Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn

133 2.1K 7
Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN TRỌNG MINH NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY LUẬN VĂN THẠC NGỮ VĂN NGHỆ AN, 2012 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN TRỌNG MINH NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN VĂN HẠNH NGHỆ AN, 2012 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Tran g 1. do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13 4. Đối tượng và phạm vi khảo sát 13 5. Phương pháp nghiên cứu 13 6. Cấu trúc luận văn 14 Chương 1 TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 15 1.1. Cái nhìn khái lược về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại 15 1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử 15 1.1.2. Các chặng đường phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại 18 1.1.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 18 1.1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến năm 1975 19 1.1.2.3. Giai đoạn từ sau 1975 đến nay 20 1.1.3. Những xu hướng tìm tòi, thể nghiệm của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI 23 1.2. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong đời văn Nguyễn Xuân Khánh 28 1.2.1. Vài nét về cuộc đời Nguyễn Xuân Khánh 28 1.2.2. Đời văn Nguyễn Xuân Khánh 30 1.2.3. Hồ Quý Ly - dấu mốc trong đời văn Nguyễn Xuân Khánh 32 1.3. Hồ Quý Ly - cuốn tiểu thuyết lịch sử thành công, hấp dẫn 34 1.3.1. Tái hiện chân thực, sinh động giai đoạn lịch sử bi thương 34 1.3.2. Tái hiện chân thực, sinh động số phận con người 37 1.3.3. Xử thành công mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật 39 Chương 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY 43 2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 43 2.1.1. Cốt truyện và vai trò cốt truyện trong tiểu thuyết 43 2.1.2. Tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 44 2.1.2.1. Kết cấu chương hồi 44 2.1.2.2. Kết cấu theo dòng chảy ý thức 47 2.1.2.3. Kết cấu truyện lồng trong truyện 49 2.1.2.4. Kết cấu tương phản, đối lập 52 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 56 2.2.1. Nhân vật và vai trò nhân vật trong tiểu thuyết 56 2.2.2. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 57 2.2.2.1. Nhân vật lịch sử 58 2.2.2.2. Nhân vật hư cấu 63 2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 66 2.2.3.1. Đặt nhân vật vào các tình huống mâu thuẫn xung đột tâm lí 67 2.2.3.2. Miêu tả ngoại hình nhân vật 69 2.2.3.3. Xu hướng cá thể hoá nhân vật qua ngôn ngữ 72 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY 76 3.1. Quan điểm trần thuật của Nguyễn Xuân Khánh 76 3.1.1. Người trần thuật 76 3.1.1.1. Người trần thuật từ ngôi thứ ba 77 3.1.1.2. Người trần thuật từ ngôi thứ nhất 79 3.1.1.3. Hiệu quả của sự luân phiên kiểu lời trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 81 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật 84 3.1.3. Nhịp điệu trần thuật 89 3.2. Các phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 92 3.2.1. Giọng điệu trần thuật 92 3.2.1.1. Giới thuyết khái niệm 92 3.2.1.2. Các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 93 3.2.1.2.1. Giọng điệu cảm thương, chia sẻ 93 3.2.1.2.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí 98 3.2.2. Ngôn ngữ trần thuật 101 3.2.2.1. Giới thuyết khái niệm 101 3.2.2.2. Các lớp ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 102 3.2.2.2.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh 102 3.2.2.2.2. Gia tăng hình thức đối thoại và độc thoại nội tâm 104 3.2.2.2.3. Kết hợp giữa ngôn ngữ kể và ngôn ngữ tả 108 3.2.2.2.4. Sự pha trộn lớp ngôn ngữ cổ kính, quan phương với lớp ngôn ngữ đời thường, mới lạ 110 KẾT LUẬN 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại văn học có bề dày nhất định trong nền văn học Việt Nam, ngày càng có nhiều thành tựu và thu hút sự quan tâm của giới sáng tác, các nhà nghiên cứu, phê bình và độc giả. Với đặc trưng viết về đề tài lịch sử (nhân vật, sự kiện, thời kì hay tiến trình lịch sử), tiểu thuyết lịch sử có những nguyên tắc riêng, đó là mối liên hệ chặt chẽ với quá khứ, với những cái đã tồn tại, đã xảy ra trong đời sống con người. Chính vì thế, nghệ thuật trần thuật là một vấn đề mà bất kì tác giả nào khi đặt bút viết tiểu thuyết lịch sử đều phải quan tâm. Với một thời đại đã xa chúng ta hàng trăm năm, hàng nghìn năm, thì các nhân vật lịch sử sẽ nói với nhau bằng ngôn ngữ, giọng điệu như thế nào? Để tái hiện lại một thời đại lịch sử trong tác phẩm, nhà văn phải kể, phải đứng ở điểm nhìn nào? Đây là những thử thách rất lớn đối với nhà văn, bởi nó đòi hỏi sự từng trải, vốn sống, vốn văn hoá, khả năng sáng tạo cũng như niềm đam mê viết sử của chính tác giả ấy. 1.2. Nguyễn Xuân Khánh là một tác giả khá đặc biệt trong văn học hiện đại Việt Nam. Nhà văn "lão thành" này sáng tác không nhiều, nhưng mỗi tác phẩm đều tạo được dấu ấn riêng, thu hút sự chú ý, quan tâm của độc giả. Với hai cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và gần đây nhất là Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh nổi lên như một hiện tượng của tiểu thuyết lịch sử trong thập niên đầu thế kỉ XXI. Giải thưởng giải nhất của Hội Nhà văn Việt Nam về thể loại tiểu thuyết trao cho tác phẩm Hồ Quý Ly là sự thừa nhận tài năng, đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh cho văn học dân tộc, cho tiểu thuyết lịch sử nói chung và tiểu thuyết lịch sử đương đại nói riêng. 1.3. Khảo sát tiểu thuyết Hồ Quý Ly và tiếp cận hình thức cấu trúc văn bản, chúng tôi nhận thấy trong đó một tinh thần tôn trọng lịch sử và ý thức khám phá lịch sử từ những chiều kích mới của Nguyễn Xuân Khánh. Điều này tạo cho 8 tác phẩm một hình thức nghệ thuật trần thuật phù hợp với bối cảnh thời đại trong quá khứ nhưng lại không quá cách biệt với đối tượng tiếp nhận ngày nay và vẫn thể hiện được ý đồ sáng tạo của tác giả. Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, trước hết là để thấy được tài năng của Nguyễn Xuân Khánh trong việc đổi mới nghệ thuật kể chuyện, đồng thời đề tài mong muốn góp một tiếng nói làm rõ hơn vấn đề nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử đương đại. Từ những do cơ bản trên, chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly để thực hiện luận văn này. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Hồ Quý Ly xuất bản lần đầu vào năm 2000, lập tức trở thành một hiện tượng văn học được dư luận tập trung chú ý. Nhà xuất bản Phụ nữ đã nối bản và tái bản nhiều lần. Đến tháng 2 năm 2012, tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã tái bản đến lần thứ 10. Tác phẩm đã đoạt ba giải thưởng: Giải thưởng tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam (1998 - 2000), Giải thưởng tiểu thuyết của Hội Nhà văn Hà Nội (2000 - 2001), Giải thưởng Thăng Long của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2002). Nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức, nhiều nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình quan tâm bàn luận. Có thể dẫn ra một số ý kiến về tiểu thuyết Hồ Quý Ly của một số nhà nghiên cứu theo hai hướng sau. 2.1. Các công trình, bài viết bàn về nhà văn Nguyễn Xuân Khánhtiểu thuyết Hồ Quý Ly Sau khi tiểu thuyết Hồ Quý Ly nhận được giải thưởng cao quý của Hội Nhà văn, trên báo Văn Nghệ, số 41 (7 - 10 - 2000) đã đăng các bài viết tham gia Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly, với những bài tham luận tiêu biểu như: Những điều khả ái trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (Hoàng Quốc Hải); Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Trần Thị Trường); Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và tư chất nhà văn trong Nguyễn Xuân Khánh (Châu Diên); Thân phận kẻ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 9 (Hoàng Tiến),… Ngoài ra, còn có một số ý kiến phát biểu của các nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên, . nhà văn Nguyên Ngọc, Hồ Anh Thái, . Sau cuộc hội thảo, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học bắt đầu vào cuộc, khai thác mọi mặt của cuốn tiểu thuyết. Vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm là nội dung lịch sử được nêu trong tác phẩm, tiếp đến là những nổi bật về nghệ thuật. Trong lời mở đầu giới thiệu bài viết Về tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh của Tiến Đinh Công Vĩ, tác giả Đăng Hiền trên trang edu.go.vn có nhận xét: "Bằng một bút pháp hiện đại, đầy sáng tạo, Nguyễn Xuân Khánh đã thổi vào tác phẩm một luồng gió tươi mới, cuốn chúng ta đi theo từng chương, từng chương của cuốn sách. Hiếm có một cuốn tiểu thuyết nào về lịch sử - văn hóa lại có một sức hút mãnh liệt như Hồ Quý Ly" [85]. Lại Nguyên Ân trong bài Hồ Quý Ly đăng trên tạp chí Nhà văn, số 6, năm 2000 đã sớm phát hiện thấy những nét mới của tiểu thuyết này: "Tác giả Nguyễn Xuân Khánh vừa khai thác tối đa các nguồn sử liệu, văn liệu hiện còn, vừa phóng khoáng trong những hư cấu tạo ra một thực tại tiểu thuyết vừa tương đồng với những thông tin còn lại về một thời đại đã lùi xa vừa in dấu cách hình dung và trình bày riêng của tác giả" [3]. Phạm Toàn khi Đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh có nhận xét: "Nguyễn Xuân Khánh không vì viết truyện lịch sử mà lệ thuộc vào sự việc, không rơi vào việc dùng tiểu thuyết chỉ để viết lại thông sử nước nhà theo một cách khác" [80]. Ý kiến Trung Trung Đỉnh trong bài viết Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và những giải pháp mới cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà cũng rất gần với Phạm Toàn: "Tác giả đã lựa chọn được cho mình một thế đứng vững chắc và một thế đứng với tư thế của một nhà tiểu thuyết trước những vấn đề hôm qua và hôm nay" [25]. Một trong những học giả quan tâm nhiều đến tiểu thuyết lịch sử Việt Nam là Lại Văn Hùng. Trong bài viết Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử, in trong sách Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2002, tác giả cho rằng: "Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (2000) 10

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan