Những tìm tòi nghệ thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết lịch sử hồ quý ly

70 709 6
Những tìm tòi nghệ thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết lịch sử hồ quý ly

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trờng đại học vinh KHoa ngữ Văn ------------------------- Nguyễn Thị Thuỷ những tìm tòi nghệ thuật của nguyễn Xuân khánh trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý ly luận văn tốt nghiệp đại học Chuyên ngành : luận văn học Khoá học : 2001 - 2005 Vinh, 05/2005 1 Bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh KHoa ngữ Văn ------------------------- những tìm tòi nghệ thuật của nguyễn Xuân khánh trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý ly luận văn tốt nghiệp đại học Chuyên ngành : luận văn học Khoá học : 2001 - 2005 Ngời hớng dẫn: TS.Phan Huy Dũng Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ Vinh, 05/2005 2 Mở đầu 1. do chọn đề tài 1.1. Văn chơng nhân loại vốn có truyền thống viết về đề tài lịch sử. Truyền thống ấy bắt nguồn từ chính dòng lịch sử oai hùng của mỗi đất n- ớc, mỗi dân tộc. Nhng từ khi nhận thức của con ngời về lịch sử ngày một phong phú thì quá trình vận động của văn học viết về đề tài lịch sử càng phức tạp . Các nhà văn nhìn nhận lịch sử và quan niệm của họ về lịch sử cũng đa dạng hơn . Có không ít nhà văn đã lựa chọn đợc cách xử độc đáo về đề tài này. Điều đó chứng tỏ đề tài lịch sử là một đề tài lớn , đợc nhiều nhà văn quan tâm . Những tác phẩm viết về đề tài lịch sử không chỉ dựng lại cả giai đoạn, thời kỳ với những biến động xã hội dới tác động của những nhân vật lịch sử, mà qua những nhân vật đó tác giả đã bộc lộ quan điểm cái nhìn của thời đại mình đối với xã hội, hoặc tác giả sử dụng nhân vật nh là một phơng tiện để gửi gắm những ý nghĩ về cuộc sống. Chính vì thế, nghiên cứu tác phẩm viết về đề tài lịch sử là một điều cần thiết , không chỉ để hiểu hơn về lịch sử dân tộc, mà còn để hiểu hơn mối quan hệ giữa văn học và lịch sử, giữa h cấu nghệ thuậtsự thật lịch sử, từ đó có quan điểm đúng đắn khi đánh giá góc nhìn riêng về lịch sử của văn học nghệ thuật . 1.2. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là một tác phẩm khá thành công viết về đề tài lịch sử. Sự thành công ấy đợc đánh dấu bằng các giải thởng: Giải thởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1998-2000, giải thởng Hội Nhà văn Hà Nội 2000 - 2001. Và dù chỉ mới ra mắt trong năm 2000 nhng tiểu thuyết này đã đợc tái bản đến lần thứ t, chứng tỏ công chúng rất quan tâm đón đọc, chính vì thế, đi vào tìm hiểu một tác phẩm đợc đánh giá cao hiện nay là một việc làm có nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly, chúng ta sẽ 3 có điều kiện nhìn lại một thời kỳ lịch sử bi hùng vào bậc nhất ở cuối đời Trần, khi Hồ Quý Ly nổi lên nh một nhân vật có tầm vóc lớn , một nhân vật trung tâm có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của lịch sử dân tộc, một nhân vật mà hơn 600 năm qua vẫn còn gây nhiều tranh cãi . 1.3. Đi sâu vào tìm hiểu đặc sắc về nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Quý Ly chính là để hiểu rõ hơn những nỗ lực tìm kiếm một hình thức mới cho tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, và nói rộng ra là của các nhà văn Việt Nam đơng đại. Từ góc độ này, chúng ta sẽ có đợc những đánh giá thỏa đáng về đóng góp thật sự của tác phẩm cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, chí ít thì cũng cho mảng tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Đề tài lịch sử không phải mảnh đất mới của văn học, nó đầy sức hấp dẫn và cũng chứa đựng nhiều thử thách đối mỗi nhà văn. Trong những sáng tác thuộc nhiều thể loại về đề tài này, mảng tiểu thuyết lịch sử có lẽ đạt đợc nhiều thành tựu hơn cả. Thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử xuất hiện sớm từ phơng Tây và đã đ- ợc sử dụng rất phổ biến . Có thể kể đến những nhà tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nh A. Dumas (Pháp), L.Tolstoy (Nga) . ở Việt Nam, thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử xuất hiện muộn hơn. Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết h cấu , tuy nhiên nhân vật chân chính và sự kiện chính thì đợc sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói trang phục , phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thờng mợn chuyện xa để nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con ngời và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hoá ngời xa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này [ 6 ; 255 ] Có thể nói, sự 4 nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam còn cha đợc chú ý lắm . Phan Cự Đệ trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX ở chơng III có đề cập đến tiểu thuyết lịch sử . Ông đã chỉ ra sự khác nhau giữa hai khái niệm : tiểu thuyết lịch sử (roman historique ) và lịch sử đợc tiểu thuyết hoá (histoire romancée) từ ý kiến của Pierre lous Rey : tiểu thuyết lich sử u tiên khẳng định tính chất h cấu của cốt truyện nhng tạo cho nó một cái vẻ giống nh thật (vraisemblance) bởi kết cấu (không gian và thời gian ) và bởi những động lực sâu xa của hành động . Bảo đảm cho độc giả rằng mọi sự đều có thể diễn ra nh vậy (tiểu thuyết lịch sử) còn giúp họ hiểu tốt hơn những nguyên nhân và những hậu quả của những gì đã diễn ra trong quá khứ . Rõ ràng, với việc phân biệt hai khái niệm đó, Phan Cự Đệ đã đa đến cho ngời đọc cách hiểu đúng đắn về bản chất của tiểu thuyết lịch sử. Và ông cũng chỉ ra tác dụng của tiểu thuyết lịch sử: Nó có thể soi sáng những thời kỳ quá khứ con ngời đã trải qua với mục đích rõ ràng là gạn lọc những tình trạng tiến thoái lỡng nan của thời đại . Nó giúp ta làm những bảng so sánh, đối chiếu thời đại nọ với thời đại kia . Tác giả tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ nh một khí cụ để vẽ lên những điểm tơng đồng giữa quá khứ và hiện tại và do đó làm sáng tỏ hiện tại. Sau đó trong bài viết của mình, Phan Cự Đệ khẳnh định lại một cách chắc chắn: trong quá trình sáng tác các nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa phải phát huy cao độ vai trò của h cấu, sáng tạo nghệ thuật. Nghiên cứu lịch sử một cách công phu, chính xác, đó là con đờng của các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa. Trong khi đó, Nguyễn Vy Khanh lại quan niệm về tiểu thuyết lịch sử : chúng là một cách tra hỏi và nghi vấn quá khứ để biện minh hiện tại và chỉ hớng cho tơng lai , qua trung gian một hay nhiều tác giả .Và tác giả đa ra luận điểm rất đáng chú ý về tiểu thuyết lịch sử : Cũng là những tiểu thuyết luận đề khi đặt lại vấn đề , dữ kiện lịch sử , đề ra luận đề mới , mợn dĩ vãng nói chuyện hiện tại có thể có ý chống lại bớc lịch sử hoặc 5 trật tự xã hội đang có [ 9 ; 1 ]. Và trong bài viết Về tiểu thuyết lịch sử tác giả Nam Dao hình nh cũng có chung quan niệm với Nguyễn Vy Khanh khi cho rằng: Tiểu thuyết lịch sử mang khả năng phê phán hiện tại qua cách đảo ngợc và xoay ngang những sự cố cũng nh tính chất những con ngời trong quá khứ, hay tiểu thuyết lịch sử hoá ra một tập hợp những dự phóng về một tơng lai có thể có đợc [19 ]. Hầu nh các nhà nghiên cứu đều nhất trí xem lịch sử đối với con ngời chỉ là một bản tin cũ, chỉ là nơi để họ nhận thức cái hôm nay, thậm chí để hớng tới tơng lai. Bài viết của Nguyễn Văn Trung đăng trên Tạp chí Văn học số 200 tháng 12/2002 cũng rất có khi cho rằng : tiểu thuyết lịch sử không những chỉ cần tài liệu sử liên quan trực tiếp đến các nhân vật lịch sử về đời công, hoạt động chính trị, quân sự cầm quyền, bối cảnh chính trị, xã hội thời đại của họ, mà còn cần tài liệu liên quan đến đời t (gia đình, tình cảm giao tiếp, cách ăn mặc), ngời viết truyện xây dựng lại cuộc sống cụ thể của họ trong hoàn cảnh và thời đại[ 18 ] . 2.2. Dòng mạch của tiểu thuyết lịch sử vận động không ngừng, thì quan niệm của các nhà văn , các nhà nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử cũng ngày một phong phú , phức tạp hơn. Trong tiểu thuyết lịch sử, điều đợc các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất đó chính là mối quan hệ giữa lịch sử và h cấu nghệ thuật . Đã có các bài viết nghiên cứu về mối quan hệ này. K. Paustovski trong Một mình với mùa thu có đa ra nhiệm vụ của nhà văn khi viết về đề tài lịch sử: Tôi thấy rõ rằng nhà văn viết về đề tài lịch sử cần phải viết các sự kiện cụ thể . Nhng tôi tin rằng nhà văn không cần phải tuân theo một cách quá mù quáng các sự kiện đó . Nhiệm vụ của nhà văn là mô tả quá khứ trong tất cả vẻ sống động của nó. Rõ ràng khi đặt ra vấn đề về mối quan hệ lịch sử và h cấu nghệ thuật , các nhà nghiên cứu đều cho rằng phải tôn trọng lịch sử, nhng không nên là nô lệ của lịch sử . Đỗ Ngọc Yên trong bài Giới hạn giữa h cấu 6 nghệ thuậtsự thật lịch sử đăng trên Văn nghệ Trẻ số 24 , đã nhấn mạnh : Ngời nghệ sĩ hoàn toàn có quyền tái hiện lịch sử theo cách riêng của mình. Nhng tuyệt nhiên anh ta không đợc phép bịa đặt ra lịch sử, hay nhà nghệ sĩ không chỉ biết tôn trọng đến mức cần thiết sự thật lịch sử mà còn cần phải sáng tạo ra một thế giới thứ hai - thế giới của các hình tợng văn học nghệ thuật bằng cảm xúc, tài năng cá nhân anh ta. Bên cạnh đó còn có bài Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và h cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của tác giả Bùi Văn Lợi . Vấn đề đặt ra trong bài viết đó là: một tác phẩm viết về đề tài lịch sử đợc công nhận là một tác phẩm nghệ thuật, một cuốn tiểu thuyết hay không, tuỳ thuộc vào mức độ h cấu và khả năng tởng tợng của nhà văn trên cơ sở những sự kiện và nhân vật lịch sử theo đúng đặc trng và nguyên tắc thể loại [5 ; 936 ]. Tác giả Nguyễn Vy Khanh thì chỉ cụ thể rằng: Văn và sử, văn chơng và lịch sử, quan hệ nh thế nào? Một mặt văn chơng là h cấu và tác phẩm là một cái hoặc cách nhìn, tiên tri dự báo một nhận thức lịch sử hoặc bên lề lịch sử của một tác giả, trong khi đó, lịch sử là một nỗ lực tìm sự thật chính xác, khách quan, không thiên lệch, có hay có dở, có mạnh có yếu, có vinh quang thì cũng có thất bại, phải cáng đáng với lịch sử. Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà văn khi viết về lịch sử là hết sức quan trọng. Với một nhà văn, lịch sử không là những xác chết và những sự cố biên niên ù lì . Trong tiểu thuyết lịch sử , quá khứ và lịch sử nhìn bởi nhà văn , nhà văn nh chủ thể . Đó là thứ quá khứ tái chiếm hữu và tái tạo từ vị thế , hiện tại của chủ thể ( Nam Dao - Về tiểu thuyết lịch sử ) . Mối quan hệ giữa văn chơng và lịch sửsự thẩm thấu , quyện lẫn vào nhau. Phan Cự Đệ đã cho rằng khó có sự phân biệt giữa văn và sử trong tiểu thuyết lịch sử , sự kiện lịch sửsự kiện h cấu , nhân vật lịch sử và nhân vật sáng tạo trộn lẫn vào nhau , vì thế khó lòng bảo đảm một 7 sự chính xác lịch sử đến mức tuyệt đối [14 ; 170] . Và Trần Vũ với bài nghiên cứu Lịch sử trong tiểu thuyết , một tuỳ tiện ý thức cũng đã đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và h cấu nghệ thuật . Có thể thấy rằng, hầu hết các bài viết đều tôn trọng quyền h cấu, t- ởng tợng của mỗi nhà văn miễn sao cái lịch sử trong tác phẩm không hoàn toàn xa lạ với lịch sử đã từng tồn tại trong đời sống thực. Song, dễ dàng nhận thấy là những công trình, bài viết mà chúng ta nhắc ở trên còn quá khiêm tốn so với những tác phẩm viết về đề tài lịch sử đã từng xuất hiện. Và yêu cầu đặt ra là cần những công trình quy mô lớn hơn , đi sâu vào nghiên cứu một cách thấu đáo mối quan hệ giữa lịch sử và h cấu nghệ thuật nói riêng, cũng nh nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết lịch sử nói chung. 2.3.1. Một điều thú vị đối với văn học Việt Nam đó là đề tài lịch sử thì luôn thu hút sự quan tâm của các nhà văn, nhng ngời thành công lại rất ít . Có thể kể đến những nhà văn đã thành công nh Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tởng, Hà Ân và gần đây là Nguyễn Huy Thiệp, Nghiêm Đa Văn, Nguyễn Xuân Khánh . Đặc biệt là Nguyễn Xuân Khánh với tiểu thuyết Hồ Quý Ly gây xôn xao d luận. Khi tiểu thuyết vừa ra đời đã có không ít những ý kiến góp ý, phê bình, chỉ khi cuốn tiểu thuyết giành đựơc giải chính thức trong cuộc thi tiểu thuyết 1998-2000 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức và giải 2000-2001 của Hội Nhà văn Hà Nội, thì nó thực sự thu hút sự quan tâm của d luận . Sự quan tâm ấy đợc phản ánh rõ bằng cuộc Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly đăng trên báo Văn nghệ số 41 ( 7-10-2000, trang 7). Đây có thể xem là những ý kiến đánh giá đầu tiên về tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Rất nhiều nhà văn đã đọc tham luận, nh nhà văn Hoàng Quốc Hải với nhan đề Những điều khả ái trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly ; nhà văn Trần Thị Trờng đọc tham luận Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly; nhà văn 8 Châu Diên có Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và t chất nhà văn trong Nguyễn Xuân Khánh; nhà văn Hoàng Tiến đọc tham luận Thân phận kẻ sĩ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly . Bên cạnh đó là những ý kiến phát biểu của các nhà văn nh Nguyên Ngọc, Hồ Anh Thái, Nguyễn Trọng Tân, Trịnh Đình Khôi ., ý kiến của các nhà phê bình nh Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên và cả ý kiến của các bạn đọc nh chị Minh Hơng . Cuộc hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly chứng tỏ d luận đánh giá rất cao tác phẩm này. Ngoài ra liên tục có những bài viết về nhà văn Nguyễn Xuân Khánhtiểu thuyết Hồ Quý Ly. Lê Hà trên báo Văn nghệ Trẻ số 16 đã có bài Lao động của ngời viết truyện lịch sử, Đỗ Ngọc Yên trong bài Giới hạn giữa h cấu nghệ thuậtsự thật lịch sử trên Văn nghệ Trẻ số 24 cũng đã nói đến tác phẩm này. Và liên tiếp trên các số báo Văn nghệ đều nhắc đến sự thành công của tiểu thuyết Hồ Quý Ly: - Tiểu thuyết - dòng chảy liên tục với thời gian - trích Báo cáo hội đồng chung khảo - Văn nghệ số 37 ( 15/9/2001, trang 3). - Văn xuôi năm 2001 - những tín hiệu vui của Nguyễn Hoà - Văn nghệ số 3 ( 19/1/2002) . - ấn tợng văn chơng năm 2001 của Đinh Quang Tốn - Văn nghệ số 5,6,7,8 /2002 Tết Nhâm Ngọ . - Phải bảo vệ đến cùng tác phẩm trúng giải của nhà văn Vũ Bão - Văn nghệ số 28 ( 13/7/2002) Nh vậy , tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của d luận . Điều đó đánh dấu sự thành công của tác phẩm - một cuốn tiểu thuyếtNguyễn Xuân Khánh phải mất hàng chục năm mới có thể hoàn thành . 2.3.2. Trong phạm vi tài liệu mà chúng tôitrong tay, cha có công trình nào nghiên cứu một cách quy mô về tiểu thuyết Hồ Quý Ly, đặc biệt là về phơng diện nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Tất nhiên, cuộc Hội 9 thảo về Hồ Quý Ly cũng đã tập hợp đợc nhiều bài nghiên cứu, nhng dẫu sao đó cũng mới chỉ là những bài tham luận hay ý kiến phát biểu . Các tác giả quả thật cha có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm. Chính vì thế rất cần có công trình nghiên cứu quy mô hơn đối với tác phẩm đợc chú ý và đánh giá cao hiện nay nh Hồ Quý Ly. 2.4. Nh vậy , xuất phát từ những đóng góp giàu ý nghĩa của tiểu thuyết Hồ Quý Ly đối với mảng văn học viết về đề tài lịch sử , chúng tôi đã chọn tác phẩm này làm đối tợng nghiên cứu. Và chúng tôi nghiên cứu chủ yếu trên phơng diện nghệ thuật. Bằng công trình nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đa đến cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề, trên cơ sở kế thừa những ý kiến quý báu của ngời đi trớc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định vị trí Hồ Quý Ly trong mảng tiểu thuyết viết về lịch sử trong văn học Việt Nam đơng đại . Sau đó, chỉ ra những quan niệm, cách nhìn nhận mới của tác giả về quá khứ lịch sử, nhân vật lịch sử . 3.2. Tìm hiểu nét đặc sắc trong nghệ thuật tái hiện bối cảnh lịch sử, con ngời lịch sử của tác phẩm. Từ đó chỉ ra triển vọng của những tìm tòi mà nhà văn đang theo đuổi 4. Phơng pháp nghiên cứu 4.1. Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng phơng pháp so sánh - phân tích làm phơng pháp nghiên cứu cơ bản . 4.2. ở một mức độ hạn chế chúng tôi còn sử dụng phơng pháp thống kê - tổng hợp. 5. Cấu trúc khóa luận 10 . khứ lịch sử và nhân vật lịch sử ở Hồ Quý Ly. Chơng 3 : Những nét mới về nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. 11 Chơng 1 Vị trí Hồ Quý Ly ở mảng tiểu thuyết. Văn ------------------------- Nguyễn Thị Thuỷ những tìm tòi nghệ thuật của nguyễn Xuân khánh trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý ly luận văn tốt nghiệp đại học

Ngày đăng: 20/12/2013, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan