Tinh thần dân tộc của hồng đức quốc âm thi tập

61 1.3K 6
Tinh thần dân tộc của hồng đức quốc âm thi tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn ---------------------- đề tài: tinh thần dân tộc của hồng đức quốc âm thi tập Giáo viên hớng dẫn: TS. Phạm Tuấn Vũ Sinh viên thực hiện: tạ thị thơng vì Lớp: 43E3- Ngữ Văn Vinh, tháng 5-2007 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi đã nhận đợc sự chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy giáo hớng dẫn Phạm Tuấn Vũ, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, tới các thầy cô giáo và các bạn. Vinh, tháng 5 năm 2007 Sinh viên Tạ Thị Thơng Vì 2 Mục lục Trang Phần I. Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 1 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Phơng pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục của khoá luận 3 Phần II. Nội dung chính 4 Chơng 1. Tinh thần dân tộc thể hiện qua thơ vịnh sử 4 1.1. Thơ vịnh sử-một thể loại đặc trng trong văn học trung đại 4 1.2. Tinh thần dân tộc trong Hồng Đức quốc âm thi tập qua thơ vịnh sử 6 Chơng 2. Tinh thần dân tộc thể hiện qua thơ viết về phong cảnh đất nớc 18 2.1. Đề tài phong cảnh 18 2.2. Thể hiện truyền thống yêu nớc và lòng tự hào dân tộc 25 Chơng 3. Tinh thần dân tộc thể hiện qua sử dụng ngôn ngữ nớc nhà 39 3.1. Sự kế thừa các từ ngữ Hán Việt 39 3.2. Sự tiếp thu nền văn học dân gian 41 3.3. Về phơng diện từ vựng 43 3.4. Về phơng diện cấu tạo từ 44 3.5. Sử dụng nghệ thuật thơ Nôm 49 Phần III. Kết luận 57 Tài liệu tham khảo 58 3 Mở Đầu I . Lí do chọn đề tài. 1. Thời Lê Thánh Tông là thời kỳ cực thịnh của nhà Lê cũng là thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam mà một giá trị nổi bật nhất là tinh thần dân tộc. Nghiên cứu đề tài này sẽ thấy đợc tinh thần dân tộc trong thời ấy đã thể hiện nh thế nào trong tập thơ quy mô này. 2. Nghiên cứu đề tài nhằm nhận thức đợc những biểu hiện mới của tinh thần dân tộc trong văn học thế kỷ XV. 3. Nghiên cứu tinh thần dân tộc của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập giúp ta có thêm cơ sở để xác định vị trí của nó trong dòng mạch thơ ca trung đại. II. Lịch sử nghiên cứu Lê Thánh Tông có nhân sinh quan tích cực lo nớc, thơng dân, lại có biệt tài về văn chơng. Ông đã nhận thức rõ tác dụng của văn chơng trong chừng mực biết sử dụng văn chơng nh một công cụ phục vụ cho sự nghiệp dựng nớc và giữ nớc. Với quan niệm đó, nhà vua chơi thơ bằng nghệ thuật xớng hoạ, vừa để giáo dục ý thức nói trên cho con cái cũng nh quan lại thân tín vừa để giải trí một cách thanh tao bổ ích. Đó chính là nét khác biệt của Lê Thánh Tông so với các vị vua khác. Nh chúng ta biết thì Hồng Đức quốc âm thi tập là một tập thơ của rất nhiều tác giả không ghi tên mà các tác giả ở đây là các tác giả thời Hồng Đức, có thể chủ yếu là các hội viên hội Tao đàn, đứng đầu là nhà thơ Lê Thánh Tông. Từ trớc đến nay, có khá nhiều ngời nghiên cứu về thơ Lê Thánh Tông nhng ít ngời đề cập đến tinh thần dân tộc trong thơ ông. Nếu chỉ là một số nhận định mang tính chất khái quát chứ cha đi vào nghiên cứu sâu. Trên tạp chí Văn học số 8-1997, trong bài Cảm hứng dân tộc và cảm hứng nhân văn qua thơ nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông PGS. Bùi Duy Dân đề cập đến một vấn đề về vấn đề dân tộc trong thơ Lê Thánh Tông. Ông 4 khẳng định rằng Chỉ đến thời Lê Thánh Tông mới xuất hiện lối thơ vịnh Nam sử và viết bằng chữ Nôm của chính nhà vua. Lê Thánh Tông là ngời đầu tiên dùng chữ Nôm vịnh nhân vật lịch sử dân tộc mở đờng cho sự xuất hiện một lối thơ rất độc đáo và rất phong phú về cảm hứng dân tộc, cảm hứng nhân văn trong văn học Trung Đại Việt Nam. Và "Cái mới của Lê Thánh Tông so với các tác giả khác ở chỗ ông đã biết kết hợp hài hòa hơn tinh thân thần dân tộctinh thần Nho giáo, trong việc xác định tiêu chí cái đẹp có tính lịch sử cho thơ vịnh sử. Thơ vịnh sử của ông đầy cảm hứng dân tộc, cảm hứng nhân văn cảm hứng lịch sử, và luôn có khả năng trở thành những bài ca yêu nớc và tự hào về nền văn hiến dân tộc" [9; 30]. Trên tạp chí Văn học số 1- 1993, Nguyễn Duy Quý có bài viết nhan đề Lê Thánh Tông nhà chính trị tài năng , nhà văn hóa lớn" khẳng định "Giá trị chính của thơ văn Lê Thánh Tông về cơ bản vẫn là một giá trị nằm trong hệ giá trị truyền thống từng đóng vai trò chủ đạo và xuyên suốt các dòng chính của lịch sử Việt Nam:Sự nhận thức và kiếm tìm mọi vẻ đẹp hình thức biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa yêu nớc ,của tinh thần dân tộc của những tình cảm gắn bó đến quên mình vì lẽ tồn vong của cả một cộng đồng [6; 6]. Và niềm tự hào về một đất nớc tơi đẹp, hùng vĩ , có núi sông cơng vực phân định rõ rệt từ xa, có hào kiệt anh hùng nối nhau làm nên lịch sử, có truyền thống văn hiến đã mấy ngìn đời, có phong tục tập quán riêng, lại có cả một thứ văn tự dân tộc để có thể viết văn làm thơ đấy là những nét lớn toát ra từ thơ văn Lê Thánh Tông [6; 6]. Cha có một công trình nghiên cứu đầy đủ về tinh thần dân tộc trong thơ Nôm nói chung và trong Hồng Đức quốc âm thi tập nói riêng.Trong luận văn này,chúng tôi đi vào tìm trên cơ sở phân tích các bài thơ để thấy đợc tinh thần dân tộc Hồng Đức quốc âm thi tập. Để hiểu đúng về tinh thần dân tộc trong Hồng Đức quốc âm thi tập chúng tôi đi tìm hiểu về Tính dân tộc trong văn học, tìm hiểu sự biểu hiện của nó trong văn học Việt Nam trung đại trên cơ sở Hồng Đức quốc âm thi 5 tập và các tài liệu có liên quan nh: Thơ văn Lê Thánh Tông ,Lê Thánh Tông Nguyễn Bỉnh Khiêm , Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông Để từ đó thấy đợc rằng tinh thần dân tộc trong Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ là sự thể hiện của một con ngời có nhân sinh quan đáng quý mà còn phản ánh cả đời sống chính trị văn hóa thế kỷ XV. III. Mục đích nghiên cứu 1. Làm rõ inh thần dân tộc thể hiện qua thơ vịnh sử. 2. Tinh thần dân tộc thể hiện qua thơ viết về phong cảnh đất nớc. 3. Tinh thần dân tộc thể hiện qua sử dụng ngôn ngữ nớc nhà. IV. Phơng pháp nghiên cứu Với đề tài này, trong khoá luận chúng tôi sử dụng phơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh. - Thống kê số bài thơ vịnh sử của Lê Thánh Tông và hội Tao đàn. Đồng thời tổng hợp, phân tích những biểu hiện của tinh thần dân tộc ở thơ miêu tả thiên nhiên đất nớc và nghiên cứu việc sử dụng tiêng Việt trong sáng tạo thơ. - So sánh tinh thần dân tộc trong Hồng Đức quốc âm thi tập với thơ văn trớc và sau nó. V. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn trình bày trong 3 chơng: Chơng I: Tinh thần dân tộc thể hiện qua thơ vịnh sử. Chơng II: Tinh thần dân tộc thể hiện qua thơ viết về phong cảnh đất n- ớc. Chơng III: Tinh thần dân tộc thể hiẹn qua sử dụng ngôn ngữ nớc nhà. 6 Phần 2: Nội dung chính Chơng I Tinh thần dân tộc thể hiện qua thơ vịnh sử 1.1. Thơ vịnh sử- một thể loại đặc trng trong văn học trung đại 1.1.1. Khái quát chung về thơ vịnh sử Thơ vịnh sử đợc nhiều học giả Trung Quốc cho rằng khởi nguồn là hàng chục bài của phần Đại Nhã sách Kinh Thi, dẫu cho những bài thơ ấy cha hề lấy tên là thơ vịnh sử. Thơ vịnh sử thời cổ xa Trung Quốc vẫn cha có nhiều chuyên gia kiệt tác. Trong di sản văn học Hán Nôm thời trung đại, có một loại thơ mang tên là thơ vịnh sử. Loại thơ này cha có một công trình nào nghiên cứu sâu rộng, có hệ thống tơng ứng với giá trị đích thực vốn có của nó. Từ đó, nguồn cảm thi ca một vùng huyền tích, danh nhân, nguyên khí quốc gia, cha đến với đông đảo độc giả . Thơ vịnh sử có những bài vịnh Bắc sử, tức đề vịnh nhân vật, sự kiện, di tích lích sửTrung Quốc có những bài vịnh Nam sử, tức đề vịnh nhân vật, di tích lịch sử Việt Nam, hầu hết đợc viết bằng chữ Hán, song cũng có một số ít bài đợc viết bằng chữ Nôm. Thơ vịnh sử, về tính chất thể tài thì trớc hết là thơ. Thơ ở đây có thể là cổ thể, là Đờng thi, lời có thể là ngũ ngôn, là thất ngôn, câu có thể là bát cú, là tuyệt cú là trờng thiên. Vịnh là để cho lời thơ sâu rộng, dồi đao ý nghĩa, hay, đẹp, nghiêm cẩn và thờng có ngụ ý. Sử là đối tợng ngâm vịnh bao gồm nhân vật, sự kiện, di tích lích sử có độ giãn cách nhất định với thời gian sống của tác giả. Thơ vịnh sử, về dạng thức thể tài cũng giống nh thơ vịnh vật, thiên nhiên. Nh vậy thơ vịnh sử là thơ vịnh nhân vật, sự kiện, di tích lịch sửđể ngôn chí, khiển hoài với ngụ ý chặt chẽ nhằm nêu gơng lịch sử để giáo hoá ngời đời. 7 1.1.2. Thơ vịnh sử ở Việt Nam ở Việt Nam, thơ vịnh sử thời trung đại cha đợc khảo cứu,giới thiệu bài bản và hệ thống nh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một số học giả cũng đã làm đợc không ít việc xung quanh văn bản và giá trị thể tài thơ vịnh sử. Đặng Minh Khiêm trong Việt giám vịnh sử tập khẳng định Làm thơ vịnh sử chủ yếu là để gửi gắm cái ý chê khen (Tựa.). Hà Nhậm Đại khi viết Khiếu vịnh thi tập cũng nhấn mạnh Tôi bình sinh học vấn nông cạn, thấy sự tích Triều Lê đáng làm khuyên răn,vì thế mà su tập một số sự kiện chân thực làm thành một quyển thơ để cho tiện việc xem xét,duyệt đọc (Tựa). Vua Tự Đức, qua thi phẩm vịnh sử của mình,muốn nêu cao tấm gơng lịch sử để giáo hoá quân, thần, sĩ, nữ đời sau: Ta truyền cho bề tôi ở nội các chép lại ,rồi cho khắc bản ấn hành hầu làm sáng tỏ cái chí của ta muốn để lại tấm gơng thành bại xa nay (Tựa). Thơ vịnh sử là một bộ phận hợp thành của thơ ca trung đại, nên hầu hết những sách tuyển thơ ca trung đại ,đều có thơ vịnh sử. Ngoài ra còn có một vài tập thơ vịnh sử đợc xuất bản riêng Tuy nhiên, trải qua nhiều quá trình nghiên cứu, bình luận của các tác giả Việt Nam về thơ vịnh sử, đã làm rõ đợc tính đặc trng của nó trong dòng thơ văn học Trung đại. Cho tới nay, tập văn học Việt Nam thế kỷ X- Nữa đầu thế kỷ XIII của Đinh Gia Khánh Bùi Duy Tân Mai Cao Cơng viết nhiều trang nhất về thơ vịnh sử . Chẳng hạn, đây là đoạn thơ viết về thơ vịnh sử Thơ vịnh sử là loại thơ vịnh chuyện cũ,ngời xa, làm thơ vịnh sử là chủ yếu gửi gắm cái ý khen chê. Cũng nh các thể tài khác, thơ vịnh sử đợc sáng tác theo những quan niệm truyền thống, trong đó nổi bật là tính chất sùng cổ và tính chất chính thống theo quan điểm truyền thống. Hoặc về nội dung: Nét nổi bật trong thơ vịnh sử là niềm tự hào về lịch sử quang vinh và phẩm chất cao quý của dân tộc. Tác giả thơ vịnh sử thờng ca tụng những nhân vật có công ích với dân tộc ,với nhân dân. có khi thì nịnh về các anh hùng dân tộc, những tớng lĩnh có công đuổi giặc giữ nớc [8; 8]. Thơ vịnh sử, hằng 8 số giá trị của nó chính là Tâm thức suy tôn danh nhân lịch sử văn hoá đất n- ớc [8; 18]. Thơ vịnh sử từ quan niệm thẩm mỹ đến diễn trình phát triển, từ diện mạo, tính chất đến thi pháp sáng tạo đều có những dị biệt so với nhiều thể tài thi ca khác cùng thời. Vì vậy, khi viết lịch sử văn học phải coi đây là một thể loại đặc trng trong văn học Trung đại mới khách quan, khoa học và thuyết phục. 1.2. Tinh thần dân tộc của Hồng Đức quốc âm thi tập qua thơ vịnh sử 1.2.1. Đề tài của các bài thơ Hồng Đức quốc âm thi tập có 328 bài. Phần Nhân đạo môn gồm 46 bài, phần này thể hiện rõ nhất về nội dung thơ vịnh sử. Mở đầu là bài Tự thuật của Lê ThánhTông: Lòng vì thiên hạ những sơ âu. Thay việc trời giám trễ đâu. Trống dời canh còn đọc sách Chiêng xế bóng chửa thôi chầu. Nhân khi cơ biến xem ngời biết Chứa thuở kinh quyền xét lẽ mầu. Mựa biểu áo vàng chăng có việc. Đã muôn sự nhiệm trớc vào tâu. Đây là bài thơ rất hay thể hiện tấm lòng của nhà thơ, nói lên khá đầy đủ công việc hằng ngày của một ông Vua chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nớc, nhân dân .Có thể nói đó là hiệ tợng rất hiếm thấy trong thơ ca vua chúa ngày xa. Bởi bài thơ không hề có điển tích . Nhiều từ chữ Hán- Việt giản dị , hàm súc, từ thơ vừa thân thuộc vừa mới lạ thể hiện rất rõ phong cách thơ Lê Thánh Tông . Những bài vịnh các nhân vật lịch sử Trung Quốc nh: Hán Cao Tổ, Hạng Vũ, Hán Tam Kiệt : Hay một số bài vịnh theo truyền thuyết Trung Quốc nh: Tô vũ chăn dê, Lu nguyễn nhập thiên thai, Chiêu Quân xuất tái 9 là những bài thơ Nôm vịnh bắc sử cổ nhất còn lại . Ông Bùi Duy Dân đã cho rằng Đây chắc không phải là thơ Lê Thánh Tông. Nhng vì những bài thơ đó vẫn nằm trong tập Hồng Đức quốc âm thi tập nên chúng tôi vẫn xem xét chúng. Những nhân vật lịch sử trên đều là những nhân vật để lại những dấu ấn trong lịch sử Trung Quốc. Đặc biệt, với một số bài thơ vịnh về nhân vật trong nớc nh: Điếu Lê Khôi, Lơng Thế Vinh, Nguyễn trực, Vũ Thị Thiết . đã thể hiện rất rõ cảm hứng dân tộc và cảm hứng nhân văn trong thơ Nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông. Trong Nhân đạo môn của Hồng Đức quốc âm thi tập với khuôn khổ của thể thơ cách luật, nhiều bài thơ vẫn khắc họa đợc những cảnh ngộ éo le của tình yêu nh Lu Nguyễn nhập thiên thai, Ngu Lang Chức Nữ, Chiêu Quân xuất tái Mối tình Lu Nguyễn chỉ là mối tình bâng quơ giữa tiên và tục nhng không phải là không đợm sầu: Non cao mây phủ d nghìn dặm Sông thẳm sầu đeo mấy phút hoa (Lu Nguyễn từ biệt tiên tử - Bài 25.Nhân đạo môn) Gió thổi đèn tàn thêm lạnh lẽo Thân này khuôn chớc hỏi Lu Bang (Tiên tử nhớ Lu Nguyễn-Bài 30. Mục đã dẫn) Mối tình Ngu Lang, Chức Nữ tuy ở trời nhng chúng ta phản ánh những mối tình thấy ở trần gian: Bát ngát mặt ngừng sau giọt ngọc Dùng dằng chân ngại bớc đờng mây (Ngu Lang từ biệt Chức Nữ-Bài 34.Mục đã dẫn) Gẫm thấy một thu là một hợp Còn hơn kẻ chực Quảng hàn cung (Chức Nữ nhớ Ngu Lang-Bài 35. Mục đã dẫn) 10

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan