Sử dụng phương pháp dạy học giao tiếp trong dạy từ ở tiểu học

72 1.2K 1
Sử dụng phương pháp dạy học giao tiếp trong dạy từ ở tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp mục lục Trang Phần mở đầu 2 I. Lí do chọn đề tài 2 II. Lịch sử vấn đề 2 III. Mục đích nghiên cứu 3 IV. Đối tợng nghiên cứu 3 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 VI. Giả thuyết khoa học 3 VII. Phơng pháp nghiên cứu 4 Phần nội dung 6 Chơng I: Cơ sở lí luận 6 I. Quan điểm giao tiếp trong dạy tiếng và 6 phơng pháp dạy học giao tiếp 1. Quan điểm giao tiếp trong dạy tiếng 9 2. Phơng pháp dạy học giao tiếp 18 II. Vấn đề nghĩa từdạy nghĩa từ 18 1. Nghĩa của từ 21 2. Dạy nghĩa từ 24 III. ý nghĩa của việc dạy nghĩa từ bằng 35 phơng pháp dạy học giao tiếp Chơng II: Sử dụng phơng pháp dạy học 36 giao tiếp vào việc dạy nghĩa từ Tiểu học I. Những vấn đề chung 41 II. Xây dựng hệ thống bài tập về dạy nghĩa từ 41 1. Biện pháp dạy nghĩa từ bằng cách đặt học sinh 46 vào tình huống giao tiếp 2. Dạy nghĩa từ thông qua việc hớng dẫn học sinh sử dụng từ 52 3. Phối hợp phơng pháp dạy học giao tiếp với các hình thức 71 dạy học của phơng pháp dạy học tích cực Chơng III: Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm 72 A. Mục đích thực nghiệm 75 B. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm 83 Phần kết luận 85 Tài liệu tham khảo 86 Tài liệu trích dẫn 87 Phụ lục 88 Ngời thực hiện: Trần Thị Anh 1 Luận văn tốt nghiệp Lời cảm ơn ---------------- Đề tài Sử dụng phơng pháp dạy học giao tiếp trong việc dạy nghĩa từ Tiểu học đợc hoàn thành trong một thời gian ngắn , điều kiện gặp không ít khó khăn nên khó tránh khỏi những sai sót . Những kết quả mà chúng tôi đạt đợc là nhờ sự hớng dẫn , góp ý tận tình , chu đáo và khoa học của cô giáo Chu Thị Thủy An cùng các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học - Trờng Đại Học Vinh . Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc . Tác giả Ngời thực hiện: Trần Thị Anh 2 Luận văn tốt nghiệp Phần mở đầu ======== I. Lí do chọn đề tài. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài ngời. Vì thế xu hớng dạy tiếng hiện đại trên thế giới và trong nớc hiện nay là: Dạy tiếng là dạy một công cụ giao tiếp. Xu hớng và mục tiêu chính của môn tiếng Việt hiện nay là dạy cho học sinh một công cụ giao tiếp. Muốn sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ nh một công cụ giao tiếp thì học sinh phải có một vốn từ phong phú, đa dạng và khả năng sử dụng từ chính xác, tinh tế, sắc bén. Nhng thực tế hiện nay, học sinh Tiểu học vốn từ đang còn nghèo nàn, các nét nghĩa của từ mà các em nắm đợc đang còn rất phiến diện, khả năng sử dụng từ cha chính xác, tinh tế, nhiều lỗi sai về sắc thái nghĩa và phong cách, đặc biệt là các em dễ dàng hiểu đợc nghĩa của các từ: nhà, cửa, trời, mây, núi, sông, đi, đứng, chạy, đỏ, đen . nhng giải nghĩa chúng thành lời nh định nghĩa trong từ điển thì quả thực không dễ. Vấn đề đặt ra là: Có cách nào để giúp các em hiểu đợc nghĩa từsử dụng đúng nghĩa của từ nào đó hay không. Bên cạnh đó giáo viên Tiểu học còn rất ngại dạy giờ Từ ngữ, giáo viên gặp khó khăn khi giải nghĩa từ, khi tìm các biện pháp giải nghĩa dễ hiểu và phù hợp. Chính những mâu thuẫn trên là lí do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài Sử dụng phơng pháp dạy học giao tiếp trong dạy nghĩa từ Tiểu học. II. Lịch sử vấn đề. Vấn đề dạy nghĩa từ đã có khá nhiều tác giả đề cập đến với những kết quả nghiên cứu sau: -Tác giả Lê Phơng Nga [ 9 ] đã trình bày một cách có hệ thống phơng pháp giải nghĩa từ Tiểu học qua các biện pháp: Giải nghĩa bằng trực quan; giải nghĩa bằng ngữ cảnh; giải nghĩa bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác; giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa; giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các từ tố; giải nghĩa bằng định nghĩa. Tuy nhiên, dạy nghĩa từ bằng các biện pháp nh thế cũng chỉ là tơng đối. Trên thực tế khi giải nghĩa từ ngời ta thờng dùng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: Vừa dùng trực quan vừa dùng từ đồng nghĩa, vừa dùng ngữ cảnh vừa dùng biện pháp định nghĩa . -Tác giả Phan Thiều [ 15 ] đã đề cập đến phơng pháp dạy nghĩa từ trờng học. Nói chung: Ông cho rằng: Trong nội dung dạy nghĩa từ Tiểu học việc giải nghĩa từ cho học sinh và hớng dẫn học sinh tập giải nghĩa từ là công việc then chốt trọng yếu. Sau khi phân tích cơ chế của việc học nghĩa từ để tiến tới hiểu đúng nghĩa từsử dụng từ đúng nghĩa. Ông nhận thấy rằng quá trình đi từ hiểu nghĩa từ đến việc giải nghĩa từsử dụng nghĩa từ đúng hoàn cảnh giao tiếp có ý nghĩa quan trọng chổ: Nó cung cấp cho học sinh những nghĩa mới của từ đã biết, những từ mới với những nghĩa mới để học sinh nói, viết đúng thực hiện thành công mục đích giao tiếp. Và hơn nữa nhằm rèn luyện, biểu đạt sử dụng trong ngôn ngữ cụ thể. Ngời thực hiện: Trần Thị Anh 3 Luận văn tốt nghiệp -Tác giả Nguyễn Đức Tồn [ 16 ] cũng quan tâm đến vấn đề dạy nghĩa từ trong nhà trờng, Ông đa ra hệ phơng pháp giải nghĩa từ dựa trên hệ phơng pháp thực nghiệm tâm lý ngôn ngữ học. -Tác giả Đỗ Hữu Châu [ 5 ] lại cho rằng việc dạy nghĩa từ cho học sinh nói chung và cho học sinh Tiểu học nói riêng là điều rất quan trọng và cần thiết. Ông đa các cách giảng nghĩa đó là: Giảng nghĩa theo cách định nghĩa khái quát; giảng nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa; giảng nghĩa theo cách miêu tả. -Tác giả Bùi Minh Toán [ 13 ] có đề nghị nên đa từ vào trong hoạt động giao tiếp để giảng nghĩa cho học sinh. Nh vậy tác giả đã không đồng ý với nội dung kiến thức đa vào sách giáo khoa, có nhiều chổ cha hợp lí làm hạn chế khả năng giao tiếp của học sinh. Cho nên tác giả đã đề xuất đa từ vào trong giao tiếp để dạy trờng Tiểu học. Về phơng pháp dạy học giao tiếp còn rất ít công trình đề cập đến: -Tác giả Lê Phơng Nga [ 6 ] cho rằng phơng pháp giao tiếp là phơng pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông báo sinh động. Phơng pháp này gắn liền với phơng pháp luyện tập theo mẫu. Cơ sở của phơng pháp này là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. -Các tác giả Chu Thị Thuỷ An, Bùi Thị Thu Thuỷ [ 1 ] cho rằng: Phơng pháp dạy học giao tiếp là phơng pháp hớng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết đợc học vào thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp cụ thể bằng tiếng Việt. Điểm qua các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả chúng ta thấy rằng Vấn đề dạy nghĩa từ đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên những phơng pháp dạy từ lâu nay đợc đề xuất có nhiều điểm hạn chế: Đó là cha chuyển hoá đợc từ khả năng hiểu, nhớ nghĩa từ sang khả năng sử dụng từ vì hầu nh học sinh chỉ mới nắm đợc nghĩa đen của từ. Thứ hai: Mặc dù khái niệm phơng pháp dạy học giao tiếp đã đợc đề cập đến trong các giáo trình lí luận dạy học tiếng Việt từ mấy năm lại đây nhng ít có các công trình nghiên cứu cách ứng dụng phơng pháp này vào dạy một phân môn, một kiểu bài cụ thể Tiểu học, khái niệm phơng pháp dạy học giao tiếp còn là một khái niệm mơ hồ, cha rõ ràng. Luận văn của chúng tôi hớng đến giải quyết những vấn đề còn bỏ ngỏ nêu trên. III. mục đích nghiên cứu. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn thực hiện đợc các mục đích sau: Thứ nhất: Làm rõ khái niệm phơng pháp dạy học giao tiếp trong dạy tiếng. Thứ hai: Góp phần áp dụng phơng pháp giao tiếp vào dạy môn tiếng Việt nói chung và dạy nghĩa từ nói riêng. Ngời thực hiện: Trần Thị Anh 4 Luận văn tốt nghiệp Thứ ba: Giúp học sinh phát huy đợc khả năng sử dụng từ ngữ trong giao tiếp mọi tình huống. IV. đối tợng nghiên cứu. Để đạt đợc mục đích trên đối tợng nghiên cứu của đề tài là: - Mục đích và phơng pháp dạy nghĩa từ theo hớng giao tiếp Tiểu học. V. nhiệm vụ nghiên cứu. Với mục đích và đối tợng nghiên cứu nh trên, chúng tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ: 1. Làm rõ khái niệm phơng pháp dạy học giao tiếp, nghĩa của từ và các phơng pháp dạy nghĩa từ. 2. Sử dụng phơng pháp dạy học giao tiếp vào dạy nghĩa từ cho học sinh Tiểu học. 3. Thiết kế một số bài tập dạy nghĩa từ trong giao tiếp. VI. giả thuyết khoa học. Nếu nội dung và phơng pháp dạy nghĩa từ đợc thiết kế và thực hiện bằng phơng pháp dạy học giao tiếp thì chất lợng dạy học từ ngữ Tiểu học sẽ đợc nâng cao, việc hiểu nghĩa từ và kỹ năng sử dụng từ của học sinh Tiểu học sẽ chính xác, tinh tế hơn hiện nay. VII. phơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phơng pháp sau: 1. Phơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Nhằm nghiên cứu về các khái niệm: phơng pháp giao tiếp: nghĩa từ; các biện pháp dạy nghĩa từ. 2. Phơng pháp quan sát: Nhằm nghiên cứu thực tiễn dạy nghĩa từ các Trờng Tiểu học hiện nay. 3. Phơng pháp thực nghiệm: Nhằm kiểm tra chất lợng dạy nghĩa từ theo phơng pháp dạy học giao tiếp. 4. Phơng pháp so sánh, đối chiếu: Nhằm phát hiện ra các đăc điểm chung của phơng pháp dạy học giao tiếp và phơng pháp dạy học tích cực. Ngời thực hiện: Trần Thị Anh 5 Luận văn tốt nghiệp Phần nội dung ======== chơng I Cơ sở lý luận I. quan điểm giao tiếp trong dạy tiếng và phơng pháp dạy học giao tiếp. 1. Quan điểm giao tiếp trong dạy tiếng. Quan điểm của triết học Mác-Lênin cho rằng Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài ngời. Con ngời dùng ngôn ngữ để tổ chức toàn bộ cuộc sống của họ trong xã hội, thông qua ngôn ngữ con ngời xác lập và điều chỉnh những mối quan hệ tơng tác nhiều mặt làm nên sự hài hoà và sự chuyển biến của cộng đồng dân tộc. Vì thế trong mấy năm gần đây ngôn ngữ luôn luôn đặt ra trong quan hệ với hoàn cảnh giao tiếp và ngời giao tiếp khi nghiên cứu. Bên cạnh đó việc dạy ngôn ngữ trong nhà trờng cũng đợc nhìn nhận theo một quan điểm mới: Dạy tiếng là dạy một công cụ giao tiếp. Mục tiêu chính của môn học tiếng mẹ đẻ trong nhà trờng là rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hoạt động lời nói: đọc, nghe, nói, viết, nhằm tạo ra cho học sinh khả năng đạt hiệu quả cao trong học tập và giao tiếp nhà trờng, gia đình và ngoài xã hội. Quan điểm này không chỉ đợc đề cao trong nớc mà cả trên thế giới. Ví dụ nh chơng trình dạy học của Malaysia đã xem tiếng Malaysia có vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức, giao tiếp và thống nhất đất nớc. Sự thành thạo ngôn ngữ đợc coi trọng Tiểu học. Khi học xong Tiểu học, học sinh biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với trình độ phát triển của mình. Chơng trình giáo dục của Thái Lan lại quy định tiếng Thái là quốc ngữ, việc dạy tiếng Thái phải nhằm trau dồi cho học sinh kỹ năng nghe, đọc, nói, viết và khả năng dùng ngôn ngữ để thông báo ý định và bày tỏ tình cảm một cách có hiệu quả cao, có ấn tợng sâu sắc, đúng mực sáng tạo và thích hợp. Đặc biệt chơng trình tiếng Pháp quy định: Việc nắm vững tiếng Pháp quyết định thành quả học tập trờng Tiểu học. Một mặt nó là khởi điểm cho mọi môn học, mặt khác nó hình thành t duy rõ ràng, có tổ chức và chủ động, nó tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống xã hội. Chính vì vậy nó là công cụ đầu tiên mà tự do. Việc nắm vững tiếng Pháp trở thành tiêu chuẩn quan trọng đánh giá kết quả đào bậc Tiểu học. Tiếng Pháp với t cách là một môn học mang tính lỡng phân: một mặt nó cung cấp cho học sinh phơng tiện để t duy có tổ chức, chủ động, sáng tạo, phơng tiện để giao tiếp. Mặt khác nó là đối tợng để học sinh chiếm lĩnh quá trình học tập và rèn luyện, điều này có nghĩa là: tiếng Pháp mang đến cho học sinh Pháp chìa khoá mở mang cánh cửa bớc vào lâu đài tri thức văn hoá của nhân Ngời thực hiện: Trần Thị Anh 6 Luận văn tốt nghiệp loại. Nó còn là điều kiện, phơng tiện phát triển mọi năng lực cá nhân và sự tự do giao lu trong cộng đồng. Còn Việt Nam, quan điểm này cũng đã đợc các nhà ngôn ngữ học và các nhà giáo dục quan tâm, đánh giá cao và đang đi vào nghiên cứu. Vậy quan điểm giao tiếp trong dạy tiếng có nội dung nh thế nào? Đó là phải đặc biệt chú trọng nhiệm vụ hình thành và phát triển bốn kỹ năng sử dụng tiếng Việt là đọc, nghe, nói, viết trong học tập và giao tiếp của học sinh. Mà mục đích cuối cùng của giáo dục là đào tạo những con ngời có năng lực thực tiễn. Năng lực thực tiễn bao gồm năng lực t duy và năng lực hoạt động. Năng lực t duy chỉ đờng dẫn lối cho hoạt động, còn năng lực hoạt động là biểu hiện của năng lực tiếp thu lĩnh hội văn bản thể hiện kỹ năng nghe, đọc, và năng lực sản sinh văn bản thể hiện các kỹ năng nói, viết . Dạy tiếng Việt phải qua hoạt động giao tiếp vì nói, nghe, đoc, viết là bốn kỹ năng giao tiếp chỉ đợc hình thành và phát triển qua giao tiếp mà không thể qua con đờng nào khác.Tuy nhiên việc rèn luyện kỹ năng nhất là rèn luyện theo con đờng nhà trờng thì phải lấy kiến thức làm nền tảng. Do đó ngoài việc rèn luyện các kỹ năng đọc, nghe, nói, viết chúng ta còn phải truyền thụ cho học sinh các kiến thức về cấu trúc bên trong của ngôn ngữ. Đó là cấu trúc từ, cấu trúc câu . Điều đó có nghĩa là ngoài việc cung cấp cho học sinh những kỹ năng nh đọc, nghe, nói, viết chúng ta cần cung cấp cho học sinh cả những tri thức, hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau. Nắm vững các tri thức sẽ nhanh chóng giúp học sinh hình thành nhanh hơn các kỹ năng. Ngợc lại thông qua các kỹ năng đọc, nghe, nói, viết, con ngời giao tiếp với nhau và chiếm lĩnh đợc những tri thứcngày càng phong phú hơn nhờ đó mà phát triển đợc năng lực giao tiếp các em. Nh vậy, phát triển bốn kỹ năng lời nói làm cơ sở để phát triển t duy cho học sinh và giúp học sinh sử dụng tốt tiếng Việt trong giao tiếp là làm cho việc dạy tiếng Việt hoà nhập chung với xu hớng của việc dạy tiếng trên thế giới, là hớng vào việc chuẩn bị cho con ngời Việt Nam của thế kỷ XXI, thích ứng với đời sống xã hội ngày càng hiện đại. Để đảm bảo quan điểm giao tiếp trong dạy tiếng nêu trên trong quá trình dạy học tiếng Việt Tiểu học chị sự chỉ đạo của Nguyên tắc hớng vào hoạt động giao tiếp. Nguyên tắc hớng vào hoạt động giao tiếp là nguyên tắc chung cho việc dạy tiếng. Ngôn ngữ là một hệ thống hoạt động chức năng phục vụ cho t duy và hoạt động giao tiếp. Tất cả mọi đơn vị và quan hệ giữa các đơn vị trong hệ thống tiếng Việt đều nhằm hớng vào mục đích là hoàn thành chức năng, là công cụ để giao tiếp xã hội. tiếng Việt chỉ có sức sống khi nó đợc đặt vào giao tiếp với t cách là một công cụ. Tách khỏi hoạt động chức năng nó sẽ trở thành hệ thống khô cứng, một hệ thống chết. Mọi từ ngữ, mọi câu chỉ bộc lộ hết giá trị khi chúng tham gia vào hoạt động giao tiếp. Ngời thực hiện: Trần Thị Anh 7 Luận văn tốt nghiệp Nói cách khác, ngôn ngữ phải đợc vận dụng để tạo ra các dạng lời nói khác nhau, mọi quy luật cấu trúc và hoạt động của nó chỉ đợc rút ra trên cơ sở nghiên cứu lời nói sinh động, cụ thể: Âm phải kết hợp với nhau để tạo thành tiếng, tiếng kết hợp với nhau để tạo thành từ, từ phải kết hợp với nhau để tạo thành câu, các câu kết hợp với nhau để tạo thành đoạn và những đơn vị lớn hơn nhằm không ngừng thoả mãn nhu cầu giao tiếp của xã hội. Điều đó có nghĩa là giao tiếp không chỉ là mục đích mà còn là phơng tiện để dạy học tiếng Việt. Chỉ có bằng hoạt động giao tiếp học sinh mới thực sự hiểu tiếng Việt, mới hình thành đợc các thói quen và kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Muốn hình thành các kỹ năng và kỹ xảo ngôn ngữ, học sinh phải trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng cách vận dụng nhiều kiến thức đã học vào để hiểu lời nói của ngời khác, để phô diễn t tởng và tình cảm của mình. Nh vậy, việc lĩnh hội lời nói sản sinh ra lời nói vừa là phơng tiện vừa là mục đích của bộ môn tiếng Việt nhà trờng phổ thông. Nguyên tắc dạy tiếng Việt hớng vào hoạt động giao tiếp đòi hỏi cần phải lu ý một số điều cơ bản sau: -Khi học bất cứ một đơn vị ngôn ngữ nào cũng cần đa chúng vào hoạt động hành chức, tức là đa chúng vào các đơn vị lớn hơn. Chẳng hạn: Từ là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ, cố định hoá trong hình thức biểu hiện. Một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Khi sử dụng từ trong câu và đoạn, các sắc thái phong cách ý nghĩa ngử pháp, sắc thái tình cảm, khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của chúng lại thể hiện một cách rõ ràng cụ thể hơn. Hoặc: Nói đến câu nhiều ngời nghĩ ngay đến tính độc lập, tính hoàn chỉnh của đơn vị này. Tuy vậy, tính hoàn chỉnh và độc lập của nó cũng chỉ là tơng đối, nếu xét câu với t cách là một thành tố cấu tạo nên đơn vị lớn hơn; đoan văn. -Phơng hớng tốt nhất để dạy các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống hành chức là phải tìm mọi cách hớng học sinh vào hoạt động nói năng. Muốn thực hiện đợc điều này cần phải tạo đợc tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ giao tiếp cho các em học sinh. Các hình thức hoạt động ngoại khoá, vui chơi, hoạt động học tập các bộ môn khác chính là điều kiện thuận lợi để tạo ra nhiều tình huống giao tiếp khac nhau. -Nguyên tắc dạy tiếng Việt hớng vào hoạt động giao tiếp sẽ chi phối trực tiếp việc chọn và sắp xếp nội dung cần dạy. Kiến thức về tiếng Việt chỉ có ý nghĩa khi chúng góp phần hình thành các kỹ năng giao tiếp (đọc, nghe, nói, viết) cho các em học sinh. Nh vậy để đáp ứng đợc mục tiêu "dạy tiếng là dạy một công cụ giao tiếp nh đã đề cập trên thì chúng ta phải đặc biệt chú trọng đến việc dạy nghĩa từ tiểu học, bởi từ là đơn vị nhỏ nhất cơ bản nhất để cấu tạo nên câu và câu dùng để giao tiếp. 2. Phơng pháp dạy học giao tiếp. a. Sống trong xã hội, con ngời luôn luôn cần giao tiếp với nhau. Đó là một nhu cầu tất yếu. Không ai có thể sống cô độc, lẻ loi một mình mà không cần sự giao tiếp với ngời khác. Ngời thực hiện: Trần Thị Anh 8 Luận văn tốt nghiệp Giao tiếp chính là sự tiếp xúc, giao lu giữa ngời và ngời trong xã hội, qua đó con ngời bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhận thức, t tởng và cả những tình cảm, thái độ đối với nhau và đối với điều đợc truyền đạt. Con ngời có thể dùng nhiều phơng tiện để giao tiếp có phơng tiện thô sơ, đơn giản nh cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; có phơng tiện kỹ thuật tinh vi, hiện đại: nh dùng các tín hiệu vô tuyến viễn thông. Trong đó, ngôn ngữ là phơng tiện giao tiếp quan trọng nhất. Với t cách là phơng tiện giao tiếp, ngôn ngữ có thể tồn tại dới hai dạng: nói và viết. Giao tiếp nói chung và giao tiếp ngôn ngữ nói riêng luôn luôn là một hoạt động có tính xã hội. Không thể có sự giao tiếp nếu chỉ có một cá nhân. Nó giả định ít nhất có sự tham gia của hai nhân vật giao tiếp: ngời nói- ngời nghe (hay ngời viết-ngời đọc). Trong hoạt đông giao tiếp ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp dùng phơng tiện ngôn ngữ, tạo nên các ngôn bản (văn bản) để phục vụ cho sự giao tiếp. Với hoạt động giao tiếp, các ngôn bản này, vừa là phơng tiện giao tiếp (để biểu hiện và truyền đạt nội dung) vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp. Ngời nói (hay ngời viết) tạo ra các ngôn bản đó, còn ngời nghe (hay ngời đọc) tiếp nhận và lĩnh hội chúng. Đây chính là hai mặt của quá trình hoạt động giao tiếp. Nh vậy giao tiếp ngôn ngữ là một lẽ sống còn của xã hội . b. Từ chức năng của ngôn ngữ là phơng tiện giao tiếp quan trọng nhất và mục đích của lời nói là thực hiện việc giao tiếp, phơng pháp giao tiếp trở thành phơng pháp quan trọng trong quá trình dạy học tiếng Việt: -Phơng pháp giao tiếp là phơng pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông báo sinh động, vào giao tiếp bằng ngôn ngữ, là phơng pháp hớng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết đợc học vào thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp cụ thể bằng tiếng Việt. -Phơng pháp dạy học giao tiếp có tác dụng khắc sâu tri thức và rèn luyện kỹ năng. Đây là phơng pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho từng cá nhân học sinh. Nếu ngôn ngữ đợc coi là phơng tiện giao tiếp thì lời nói đợc coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngôn ngữ. Dạy tiếng Việt bằng phơng pháp giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói cho từng cá nhân học sinh. Con đờng tốt nhất để rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh tiểu họcdạy trong giao tiếp. Phơng pháp giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói còn những kiến thức lý thuyết thì đợc nghiên cứu trên cơ sở phân tích các hiện tợng đa ra trong bài khoá. Với phơng pháp dạy học giao tiếp học sinh không chỉ đợc học các tài liệu học tập của nhà trờnghọc trong khi giao tiếp nhà, trờng, để thoả mãn nhu cầu về hiểu biết, về học tập, về lao động của các em. Việc đa ra những ngữ cảnh giả định và đa ra định hớng về đích về trình bày cảm xúc, ý kiến riêng của các em về ngời đọc, ngời nghe khi tổ chức cho các em thực hành lớp là thực sự cần thiết. Ngời thực hiện: Trần Thị Anh 9 Luận văn tốt nghiệp Nh vậy: Phơng pháp dạy học giao tiếp là phơng pháp dạy học chú trọng đến việc hớng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt. Chính vì thế phơng pháp dạy học giao tiếp có những điểm khác biệt so với phơng pháp dạy học truyền thống. c. Nh trên đã phân tích để thực hiện hoạt động giao tiếp ít nhất có sự tham gia của hai nhân vật giao tiếp: ngời nói - ngời nghe. Trong phơng pháp dạy học giao tiếp mối quan hệ giữa ngời dạy và ngời học là mối quan hệ giữa hai nhân vật giao tiếp. Trong phơng pháp dạy học giao tiếp mối quan hệ giữa ngời dạy và ngời học là mối quan hệ bình đẳng, tơng tác lẫn nhau. Ngời học và ngời dạy đều là những nhân tố giao tiếp chính là những nhân tố tạo nên hoạt động giao tiếp nhất định. Không có những nhân tố này, hoạt động giao tiếp không thể tiến hành đợc. Đây là nhân tố đóng vai trò chủ động, tích cực trong hoạt động giao tiếp. hoạt động giao tiếp hội thoại, ngời học và ngời dạy cùng có mặt và luôn phiên nhau đóng vai ngời nói, rồi ngời nghe: mỗi ngời lúc đóng vai ngời nói, lúc đóng vai ngời nghe. Đồng thời giữa ngời học với ngời học cũng diễn ra quá trình trên. Nh vậy với phơng pháp dạy học giao tiếp mối quan hệ giữa ngời học và ngời dạy là mối quan hệ qua lại, bình đẳng, luôn luôn chi phối , chế định các yếu tố ngôn ngữ trong hoạt động, đồng thời chúng để lại dấu ấn trong sản phẩm giao tiếp - ngôn bản. Từ đặc điểm riêng trên nảy sinh những đặc điểm khác của phơng pháp dạy học giao tiếp: -Nội dung dạy học xuất phát từ bốn kỹ năng hoạt động giao tiếp. Xuất phát điểm để lựa chọn các kiến thức ngôn ngữ cần cung cấp cho học sinh là hệ thống bốn kỹ năng: đọc, nghe, nói, viết. Các ngữ liệu của phơng pháp giao tiếp phải đa ra những đề tài tự nhiên, xã hội xung quanh các em, các vấn đề bức xúc của thời đại mà các em rất cần biết (dân số, môi trờng, hoà bình và hợp tác, ma tuý . ) để học sinh đọc thông viết thạo, nghe tốt nói hay đồng thời tích luỹ đợc các tri thức cần thiết cho cuộc sống, không bỡ ngỡ khi đi vào cuộc sống. -Đối với phơng pháp dạy học giao tiếp thì điều quan trọng là tìm mọi cách hớng học sinh vào hoạt động nói năng. Điều này có nghĩa là trong quá trình dạy học, giáo viên phải tạo ra đợc các tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ giao tiếp cho các em học sinh. Để trong quá trình giải quyết các tình huống giao tiếp học sinh tìm kiếm, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới, chứ không phải là giáo viên truyền đạt cho học sinh những định luật, quy tắc bằng phơng pháp giảng giải và học sinh tiếp thu một cách máy móc, thụ động. Nh thế sẽ làm cản trở khả năng giao tiếp, khả năng suy nghĩ, sáng tạo của học sinh trong quá trình giải quyết các tình huống giao tiếp. Với phơng pháp dạy học mới hay còn gọi là phơng pháp dạy học giao tiếp thì lại coi trọng khả năng giao tiếp, sự sáng tạo của học sinh, kích thích động cơ giao tiếp của học sinh. Chính vì thế mà nhiều khi cùng một vấn đề nhng lại có nhiều ý kiến khac nhau do nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau của mỗi cá nhân học sinh. -Phơng pháp dạy học giao tiếp tạo ra những giờ học không chỉ có giao tiếp một chiều: thầy phát trò nhận thầy yêu cầu-trò làm theo mà còn có giao tiếp nhiều chiều: thầy-trò, trò-thầy, trò-trò. Nó sẽ tạo ra những giờ họcsự hợp tác tốt giữa thầy và trò và giữa Ngời thực hiện: Trần Thị Anh 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 18:45

Hình ảnh liên quan

-Làm khung hình hộp: Chiều cao dài hơn băng giấy (Nh hình vẽ). - Sử dụng phương pháp dạy học giao tiếp trong dạy từ ở tiểu học

m.

khung hình hộp: Chiều cao dài hơn băng giấy (Nh hình vẽ) Xem tại trang 54 của tài liệu.
1. bảng 1: kết quả học tập của học sin hở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng - Sử dụng phương pháp dạy học giao tiếp trong dạy từ ở tiểu học

1..

bảng 1: kết quả học tập của học sin hở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Xem tại trang 59 của tài liệu.
2. Bảng 2: Mức độ học tập của học sin hở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Sử dụng phương pháp dạy học giao tiếp trong dạy từ ở tiểu học

2..

Bảng 2: Mức độ học tập của học sin hở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 3 - Sử dụng phương pháp dạy học giao tiếp trong dạy từ ở tiểu học

Bảng 3.

Xem tại trang 72 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan