Nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay

113 927 8
Nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh -------------- đỗ thị hồng Nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Mạnh Hùng Vinh - 2009 Lời cảm ơn Luận văn đợc hoàn thành tại khoa đào tạo sau đại học, Trờng đại học Vinh. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - TS Hoàng Mạnh Hùng - ngời đã trực tiếp giao đề tài, tận tình hớng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn nói chung và tổ văn học Việt Nam nói riêng cùng toàn thể gia đình, bạn bè ngời thân đã giúp tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả Đỗ Thị Hồng 2 mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Từ xa đến nay, trong suốt dòng chảy miệt mài của mình, văn học cha bao giờ thiếu vắng hình bóng ngời phụ nữ. Một nửa của thế giới đã hiện lên thành những khuôn hình đẹp trong ca dao, cổ tích, trong thơ ca, tiểu thuyết, ở đời thờng, họ là nguồn cảm hứng vô tận cho những sáng tạo của văn học thì trong điều kiện chiến tranh họ càng trở thành đối tợng đợc quan tâm chú ý. Hiện thực hào hùng, nhng thấm đẫm đau thơng, nghiệt ngã của chiến tranh in đậm lên cuộc đời ngời phụ nữ. Trong chiến tranh họ đã sống và chiến đấu nh thế nào? Sau chiến tranh cuộc đời, số phận họ ra sao? Đó là tâm điểm thu hút không ít ngời cầm bút có trách nhiệm. Chính vì lẽ đó, ngời phụ nữ trở thành hình tợng trung tâm trong nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay. 1.2. Truyện ngắn đợc xem là một thể loại tiêu biểu của văn học hiện đại. đặc biệt là sau 1945 nó gặt hái đợc nhiều thành tựu. Với u thế riêng của thể loại, truyện ngắn có nhiều khả năng đa dạng, phong phú trong việc thể hiện hình tợng ngời phụ nữ trong và sau chiến tranh. Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi thấy đợc sự vận động của truyện ngắn về đề tài chiến tranh trong sự vận động chung của văn học từ 1945 đến nay. 1.3. Trong chơng trình ngữ văn THCS và THPT có một số truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh xuất hiện nhân vật nữ. Cụ thể nh: Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Phơng Định, Nho và Thao trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), nhân vật bà mẹ trong Bức tranh (Nguyễn Minh Châu), . Những nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giảng dạy tốt hơn những tác phẩm trên. Trên đây là những lí do thu hút chúng tôi đến với đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay. chúng tôi hi vọng, qua luận văn có thể thấy đợc những sắc thái khác nhau của chiến tranh qua nhân vật 3 ngời phụ nữ. đồng thời thấy đợc giá trị thực sự của họ trong sự nghiệp chung của toàn dân tộc. Từ đó khẳng định các giá trị nhân bản bền vững vốn là kết tinh của mảng văn học viết về chiến tranh. 2. Lịch sử vấn đề Từ 1945 đến nay, trong đề tài chiến tranh, nhân vật ngời phụ nữ đã đợc các nhà văn đặc biệt quan tâm, dành nhiều trang viết. Hàng loạt các truyện ngắn đã trở thành điểm thu hút hấp dẫn giới nghiên cứu phê bình và độc giả. Chúng tôi chia nhóm các bài viết về nhân vật nữ trong các truyện ngắn viết về chiến tranh thành hai nhóm cơ bản nh sau: 2.1. Nhóm các bài viết bàn về nhân vật nữ trong truyện ngắn viết về chiến tranh qua các thời kỳ văn học Trớc hết là các ý kiến quan tâm đến thời sự văn học nói chung, đã ít nhiều đề cập đến lí luận về văn xuôi thời kỳ trớc và sau 1975 của các tác giả đi trớc nh: Trần Đình Sử, Phong Lê, Trơng Đăng Dung, Đỗ Đức Hiểu, Lê Ngọc Trà, Bích Thu, Trần Cơng, . Nhìn chung các bài nghiên cứu phê bình đều thống nhất ý kiến cho rằng: ở văn học trớc 1975 hình tợng ngời phụ nữ đợc nhìn nhận với vẻ đẹp hoàn mĩ nhng sau 1975, khi có một độ lùi thời gian cần thiết, các nhà văn đã nhìn nhận ngời phụ nữ trong một cái nhìn đa chiều với nhiều nét tính cách khác nhau. Nếu nỗi đau thơng mất mát là điều ít đợc nói đến trong văn học trớc giải phóng thì trong văn học hôm nay lại rất chú trọng thể hiện số phận của ngời phụ nữ đã từng đi qua chiến tranh. Tác giả Lê Quang Trang trong bài Vài nét về thân phận ngời phụ nữ đi qua chiến tranh qua các tác phẩm Ngời mẹ tội lỗi của Xuân Thiều, Nớc mắt đỏ của Trần Huy Quang, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân đã đặc biệt chú ý tới bi kịch những ngời phụ nữ đi qua chiến tranh. Tác giả nhấn mạnh: Chiến tranh bao giờ cũng đi liền với tàn phá chết chóc, bất hạnh, mất mát. Có lẽ đối t- ợng mất mát nhiều nhất chính là phụ nữ, vì những đặc điểm riêng của giới tính. Nhng chiến tranh giành độc lập cho tổ quốc cho dân tộc, với sự cần thiết của nó thì chính những mất mát kia chỉ làm cho chúng ta yêu quý những gì chúng ta có 4 hôm nay [65]. Nói về số phận của những ngời phụ nữ đi qua chiến tranh tác giả Lê Quang Trang đồng thời khẳng định vai trò của họ trong thắng lợi chung của toàn dân tộc. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở bi kịch của ngời phụ nữ đi qua chiến tranh còn các khía cạnh khác trong cuộc đời của họ cha đợc tác giả đề cập tới. Trong bài Một vài suy nghĩ về con ngời trong văn xuôi thời kỳ đổi mới, tác giả Tôn Phơng Lan lại chú ý tới nhân vật cô đơn trong văn xuôi thời kỳ đổi mới, trong đó có nhân vật Quỳ (Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu). Đó là ngời trong cái vỏ bọc là ngời bị bệnh mộng du đã sống cuộc sống cô đơn vì lang thang đi tìm chân trời của những giá trị tuyệt đối hoàn mĩ. Tác giả cũng cho rằng: văn xuôi thời kỳ này nhất là những năm đầu của thập niên chín mơi, nhân vật cô đơn là phụ nữ xuất hiện rất phổ biến. Những ngời phụ nữ đi qua chiến tranh thờng không chỉ mang nỗi cô đơn vì th- ờng xuyên phải sống nơi chốn giáp ranh giữa địa ngục và trần gian, vì quanh năm suốt tháng họ chỉ tiếp xúc với những ngời cùng giới với nhau trong công việc sinh hoạt hàng ngày nh ngời sót lại của rừng cời. Sau chiến tranh khi cuộc sống trở lại cái yên ả đời thờng, không ít ngời phụ nữ đã giật mình vì tuổi thanh xuân của họ không còn. phần nửa cuộc đời của họ nằm lại nơi chiến trờng hoặc không có cơ hội để tìm lại đợc [39]. Bích Thu trong bài Những dấu hiện đổi mới của văn xuôi sau 1975 qua hệ thống mô típ chủ đề, viết: Một số cây bút nữ đã hớng ngòi bút vào số phận của những ngời đàn bà đi suốt cuộc đời mà không tìm thấy tổ ấm, một nơi trú ngụ tinh thần bởi sự thất vọng về tình yêu về ngời bạn trăm năm, vì vậy họ luôn phải đối diện với nỗi trống vắng của tâm hồn bởi những hụt hẫng vô cớ, thất th- ờng của tâm trạng cô đơn [74]. Trong bài Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đơng đại, tác giả Đoàn Cầm Thi đã gián tiếp bàn về nhân vật nữ trong văn xuôi đơng đại qua một chủ đích khác: yếu tố tình dục trong văn xuôi đơng đại viết về chiến tranh, qua nhân vật nữ nh: Thai, Huệ (Cỏ lau - Nguyễn Minh Châu), Thảo 5 (Ngời sót lại của rừng cời - Võ Thị Hảo), Hạnh, Thắm (Bến không chồng - D- ơng Hớng), Phơng (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh), Diễm (Đàn sẻ ri bay ngang rừng - Võ Thị Xuân Hà). Bi kịch về tình yêu, tình dục càng khắc hoạ rõ nét hơn số phận bất hạnh của ngời phụ nữ trong và sau chiến tranh. Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu bàn về nhân vật nữ trong truyện ngắn của một hoặc một nhóm tác giả đợc đăng rải rác trên các báo, tạp chí uy tín khác. Các tác giả nh: Nguyễn Văn Long, Bùi Việt Thắng, Bích Thu, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Hoà, Đặng Văn Sinh, Nguyễn Thị Hơng Giang, Nguyên Ngọc . đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh. Tuy nhiên, đối tợng chủ yếu là những ngời lính nam mang phẩm chất, tâm hồn và dấu ấn của thời đại. Nhân vật nữ là một đối tợng thẩm mĩ riêng biệt nhng lại rất ít đợc đề cập tới và nếu có đề cập tới thì lại nằm trong cái nhìn chung về nhân vật ngời lính. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về nhân vật nữ trong truyện ngắn từ 1945 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu) Trong bài Những ấn tợng chung về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu tác giả Nguyễn Thị Minh Thái đã phát biểu những cảm nhận chung của mình về nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. tập trung vào nhân vật Quỳ - Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tác giả viết: Trớc Nguyễn Minh Châu, trong văn xuôi hiện đại và cả những tác phẩm chính của Nguyễn Minh Châu, tôi hầu nh cha gặp một nhân vật phụ nữ nào có tính cách mạnh và rõ ràng đến thế và theo một cách diễn đạt thông thờng có khả năng làm chủ vận mệnh của mình đến thế!. Từ nhận xét về nhân vật Quỳ, Nguyễn Thị Minh Thái đi đến cảm nhận chung về nhân vật ngời phụ nữ của Nguyễn Minh Châu: Những nhân vật đáng yêu nhất của Nguyễn Minh Châu chính là những nhân vật ngời phụ nữ. Và chỉ riêng đóng góp cho những tính cách văn học ấy của văn nghiệp của anh cũng khiến anh có một vị trí trong những nhà viết văn xuôi Việt Nam hiện đại và khiến cho anh có một diện mạo không thể hoà lẫn [66]. Những nhận xét trên đây tuy mới chỉ ở dạng nhận định, phát biểu cảm tởng về nhân vật 6 nữ của một tác giả nhng đã tiếp cận những nét riêng của nhân vật nữ trong văn xuôi thời kỳ đổi mới so với văn học trớc. Nguyễn Văn Hạnh trong bài Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con ngời [26], đã dành một phần viết lớn để nói về nhân vật nữ nh những dẫn chứng tiêu biểu cho quan niệm mới của Nguyễn Minh Châu Nguyễn Minh Châu đã cảm nhận đợc ngày càng rõ nét những chuyển động có ý nghĩa thời đại của cuộc sống và của văn học Đặc biệt là về ngời phụ nữ, nhân vật thờng trực đầy hấp dẫn trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu. Đoàn Cầm Thi, trong bài Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đơng đại, còn nhận xét về nhân vật nữ của Võ Thị Hảo: Với truyện ngắn Võ Thị Hảo, lần đầu tiên văn học Việt đặt câu hỏi trực tiếp về cuộc sống tâm lí và tình dục của nữ thanh niên xung phong Trờng Sơn trong và sau chiến tranh. Đâu là những câu hỏi nhục dục của họ? ở họ ham muốn, dồn nén, cuồng loạn đợc thể hiện nh thế nào?. Võ Thị Hảo th- ờng cho nhân vật thể hiện trực tiếp nhục thể, đó chính là cái mới trong tác phẩm của chị [72]. Ngoài ra, nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh, còn là đối t- ợng luận văn thạc sĩ Ngữ văn khai thác nhng khác về góc độ và nhiệm vụ nghiên cứu, nh: Đào Đồng Điện (2004), Nhân vật nữ trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh. Nguyễn Thị Thu Hơng (2004), Một số đặc điểm nổi bật của truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh. Nguyễn Thị Kim Hoa (2007) Con ngời cá nhân trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh. Thăng Thị Phơng (2008), Nhân vật trong văn xuôi Võ Thị Hảo, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh. Nhìn chung ở các công trình nghiên cứu này đã phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn của ngời phụ nữ trong hoàn cảnh chiến tranhtrong hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, tình hình nghiên cứu về nhân vật nữ trong truyện ngắn viết về đề tài 7 chiến tranh còn ít. Mỗi bài nghiên cứu, mỗi bài viết, mỗi ý kiến thờng chỉ đề cập tới một hoặc một vài khía cạnh nỗi bật của nhân vật nữ hoặc chỉ bàn về nhân vật nữ của một tác giả tiêu biểu chứ cha thực sự nhìn nhận, xem xét, lí giải nó trong tính hệ thống. Do vậy, quan tâm nghiên cứu nhân vật nữ trong truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh vẫn còn là một vấn đề để ngỏ. Những lí do trên khiến chúng tôi chọn đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn về chiến tranh từ 1945 đến nay. 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tợng nghiên cứu Nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay với các đặc điểm về phẩm chất, số phận đợc thể hiện qua hai không gian: chiến tr- ờng và hậu phơng. 3.2. Phạm vi Chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát nhân vật nữ trong các tuyển tập: Truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài chiến tranh, Nxb Hội nhà văn, 1995. Tuyện ngắn hay về chiến tranh, Nxb Văn học, 2006. Tuyển tập truyện ngắn đợc giải Văn nghệ quân đội, Nxb Văn học, 2007. Ngoài ra, luận văn còn khảo sát thêm các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh của một số tác giả nh: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Thiều . 4. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phơng pháp sau: Phơng pháp khảo sát - thống kê; Phơng pháp so sánh - đối chiếu; Phơng pháp phân tích - tổng hợp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Chỉ ra những nét khái quát về nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh văn học Việt Nam. 8 5.2. Tìm hiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh trên các phơng diện phẩm chất và số phận. 5.3. Nhận diện nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chơng: Chơng 1. Khái quát về nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay Chơng 2. Vẻ đẹp và số phận nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay Chơng 3. nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay 9 Chơng 1 Khái quát về nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay 1.1. Truyện ngắn và u thế của thể loại 1.1.1. Truyện ngắn Thuật ngữ truyện ngắn (tiếng Pháp là: Nouvelle; tiếng Anh: Short Story; tiếng Nga: Hoberra; tiếng Trung Quốc: Đoản thiên tiểu thuyết) hiện nay đợc dùng nh một thói quen, ít khi ngời ta mang ra bàn luận, nhng thực tế vấn đề không hề đơn giản. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về truyện ngắn. D.Grônôpxki cho rằng: truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ biến đổi không cùng. Nó là một vật biến hóa nh quả chanh của Lọ Lem. Biến hóa về khuôn khổ: ba dòng hoặc ba mơi trang. Biến hóa về kiểu loại: tình cảm, trào phúng, kỳ ảo. Hớng về biến cố thật hay tởng tợng, hiện thực hoặc phóng túng. Biến hóa về nội dung thay đổi vô cùng tận. Muốn có chất liệu để kể, cần một cái gì đó xảy ra, dù đó là sự thay đổi chút xíu về sự cân bằng, về các mối quan hệ. Trong thế giới của truyện ngắn, cái gì cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết diễn biến cũng gây hiệu quả, nó làm cho sự chờ đợi bị hụt hẫng [31, 79]. Nhà văn ngời Nga Pautôpxki khi bàn về truyện ngắn đã đặt câu hỏi: thực chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thờng hiện ra nh một cái bình thờng và cái bình thờng hiện ra nh một cái không bình thờng [52, 105]. ở Việt Nam, nhà văn Nguyễn Công Hoan đa ra khái niệm truyện ngắn nh sau: Trớc hết ta nên phân biệt thế nào là truyện ngắn, thế nào là truyện dài. Loại truyện ngắn viết bằng văn xuôi theo nghệ thuật Tây Âu là loại mới có trong văn học Việt Nam, từ ngày ta chịu ảnh hởng của văn học Pháp. Ngày xa ta chỉ có truyện kể bằng miệng hoặc viết bằng văn vần. Những truyện: Muỗi nhà, muỗi đồng; Hai ông phật cãi nhau trong Thánh Tông di thảo không phải là 10 . về nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ 1945 đến nay Chơng 2. Vẻ đẹp và số phận nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh từ. khái quát về nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh văn học Việt Nam. 8 5.2. Tìm hiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn về đề tài chiến tranh trên

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan