Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh

83 1.3K 3
Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Kinh tế trang trại là mô hình kinh tế đã được hình thành phát triển từ thế kỷ XVII trên thế giới còn nước ta thì loại hình này đã có từ thời phong kiến thời kỳ Pháp thuộc, hiện đang từng bước được phát triển rộng khắp. Hiện nay, nó đã đang đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đồng thời nó có vai trò chủ lực trong sản xuất những sản phẩm nông sản thiết yếu bậc nhất, đảm bảo sự sống phát triển cho con người. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời có trên 70% dân số sống bằng nghề nông. Vì thế nên trong công cuộc đổi mới Đảng Nhà nước ta đã lấy nông nghiệp làm trọng điểm làm cơ sở để phát triển kinh tế. Điều này đã được khẳng định rõ trong Nghị Quyết 06 của Bộ chính trị (10/11/1998): “Nhà nước ta có những chính sách khuyến khích phát triển hình thức trang traị gia đình như các loại hình sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình, đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại gia đình các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau hình thành các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh”. Như vậy, theo định hướng trên, kinh tế hộ nông dân đã phát huy sức mạnh to lớn trong việc phát triển nông nghiệp kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ quản lý cao hơn nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Hiện nay hình thức kinh tế trang trại đang tăng lên về số lượng với nhiều thành phần tham gia nhưng chủ yếu vẫntrang trại hộ gia đình. Nó đã được phát triển trong khắp cả nước, nhất là các tỉnh trung du, miền núi ven biển. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác nguồn lực trong dân, thu hẹp diện tích đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá, tăng thu nhập 1 cho người dân; phân bố lại dân cư, xây dựng lại vùng nông thôn mới phát triển nông nghiệp đa dạng bền vững. Mặt khác, nó đã làm chuyển biến nền nông nghiệp thuần tuý sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá mà kinh tế trang trại là hạt nhân phá vỡ toàn bộ cái vỏ bọc của sản xuất tự cung tự cấp lâu nay. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đó là khả năng cạnh tranh chưa cao, hầu hết các địa phương chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, công tác khuyến nông, thị trường tiêu thụ công tác quản lý còn hạn chế, khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất chưa phổ biến, thiếu vốn, chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường. Hương Sơnhuyện miền núi có diện tích rộng lớn là 110.314,98 ha chủ yếu phát triển nông nghiệp nên rất phù hợp cho sự hình thành phát triển của kinh tế trang trại. Trong những năm gần đây loại hình tổ chức này đã phát triển nhanh chóng mang lại hiệu qủa sản xuất kinh doanh khá cao, mở đường cho kinh tế hộ phát triển. Hiện nay, Hương Sơn có khoảng gần 200 trang trại đã đang phát triển. Tuy nhiên chủ yếu là theo xu thế trang traị gia đình với quy mô vừa nhỏ. Bên cạnh sự nhạy bén trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các giống mới đã làm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống người dân, xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc,… làm thì nó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất của trang trại như trình độ của chủ trang trại đa phần là chưa qua đào tạo, thị trường còn hạn hẹp, các trang trại phát triển xô bồ, không đồng bộ thiếu quy hoạch,…đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn huyện. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Hương Sơn - Tĩnh” nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hương Sơn được hiệu quả hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại địa bàn huyện Hương Sơn để thấy được hiệu quả cũng như những thuận lợi, khó khăn của các trang trại, từ 2 đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại Hương Sơn được hiệu qủa hơn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sởluận thực tiễn về kinh tế trang trại. - Nêu được những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - môi trường của vùng nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng xu thế phát triển kinh tế trang trại tại vùng nghiên cứu để từ đó đánh giá những mặt thuận lợi khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng, nội dung phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các trang trại trên địa bàn huyện Hương Sơn. - Các mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật, xã hội liên quan đến phát triển kinh tế trang trại huyện Hương Sơn. 1.3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. - Nghiên cứu thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế trang trại vùng nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả, thuận lợi, khó khăn của việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát trển kinh tế trang trại tại vùng nghiên cứu. 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu tiến hành thực trạng phát triển kinh tế trang trại là chính. - Thời gian nghiên cứu có hạn nên lựa chọn ngẫu nhiên 60/188 trang trại của huyện để điều tra. - Các trang trại lâm nghiệp chỉ mới tiến hành nghiên cứu được trong một năm. - Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ số còn hiệu quả xã hội môi trường chưa có chỉ số cụ thể để đánh giá. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại trên thế giới Kinh tế trang trại trên thế giới đã được nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu đó là : “Kinh tế trang trại - sức mạnh của nền nông nghiệp Pháp” của Trần Đức, Nxb nông nghiệp (1997) đã nêu lên nguồn gốc hình thành của việc phát triển kinh tế trang trại tình hình phát triển kinh tế trang trại một số nước trên thế giới nói chung của nước Pháp nói riêng; “Nông nghiệp Châu Âu - những kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại”của Trần Đức, Nxb Khoa học xã hội (1996) đã nói về tình hình chung của việc phát triển kinh tế trang trại trên thế giới một số nước châu Âu đồng thời nói lên những kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại một số nước; “Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới Châu Á” của Nguyễn Điền - Trần Đức - Nguyễn Huy Năng, Nxb Thống kê (1993),…Các tài liệu trên đã đều đề cập đã đề cập đến tình hình phát triển trang trại của một số nước trên thế giới cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại nêu lên một số giải pháp để kinh tế trang trại được hiệu quả hơn. Như chúng ta đã biết, kinh tế trang trại trên thế giới được hình thành đầu tiên Châu Âu vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Sang thế kỷ XX, do sự phát triển của công nghiệp dịch vụ đã thu hút lao động trong khu vực công nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng lao động nông nghiệp. Sự hiện diện phát triển của kinh tế trang trại gia đình ngày càng tạo ra nhiều nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước lãnh thổ châu Á đã tiến hành cải cách ruộng đất chuyển giao ruộng đất cho những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung việc này đã có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển của trang trại gia đình theo hướng sản xuất hàng hoá [5]. Như vậy, kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá đã tồn tại hàng trăm năm gắn liền với sự ra đời phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, các nước có điều kiện kinh tế xã hội phát triển khác nhau thì quá trình hình thành quy mô trang trại mỗi nước cũng khác nhau. Từ thực tiễn hình thành phát triển trang trại 4 nhiều nước trên thế giới cho thấy thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá khả năng thu hút lao động của công nghiệp còn thấp, số lượng các trang trại gia đình tiếp tục tăng lên. Đến giai đoạn công nghiệp hoá đất nước phát triển, khả năng thu hút lao động của các nghành công nghiệp dịch vụ tăng nhanh, số lượng các trang trại giảm xuống nhưng quy mô diện tích thu nhập trong từng trang trại tăng lên. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới một số nước như sau: * Tình hình phát triển kinh tế trang trại nước Pháp Sau cách mạng 1789, ruộng đất của địa chủ phong kiến được chuyển cho nông dân tư bản nông nghiệp. đây chủ yếu là trang trại gia đình, lực lượng sản xuất ra một lượng hàng hoá nông sản gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước [10]. Năm 1990, 70% gia đình có ruộng đất riêng, 30% nông trại phải lĩnh canh một phần hay vay toàn bộ, tự canh tác bằng máy móc riêng hoặc tổ hợp tác dùng chung máy Bảng 1.1. Sự phát triển kinh tế trang trại Pháp [7] Năm Chỉ tiêu 1802 1892 1908 1929 1950 1960 1978 1993 SLTT (1000 TT) 5.672 5.703 5.505 3.966 2.285 1.588 982 801,40 DTBQ/TT (ha) 5,90 5,80 6,00 11,60 14,00 19,00 24,00 35,00 Qua bảng số liệu cho thấy: Từ năm 1802 đến 1892 thì số lựơng trang trại tăng lên quy mô giảm xuống. Còn từ năm 1892 đến năm 1993 thì số lượng trang trại giảm dần qua các năm nhưng quy mô diện tích tăng đến 35 ha/ trang trại, tăng gấp 6,03 lần so với năm 1802. Như vậy số lượng trang trại có xu hướng giảm dần nhưng quy mô của một trang trại có xu hướng tăng lên chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại ngày càng phát triển lên có xu hướng hợp tác ngày càng tăng. * Tình hình phát triển kinh tế trang trại Mỹ Mỹ, nông trại phát triển chậm hơn các nước châu Âu từ 30 đến 40 năm, đến nay quy mô đất canh tác bình quân một trang trại là 180 ha, 85% chủ trang trại canh tác trên đất của mình, chỉ 15% số trang trại của các tập đoàn nông công 5 nghiệp, các trang trại gia đình chiếm đa số gồm hai vợ chồng 1 đến 2 con. Thời gian gần đây xuất hiện hình thức trang trại hợp tác xã của một số gia đình, loại này chiếm 10 – 12% đất canh tác. Bảng 1.2. Sự phát triểnkinh tế trang trại Mỹ [7] Năm Chỉ tiêu 1900 1935 1940 1950 1960 1970 1980 1990 1992 SLTT(1000 TT) 5.737 6.814 6.350 6.648 2.649 2.630 2.300 2.140 1.925 DTBQ/TT (ha) 86,00 198,70 Qua bảng 1.2 cho thấy: Từ 1900 – 1935, số lượng trang trại không ngừng tăng lên. Từ 1940 trở đi, số lượng trang trại có xu hướng giảm dần, trong đó từ 1950 đến 1960 giảm tới 370 nghìn trang trại nhưng xu hướng tăng về quy mô trang trại Mỹ phát triển khá nhanh. [6], [7]. * Tình hình phát triển kinh tế trang trại Anh Cuối thế kỷ XVII, cuộc cách mạng tư sản đã phá bỏ triệt để các bãi chăn thả gai súc công các cơ chế có lợi cho dân nghèo nên đã thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất làm phá sản các công trại nhỏ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi diện tích bình quân một trang trại tăng lên 36 ha thì các nông trại nhỏ có diện tích dưới 5 ha vẫn chiếm 1/3 tổng số [6]. Bảng 1.3. Sự phát triển kinh tế trang trại Anh [10] Năm Chỉ tiêu 1950 1987 BQ 1 năm tăng Số lượng TT(1000 TT) 453.000 254.000 1,20% DTBQ/TT(ha) 36 71 2,63% Vậy, từ 1950 đến 1987, số lượng trang trại giảm 199.000 trang trại, bình quân một năm giảm 5378 trang trại hay 1,20%, diện tích bình quân hàng năm tăng 2,63%. * Tình hình phát triển trang trại Đài Loan Từ năm 1930 đến 1960, sách lược “Lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”. Thực hiện chính sách đó, từ năm 1949 - 1953, công cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành theo ba bước: 6 - Giảm tô - Giải phóng đất công ( 1951 ), bán đất cho tá điền. - Thực hiện người cày có ruộng (1953 ). Bảng 1.4. Sự phát triển kinh tế trang trại Đài Loan [5], [7] Năm Chỉ tiêu 1952 1960 1965 1970 1975 1980 1996 Số lượng TT (1000 TT) 679.750 785.592 847.242 880.274 867.547 827.267 779.000 DTBQ/TT (ha) 1,92 1,11 1,05 1,03 1,06 1,04 1,20 Qua bảng 1.4 cho thấy: Số lượng nông trại Đài Loan tăng dần từ năm 1952 đến 1970. Sau đó từ 1970 đến 1996 thì lại có xu hướng giảm dần. Còn quy mô bình quân của trang trại thì từ năm 1952 đến 1970 có xu hướng giảm dần, đến năm 1975 lại tăng đến 1980 lại giảm. Từ 1980 đến 1996 thì quy mô trung bình lại tăng lên. Kinh tế trang trại phát triển đã thu hút lực lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp, trang trại cung cấp gần 100% rau quả lương thực thực phẩm cho xã hội. Trước cải cách ruộng đất nông dân làm thuê chiếm 6,30%, sau cải cách ruộng đất không còn nông dân làm thuê, thu nhập phi nông nghiệp chiếm 62% so với tổng số. Trong 40 năm, mặc dù dân số tăng nhanh đến năm 1991 là 20,50 triệu người nhưng thu nhập bình quân năm không ngừng tăng lên: năm 1952 là 148 USD, năm 1993 là 10.200 USD. Mức dự trữ cũng tăng đáng kể năm 1980 là 22 tỷ USD; năm 1989 là 76,7 tỷ USD; năm 1993 là 80 tỷ USD [7]. 1.2. Tình hình nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại Việt Nam Việt Nam, kinh tế trang trạivấn đề đã được nhiều tác giả các tổ chức trong nước nghiên cứu. Đó là các tài liệu như: “Phát triển quản lý trang trại trong kinh tế thị trường” của PGS.TS Lê Trọng, Nxb Văn hóa dân tộc (2000) đã nói lên khái niệm, vai trò, đặc trưng các yếu tố tác động đến sự phát triển của kinh tế trang trại đồng thời có một số giải pháp vĩ mô để trang trại Việt Nam phát triển hiệu quả hơn); “Quản lý trang trại nông lâm nghiệp” của TS. Nguyễn 7 Văn Tuấn, Nxb Nông nghiệp (2000) đã nghiên cứu về nguồn gốc hình thành phát triển của kinh tế tranbg trại trên thế giới Việt Nam, các tiêu chí xác định trang trại đồng thời có các giải pháp để kinh tế trang trại phát triển tốt hơn,… “Kinh tế trang trại vùng đồi núi” của trần Đức, Nxb thống kê (1997), “Hỏi đáp về kinh tế trang trại” của Phạm Công Chung, Nxb Văn hóa (2005),… Các tài liệu trên đã đề cập đến khái niệm, vai trò đặc trưng của kinh tế trang trại cũng như thực trạng về phát triển kinh tế trang trại một số vùng nước ta. . Bên cạnh đó còn có một số báo cáo về kinh tế trang trại như “Kinh tế hộ nông dân vấn đề phát triển kinh tế trang trại Việt Nam” - tài liệu hội tảo Dự án HAU - JICA, 10/1999, Đại học nông nghiệp I Nội của Tô Dũng Tiến; “Thực trạng phát triển trang trại nước ta” - tài liệu hội thảo dự án HAU – JICA từ 6/10 - 8/10/1999 của Nguyễn Thế Nhã; đề tài “ Phát triển kinh tế trang trại gắn với mục tiêu bền vững khu vực Duyên hải Nam trung bộ” của Đào Hữu Hòa - Đại học kinh tế Đà Nẵng; luận văn “ Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Hương Sơn - Tĩnh” của Nguyễn Bá Thẩm (2007),…cũng đã nói về thực trạng các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại nước ta. tỉnh Tĩnh cùng với huyện Hương Sơn cũng đã có các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế trang trại địa phương nhưng vẫn chưa làm phát huy được hết lợi thế cũng như việc khắc phục những khó khăn trong vấn đề phát triển kinh tế trang trại địa phương. Quá trình hình thành phát triển kinh tế trang trại Việt Nam là một quá trình tương đối phức tạp trải qua nhiều thời kỳ. - Thời kỳ Lý - Trần: Trang trại được hình thành từ thời Lý - Trần nhưng nó chỉ mang nét đặc trưng của mô hình tiền trang trại. Song lối sản xuất của các điền trang, thái ấp là khép kín, phát canh thu tô, kinh tế hiện vật chi phối quá trình sản xuất kinh doanh, kinh tế hàng hoá chưa phát triển. - Thời kỳ Lê - Nguyễn: Nhà Lê chú trọng phát triển một hình thức sản xuất tập trung mới là đồn điền. Sang thời kỳ nhà Nguyễn các đồn điền được tạo điều kiện phát triển rất mạnh nó đã góp phần to lớn vào sự nghiệp mở mang, phát triển mọi mặt của đất nước. 8 Đồn điền trong thời kỳ nhà Lê còn mang tính quân sự nhưng sang thời kỳ nhà Nguyễn đồn điền mang tính kinh tế dần dần tách khỏi hoạt động quân sự [8], [4]. - Thời kỳ Pháp thuộc: Thời kỳ này đất đai được chia làm hai loại: + Ruộng đất của các đồn điền: Có hai loại đồn điền: Đồn điền trồng lúa chuyên canh: chủ yếu tập trung Nam kỳ đồng bằng sông Hồng. Đồn điền cây công nghiệp: (cao su, cà phê,…) loại đồn điền này được tổ chức theo kiểu xí nghiệp tư bản, lao động trong các đồn điền là các công nhân được tổ chức thành các tổ, đội tương đối chặt chẽ. Vì thế có thể nói kinh tế trang trại nước ta chính thức ra đời từ giai đoạn này. + Ruộng đất địa chủ: Địa chủ tổ chức sản xuất trên đất mình theo hai hình thức chính là cho tá điền cấy rẽ thuê mướn nhân công. - Thời kỳ chiến tranh giải phóng thống nhất đất nước + miền Bắc: Tiến hành cải cách ruộng, hầu hết nông dân đều tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp, về cơ bản không tồn tại đồn điền như trước kia nữa. + miền Nam: Hệ thống đồn điền nói chung vẫn được duy trì nhưng do điều kiện chiến tranh nên hầu như liệt hiệu quả kinh tế không cao. - Thời kỳ cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa: Nhà nước quốc hữu hoá các đồn điền thành các nông trường quốc doanh, phần lớn ruộng đất chia cho nông dân hầu hết chúng đều được đưa vào hợp tác xã hay tập đoàn sản xuất nông nghiệp. - Thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Đại hội VI (12/1986) Đảng đã chỉ rõ, trong thời kỳ quá độ nước ta phải là “nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần” tiếp đến Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về “Đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp”. Đặc biệt là Nghị quyết 6 khoá VI năm 1989 Đảng đã chỉ ra rằng “Gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ”, đồng thời luật doanh nghiệp tư nhân được công bố ngày 03/01/1991. Đó chính là những cơ sở để hệ thống trang trại phát triển với tốc độ quy mô ngày càng lớn hơn [4]. Các văn bản chính sách chủ yếu của nhà nước trong thời kỳ này về vấn đề đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: 9 Nghị quyết 10 của Bộ chính trị coi hộ gia đình trong nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ đề ra chủ trương giao khoán đất đai ổn định cho từng hộ trong một thời gian dài để sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp. Luật đất đai năm 1992 khẳng định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước có thể giao quyền sử dụng lâu dài cho các cá nhân, tổ chức hộ gia đình dùng vào mục đích nông lâm nghiệp, thời hạn giao có thể kéo dài đến 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm 20 năm đối với đất trồng cây hàng năm. Nghị quyết 64 - CP/1993 của Chính phủ quy định về việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết 02/ CP (1994) của Chính phủ quy định việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp với thời hạn 50 năm. Nghị định 01/CP năm 1994 quy định việc giao khoán kinh doanh rừng đất lâu dài cho cá nhân, hộ gia đình trong các doanh nghiệp Nhà nước. Khi các chính sách trên đi vào cuộc sống đã làm cho nông nghiệp nông thôn nước ta phát triển thêm một bước. Nông nghiệp nước ta liên tục đạt được những thành tựu quan trọng, chính trong quá trình phát triển này đã làm xuất hiện một hình thức tổ chức sản xuất mới, đó là các trang trại nông - lâm - ngư nghiệp, tạo ra một hướng phát triển mới trong nông nghiệp nông thôn nước ta thời kỳ đổi mới [8]. Bảng 1.5. Tình hình phát triển kinh tế trang trại Việt Nam(1989 - 2008) Năm Chỉ tiêu 1989 1992 1999 2007 2008 SLTT(TT) 5.215 13.246 90.167 116.062 150.000 DTBQ/ha 4,48 4,40 4,39 6,00 Vốn ĐTBQ/ha 8,50 130,96 146,17 285,00 Theo số liệu điều tra bước đầu năm 1989 cả nước ta co 5.215 trang trại, đến năm 1992 tăng lên đến 13.246 trang trại, nhiều gấp 2,53 lần so với năm 1989 đến ngày 1/ 7/ 1999, cả nước có 9.0167 trang trại, tăng 6,80 lần so với năm 1989. 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 13:32

Hình ảnh liên quan

Qua bảng 1.2 cho thấy: Từ 1900 – 1935, số lượng trang trại không ngừng tăng lên. Từ 1940 trở đi, số lượng trang trại có xu hướng giảm dần, trong đó từ  1950 đến 1960 giảm tới 370 nghìn trang trại nhưng xu hướng tăng về quy mô  trang trại ở Mỹ phát triển k - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

ua.

bảng 1.2 cho thấy: Từ 1900 – 1935, số lượng trang trại không ngừng tăng lên. Từ 1940 trở đi, số lượng trang trại có xu hướng giảm dần, trong đó từ 1950 đến 1960 giảm tới 370 nghìn trang trại nhưng xu hướng tăng về quy mô trang trại ở Mỹ phát triển k Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 1.2. Sự phát triểnkinh tế trang trại ở Mỹ [7] - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 1.2..

Sự phát triểnkinh tế trang trại ở Mỹ [7] Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 1.4. Sự phát triểnkinh tế trang trại ở Đài Loan [5], [7] - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 1.4..

Sự phát triểnkinh tế trang trại ở Đài Loan [5], [7] Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2006 -200 8) - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.1..

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2006 -200 8) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2006 – 2008) - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.2..

Tình hình dân số và lao động của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2006 – 2008) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2006 – 2008) - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.3..

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2006 – 2008) Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 3.5. Quy mô trang trại của huyện Hương Sơn qua 3 năm ( 2006 – 2008 ) - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.5..

Quy mô trang trại của huyện Hương Sơn qua 3 năm ( 2006 – 2008 ) Xem tại trang 43 của tài liệu.
Trong các loại hình trên thì trang trại chăn nuôi là loại hình trang trại phổ biến nhất ở khu vực nghiên cứu. - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

rong.

các loại hình trên thì trang trại chăn nuôi là loại hình trang trại phổ biến nhất ở khu vực nghiên cứu Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 3.7. Quy mô diện tích các trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008 - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.7..

Quy mô diện tích các trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 3.8. Thực trạng sử dụng đất đai của các trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008 - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.8..

Thực trạng sử dụng đất đai của các trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 3.9. Thực trạng nhân khẩu và lao động của các trang trại điều tra - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.9..

Thực trạng nhân khẩu và lao động của các trang trại điều tra Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 3.10. Quy mô sản xuất của các trang trại điều tra ở huyện Hương sơn năm 2008 - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.10..

Quy mô sản xuất của các trang trại điều tra ở huyện Hương sơn năm 2008 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 3.11. Nhu cầu về vốn của các trang trại điều tra Ở huyện Hương Sơn năm 2008 - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.11..

Nhu cầu về vốn của các trang trại điều tra Ở huyện Hương Sơn năm 2008 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 3.4. Sơ đồ về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Hình 3.4..

Sơ đồ về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 3.13. Chi phí sản xuất của các trang trại điều tra ở Hương Sơn năm 2008 - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.13..

Chi phí sản xuất của các trang trại điều tra ở Hương Sơn năm 2008 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 3.14. Giá trị sản xuất của các trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008 - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.14..

Giá trị sản xuất của các trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008 - Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn   hà tĩnh

Bảng 3.17..

Hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008 Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan