Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay

107 1.2K 3
Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng Đại học Vinh Khoa giáo dục chính trị ******************** Lê thị chiều Khóa luận tốt nghiệp đại học đề tài: Phát triển kinh tế trang trại theo hớng bền vững huyện Can Lộc, tỉnh Tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoan hiện nay Nghệ An, 2012 2 Trờng Đại học Vinh Khoa giáo dục chính trị ******************** Khóa luận tốt nghiệp đại học Tìm hiểu chế độ đẳng cấp varna trong xã hội ấn độ cổ đại qua luật manu Giáo viên hớng dẫn : TS. Trần Viết Quang Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Dung Lớp : 49B1 Chính trị Luật Mã số sinh viên : 0855021483 MỤC LỤC Trang 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo xu hướng này, một số hộ nông dân thành công trong sản xuất, tích luỹ được vốn liếng, thuê mướn thêm lao động, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, ngày càng có ưu thế về năng lực, kết quả và hiệu quả sản xuất so với các hộ khác. Sự phát triển kinh tế nông hộ tất yếu làm xuất hiện mô hình kinh tế trang trại. Trang trại là hình thức doanh nghiệp nhỏ trực tiếp sản xuất ra nông sản, là đối tượng để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và không ngừng phát triển cho đến nay. Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp khá phổ biến và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam, kinh tế trang trại đã tồn tại khá sớm nhưng trang trại gia đình mới chỉ phát triển từ đầu thập kỷ 90 sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988) và Luật đất đai ra đời (1993) với đầy đủ 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Sự phát triển của trang trại đã góp phần khai thác nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích canh tác, nhất là các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, tạo ra sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng. 1 Cùng với sự phát triển của nông nghiệp cả nước, kinh tế trang trại của tỉnh Tĩnh nói chung và kinh tế trang trại huyện Can Lộc nói riêng thực sự phát triển từ khi có Chỉ thị 100 CT/TW (tháng 1 năm 1981) của Ban Bí thư và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4 năm 1988). Can Lộc là một địa bàn quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Tĩnh, nơi cung cấp lương thực, thực phẩm hàng hoá nông nghiệp. Nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại như: trang trại khu vực này đã có từ lâu, nhân dân cần cù lao động, puhát triển kinh tế trang trại đã được các cấp chính quyền quan tâm, giao thông thuận lợi cho sự phát triển, giao lưu hàng hoá, đất đai thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như chè, gỗ; cây ăn quả như vải, na, hồng,… tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông dân. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế trang trại Can Lộc, nhất là trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay còn gặp phải những khó khăn cản trở việc phát triển kinh tế trang trại như: chủ trang trại còn thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn, lao động trang trại chưa qua đào tạo. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng phát triển bền vững trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nayhướng đi đúng đắn, cần được quan tâm giúp đỡ bằng chính sách hợp lý, góp phần khai thác có hiệu quảbền vững tiềm năng đất đai, lao động địa phương. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững huyện Can Lộc, tỉnh Tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp Đại học, ngành Giáo dục chính trị, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ tiềm năng, thực trạng và vai trò của phát triển kinh tế trang trại huyện Can Lộc hiện nay, khoá luận đề cập tới những phương hướnggiải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng 2 bền vững, góp phần công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Can Lộc trong giai đoạn mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích đã nêu, đề tài xác định nhiệm vụ cụ thể như sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trong quá trình xây dựng nông thôn mới. - Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Can Lộc, Tĩnh theo hướng bền vững trong xây dựng nông thôn mới. - Đề xuất một số phương hướnggiải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế trang trại huyện Can Lộc theo hướng bền vững trong xây dựng nông thôn mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển kinh tế trang trại huyện Can Lộc theo hướng bền vững trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững huyện Can Lộc trong giai đoạn từ 2005 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá… nhằm thu thập thông tin về lý luận. 3 - Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn: xây dựng câu hỏi, bảng biểu, xử lý số liệu nhằm tìm hiểu thực trạng của phát triển kinh tế trang trại theo hướng phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới. - Phương pháp thống kê toán học: xử lý kết quả thu được qua khảo sát nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình triển khai thực hiện phát triển kinh tế trang trại Can Lộc, Tĩnh theo hướng phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của khoá luận - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển kinh tế trang trại theo hướng phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới. - Xây dựng và đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trong xây dựng nông thôn mới Can Lộc, Tĩnh. 6. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục và bảng biểu, nội dung của khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo hướng phát triển bền vững trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Can Lộc, Tĩnh theo hướng bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Chương 3: Quan điểm, định hướnggiải pháp phát triển kinh tế trang trại Can Lộc theo hướng phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới. 4 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1.1. Trang trạikinh tế trang trại Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp luôn thay đổi, phù hợp với các hình thái kinh tế - xã hội. Trong điều kiện hiện nay, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn liền với khoa học công nghệ, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung và các hình thức tổ chức của nó theo lãnh thổ tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo ra những điều kiện để đẩy mạnh và chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. Khi chuyên môn hóa phát triển đến một mức độ nhất định, tất yếu sẽ dẫn đến quá trình hợp tác hóa, liên hợp hóa trong phạm vi vùng, quốc gia và quốc tế. Việc hoàn thiện các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động xã hội. 5 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Về đại thể, có 3 hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp quan trọng nhất, đó là: xí nghiệp nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp. Trang trại có nguồn gốc từ hộ gia đình, được phát triển dần dần trong quá trình chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Chính công nghiệp đã tạo ra yêu cầu khách quan cho việc phát triển nông sản hàng hóa, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển. [13] Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới. Trang trại xuất hiện lần đầu tiên các nước Tây Âu gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sau đó phổ biến tất cả các nước công nghiệp châu Âu, Bắc Mĩ, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc và hiện nay xuất hiện nhiều nước đang tiến hành công nghiệp hóa Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Kinh tế trang trại là một trong những hình thức của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, trong đó có sự thống nhất giữa lực lượng lao động với tư liệu lao động (đất đai) và đối tượng lao động (cây trồng, vật nuôi) để tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người và nguyên liệu cho các ngành kinh tế. [13] 1.1.2. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại Thứ nhất, sự phát triển kinh tế trang trại làm biến đổi về chất nền nông nghiệp - chuyển từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa. Khi có sự tác động của công nghiệp hóa vào nông nghiệp, nông thôn, trong cơ chế thị trường, với sự giúp đỡ của Nhà nước, một bộ phận ngày càng lớn các hộ tiểu nông đã vượt lên chính mình, trở thành các chủ trang trại sản xuất hàng hóa. Họ là những người tiên phong, phá vỡ cách nghĩ, cách làm của nền kinh tế tiểu nông đã tồn tại, bảo thủ từ nhiều thế kỷ nay. 6 . học đề tài: Phát triển kinh tế trang trại theo hớng bền vững ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoan hiện nay Nghệ. quả của quá trình triển khai thực hiện phát triển kinh tế trang trại ở Can Lộc, Hà Tĩnh theo hướng phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới. 5.

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:02

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1. Số lượng trang trại, loại hỡnh trang trại đặc trưng ở huyện Can Lộc phõn theo xó năm 2010. - Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay

Bảng 1.1..

Số lượng trang trại, loại hỡnh trang trại đặc trưng ở huyện Can Lộc phõn theo xó năm 2010 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 1.2. Tỡnh hỡnh chế biến và tiờu thụ sản phẩm cỏc trang trại ở Can Lộc năm 2010 - Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay

Bảng 1.2..

Tỡnh hỡnh chế biến và tiờu thụ sản phẩm cỏc trang trại ở Can Lộc năm 2010 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 1.3. Tỷ suất giỏ trị hàng hoỏ của cỏc trang trại điều tra năm 2010 Loại hỡnh - Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay

Bảng 1.3..

Tỷ suất giỏ trị hàng hoỏ của cỏc trang trại điều tra năm 2010 Loại hỡnh Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 1.4. Hiệu quả kinh tế của cỏc mụ hỡnh trang trại ở Can Lộc năm 2010 (tớnh bỡnh quõn một trang trại) - Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay

Bảng 1.4..

Hiệu quả kinh tế của cỏc mụ hỡnh trang trại ở Can Lộc năm 2010 (tớnh bỡnh quõn một trang trại) Xem tại trang 72 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan