánh của mình, do đó nó thường phát sinh quan hệ vay mượn lẫn nhau mà chủ yếu là vốn đầu tư Vì vậy, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau Thông qua các hình thức như nhận uỷ thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hoá xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi tín dụng ngân hàng đã trực V¨n ThÞ Phóc ... tế chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà Nội, em mạnh dạn lựa chọn hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: "Một số giải pháp nhằm hồn thiện nghiệp vụ kế tốn cho vay chi nhánh Ngân hàng Công thương. .. củng cố cơng tác kế tốn cho vay Ngân hàng Công thương Đống Đa -Hà Nội 58 III /Một số kiến nghị nhằm hồn thiện nghiệp vụ kế tốn cho vay ngân hàng Công thương đống Đa- hà nội ... III: số giải pháp nhằm hồn thiện nghiệp vụ kế tốn cho vay chi nhánh Ngân hàng công thương đống đa- hà nội .54 I/ Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh chi nhánh ngân hàng công thương đống

Ngày đăng: 22/12/2013, 17:15

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tỡnh hỡnh huy động vốn tại Ngõn hàng Cụng thương Đống ĐaHà Nội. - Tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội doc

Bảng 1.

Tỡnh hỡnh huy động vốn tại Ngõn hàng Cụng thương Đống ĐaHà Nội Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2: Vốn điều chuyển đi của Ngõn hàng Cụng thương Đống ĐaHà Nội. - Tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội doc

Bảng 2.

Vốn điều chuyển đi của Ngõn hàng Cụng thương Đống ĐaHà Nội Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 3: Tỡnh hỡnh sử dụng vốn của Ngõn hàng Cụng thương Đống ĐaHà Nội. - Tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội doc

Bảng 3.

Tỡnh hỡnh sử dụng vốn của Ngõn hàng Cụng thương Đống ĐaHà Nội Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 4: Kết quả tài chớnh của Ngõn hàng Cụng thương Đống ĐaHà Nội - Tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội doc

Bảng 4.

Kết quả tài chớnh của Ngõn hàng Cụng thương Đống ĐaHà Nội Xem tại trang 34 của tài liệu.
+Bảng cõn đối kế toỏn, bảng tổng kết tài sản, kết quả hoạt đụng kinh doanh kỳ trước. - Tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội doc

Bảng c.

õn đối kế toỏn, bảng tổng kết tài sản, kết quả hoạt đụng kinh doanh kỳ trước Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 6: Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn tại Ngõn hàng Cụng thương Đống ĐaHà Nội. - Tài liệu Đồ án tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - Hà Nội doc

Bảng 6.

Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn tại Ngõn hàng Cụng thương Đống ĐaHà Nội Xem tại trang 42 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan