Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

99 1.7K 4
Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC VINH PH¹M V¡N HäC MéT Sè GI¶I PH¸P QU¶N Lý N¢NG CAO HIÖU QU¶ Sö DôNG THIÕT BÞ D¹Y HäC ë TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ Kü THUËT C¤NG NGHIÖP LUËN V¡N TH¹C Sü KHOA HäC GI¸O DôC Vinh - 2011 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo Khoa Giáo dục, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Vinh cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy tôi trong khóa học 2 Tôi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Hữu Cát - người Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và toàn thể các anh, chị, em đồng nghiệp; gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do một số hạn chế nhất định về điều kiện nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn thêm Vinh, tháng 12 năm 2011 Tác giả Phạm Văn Học 3 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ TBDH Thiết bị dạy học GS.VS Giáo sư Viện sĩ PGS.TS Phó giáo sư Tiến sĩ BCHTW Ban Chấp hành Trung ương QLNT Quản lý Nhà trường GD- ĐT Giáo dục - Đào tạo CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông GV-HS-SV Giảng viên - học sinh - sinh viên CSVC Cơ sở vật chất ĐH KTKTCN Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp THPT Trung học phổ thông THCN Trung học chuyên nghiệp CĐ-ĐH Cao đẳng - Đại học THCS Trung học cơ sở CB-GV Cán bộ - Giáo viên QL TBDH Quản lý thiết bị dạy học BGH Ban giám hiệu TCCB Tổ chức cán bộ CBQL Cán bộ quản lý QL Quản lý PTDH Phương tiện dạy học PPDH Phương pháp dạy học MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục, đặc biệt từ những năm 1992 trở lại đây, hệ thống giáo dục nước ta từng bước được hoàn thiện nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” Đây là mục tiêu cơ bản và quan 4 trọng đòi hỏi kết hợp sức mạnh của nhiều yếu tố, trong đó chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định Chất lượng giáo dục là một khái niệm đa chiều, nó bao trùm mọi chức năng và hoạt động của nó: giảng dạy và các chương trình đào tạo, nghiên cứu và học thuật, đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên, cơ sở vật chất và thiết bị trường học cùng với môi trường học tập Mặc dù, có mối quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ, song, mỗi yếu tố có vai trò khác nhau đối với chất lượng giáo dục Trong tất cả các yếu tố đó, thiết bị trường học đóng góp vai trò to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và chất lượng giáo dục Thiết bị trường học là bộ phận cơ sở vật chất trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học, được thầy và trò cùng sử dụng nhằm thực hiện mục đích của quá trình dạy- học Như vậy, rõ ràng, muốn các thiết bị đó phát huy mọi tính năng để phục vụ quá trình dạy và học của thầy và trò, cần có kế hoạch sử dụng hợp lý và có các giải pháp quản lý sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả Chỉ thị số 7823/CT-BGĐT ngày 27/10/2009 về “nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009- 2010” nêu rõ: “Trên cơ sở nguồn thu của các trường đại học, cao đẳng năm học 2009 – 2010 tăng do học phí tăng khoảng 33%, các trường cần có kế hoạch sử dụng thu tăng thêm để chi cho các yếu tố đầu vào hoặc quản lý đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục (tăng chi cho cơ sở vật chất, thực hành, tăng chi cho trang thiết bị tin học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, tăng chi cho thư viện, giáo trình, tăng chi để mời giảng viên thỉnh giảng nhiều hơn, …)” Trong tất cả mọi chương trình, mục tiêu, quy trình đào tạo đều quy định sự cần thiết của thiết bị trường học Việc nâng cao chất lượng giáo dục không thể không đề cập đến vai trò của thiết bị trường học và công tác quản lý thiết bị trường học Có thể nói rằng, việc cải tiến nội dung phương pháp đào tạo chỉ 5 có thể thực hiện được nếu có thiết bị dạy học đảm bảo tính phù hợp vừa phục vụ tốt cho cải tiến, vừa hiện đại theo sự tiến bộ của mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo Để đổi mới đào tạo, yêu cầu phải đổi mới nhiều mặt của quá trình đào tạo, trong đó đổi mới phương pháp là yêu cầu bức thiết Để đổi mới phương pháp giáo dục- đào tạo, đòi hỏi phải có đội ngũ người dạy có trình độ cao, đồng thời cần phải trang bị cho họ công cụ lao động đó là thiết bị dạy học Với phương pháp dạy học tiên tiến, thiết bị giữ vai trò không thể thiếu, nó vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện chứa đựng, chuyển tải thông tin và điều khiển hoạt động nhận thức nhằm đạt mục đích quá trình dạy học Thiết bị dạy học được mua sắm, trang bị từ nhiều nguồn khác nhau: mua sắm bằng ngân sách, bằng vốn của trường, được tài trợ hoặc chuyển giao công nghệ Song, dù từ nguồn nào đi nữa, thiết bị dạy học cũng phải được quản lý, bảo quản và sử dụng hợp lý hiệu quả Vậy, thực hiện công tác này như thế nào để đạt được hiệu quả là vấn đề khó khăn của nhiều trường hiện nay và đòi hỏi công tác quản lý phải có các giải pháp đồng bộ và thích hợp Trong nhiều thập niên qua, để đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, nhiều trường đã cố gắng đầu tư thiết bị dạy học tiến tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy và học, tuy nhiên hiệu quả sử dụng chưa thật sự hiệu quả Nguyên nhân là do, phần lớn các trường còn khó khăn và bất cập về: số lượng thiết bị dạy học thiếu, cũ, lạc hậu, chưa đồng bộ trong cơ cấu, chưa tương hợp với sự tiến bộ của nội dung và phương pháp đào tạo; công tác quản lý còn yếu kém, bên cạnh đó, phần lớn đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng kịp về trình độ sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, vì vậy, tình trạng dạy “chay”, học “chay” còn phổ biến Ngoài ra, yếu tố thiết bị dạy học ở nhiều 6 trường chưa được đánh giá đúng mức về vai trò quan trọng của nó đối với chất lượng giáo dục Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhiều năm qua đã cung cấp hàng ngàn lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao cho xã hội và góp phần to lớn vào phát triển nguồn nhân lực cho đất nước Trong những năm qua, Nhà trường đã chú trọng tới đầu tư thiết bị dạy học và đang từng bước trang bị những thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư TBDH, Nhà trường cũng vấp phải nhiều khó khăn và tình hình chuyển biến còn chậm Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng và phát huy vai trò của TBDH là việc làm cần thiết và có tính thiết yếu Để nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải đồng thời nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý, chất lượng của đội ngũ giáo viên, tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất và TBDH , trong đó công tác quản lý TBDH giữ vai trò vô cùng quan trọng Làm thế nào để quản lý tốt TBDH trong Nhà trường là vấn đề cấp thiết hiện nay của trường học Tuy nhiên, các trường còn đang lúng túng khi tìm các giải pháp đối với công tác quản lý TBDH Từ thực tiễn công tác tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp” cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Giáo dục của mình với mong muốn xây dựng một số giải pháp khả thi trên cơ sở lý luận khoa học và kinh nghiệm thực tế nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý thiết bị dạy học, phát huy vai trò tích cực của TBDH đối với chất lượng giáo dục trong xu thế hội nhập của đất nước 7 2 Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường đại học trong giai đoạn hiện nay 3.2 Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong giai đoạn hiện nay 4 Giả thuyết khoa học Nếu có được những giải pháp quản lý khoa học, hợp lý, và thực hiện một cách đồng bộ thì việc sử dụng TBDH ở trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp sẽ được đảm bảo và từng bước được nâng cao 5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý TBDH của trường Đại học - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý TBDH ở trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, từ đó chỉ ra các nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm cần thiết - Đề xuất giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 5.2 Phạm vi nghiên cứu 8 Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc quản lý và sử dụng TBDH tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và đề ra một số giải pháp quản lý TBDH của Nhà trường 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: PP phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, văn bản, nghị quyết có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài; 6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - PP điều tra xã hội học để lấy số liệu - PP lấy ý kiến chuyên gia - PP nghiên cứu các sản phẩm hoạt động - PP khảo nghiệm 6.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán: để xử lý kết quả nghiên cứu 7 Những đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài có những đóng góp làm sáng tỏ về mặt lý luận cho việc quản lý thiết bị dạy học ở các trường đại học - Về mặt thực tiễn: Đề tài đề xuất một số giải pháp quản lý TBDH có tính khoa học và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo 9 8 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2 Thực trạng TBDH và quản lý TBDH tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Chương 3 Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH tại trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong những nghiên cứu về vai trò của TBDH đối với chất lượng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu vấn đề này không phải là một nội dung mới mẻ Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà những nghiên cứu về vai trò của TBDH đối với chất lượng đào tạo đại học trên những phương diện và góc độ khác nhau chưa mang tính hệ thống Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo, đề tài đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay Các công trình, các bài viết trên đều thể hiện các khía cạnh của một số yếu tố thuộc nội hàm về chất lượng đào tạo đại học; phản ánh những khía cạnh nhất định của các nhân tố ảnh hưởng dến chất lượng giáo dục đại học của nước ta, bao gồm: Chất lượng quản lý, mục tiêu, chương trình đào tạo; nội dung, phương pháp dạy học, trong đó có TBDH Chúng ta có thể kể ra một loạt các công trình nghiên cứu được cho là tiêu biểu về những vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục đại học và quản lý chất lượng giáo dục đại học, trong đó có đề cập đến TBDH, như: Đặng Quốc Bảo- Nguyễn Đắc Hưng với công trình “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp” (2004); Phạm Minh Hạc và nhiều tác giả với công trình “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI”(2002); Hà Thế Ngữ với công trình “Dự báo giáo dục - Vấn đề và xu hướng” (1989); Trần Khánh Đức với công trình “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI”(2009) Năm 2006, Nhà xuất bản Hà Nội xuât bản cuốn “Quản lý và sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả TBDH”…Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu tiếp cận giáo dục trên phương diện khoa học giáo dục, với đối tượng nghiên cứu riêng, tuy có đề cập đến vai trò của ... cứu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu sử dụng thiết bị dạy học trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp giai đoạn Giả thuyết khoa học Nếu có giải pháp quản lý khoa học, hợp lý, thực... sở lý luận đề tài Chương Thực trạng TBDH quản lý TBDH trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Chương Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu sử dụng TBDH trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công. .. trạng quản lý TBDH trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Cơng nghiệp, từ nguyên nhân rút kinh nghiệm cần thiết - Đề xuất giải pháp quản lý nâng cao hiệu sử dụng TBDH trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công

Ngày đăng: 20/12/2013, 22:10

Hình ảnh liên quan

- Việc trang bị, cung cấp TBDH không đồng đều theo các loại hình, ngành đào tạo và theo từng khoa - Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

i.

ệc trang bị, cung cấp TBDH không đồng đều theo các loại hình, ngành đào tạo và theo từng khoa Xem tại trang 51 của tài liệu.
Sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng2.2. - Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

au.

khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng2.2 Xem tại trang 52 của tài liệu.
Sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng2.3. - Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

au.

khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng2.3 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng 2.4. - Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

au.

khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng 2.4 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng 2.5. - Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

au.

khi xử lý số liệu, kết quả thu được ở bảng 2.5 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.6. Tổng chi mua sắm trang thiết bị từ năm 2006 đến năm 2010 - Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 2.6..

Tổng chi mua sắm trang thiết bị từ năm 2006 đến năm 2010 Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 2.7: Số lượng và trình độ nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách - Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 2.7.

Số lượng và trình độ nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ xây dựng kế hoạch  QL TBDH của BGH, các đơn vị và cá nhân - Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 2.8..

Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ xây dựng kế hoạch QL TBDH của BGH, các đơn vị và cá nhân Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ kiểm tra, đánh giá của BGH - Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 2.9.

Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ kiểm tra, đánh giá của BGH Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 3.1. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các giải pháp quản lý nâng cao hiệu sử dụng TBDH ở trường ĐH KTKTCN - Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bảng 3.1..

Tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các giải pháp quản lý nâng cao hiệu sử dụng TBDH ở trường ĐH KTKTCN Xem tại trang 89 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan