Phát triển kinh tế xã hội gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc thái ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

75 1K 3
Phát triển kinh tế   xã hội gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc thái ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GI O D C CH NH TRÁ Ụ Í Ị PH T TRI N KINH T - X H I G N V I VI C B OÁ Ể Ế Ã Ệ Ả T N C C GI TR V N HÓA C A D N T C TH I Á Á Ị Ă Ủ Â Á HUY N QU PHONG, T NH NGH ANỆ Ế Ỉ Ệ KHÓA LU N T T NGHI PẬ Ệ NGÀNH: C NHÂN CHÍNH TR - LU TỬ Ị Ậ GI O VIÊN H NG D N: PHAN QU C HUYÁ ƯỚ Ẫ SINH VIÊN TH C HI N: LANG V N S NGỰ Ệ Ă Á L PỚ : 49B1 CH NH TR LU TÍ Ị Ậ MSSV : 0855021465 NGH AN 2012–Ệ 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Vinh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suất 4 năm học qua. Đặc biệt qua đây xin được bày lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Phan Quốc Huy đã tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn cô, chú, anh chị phòng văn hoá huyện Quế Phong đã cung cấp tài liệu cho em thực hiện đề tài. Mặc dù cố gắng nhưng do năng lực nghiên cứu, nguồn tài liệu còn thiếu nên đề tài chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô, và bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, ngày 03 tháng 5 năm 2012 Tác giả Lang Văn Sáng 3 MỤC LỤC Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PGS Phó giáo sư Nxb Nhà xuất bản ATLC-SSCĐ An toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu BCT Bộ Chính trị CN, TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CP Chính phủ NĐ-CP Nghị định Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân VACR Vườn - ao - chuồng - ruộng A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc. “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [1, tr.16]. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố các vùng, miền của Tổ quốc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt và mang tính đặc thù. Theo tổng điều tra dân số và nhà năm 2009, người Thái Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộcdân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh thành. Cũng như mọi dân tộc khác, người Thái đã sớm hình thành một nền văn hóa mang mầu sắc riêng và hết sức đặc sắc. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Thái, góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam. Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các 6 dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Thái, còn có những yếu tố không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung, và người Thái huyện Quế nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc. Vấn đề khác quan trọng hơn cả, đó là chúng ta đang phấn đấu để có được sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, các vùng miền trên cả nước. Để đạt được điều này phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chiếm vai trò, vị trí hết sức quan trọng, không thể có bình đẳng dân tộc nếu như không giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số nước ta. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các dân tộc. Một yêu cầu đặt ra cho đồng bào dân tộc Thái huyện Quế Phong hiện nay là làm như thế nào để vừa phát triển kinh tế - hội nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc mình. Đó là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, là người con của dân tộc Thái đang sinh sống tại huyện Quế Phong, được chứng kiến những thay đổi, hao mòn mai một bản sắc văn hóa của văn hóa dân tộc Thái tại chính quê hương mình đang sinh sống. Với niềm tự hào là một người con của dân tộc Thái, đồng thời để đóng góp phần công sức nhỏ bé vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Thái tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Phát triển kinh tế-xã hội gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Thái huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu những phạm vi và góc độ khác nhau. Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa có những tác phẩm 7 tiêu biểu như: "Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam" của Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản văn hoá thông tin Hà Nội năm 2002. "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. "Bản sắc văn hóa Việt Nam", Phan Ngọc, nhà xuất bản Văn học, 2002. "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên). "Bản sắc văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2003. Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có:"Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam", Ngô Văn Lệ, nhà xuất bản, Hà Nội, 1998, Tạp Chí “văn hóa Nghệ An” Nguyễn Đình Lộc giảng viên trường Đại học Vinh "Văn hóa và lịch sử người Thái Việt Nam", nhà xuất bản Dân tộc, Hà Nội, 1996. "Bản Mường - một cấu trúc hội truyền thống Thái, Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ 4, Chiềng Mai - Thái Lan, (10-1996), Cầm Trọng ."Bảo tồnphát triển văn hóa truyền thống vùng núi Bắc Trung Bộ hiện nay", Cao Văn Thanh (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Nhìn chung các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa của dân tộc Thái nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Thái nhằm giới thiệu về người Thái; những nét đặc sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Thái. Một số đề tài, công trình cũng đề cập tới vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung. Riêng vấn đề phát triển kinh tế - hội gắn việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Thái huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An thì chưa được quan tâm nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ thực trạng vấn đề phát triển kinh tế - hội gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Thái huyện Quế Phong đề tài đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Thái huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. 8 * Nhiệm vụ: Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: - Một là, làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Thái huyện Quế Phong; - Hai là, làm rõ sự kết hợp phát triển kinh tế-xã hội gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc thái huyện Quế phong, tỉnh Nghệ An hiện nay. - Ba là, đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của của dân tộc Thái huyện Quế Phong trong tình hình mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự kết hợp phát triển kinh tế - hội gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Thái huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Kinh tế-xã hội, văn hóa là những vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng và phong phú. Trong đề tài này chỉ nghiên cứu những giá trị văn hóa của dân tộc Thái huyện Quế phong, tỉnh Nghệ An. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Thực hiện đề tài này, chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa và chính sách phát triển văn hóa đồng thời có tham khảo một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo . tài liệu có liên quan đến đề tài * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch, điều tra, so sánh . nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra. 6. Đóng góp khoa học Đề tài góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc văn hoá của tộc Thái huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 9 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 2 chương. * Chương 1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên và tình hình kinh tế - hội huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An * Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế - hội gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Thái huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan