Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện dân gian ở trường THPT theo đặc trưng thể loại

73 2.5K 12
Hướng dẫn học sinh đọc   hiểu truyện dân gian ở trường THPT theo đặc trưng thể loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 trờng đại học vinh khoa ngữ văn hớng dẫn học sinh đọc - hiểu truyện dân gian trờng thpt theo đặc trng thể loại khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hớng dẫn: ThS. Lê Sử Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Mai Lớp : 44A2 - Ngữ Văn Vinh - 2007 2 trờng đại học vinh khoa ngữ văn trần thị thanh mai hớng dẫn học sinh đọc - hiểu truyện dân gian trờng thpt theo đặc trng thể loại khóa luận tốt nghiệp Vinh - 2007 Mục lục Mở đầu 1 I. Lý do chọn đề tài .1 II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 IV. Phạm vi nghiên cứu, phơng pháp nghiên cứu .8 V. Cấu trúc khóa luận .8 Chơng 1. Đặc trng một số thể loại truyện dân gian đợc dạy phổ thông 9 1.1. Hệ thống thể loại văn học dân gian .9 1.2. Đặc trng một số thể loại truyện dân gian .10 1.2.1. Sử thi .10 1.2.2. Truyền thuyết 12 1.2.3. Truyện cổ tích .15 1.3. Sử thi, truyền thuyết và truyện cổ tích trong sách giáo khoa môn Văn phổ thông .20 1.3.1. Về truyền thuyết .21 1.3.2. Về truyện cổ tích .23 1.3.3. Về sử thi 25 Chơng 2. Một số vấn đề hớng dẫn đọc - hiểu truyện dân gian theo đặc trng thể loại .29 2.1. Đọc - hiểu sử thi .29 2.1.1. Nắm vững cốt truyện sử thi .29 2.1.2. Tìm hiểu nhân vật sử thi .34 2.1.3. Tìm hiểu những nét đặc sắc trong ngôn ngữ sử thi .42 2.2. Đọc - hiểu truyền thuyết 47 2.2.1. Nắm vững cốt truyện truyền thuyết 47 2.2.2. Tìm hiểu nhân vật truyền thuyết .49 2.2.3. Khái quát những quan niệm, t tởng của nhân dân về lịch sử 54 2.3. Đọc - hiểu truyện cổ tích .55 2.3.1. Nắm vững cốt truyện cổ tích .55 2.3.2. Tìm hiểu đặc điểm nhân vật cổ tích 59 2.3.3. Tìm hiểu ý nghĩa các yếu tố thần kỳ .60 2.3.4. Khám phá không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật .61 Chơng 3. Thiết kế giáo án thử nghiệm 63 Bài soạn Chiến thắng Mtao Mxây 63 Bài soạn Truyện An Dơng Vơng và Mị Châu - Trọng Thuỷ 70 Kết luận .74 Tài liệu tham khảo .76 3 Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài 1. Nói nền văn học dân gian là nói đến những sáng tác ngôn từ mang tính nghệ thuật do nhân dân lao động sáng tác và lu truyền bằng miệng từ ngời này sang ngời khác, đời này qua đời khác, nơi này qua nơi khác, nhằm phản ánh cuộc sống, t tởng, tình cảm, nhận thức của chính mình. Văn học dân gian Việt Nam là một trong hai bộ phận cấu thành nền văn học dân tộc. Nếu nh văn học viết là bộ phận quan trọng, quyết định đến diện mạo và sự phát triển của văn học dân tộc thì văn học dân gian lại là bộ phận cơ bản, vừa là nguồn gốc, vừa là nền tảng của bộ phận văn học viết nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Vì vậy, việc dạy học văn học dân gian trong nhà trờng có một ý nghĩa quan trọng. Và không phải ngẫu nhiên mà trong nhà trờng phổ thông, học sinh bao giờ cũng đợc tiếp xúc với văn học dân gian trớc khi tiếp xúc với văn học viết. Dạy học bộ phận văn học này trong nhà trờng phổ thông không chỉ giúp các em hiểu đợc đời sống và thế giới tinh thần phong phú, đa dạng của nhân dân lao động qua các thời đại, từ đó bồi đắp tâm hồn dân tộc cho các em mà còn giúp các em nhận ra cội nguồn sâu xa làm nên sức sống dân tộc, tạo nền để các em đi sâu tìm hiểu bộ phận văn học viết. Trong chơng trình văn học dân gian nhà trờng phổ thông, truyện dân gian chiếm một vị trí đáng kể không chỉ số lợng tác phẩm đợc đa vào giảng dạy mà cả thời lợng tiết học dành cho nó. Đây là một loại hình quan trọng của văn học dân gian, đồng thời, có thể xem là đối tợng gây nhiều hứng thú nhất đối với học sinh khi học bộ phận văn học này, đặc biệt là đối với học sinh THCS - lứa tuổi mà trí tởng tợng còn hết sức phong phú, bay bổng. Trong chơng trình phổ thông, truyện dân gian đợc giảng dạy hầu hết mọi thể của nó nh: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cời, truyện ngụ ngôn, truyện thơ. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo nội dung và cách thức riêng. Bởi vậy, dạy học truyện dân gian trong nhà trờng phổ thông bớc đầu đã hình thành học sinh, có thể chỉ mới mức độ sơ giản nhất, những nhận thức cơ bản về tác phẩm tự sự trên các phơng diện: nhân vật, cốt truyện, thời gian và không gian nghệ thuật. Những thao tác tìm hiểu các thể của loại truyện dân gian của giáo viên sẽ tạo nên những phản xạ có điều kiện học sinh khi các em tiếp xúc với những truyện dân gian khác, thậm chí, có thể hình thành kỹ năng phân tích, tìm hiểu truyện dân gian. Đây chính là tiền đề để học sinh tiếp xúc với các tác phẩm tự sự của bộ phận văn học viết. Nói nh vậy không có nghĩa là chúng tôi đồng nhất việc tìm hiểu truyện dân gian với việc tìm hiểu truyện của văn học viết. Trong bộ phận văn học dân gian, nếu nh tục ngữ thiên về mặt lý trí, trí tuệ, ca dao - dân ca thiên về biểu hiện tâm t, tình cảm, trí tuệ tâm hồn. Bởi lẽ, truyện dân gian thể hiện t tởng, thái độ, tình cảm, mơ ớc của nhân dân lao động xa một cách gián tiếp, qua cốt truyện, nhân vật mà đây lại là những sáng tạo nghệ thuật của chính họ, những sản phẩm mang tính trí tuệ. Vì vậy, khi khẳng định văn học dân gian giúp học sinh hiểu đợc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta từ bao đời nay, ta càng thấy đợc tầm quan trọng của việc dạy học truyện dân gian trong nhà trờng. 4 Qua những phân tích sơ bộ nh trên, có thể thấy đợc vị trí quan trọng của truyện dân gian cũng nh việc dạy học nó trong nhà trờng phổ thông. Vì vậy, nghiên cứu việc dạy học truyện dân gian việc dạy học nó trong nhà trờng phổ thông. Vì vậy, nghiên cứu việc dạy học truyện dân gian trong nhà trờng là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, đáng đợc quan tâm. 2. Nghiên cứu việc dạy học văn học dân gian nói chung và truyện dân gian nói riêng đến nay không còn là một vấn đề mới mẻ. Đã có không ít những nhà nghiên cứu và nhà giáo tâm huyết quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy đợc sự cần thiết của việc dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại. Dạy học văn bản nghệ thuật theo đặc trng thể loại hiện là một vấn đề đang đợc chú trọng đề cao. Trong SGK Ngữ văn mới (SGK Ngữ văn bậc THCS và SGK Ngữ văn 10), các văn bản đợc sắp xếp theo hệ thống thể loại. Điều này đòi hỏi ngời giáo viên, trong khi hớng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản không thể không khắc sâu những đặc trng thể loại của văn bản đó. Sở dĩ vấn đề thể loại trở thành mối quan tâm hàng đầu của giáo viên trong quá trình dạy học văn bản nghệ thuật (trong đó có truyện dân gian) nh vậy là do nhiều nguyên nhân. Trớc hết, phải thấy rằng, thể loại chính là vấn đề trung tâm nhất, cơ bản nhất của tác phẩm văn học. Không có một tác phẩm văn học nào lại không thuộc một thể loại nhất định nào đó. Vì vậy, khi tìm hiểu tác phẩm, không thể chỉ chú trọng đến nội dung t tởng mà tách rời nó khỏi cách thức tổ chức tác phẩm, hình thức tồn tại chỉnh thể nhất định. Thứ nữa, cũng cần phải thấy rằng, tiếp cận tác phẩm văn học từ phơng diện thể loại là cách tiếp cận mang tính khách quan và có hiệu quả, giúp ta tránh đợc những đánh giá khiên cỡng về tác phẩm, tránh đợc tình trạng xã hội học dung tục. Điều này đợc chứng thực qua những thành tựu mà việc nghiên cứu phê bình văn học theo thi pháp học đạt đợc. Dạy học văn trong nhà trờng luôn có mối quan hệ mật thiết với những thành tựu của nghiên cứu, phê bình văn học. Vì vậy, việc vận dụng thi pháp học vào thực tiễn giảng dạy đã đề cao đúng mức tầm quan trọng của vấn đề thể loại. Và thực tế đã cho thấy hiệu quả tích cực của việc dạy học văn bản nghệ thuật (trong đó có truyện dân gian) theo đặc trng thể loại. Xuất phát từ những thực tế đó, dạy học truyện dân gian trong nhà trờng nói chung và trờng trung học phổ thông nói riêng không thể tách rời đặc trng thể loại của nó. 3. Việc xác định thể loại cho loại truyện dân gian không phải là một vấn đề đơn giản và việc dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại không phải bất cứ giáo viên nào cũng làm tốt đợc. Đó là còn cha kể đến việc dạy học những tác phẩm có sự giao thoa thể loại giữa thần thoại, truyền thuyết và cổ tích. Mặc dù hiện nay, quan niệm về thể loại của văn học dân gian nói chung và truyện dân gian nói riêng đã khá thống nhất và khá chính xác nhng điều đó không có nghĩa là việc giảng dạy truyện dân gian đã hoàn toàn đơn giản, dễ dàng. Việc dạy học truyện dân gian trong nhà trờng, đặc biệt là cấp THPT, vẫn còn những khó khăn nhất định. Đối tợng tiếp nhận truyện dân gian cấp học này đã có một vốn sống nhất định, đã đợc tiếp xúc với một khối lợng đáng kể những tác phẩm văn học trung đại và hiện đại nên hầu nh đã không còn giữ đợc nguyên vẹn những hứng thú, say mê với truyện dân gian nh học sinh bậc THCS. Điều này buộc giáo viên không đợc dừng lại việc tìm hiểu nội dung t tởng của tác 5 phẩm mà phải đi sâu vào đặc trng thể loại để kích thích hứng thú học tập của học sinh bởi đó chính là những kiến thức mới mẻ mà cấp học dới các em cha đủ tầm để nhận thức một cách rõ ràng và có hệ thống. Để làm đợc điều này, giáo viên cần biết tích hợp những kiến thức nền về truyện dân gian các lớp dới mà học sinh đã có. Bên cạnh đó, so với SGK Văn học 10 chỉnh lý, SGK Ngữ văn (bộ cơ bản và bộ nâng cao) đã có những thay đổi nhất định. Các văn bản đợc lựa chọn trong SGK Ngữ văn 10 tiêu biểu cho từng thể loại. Các câu hỏi phần hớng dẫn học bài đã tập trung hỏi vào đặc trng các thể. Chính sự thay đổi này phần văn học dân gian nói chung và truyện dân gian nói riêng đòi hỏi ngời giáo viên phải nắm chắc đặc trng thể loại để từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình giảng dạy truyện dân gian. Có nhận thấy những khó khăn của việc dạy học truyện dân gian trờng THPT cũng nh những đòi hỏi của chơng trình SGK Ngữ văn 10 mới thấy hết ý nghĩa của việc hớng dẫn học sinh đọc - hiểu truyện dân gian theo đặc trng thể loại. Nh vậy, xuất phát từ ba lý do cơ bản trên đây, chúng tôi đã chọn đề tài này. Tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn đa ra đợc những cách thức tiến hành cụ thể, thiết thực và hiệu quả để nâng cao chất lợng giờ đọc - hiểu truyện dân gian trong nhà trờng trung học phổ thông đáp ứng đợc yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học văn trong nhà trờng phổ thông. II. lịch sử nghiên cứu vấn đề Dạy học truyện dân gian trong nhà trờng THPT, từ lâu đã trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm của không ít nhà nghiên cứu văn học dân gian cũng nh những nhà giáo tâm huyết. Trong các công trình khoa học, các bài nghiên cứu của mình, các tác giả, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, đã đề cập đến phơng pháp dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại. Trong số những ngời nghiên cứu về vấn đề dạy học truyện dân gian trờng THPT, phải kể đến trớc tiên tên tuổi của nhà giáo Hoàng Tiến Tựu. Trong cuốn sách Mấy vấn đề phơng pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian (Nxb Giáo dục, xuất bản lần đầu năm 1983, tái bản lần thứ nhất năm 2003), tác giả Hoàng Tiến Tựu đã tập trung vào những vấn đề phơng pháp giảng dạy văn học dân gian đã và đang đặt ra trong nhà trờng, đặc biệt là trờng THPT. Ông đã thấy đợc sự cần thiết của vấn đề vận dụng các thuộc tính cơ bản của văn học dân gian vào việc giảng dạy, nghiên cứu cũng nh thấy rõ ý nghĩa quan trọng của vấn đề phân kỳ, phân loại, phân vùng văn học dân gian cũng nh mối quan hệ của chúng đối với việc xác định phơng pháp nghiên cứu, giảng dạy bộ phận văn học này. Cũng trong công trình của mình, bên cạnh mấy vấn đề phơng pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian nói chung, tác giả Hoàng Tiến Tựu còn đề cập đến những vấn đề giảng dạy các loại hình cụ thể của nó, trong đó có vấn đề giảng dạy truyện dân gian. chơng 6 của cuốn sách, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã chỉ ra những thuận lợi và những khó khăn của việc dạy học truyện dân gian nhà trờng trung học phổ thông. Từ đó, ông đa ra những định hớng xác đáng, đúng đắn cho việc giảng dạy loại hình này. Theo ông, việc giảng dạy truyện dân gian đòi hỏi giáo viên phải bám vào các yếu tố ổn định trong truyện bao gồm tên truyện, cốt truyện, nhân vật và một số yếu tố tơng đối ổn định khác nh lời mở đầu, kết thúc truyện, những câu văn vần xen vào câu chuyện. Tiếp đó, ông chỉ ra công cụ cần 6 thiết và thích hợp với việc nhận thức, phân tích truyện dân gian, đó là khái niệm chủ đề. Ông không chỉ thấy đợc khó khăn của việc xác định chủ đề cho từng thể trong loại tự sự dân gian mà còn thấy rõ ý nghĩa của việc nắm vững đặc trng thể loại và chức năng thể loại khi xác định chủ đề cho truyền thuyết và truyện cổ tích. Cuối cùng, tác giả Hoàng Tiến Tựu khái quát quá trình tìm hiểu, phân tích một truyện dân gian thành bảy bớc cơ bản. Cụ thể là: 1. Xác định thể loại, hoàn cảnh ra đời, địa bàn lu hành đầu tiên hoặc chủ yếu của truyện. 2. So sánh các dị bản, xác định cốt truyện của dị bản đợc chọn phân tích. 3. Phân tích chủ đề truyện. 4. Phân tích các nhân vật. Nếu cốt truyện đơn giản, số nhân vật ít (một hoặc hai) thì khâu này kết hợp thực hiện trong quá trình phân tích chủ đề của truyện. 5. Phân tích và tổng hợp, rút ra những giá trị, những vấn đề quan trọng trong nội dung tác phẩm (rộng hơn chủ đề). 6. Phân tích đặc điểm hình thức nghệ thuật của truyện. 7. Phân tích giá trị và ý nghĩa hiện đại của truyện, tìm mối liên hệ giữa tác phẩm với văn học nghệ thuật và cuộc sống hiện tại của nhân dân. Nh vậy, có thể thấy, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã quan tâm đến vấn đề thể loại trong khi đề ra những phơng pháp giảng dạy truyện dân gian. Những ý kiến mà ông đa ra có ý nghĩa định hớng cho giáo viên trong quá trình giảng dạy loại hình văn học dân gian này. Tuy nhiên, công trình của tác giả Hoàng Tiến Tựu cha thực sự có sự phân biệt rạch ròi giữa phơng pháp giảng dạy và phơng pháp nghiên cứu văn học dân gian nói chung và truyện dân gian nói riêng. Cũng chính vì vậy mà vấn đề phơng pháp giảng dạy đối với từng thể trong loại tự sự dân gian còn hết sức chung chung, cha đi vào cụ thể. Bên cạnh công trình nói trên, tác giả Hoàng Tiến Tựu còn có một công trình dành riêng cho vấn đề dạy học truyện dân gian trờng phổ thông, đó là Bình giảng truyện dân gian (Nxb Giáo dục, 1994). cuốn này, tác giả đã trình bày thực trạng dạy học truyện dân gian nhà trờng phổ thông với những khó khăn và thuận lợi của nó. Ông cũng đã không bỏ qua đặc trng thể loại khi gắn việc bình giảng truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích với những đặc điểm nhân vật, cốt truyện, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. Tuy nhiên, ông lại bó hẹp vấn đề phơng pháp dạy học truyện dân gian vào phơng pháp bình giảng - một phơng pháp truyền thống trong dạy học văn nhà trờng phổ thông. Trong các công trình về phơng pháp giảng dạy văn học dân gian, không thể không kể đến Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trờng (Nxb Giáo dục, 1998) của PGS.TS. Nguyễn Xuân Lạc. Đợc mở đờng, định hớng và soi sáng bởi những thành tựu mới của lý luận về phơng pháp dạy học căn và của phôncơlo học, đặc biệt là thi pháp học về văn học dân gian, tác giả cuốn sách đã nhìn nhận văn học dân gian trong tổng thể văn hóa dân gian Việt Nam, trong nền văn học dân tộc và trong chơng trình phổ thông. Trên cơ sở đó, ông đề xuất cách tiếp cận và phơng pháp dạy học theo quan điểm thi pháp học về những thể loại chủ yếu đợc học trong nhà trờng. Từ việc chỉ ra những đặc trng thể loại của thần thoại, truyền thuyết và cổ tích, tác giả Nguyễn Xuân Lạc đã nêu lên một số vấn đề cơ bản, then chốt mang tính chất gợi ý, định hớng cho việc dạy học từng thể loại. Chẳng hạn, 7 đối với thần thoại, ông cho rằng cần khai thác các hình tợng mộc mạc - kỳ vĩ đợc tạo nên bằng trí tởng tợng nguyên sơ và t duy hồn nhiên của con ngời thời cổ, từ đó, rút ra ý nghĩa của truyện và đánh giá vẻ đẹp nguyên sơ của con ngời khi cha có ý thức sáng tác nghệ thuật. Tác giả cũng cho rằng, cần so sánh, tìm ra mối liên hệ của truyện đợc phân tích với những truyện khác bao gồm cả thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích thần kỳ trong nớc và thần thoại nớc ngoài. Đối với truyền thuyết, Nguyễn Xuân Lạc đặc biệt nhấn mạnh việc phân tích nhân vật và sự kiện lịch sử để thấy đợc sự hài hoà giữa cái lõi sự thật lịch sử với chất thơ và mộng của thể loại này. Đối với cổ tích, ông đã đa ra cách tiếp cận và phân tích theo 6 mặt - cũng là 6 yếu tố nghệ thuật đặc thi của cổ tích - đó là: cách cấu tạo cốt truyện, các môtíp, những câu văn vần xen kẽ (nếu có), thời gian và không gian nghệ thuật, không khí truyện, sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn xớng dân gian. Và ông đã minh hoạ cụ thể phơng pháp dạy học thể loại này qua bài Thử đề xuất một cách tiếp cận truyện Tấm Cám theo tinh thần Phôncơlo học. Nói tóm lại, với cuốn sách Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trờng, Nguyễn Xuân Lạc đã đi sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu phơng pháp dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại. Tuy nhiên, cũng nh Hoàng Tiến Tựu, tác giả Nguyễn Xuân Lạc cha đề cập đến việc giảng dạy thể loại sử thi trong chơng trình THPT. Cùng với các công trình khoa học kể trên, còn có khá nhiều bài nghiên cứu về phơng pháp dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại đợc đăng rải rác trên sách báo, tạp chí khác nhau. Trong Đổi mới dạy học văn trờng trung học phổ thông (kỷ yếu hội thảo khoa học do khoa Ngữ văn trờng Đại học S phạm Vinh và Sở Giáo dục Nghệ Tĩnh phối hợp tổ chức, 1989), đáng lu ý là bài viết Từ thực tế giảng văn một số tác phẩm văn học dân gian trờng phổ thông trung học bàn về phân tích bộ phận văn học đó nhằm đảm bảo đặc trng thể loại của tác giả Hoàng Minh Đạo. bài viết này, tác giả Hoàng Minh Đạo đã khẳng định dạy văn học dân gian là daỵ theo thể loại và ngời giáo viên phải đứng vững trên đặc trng từng thể loại văn học dân gian để mà phân tích, đánh giá các tác phẩm đó một cách chính xác, vừa phải làm nổi bật cái hay của nó vừa phải góp phần làm sáng tỏ đặc trng thể loại đ- ợc trình bày bài khái quát. Trong khi nêu ra tình trạng dạy học văn học dân gian một số trờng phổ thông, tác giả này đã thấy đợc tình trạng sử dụng thuật ngữ tuỳ tiện, không chính xác trong giảng truyện dân gian. Theo ông, việc thiếu hoặc không nắm vững một số khái niệm có tính chất công cụ của ngời giáo viên là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng phân tích tác phẩm văn học dân gian vi phạm hoặc xa rời quy tắc đặc trng thể loại. Nh vậy, bài viết này, tác giả Hoàng Minh Đạo đã thấy đợc sự cần thiết của việc sử dụng khái niệm, thuật ngữ đối với việc giảng truyện dân gian theo đặc trng thể loại. Nhng làm thế nào sử dụng chính xác, có hiệu quả các khái niệm, thuật ngữ để làm nổi rõ đặc tr- ng thể của loại truyện dân gian thì tác giả cha đề cập đến. Nói cách khác, vấn đề phơng pháp dạy học truyện dân gian vẫn cha đợc bàn sâu. Trong bài viết Phơng pháp hệ thống và việc nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian đăng trên báo Văn nghệ (số 38, ngày 19/9/1992), GS. Phan Đăng Nhật đã đa ra một phơng pháp khá mới mẻ và hiệu quả đối với việc giảng dạy văn học dân gian nói chung và truyện dân gian nói riêng trong nhà trờng, đó là phơng 8 pháp hệ thống. Theo ông, với phơng pháp này, giáo viên có thể thoát ra khỏi ph- ơng pháp giảng dạy văn học dân gian một cách cô lập, tuỳ tiện suy diễn văn bản học quá máy móc, quá nặng về tầm chơng trích cú. Tuy nhiên, phơng pháp hệ thống mà tác giả Phan Đăng Nhật đề cập đến trong bài viết của mình lại là phơng pháp chung cho việc giảng dạy nhiều bộ môn cũng nh những phân môn khác của bộ môn văn. Do đó, việc vận dụng phơng pháp này vào giảng dạy văn học dân gian nói chung và truyện dân gian nói riêng cần phải đi sâu hơn, cụ thể hơn nữa. Vấn đề phơng pháp dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại còn đợc đề cập gián tiếp qua những bài viết về một truyện dân gian cụ thể nh: Một số h- ớng phân tích Bắt nữ thần mặt trời (Nghiên cứu giáo dục, số 11, 1992) của tác giả Hoàng Minh Đạo, Giảng truyện Tấm Cám trờng phổ thông (tạp chí Hồng Lĩnh, số 10, 1994) của Hoàng Ngọc Hiến hay qua các ý kiến bàn về chơng trình văn học dân gian trong SGK nhà trờng phổ thông đợc đăng trên Tạp chí Văn hoá dân gian (số 3, 2001) của các tác giả Nguyễn Xuân Đức, Nguyễn Thục Phơng, Nguyễn Thục Phơng, Nguyễn Xuân Lạc, Tăng Kim Ngân. Nhìn chung, các tác giả đều xuất phát từ đặc trng thể loại để đa ra các ý kiến của mình. Điều đó lại một lần nữa giúp ta khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu phơng pháp dạy học truyện dân gian trong nhà trờng phổ thông theo đặc trng thể loại. Trong cuốn sách Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu (Nxb Giáo dục, 1999), nhóm tác giả Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã tập hợp những bài viết bàn về những vấn đề lý luận chung, ph- ơng pháp nghiên cứu văn học dân gian và những vấn đề cụ thể về một số thể loại và tác phẩm văn học dân gian) của các tác giả trong và ngoài nớc. Trong đó có đến 21/38 bài viết đề cập đến ba thể loại sử thi, truyền thuyết và truyện cổ tích. Mặc dù vấn đề phơng pháp dạy học cha đợc đề cập một cách cụ thể các bài viết đợc tập hợp trong cuốn sách này nhng những vấn đề lý thuyết về thể loại mà các bài viết đa ra có ý nghĩa không nhỏ trong việc định hớng cho giáo viên phơng pháp dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại. Có thể thấy, sự thay đổi chơng trình sách giáo khoa môn Văn đã và đang đòi hỏi ngời giáo viên phổ thông phải giảng dạy truyện dân gian theo đặc trng thể loại trên tinh thần đổi mới phơng pháp dạy học. Sự ra đời hai bộ SGK Ngữ văn 10 (bộ cơ bản và bộ nâng cao) trong năm học 2006 - 2007, tuy có dự báo trớc nhng vẫn làm cho không ít giáo viên văn lúng túng trong việc giảng dạy truyện dân gian để làm nổi rõ đặc trng thể loại. ấy vậy mà, các tài liệu giúp giáo viên tháo gỡ những vớng mắc, những khó khăn nói trên thì cha phải là nhiều. Đáng chú ý là Tài liệu bồi dỡng giáo viên thực hiện chơng trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông (Nxb Giáo dục, 2006) của nhóm tác giả Phan Trọng Luận (chủ biên), Lê A, Phan Thu Hiền Có thể xem cuốn sách này nh một chiếc la bàn định hớng cho giáo viên văn THPT. Bàn về phơng pháp dạy học phần văn học dân gian, các tác giả cuốn sách đã có những nhận định khá toàn diện, chính xác, sâu sắc những vấn đề cơ bản của từng thể trong loại truyệnh dân gian, đặc biệt là sử thi. Chính vì vậy, mặc dù cha phải là công trình nghiên cứu chuyên sâu nhng cuốn sách đã bổ sung cho các công trình khoa học, các bài nghiên cứu nói trên về ph- ơng pháp giảng dạy sử thi, đồng thời đáp ứng đợc nhu cầu bức thiết của giáo viên trung học phổ thông trong quá trình giảng dạy truyện dân gian. 9 Từ các công trình, các bài nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu phơng pháp dạy học truyện dân gian trờng THPT theo đặc trng thể loại không còn là vấn đề hoàn toàn xa lạ, mới mẻ. Các công trình, các bài nghiên cứu ấy, dù ít dù nhiều, trực tiếp hay gián tiếp thì đều xuất phát từ đặc trng thể loại để đa ra những cách tiếp cận truyện dân gian sao cho có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, vấn đề phơng pháp dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại chỉ mới dừng lại mức khái quát, chung chung. Và cho đến nay, vẫn cha có một công trình nào thực sự chuyên sâu vào vấn đề này. Trong khi đó, việc giảng dạy truyện dân gian trờng THPT vẫn còn tồn tại khá nhiều vớng mắc cần tháo gỡ. Đặc biệt khi hai bộ SGK Ngữ văn 10 (bộ cơ bản và bộ nâng cao) với những thay đổi không nhỏ về phần văn học dân gian thì vấn đề dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại càng cần đợc quan tâm hơn bao giờ hết. Do đó, cần thiết phải đa ra những định h- ớng, giải pháp cụ thể để việc dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại thực sự đạt đợc hiệu quả. III. nhiệm vụ nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung giải quyết ba nhiệm vụ cơ bản sau đây: 1. Tìm hiểu đặc trng một số thể loại truyện dân gian. 2. Đề xuất một số phơng pháp dạy học truyện dân gian theo đặc trng thể loại. 3. Thiết kế giáo án thử nghiệm để việc hớng dẫn học sinh đọc hiểu truyện dân gian theo đặc trng thể loại đạt hiệu quả. IV. phạm vi nghiên cứu. Phơng pháp nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung vào các tác phẩm thuộc ba thể loại truyền thuyết, cổ tích và sử thi đợc đa vào SGK Ngữ văn 10 cả hai bộ cơ bản và nâng cao. 2. Phơng pháp nghiên cứu: - Phơng pháp phân tích - tổng hợp. - Phơng pháp so sánh - đối chiếu. - Phơng pháp thống kê. V. cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khoá luận gồm 3 chơng: 1. Chơng 1: Đặc trng một số thể loại truyện dân gian đợc dạy trong chơng trình phổ thông. 2. Chơng 2: Một số vấn đề hớng dẫn học sinh đọc hiểu truyện dân gian theo đặc trng thể loại. 3. Chơng 3: Thiết kế giáo án thử nghiệm. 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 10:38

Hình ảnh liên quan

- “Em biết còn truyền thuyết nào ở nớc ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em hình tợng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tợng trng cho ai và  cho cái gì?” (Sự tích Hồ Gơm, tr.42). - Hướng dẫn học sinh đọc   hiểu truyện dân gian ở trường THPT theo đặc trưng thể loại

m.

biết còn truyền thuyết nào ở nớc ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em hình tợng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tợng trng cho ai và cho cái gì?” (Sự tích Hồ Gơm, tr.42) Xem tại trang 22 của tài liệu.
+ Ngoại hình: Đôi mắt long lanh nh mắt chim nghếch ăn hoa tre, bắp chân to bằng cây xà ngang,  bắp đùi to bằng ống bễ -> Toát lên vẻ đẹp trí tuệ,  sức vóc phi thờng. - Hướng dẫn học sinh đọc   hiểu truyện dân gian ở trường THPT theo đặc trưng thể loại

go.

ại hình: Đôi mắt long lanh nh mắt chim nghếch ăn hoa tre, bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ -> Toát lên vẻ đẹp trí tuệ, sức vóc phi thờng Xem tại trang 66 của tài liệu.
4. Hình thành kỹ năng đọc - hiểu truyện dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng. - Hướng dẫn học sinh đọc   hiểu truyện dân gian ở trường THPT theo đặc trưng thể loại

4..

Hình thành kỹ năng đọc - hiểu truyện dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng Xem tại trang 68 của tài liệu.
- Tóm tắt (GV sử dụng bảng phụ). - Hướng dẫn học sinh đọc   hiểu truyện dân gian ở trường THPT theo đặc trưng thể loại

m.

tắt (GV sử dụng bảng phụ) Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan