Tài liệu CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Dành cho sinh viên Đại học và Cao đẳng) - Trường Đại học Tiền Giang pptx

6 2.7K 11
Tài liệu CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Dành cho sinh viên Đại học và Cao đẳng) - Trường Đại học Tiền Giang pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH TIỀN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Dành cho sinh viên Đại học Cao đẳng) ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần : Điền kinh, bóng chuyền, cầu lông 2. Số đơn vị học trình : 5 3. Trình độ cho sinh viên : năm thứ 1 4. Phân bổ thời gian : - Lên lớp : 150 tiết - Thực hành : 125 tiết - Lý thuyết: 25 tiết - Tự tập luyện thêm: 45 – 90 tiết 5. Điều kiện tiên quyết : Sinh viên phải học xong chương trình thể dục phổ thông, đồng thời phải có những kỹ năng cơ bản sức khỏe cố định. 6. Mục tiêu của học phần : Giáo dục cho học sinh những hiểu biết những kỹ năng cần thiết về thể dục thể thao, trên cơ sở phát triển thể lực toàn diện cũng cố sức khỏe. 7. Mô tả nội dung học phần : 1. Kỹ thuật nhảy cao (kiểu nằm nghiêng). 2. Kỹ thuật nhảy xa (kiểu ngồi). 3. Kỹ thuật đẩy tạ (kiểu lưng hướng ném). 4. Bóng chuyền, cầu lông. 5. Bổ sung các kiến thức về luật, trọng tài phương pháp thi đấu. 8. Nhiệm vụ của sinh viên : - Tự nghiên cứu tập luyện thêm ở nhà. - Dự lớp để nắm vững các nội dung quan trọng của từng phần - Phân chia nhóm để tập luyện trong giờ thực hành. 9. Tài liệu học tập : - Giáo trình chính : Tập bài giảng Điền kinh, bóng chuyền, cầu lông - Sách tham khảo : 1) PGS – TS Dương Nghiệp Chí, Điền kinh sách giáo khoa dùng cho sinh viên Đại học TDTT, NXB TDTT Hà Nội năm 1996. - 1 - 2) P.N. GÔIKHƠMAN – Ô.N.TƠRÔPHIMÔP Điền kinh trong trường Phổ thông, NXB Hà Nội năm 2000. 3) GS – PTS Trịnh Trung Hiếu, Hướng dẫn giảng dạy TDTT Trong trường Trung học cơ sở, NXB TDTT năm 1993. 4) Dương Nghiệp Chí – Võ Đức Phùng - Phạm Văn Thụ Điền kinh – Sách dùng cho sinh viên Đại học TDTT – NXB TDTT – 1975. 5) Dương Nghiệp Chí – Mai Văn Muôn - Trần Văn Đạo Điền kinh – Sách dùng cho học sinh Trung học TDTT – NXB TDTT 1978. 6) Romanhin - Kỹ thuật cơ bản Bóng chuyền – NXB TDTT Matxcova 1973. 7) Bành Mỹ Lệ - Hậu Chí Khanh Cầu lông – Sách dùng cho sinh viên Đại học TDTT – NXB TDTT – Hà Nội 2000. 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên : - Dự lớp : bắt buộc - Thuyết trình bài học, kỹ thuật từng cá nhân tự tập luyện - Tập luyện: theo nhóm - Kiểm tra từng đơn vị học trình - Thi thực hành kết thúc học kỳ Phân lượng các điểm thành phần trong điểm học phần quy định như sau : + Phần kiểm tra thực hành lý thuyết giữa học kỳ: 40% + Phần thi thực hành kết thúc học kỳ : 60% - Điểm trung bình của hai học kỳ là cơ sở để cấp chứng chỉ GDTC. 11. Thang điểm xếp loại: - 9 – 10 : Xuất sắc - 8 – < 9 : Giỏi - 7 – < 8 : Khá - 6 – < 7 : Trung bình khá - 5 – < 6 : Trung bình - 4 – < 5 : Yếu - < 4 : Kém 12. Nội dung chi tiết học phần : A. Học kỳ I (90 tiết) Phần I: Kỹ thuật Nhảy cao ( kiểu nằm nghiêng) Tuần lễ thứ 1 : (6 tiết) Xây dựng khái niệm kỹ thuật - Giới thiệu, phân tích làm mẫu kỹ thuật. - Cho xem phim ảnh, mô hình kỹ thuật. - 2 - - Cho người tập nhảy tự do để xác định chân giậm nhảy nắm đặc điểm của từng người. Tuần lễ thứ 2 : (6 tiết) Hướng dẫn kỹ thuật giậm nhảy - Phân tích làm mẫu kỹ thuật - Tại chổ đặt chân vào điểm giậm nhảy (chú ý cả tư thế chân lăng, thân người tay). - Chạy đà ngắn (3 đến 5 bước) giậm nhảy đá lăng lên vật chuẩn - Hai người vịn với nhau tập đặt chân, giậm nhảy đá lăng. - Đi bộ, chạy chậm 2 - 3 bước tập phối hợp giậm nhảy đá lăng. - Chạy đà chính diện (3 bước) giậm nhảy đá lăng qua xà thấp. Tuần lễ thứ 3 : (6 tiết) Hướng dẫn kỹ thuật chạy đà kết hợp giậm nhảy - Chạy 3 bước đà (chính diện) phối hợp giậm nhảy qua xà thấp. - Chạy 3 – 5 bước đà chếch, giậm nhảy đá lăng ngang xà cao, rơi xuống bằng chân giậm. - Chạy 5 –7 bước đà thực hiện như bài tập trên. Tuần lễ thứ 4 : (6 tiết) Hướng dẫn kỹ thuật qua xà rơi xuống đất. - Chạy đà 3 bước, giậm nhảy, thu cao chân giậm, qua xà rơi xuống đất bằng chân giậm. - Chạy 3 bước đà chếch, giậm nhảy xoay thân rơi xuống bằng chân giậm - Chạy 3 bước đà chếch giậm nhảy qua xà xoay thân rơi xuống đất bằng chân giậm chống hai tay (xà thấp). Tuần lễ thứ 5 : (6 tiết) Hoàn thiện kỹ thuật thông qua các biện pháp : - Nhảy qua xà với cự ly đà chiều cao xà tăng dần. - Nhảy qua xà với chiều dài đà nhịp điệu ổn định, góc độ chạy đà thích hợp. - Nhảy toàn đà với kỹ thuật hoàn chỉnh nâng cao dần mức xà. - Thể lực, trò chơi một số điều luật trong nhảy cao. - Thi đấu, kiểm tra thực hành đánh giá kết quả. Phần II: Kỹ thuật nhảy xa ( kiểu ngồi ). Tuần lễ thứ 6 : (6 tiết) Xây dựng khái niệm kỹ thuật - Giới thiệu, phân tích, làm mẫu, cho xem phim, ảnh kỹ thuật các kiểu nhảy. - Tập chạy tăng tốc độ 30- 50m. - Thể lực, trò chơi, các động tác bổ trợ cho kỹ thuật Tuần lễ thứ 7 : (6 tiết ) Hướng dẫn kỹ thuật giậm nhảy bước bộ - Tại chổ tập đặt chân giậm giậm nhảy. - 3 - - Chạy 1 bước đà, 3 bước đà làm động tác giậm nhảy. - Tập bước bộ liên tục (3 đến 6 lần một tổ) - Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy bước bộ đầu chạm vật chuẩn treo trên cao. - Chạy đà ngắn giậm nhảy bước bộ qua xà thấp. Tuần lễ thứ 8 : (6 tiết) Hướng dẫn kỹ thuật chạy đà giậm nhảy bước bộ - Chạy đà 5 bước giậm nhảy bước bộ liên tục (30 – 50m). - Chạy đà 7 đến 11 bước làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng. - Chạy với đà trung bình (13 –15 bước) làm động tác giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân lăng. Tuần lễ thứ 9 : (6 tiết) Hướng dẫn kỹ thuật bay trên không rơi xuống đất - Nhảy xa tại chổ, rơi xuống hố cát bằng hai chân. - Nhảy xa với đà ngắn đến quá nữa đường bay thu chân giậm về trước, cùng với chân lăng duỗi cẳng chân rơi vào hố cát có đánh dấu trước. - Nhảy xa kiểu ngồi với đà ngắn trung bình Tuần lễ thứ 10 : (6 tiết) Hoàn thiện kỹ thuật kiểu nhảy - Hoàn thiện từng phần động tác của kiểu nhảy, xác định cự ly đà chính thức. - Nhảy xa với chiều dài đà tăng dần nhịp điệu động tác ổn định. - Thể lực, những động tác bổ trợ, luật nhảy xa trò chơi. - Thi đấu kiểm tra thực hành đánh giá kết quả. Phần III: Kỹ thuật Đẩy tạ ( kiểu lưng hướng ném ). Tuần lễ thứ 11: (6 tiết) Xây dựng khái niệm kỹ thuật - Phân tích, làm mẫu, cho xem phim, ảnh kỹ thuật. - Tập các động tác khởi động chuyên môn với tạ - Tập cách cầm tạ đẩy tạ chính diện. Tuần lễ thứ 12: (6 tiết) Hướng dẫn kỹ thuật ra sức cuối cùng - Phân tích làm mẫu kỹ thuật động tác ra sức cuối cùng. - Đẩy tạ từ tư thế vai hướng ném. - Đẩy tạ từ tư thế lưng hướng ném sau khi đã tập mô phỏng động tác. - Đẩy tạ từ tư thế lưng hướng ném sau khi đã nhấc chân lăng lên. Tuần lễ thứ 13: (6 tiết) Hướng dẫn kỹ thuật trượt đà - Phân tích làm mẫu kỹ thuật động tác trượt đà. - Tập trượt đà tay không cầm tạ, chú trọng động tác lăng chân lăng, kết thúc ở tư thế chuẩn bị đẩy. - Tập trượt đà với tạ nhẹ rồi tạ nặng hơn. - Tập phối hợp trượt đà ra sức cuối cùng. Tuần lễ thứ 14: (6 tiết) Hướng dẫn kỹ thuật phối hợp toàn bộ động tác - 4 - - Tập động tác ra sức cuối cùng giữ thăng bằng (không có tạ) trong vòng đẩy tạ. - Tập động tác trượt đà – ra sức cuối cùng giữ thăng bằng không cầm tạ. - Đẩy tạ với toàn bộ kỹ thuật trong vòng đẩy tạ. Tuần lễ thứ 15: (6 tiết) Hoàn thiện kỹ thuật - Tập động tác tay không với yêu cầu trượt đà dừng lại ở tư thế chuẩn bị ra sức cuối cùng. - Đẩy tạ với toàn bộ kỹ thuật vào khu vực quy định. - Đẩy tạ qua vật chuẩn ở góc độ thích hợp vào khu vực quy định. - Thể lực, trò chơi, các động tác bổ trợ phương pháp thi đấu. - Kiểm tra lý thuyết đánh giá kết quả. B. Học kỳ II ( 60 tiết ) Phần I: Bóng chuyền Tuần lễ thứ 1: (6 tiết) - Lịch sử phát triển bóng chuyền nguyên lý kỹ thuật cơ bản - Tập luyện kỹ thuật chuyền bóng - Tập luyện kỹ thuật đệm bóng. Tuần lễ thứ 2: (6 tiết) - Ôn kỹ thuật chuyền bóng, đệm bóng. - Tập luyện kỹ thuật phát bóng. - Thể lực, trò chơi với bóng. Tuần lễ thứ 3: (6 tiết) - Tập luyện kỹ thuật đập bóng. - Tập luyện kỹ thuật chắn bóng. - Kỹ thuật tấn công, tư thế chuẩn bị, di chuyển, chuyền bóng cao tay bằng hai tay. - Kỹ thuật phòng thủ, tư thế chuẩn bị, di chuyển đệm bóng. Tuần lễ thứ 4: (6 tiết) - Làm quen với đội hình chiến thuật tấn công phòng thủ - Các hình thức phối hợp chiến thuật - Chiến thuật cá nhân , của nhóm toàn đội. Tuần lễ thứ 5: (6 tiết) - Thực hành tổ chức thi đấu trọng tài. - Tiếp tục cũng cố hoàn thiện kỹ thuật. - Kiểm tra thực hành Phần II: Cầu lông Tuần lễ thứ 6: (6 tiết) - Nguyên lý kỹ thuật động tác - 5 - - Vị trí trên sân, dộng tác di chuyển các hướng: trái, phải, trước, sau, chếch. - Phát cầu bên phải, bên trái phát cầu trong đánh đơn. - Đở cầu bên phải, dưới thấp, trên cao ngang vai. - Đánh cầu bên phải, bên trái ở tầm thấp, trung bình trên cao. Tuần lễ thứ 7: (6 tiết) - Nhảy đập cầu - Bỏ nhỏ đánh cầu theo đường chéo - Các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chung. - Các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn. Tuần lễ thứ 8: (6 tiết) - Động tác đở, đánh cầu bên phải từ tầm thấp, phía trước. - Động tác đánh cầu tầm cao bên trái phía trước. - Động tác đánh cầu gần lưới. - Động tác đở đánh cầu chếch phía trước bên phải tầm thấp, tầm trung. Tuần lễ thứ 9: (6 tiết) - Luật thi đấu đơn, đôi. - Phương pháp tổ chức thi đấu, phương pháp làm trọng tài. - Chiến thuật đánh đơn, đôi Tuần lễ thứ 10: (6 tiết) - Hoàn thiện kỹ thuật cầu lông. - Thực hiện động tác nhảy đập cầu - Thể lực, trò chơi - Kiểm tra lý thuyết. Ngày tháng năm 2006 Ngày tháng năm 2006 Ngày tháng năm 2006 Ban Giám hiệu Khoa KHCB Bộ môn - 6 - . TỈNH TIỀN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Dành cho sinh viên. viên Đại học và Cao đẳng) ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần : Điền kinh, bóng chuyền, cầu lông 2. Số đơn vị học trình : 5 3. Trình độ cho sinh viên

Ngày đăng: 20/12/2013, 22:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan