Lạm phát ở việt nam thực trạng và giải pháp

26 267 0
Lạm phát ở việt nam  thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lạm phát Việt Nam. Thực trạng giải pháp CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT 1/ Định nghĩa phân loại lạm phát 1.1/ Định nghĩa Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hêt các loại hàng hoá tăng lên đồng loạt. Đặc trưng của lạm phát: - Hiện tượng tăng giá quá mức của lương tiền trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá. - Mức giá cả chung tăng lên. Để tính mức độ lạm phát các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá. Chỉ số giá thường được sử dụng là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Ngoài ra, người ta còn sử dụng những chỉ số giá khác như: chỉ số giá cả sản xuất, chỉ số giảm lạm phát GNP. 1.2/ Phân loại Dựa vào tỷ lệ tăng giá, các nhà kinh tế phân lạm phát ra làm ba mức độ khác nhau: - Lạm phát vừa phải: khi giá cả hàng hoá tăng chậm mức một con số hàng năm (dưới 10% một năm). - Lạm phát cao: khi giá cả hàng hoá tăng hai con số hàng năm (từ 10% - 100% một năm). - Siêu lạm phát: khi giá cả hàng hoá tăng mức độ ba con số hàng năm trở lên. 2/ Nguyên nhân dẫn đến lạm phát Qua nghiên cứu, có các quan điểm như sau: 2.1/ Lạm phát do cầu kéo  Trang 1  Lạm phát Việt Nam. Thực trạng giải pháp Khi nền kinh tế đạt tới hay vượt quá sản lượng tiềm năng, việc tăng mức cầu dẫn tới lạm phát được gọi là lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu. Số cầu tăng là do: - Tổng khối lượng tiền lưu hàng tăng: do thiếu hụt ngân sách, vay mượn nước ngoài. - Tốc độ lưu thông tiền tệ tăng: do hệ thống chính trị khủng hoảng, kinh tế suy thoái làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ tiền tệ nhà nước bị xói mòn, từ đó gây tâm lý chạy trốn đồng tiền mất giá. 2.2/ Lạm phát do chi phí đẩy Khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng sẽ đẩy giá cả tăng lên ngay cả khi các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng đầy đủ, đó là lạm phát do chi phí đẩy. Chi phí tăng lên vì: - Tốc độ tăng tiền lương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. - Các cuộc khủng hoảng về nhiên nguyên vật liệu cơ bản như: dầu mỏ, sắt thép. 2.3/ Lạm phát do những nguyên nhân liên quan đến sự thiếu hụt mức cung Khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng (nghĩa là các yếu tố sản xuất: nhân công, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… gần như đã khai thác tối ưu), mức cung hàng hoá dịch vụ trên thị trường có khuynh hướng giảm. Bên cạnh đó, tình trạng tắt nghẽn của thị trường cũng làm giới hạn mức cung hàng hoá. Do đó khiến cho khối lượng hàng hoá không đáp ứng tốt nhu cầu tăng lên của thị trường làm cho giá cả tăng lên. Khi nền kinh tế chưa đạt tới mức toàn dụng nhưng nếu cơ cấu kinh tế tổ chức bất hợp lý thì cũng không cho phép tạo ra khối lượng hàng hoá dịch vụ đầy đủ để thoả mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường. Trường hợp cũng làm nảy sinh hiện tượng lạm phát. 2.4/ Lý thuyết ca tụng lạm phát của J.M.Keynes  Trang 2  Lạm phát Việt Nam. Thực trạng giải pháp J.M.Keynes đã có công vạch rõ tác động của việc in thêm tiền vào kinh tế: Khi nền kinh tế chưa đạt mức toàn dụng, nếu nhà nước mạnh dạn phát hành thêm tiền để gia tăng đầu tư thì sẽ thu được kết quả tích cực: - Chống được khủng hoảng kinh tế - Giảm thiểu được tình trạng thất nghiệp Trường hợp này, lạm phát được nhà nước chủ động sử dụng như là một công cụ để kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế đã toàn dụng, nếu nhà nước vẫn tiếp tục in thêm tiền đưa vào nền kinh tế, khối hàng hoá dịch vụ không gia tăng của khối cung tiền. Khi đó, lạm phát không có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngoài những nguyên nhân trên còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới lạm phát như: các chính sách nhà nước, chiến tranh, thiên tai,… 3/ Tác động của lạm phát Lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tuỳ theo mức độ của nó. Nếu là lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác hại không đáng kể. nếu là lạm phát cao thương gây những tác hại nặng nề cho nền kinh tế đời sống. Tuy nhiên, nếu lạm phát đó được dự báo, tiên đoán trước thì không gây gánh nặng lớn kinh tế vì người ta có thể có những giải pháp để đối phó. Nếu lạm phát không dự đoán trước dẫn đến những đầu tư sai lầm phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần sinh lực của nền kinh tế. Một số tác động của lạm phát:  Trang 3  Lạm phát Việt Nam. Thực trạng giải pháp 3.1/ Tác động phân phối lại thu nhập của cải Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công an lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại. 3.2/ Tác động đến phát triển kinh tế việc làm Như đã nói trên, trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ nhân dân. Giữa lạm phát thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến. Theo “Lý thuyết trao đổi về lạm phát” của nhà kinh tế học A.W.Phillips thì một nước có thể mua môt mức để thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn. 3.3/ Các tác động khác Trong lĩnh vực lưu thông, kho vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hoá thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động của nhập khẩu. Lạm phát cao siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản công phí. Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những trường hợp nhất định.   Trang 4  Lạm phát Việt Nam. Thực trạng giải pháp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT NƯỚC TA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 1/ Thực trạng lạm phát nước ta Lạm phát hiện nay Việt Nam là một hiện tượng có nguyên nhân tiền tệ, bắt nguồn từ phản ứng thiếu đồng bộ của hai chính sách vĩ mô là  Trang 5  Lạm phát Việt Nam. Thực trạng giải pháp tăng trưởng tiền tệ - tín dụng ổn định tỷ giá, dẫn đến hậu quả làm thặng dư cung tiền. Theo thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê, tính đến cuối tháng 10/2007, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lên đến hơn 9.34% so với cùng kỳ năm trước, khoảng 8,12% so với đầu năm. Qua diễn biến kinh tế một số động thái chính sách của Việt Nam hiện nay, có đối chiếu trên những khía cạnh tương tự với một số nước trong khu vực, đi đến kết luận rằng tình trạng lạm phát hiện nay Việt Nam là hậu quả tổng hợp của một số hiện tượng kinh tế đặc thù đi liền với sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa một số chính sách vĩ mô trong thời gian qua. Hiện tượng kinh tế đặc thù được lưu ý đây là sự tăng trưởng mạnh mẽ của kiều hối (bao gồm một phần rất lớn ngày càng tăng tiền gửi của người đi xuất khẩu lao động), kết hợp với sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Một sự kết hợp nữa là trong năm 2006, quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước sự phát triển của thị trường chứng khoán đã đạt những bước phát triển lớn, khiến Việt Nam trở thành một địa điểm hấp dẫn dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy mạnh vào nước ta. Theo ước lượng không chính thức, có khoảng hơn 5 tỷ USD kiều hối đã được gửi về, khoảng 1 đến 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp đã được chuyển vào trong nước trong năm 2006 những tháng đầu năm 2007. Các chính sách kết hợp không đồng bộ, bao gồm hai chính sách lớn sau: (1) chính sách tăng trưởng cung tiền tín dụng theo đà của các năm trước (2) chính sách neo tỷ giá ổn định theo đồng USD thông qua can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối. Một đặc điểm vĩ mô quan trọng bậc nhất của Việt Nam gần đây có lẽ là sự gia tăng nhanh chóng của dòng tiền gửi về từ nước ngoài, trong  Trang 6  Lạm phát Việt Nam. Thực trạng giải pháp đó một phần rất lớn từ người đi lao động, tạm gọi tất cả các khoản tiền gửi kiểu này là kiều hối. Xét trên phương diện quy mô to lớn tương đối của dòng kiều hối, thì Việt Nam chỉ đứng sau Philippines là nước trong khu vực đã có truyền thống xuất khẩu lao động từ lâu, có những đặc điểm kinh tế khá tương đồng. Do đó, sau đây chúng ta sẽ sử dụng trường hợp Philippines để đối chiếu với tình trạng Việt Nam. Một số chỉ tiêu vĩ mô của Philippines, 2002-2006 2002 2003 2004 2005 2006 Kiều hối (%GDP) 12.8 12.9 13.3 13.8 13.2 Thâm hụt thương mại (%GDP) -7.2 -7.4 -6.6 -5.9 -7.7 Cân đối tài khoản vãng lai (%GDP) -0.4 0.4 1.8 2.0 2.8 Cân đối tài khoản vốn (%GDP) 1.4 0.9 -1.8 1.6 -0.4 Thay đổi dự trữ ngoại tệ (%GDP) -2.1 -1.3 -0.6 -3.2 -3.2 Tỷ giá danh nghĩa (trung bình kỳ) 51.6 54.2 56.0 55.1 49.8 REER (trung bình kỳ) 96.2 89.1 86.2 92.3 101.4 Tăng trưởng GDP (%) 4.4 4.9 6.2 5.0 5.5 Tăng CPI (%) (cuối năm) 2.5 3.9 8.6 6.7 4.3 Nguồn: IMF (2007) Một số chỉ tiêu vĩ mô của Việt Nam, 2002-2006  Trang 7  Lạm phát Việt Nam. Thực trạng giải pháp 2002 2003 2004 2005 2006 Kiều hối (%GDP) 5.1 5.2 5.1 6.0 5.6 Thâm hụt thương mại (%GDP) -3.0 -6.4 -5.0 -1.6 -0.6 Cân đối tài khoản vãng lai (%GDP) -1.9 -4.8 -3.4 0.4 0.3 Cân đối tài khoản vốn (%GDP) 3.3 10.1 5.4 3.6 4.5 Thay đổi dự trữ ngoại tệ (%GDP)* -1.3 -5.3 -1.9 -4.0 -4.7 Tỷ giá danh nghĩa (trung bình kỳ) 15.24 4 15.47 5 15.70 4 15.81 6 15.95 7 REER (trung bình kỳ, 1990 =100) 94.9 86.3 87.3 98.6 102.9 Tăng trưởng GDP (%) 7.1 7.3 7.8 8.4 7.5 Tăng CPI (%) (cuối năm) 4.0 2.9 9.7 8.8 7.5 Nguồn: IMF (2006b), *: Dấu (-) nghĩa là thay đổi tăng Từ hai bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy Philippines hàng năm nhận một lượng kiều hối nhiều hơn Việt Nam rất nhiều kể cả tương đối (so với GDP) lẫn tuyệt đối (vì GDP của Philippines lớn hơn của Việt Nam khoảng 1.5 lần). Tuy nhiên, xét trên mối tương quan với GDP, thâm hụt thương mại của Philippines tương đối trầm trọng, cộng với các khoản trả lãi vay nước ngoài tương đối lớn, nên có thể nói dòng kiều hối chủ yếu được dùng để tài trợ cho khoản thâm hụt này trong tài khoản vãng lai. Kết quả là bất chấp lượng kiều hối khổng lồ chuyển về mỗi năm, cán cân vãng lai chỉ thặng dư khoảng từ 2% đến dưới 3% GDP. Bên cạnh đó,  Trang 8  Lạm phát Việt Nam. Thực trạng giải pháp thặng dư cán cân tư bản của Philippines tương đối thấp, có khuynh hướng dao động quanh mức zero. Kết quả là sức ép mua lại ngoại hối của cơ quan tiền tệ Philippines, trong trường hợp nước này muốn can thiệp để ổn định tỷ giá, chỉ bắt đầu xuất hiện từ năm 2005, với mức tăng dự trữ ngoại hối thêm hơn 3% GDP mỗi năm. Trong khi đó, Việt Nam, tuy tỷ trọng kiều hối không lớn như Philippines, nhưng thâm hụt thương mại chưa nghiêm trọng như nước này, nên cán cân vãng lai được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, kể từ năm 2005 có khuynh hướng thặng dư (nhưng còn mức thấp hơn nhiều so với Philippines). Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng của Việt Nam là cán cân tư bản luôn có thặng dư rất đáng kể, đã dẫn tới khả năng dư thừa ngoại hối thậm chí lớn hơn Philippines. Để giữ tỷ giá neo tương đối ổn định vào đồng USD, cơ quan tiền tệ Việt Nam đã liên tục mua lượng ngoại hối thặng dư trên thị trường. Kết quả là dự trữ ngoại tệ mỗi năm đã tăng lên rất mạnh, chẳng hạn như năm 2005 tăng thêm 4% GDP, còn năm 2006 gần 5% GDP. Như vậy, có thể nói một đặc điểm quan trọng của Việt Nam gần đây là sự tăng trưởng nhanh chóng của cả hai dòng tiền từ bên ngoài là kiều hối đầu tư nước ngoài. Các con số cập nhật gần đây (chưa chính thức) cho thấy trong nửa cuối năm 2006 quý I năm 2007, dòng tiền này còn được bồi đắp thêm nhờ dòng vốn đầu tư gián tiếp, hướng tới thị trường chứng khoán Việt Nam chuẩn bị cho các khoản mua cổ phần từ các doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị được cổ phần hoá. Kết quả là, để giữ cho đồng Việt Nam không lên giá quá nhanh, cơ quan tiền tệ Việt Nam đã mua vào (theo các tuyên bố trên báo chí) khoảng hơn 7 tỷ USD (14% GDP). Chính sách này đã làm tăng nhanh lượng cung tiền trong nền kinh tế. Điều này được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng lạm phát hiện nay.  Trang 9  Lạm phát Việt Nam. Thực trạng giải pháp Thặng dư ngoại tệ trên thị trường ngoại hối S ức ép tăng giá đồng Việt Nam Giảm cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu Giảm cầu về hàng xuất khẩu, do ó là tổng cầuđ Ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nội địa thông qua hiệu ứng số nhân, lạm phát không rõ rệt, giá nhập khẩu giảm, nhưng sản xuất trong nước giảm Can thiệp vào thị trường ngoại hối T ng lượng tiền Việt trong lưu thông ă Sức ép lạm phát Ảnh hưởng đến đời sống xã hội sản xuất nội địa, giảm khả năng cạnh tranh quốc tế. Lạm phát tăng sau đó là giảm sản lượng Các chính sách chống lạm phát Ảnh hưởng đến khu vực ngân hàng-tài chính tiền tệ (lợi nhuận ngân hàng giảm, lãi suất tăng) Kiềm chế lạm phát, không giảm xuất khẩu, không giảm sức cạnh tranh. Giảm sản lượng, thu hẹp tổng cầu, t ng thâm hụt ngân sáchă Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: Vì sao, một số nền kinh tế khác, cụ thể là Trung Quốc, cơ quan tiền tệ cũng phải đối mặt với lượng thặng dự ngoại tệ hằng năm rất lớn (chủ yếu từ thặng dư thương mại), trong khi vẫn giữ vững quyết tâm can thiệp để neo đồng nội tệ ổn định vào USD, lại không xuất hiện tình trạng lạm phát cao như Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải xem xét chính sách tiền tệ gần đây của Trung Quốc đối chiếu nó với tình hình Việt Nam.  Trang 10 

Ngày đăng: 21/12/2013, 17:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan