Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề ở trường trung cấp nghề du lịch sài gòn, quận 10, tp hồ chí minh

118 446 1
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề ở trường trung cấp nghề du lịch sài gòn, quận 10, tp  hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN TRỌNG HOÀNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ DU LỊCH SÀI GÒN QUẬN 10, TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Vinh, 2010 LỜI CẢM ƠN LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân. Trước tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy/Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản giáo dục – K16 của trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và cung cấp những kinh nghiệm quý báu về phương pháp nghiên cứu và quản giáo dục. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, quý Thầy/Cô, cán bộ, nhân viên trường Đại học Vinh, trường Đại Học Sài Gòn, trường TCN Du Lịch Sài Gòn và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt khóa học này. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn rằng luận văn này sẽ không thể tránh khỏi một vài thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy/Cô và các bạn đồng nghiệp. Nguyễn Trọng Hoàng MỤC LỤC MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu .2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .2 4. Giả thuyết khoa học .3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu .3 7. Cấu trúc luận văn .4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.2. Các khái niệm cơ bản .7 1.2.1. Quản .7 1.2.2. Quản giáo dục 10 1.2.3. Hoạt động dạy học nghề 11 1.2.4. Quản dạy học nghề 13 1.2.5. Trường trung cấp nghề .14 1.2.6. Chất lượngchất lượng đào tạo nghề .14 1.3. Quản hoạt động dạy học nghề trong trường trung cấp nghề 18 1.3.1. Mục tiêu quản 18 1.3.2. Nội dung quản hoạt động dạy học nghề 19 1.4. Các yếu tố quản ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy nghề trong trường trung cấp nghề .25 1.4.1 Yếu tố khách quan .25 1.4.2. Yếu tố chủ quan .26 1.5. Cơ sở pháp của đề tài .31 1.5.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 31 1.5.2. Yêu cầu về số lượngchất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh .33 1.5.3. Định hướng phát triển của trường trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn .36 1.6. Kết luận chương 1 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ DU LỊCH SÀI GÒN 2.1. Một vài nét về trường trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn .38 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .38 2.1.2. Tổ chức bộ máy trường trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn 39 2.1.3. Qui mô của trường .40 2.1.4. Kết quả đào tạo từ năm 2007 đến 06/2010 42 2.2. Thực trạng công tác quản hoạt động dạy nghề trường trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn .43 2.2.1. Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề trường 43 2.2.2. Thực trạng về quản hoạt động dạy nghề trường trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn .52 2.2.3. Các giải pháp đã được sử dụng để quản chất lượng hoạt động dạy nghề một số trường trung cấp nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .63 2.3. Nguyên nhân của thực trạng 65 2.3.1. Đánh giá chung về thực trạng 65 2.3.2. Nguyên nhân hạn chế .67 2.4. Kết luận chương 2 69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ DU LỊCH SÀI GÒN 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 70 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 70 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 70 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 70 3.2. Các giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề trường TCN Du lịch Sài Gòn 71 3.2.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, Giáo viên và nhân viên trong nhà trường 71 3.2.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng năng lực quản các hoạt động đào tạo cho cán bộ quản nhà trường .72 3.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường quản các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo .75 3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường quản giờ lên lớp của giáo viên 77 3.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường quản học sinh học nghề .80 3.2.6. Giải pháp 6: Tăng cường quản việc đánh giá kết quả học tập của học sinh 83 3.2.7. Giải pháp 7: Tăng cường quản việc tổ chức giới thiệu việc làm cho học sinh tốt nghiệp 84 3.2.8. Giải pháp 8: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy nghềquản dạy nghề 86 3.2.9. Giải pháp 9: Phát huy vai trò của tổ bộ môn trong hoạt động dạy nghề 87 3.2.10. Giải pháp 10: Làm tốt công tác thi đua khen thưởng và tạo động lực cho người dạy, người học .90 3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất 3.3.1. Thăm dò tính cần thiết .94 3.3.2. Thăm dò tính khả thi 95 3.4. Kết luận chương 3 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .101 PHỤ LỤC .103 MỞ ĐẦU 1. DO CHỌN ĐỀ TÀI: Phát triển và đổi mới toàn diện dạy nghề là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, được thể thiện trong các Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; trong Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020; trong Nghị quyết lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn… Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ vị trí quan trọng của đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi đó, giáo dục - đào tạo nói chung, dạy nghề nói riêng nước ta còn nhiều bất cập, biểu hiện rõ nét là chất lượng học tập của học sinh, sinh viên còn yếu kém; Chương trình, giáo trình dạy nghề chậm được cập nhật, sữa đổi, bổ sung để phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Cơ sở vật chất, thiết bị còn hạn chế, trang thiết bị dạy nghề thiếu về chủng loại, số lượng, lạc hậu về công nghệ; đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, chưa hợp về cơ cấu ngành nghề đào tạo và hạn chế về chất lượng, nhất là kỹ năng thực hành nghề, ngoại ngữ, tin học ứng dụng, phương pháp giảng dạy chưa kịp thay đổi. Công tác quản giáo dục, quản nhà trường, đặc biệt là quản quá trình dạy nghề vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp hóa, công nghiệp hóa đất nước. Đổi mới quản một trong những xu thế chiến lược hàng đầu trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế hội của tất cả các nước trên thế giới hiện nay. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta nói chung và sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng, một trong những chiến lược quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính là việc đổi mới quản giáo dục từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Đặc biệt là đổi mới công tác quản hoạt động dạy học trong hệ thống nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn được thành lập năm 1991 với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành du lịch của cả nước nói chung, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nói riêng. Mười chín năm qua, nhà trường luôn nổ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoạt động dạy và học của nhà trường đã dần dần ổn định. Chất lượng dạy nghề từng bước được nâng cao, trường đã thu được các kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc quản hoạt động dạy nghề của trường vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Việc tăng cường quản hoạt động dạy học là một trong những giải pháp quan trọng cần được quan tâm giải quyết để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đào tạo của trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn, do vậy chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề trường Trung cấp nghề Du Lịch Sài Gòn, Quận 10, Tp.HCM”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo tại trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn, Quận 10, Tp.HCM. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Quản hoạt động dạy nghề trường Trung cấp nghề 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Có thể nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn, Quận 10, Tp.HCM nếu đề xuất được các giải pháp quản có cơ sở khoa học và tính khả thi. 5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở luận về quản hoạt động dạy nghề trong trường trung cấp nghề. 5.1.2. Nghiên cứu thực trạng quản hoạt động dạy nghề trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. 5.1.3. Đề xuất một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn . 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn, Q.10, Tp.HCM. Trong đó chú trọng đến việc quản hoạt động dạy nghề các môn chuyên ngành. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu luận: Phân tích tổng hợp hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề luận từ các tài liệu, văn bản, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ LĐTB & XH, Sở LĐTB & XH Tp.HCM có liên quan đến đề tài quản hoạt động dạy nghề. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: 6.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học và giáo dục trường TCN Du lịch Sài Gòn. 6.2.2. Phương pháp điều tra: Lập phiếu hỏi học sinh, giáo viên, cán bộ quản trường TCN Du lịch Sài Gòn. 6.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm công tác quản hoạt động dạy nghề của trường TCN Du lịch Sài Gòn và một số trường TCN tại Tp.HCM. 6.2.4. Phỏng vấn chuyên gia: Lấy ý kiến của các giáo viên và học sinh, sinh viên, các nhà quản giáo dục thông qua trao đổi trực tiếp. 6.3. Nhóm phương pháp xử các số liệu thu thập được bằng toán thống kê. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở luận của việc quản hoạt động dạy nghề tại trường Trung cấp nghề. Chương 2: Thực trạng công tác quản hoạt động dạy nghề trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn. Chương 3: Một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề trường Trung cấp nghề Du lịch Sài Gòn.

Ngày đăng: 20/12/2013, 22:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan