Thanh chương trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2009

78 280 0
Thanh chương trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Trờng đại học Vinh Khoa Lịch sử === === Nguyễn thị hoa Khóa luận tốt nghiệp đại học Thanh chơng trong thờiđổi mới từ 1986 đến 2009 Chuyên Ngành: Lịch sử Việt Nam Vinh, năm 2010 2 Trờng đại học Vinh Khoa Lịch sử === === Nguyễn thị hoa Khóa luận tốt nghiệp đại học Thanh chơng trong thờiđổi mới từ 1986 đến 2009 Chuyên Ngành: Lịch sử Việt Nam Lớp 47 B2 Sử (2006-2010) Giảng viên hớng dẫn : Th.S. Nguyễn Khắc Thắng Vinh, năm 2010 Lời cảm ơn Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Chương, nhà sử học Bùi Ngọc Tam đã giúp đỡ tôi về mặt liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Giảng viên khoa Lịch sử -Trường Đại học Vinh, đặc biệt là Thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn Khắc Thắng đã hướng dẫn tôi rất nghiêm túc, tận tình, chu đáo. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới cha mẹ - những người đã vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi để tôi có được ngày hôm nay. Trong một khoảng thời gian ngắn và do trình độ còn hạn chế nên dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn khoá luận này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và những người quan tâm tới vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 15 tháng 05 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Hoa 3 MỤC LỤC Trang A. Dẫn luận 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của khoá luận 4 6. Bố cục đề tài 4 B.Nội dung .5 Chương 1: Khái quát tình hình Thanh Chương trước năm 1986 5 1. Khái quát về Thanh Chương .5 1.1 Đặc điểm tự nhiên .5 1.2 Đặc điểm lịch sử xã hội .7 2. Tình hình kinh tế-xã hội Thanh Chương trước đổi mới (1975-1986) .10 Chương 2: Thanh Chương bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1995) .15 2.1 Chủ trương, đường lối của đảng .15 2.2 Thanh Chương trong 5 năm đầu đổi mới 16 2.2.1 Kinh tế 16 2.2.2 Văn hoá, giáo dục, y tế .19 2.2.3 Chính trị, an ninh- quốc phòng 22 2.3. Thanh Chương trong giai đoạn (1991-1995) .24 2.3.1 Kinh tế 26 2.3.2. Văn hoá, giáo dục, y tế 29 2.3.3. Chính trị, an ninh, quốc phòng 31 Chương 3: Thanh Chương đẩy mạnh công cuộc đổi mới 1986-2009 .34 3.1. Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra .34 3.2. Thanh Chương trong 5 năm cuối thế kỉ 38XX (1996-2000) .37 3.2.1 Kinh tế 37 3.2.2 Văn hoá, giáo dục, y tế .41 3.2.3 Chính trị, an ninh, quốc phòng: 43 3.3 Thanh Chương những năm đầu thế kỉ XXI .45 3.3.1. Thanh Chương trong giai đoạn 2001-2005 .46 3.3.2 Thanh Chương trong giai đoạn 2006-2009 55 3.3.3 Những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp .62 C. Kếtluận 64 D. Tài liệu tham khảo .67 Phụ lục 4 A. DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài. Hơn một thập kỉ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã ra sức khắc phục hậu quả và hàn gắn vết thương chiến tranh. Từ một nước nông nghiệp nhỏ bé, lạc hậu, bỏ qua giai đoạn phát triển bản chủ nghĩa tiến lên xã hội chủ nghĩa là con đường đầy mới mẻ nên đất nước ta phải vừa làm, vừa tìm tòi, thể nghiệm. Trong quá trình đó đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, tiến bộ đáng kể, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu nhưng còn nhiều khó khăn, thử thách làm cho đất nước từ cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 lâm vào tình trạng khủng hoảng và ngày càng trầm trọng. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, làm cho chủ nghĩa xã hội thật sự đi vào đời sống nhân dân, tháng 12/1986 Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Tại Đại hội này, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh. Nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, trải qua bao biến động của lịch sử, qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Thanh Chương một lòng son sắt với cách mạng. Với truyền thống ấy, Đảng bộ và nhân dân Thanh Chương đón nhận chủ trương, quan điểm, vận dụng đường lối đổi mới của Đảng và đề ra những chính sách sáng tạo, phù hợp, khơi dậy được những tiềm năng, tạo ra được những động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thanh Chương đã có được những chuyển biến tích cực trong tất cả các lĩnh vực: Từ một huyện nghèo, nhân dân thiếu đói trầm trọng, tình hình xã hội có nhiều bất ổn nhờ áp dụng đường lối đổi mớiThanh Chương đã thực sự “thay da đổi thịt”: đời sống nhân dân khấm khá hơn, tình hình chính trị xã hội đã ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. 1 Nhằm khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sự vận dụng của Đảng bộ huyện vào hoàn cảnh địa phương là phù hợp. Bản thân là một người con của quê hương muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự đi lên của huyện, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Thanh Chương trong thời kỳ đổi mới 19862009 ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: “Đổi mới” đã và đang là một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà sử học, nhà chính trị trong cả nước. Thực tế đã có một số công trình đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề này: + Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, đã tổng kết, đánh giá được những thành tựu đạt được, hạn chế mắc phải trong quá trình đổi mới đất nước. + Cuốn “ Đại cương lịch sử Việt Nam tập III” Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 2007, giáo sư Lê Mậu Hãn chủ biên đã dành hẳn một chương (chương X) để khái quát những nét cơ bản về Việt Nam trong kỳ đổi mới 1986 – 2005. +Cuốn “ Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay – Những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 1998, phó giáo sư Trần Bá Đệ đã nêu lên được nhiều thành tựu và hạn chế của đất nước trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới. + Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Chương (1930 – 1975) do Huyện uỷ Thanh Chương xuất bản năm 2005 có tái bản, bổ sung, có sơ lược ít nhiều về lịch sử của Thanh Chương từ năm 1986 đến năm 2005. + Các Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Chương từ năm 1986 đến nay, các báo cáo của UBND huyện về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước qua các năm đã tổng kết đánh giá sơ lược về các thành tựu và hạn chế của quá trình thực hiện đổi mới. Nhìn chung, trong các tài liệu đó, chưa có một công trình nào tổng kết về thờiđổi mớiThanh Chương. Trên cơ sở kế thừa cả về nội dung và 2 phương pháp của các công trình trên và đặc biệt là dựa vào nguồn liệu sưu tầm được, tác giả tham khảo và hoàn chỉnh đề tài “Thanh Chương trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2009” 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài “ Thanh Chương trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2009” trước hết nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, xã hội của huyện Thanh Chương, đó là những nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình đổi mới của huyện. Vấn đề trọng tâm nhất mà chúng tôi xác định là những thành tựu đạt được và hạn chế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hoá, giáo dục, y tế của Thanh Chương từ năm 1986 đến 2009. Trên cơ sở tổng kết những thành tựu, hạn chế đó thì chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra một số đề xuất của mình cho giai đoạn tiếp theo của quá trình đổi mới ở huyện. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về công cuộc đổi mớiThanh Chương từ năm 1986 đến 2009 trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hoá, giáo dục, y tế. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu: 4.1 Nguồn tài liệu: Với đề tài “Thanh Chương trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2009” chúng tôi tập trung khai thác các nguồn liệu sau: + Tài liệu thành văn: Các tài liệu thông sử về lịch sử Việt Nam thời hiện đại như Đại cương lịch sử Việt Nam tập III hay Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay – Những vấn đề lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt là các báo cáo nhiệm kỳ, báo cáo hàng năm của huyện uỷ, ủy ban nhân dân và các ban ngành của huyện Thanh Chương từ năm 1986 đến 2009. 3 + Tài liệu điền dã: Những cuộc tiếp xúc, trao đổi với cán bộ văn phòng huyện uỷ, Ban tuyên giáo huyện, các đồng chí lãnh đạo ở các cấp của huyện qua các thời kì và nhân dân trong huyện. 4.2 Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng các phương pháp truyền thống trong nghiên cứu lịch sử như phương pháp lịch sử, phương pháp lô gíc. Ngoài ra còn có các phương pháp bổ trợ như so sánh, tổng hợp, thống kê. Lấy phương pháp luận sử học Mác xit và quan điểm sử học của Đảng cộng sản Việt Nam làm cơ sở nghiên cứu. 5. Đóng góp của khoá luận: Đề tài trình bày một cách hệ thống những thành tựu, hạn chế trong thời kỳ đổi mớiThanh Chương từ năm 1986 đến 2009. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh sự phát triển của quê hương Thanh Chương nói riêng và cả nước nói chung. 6. Bố cục đề tài: Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát tình hình Thanh Chương trước năm 1986 Chương 2: Thanh Chương bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986 – 1995) Chương 3: Thanh Chương đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới (1996 - 2009) 4 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THANH CHƯƠNG TRƯỚC NĂM 1986 1. Khái quát về Thanh Chương: 1.1. Đặc điểm tự nhiên: Thanh Chương là một huyện trung du miền núi, nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 45km, nằm dọc theo hai bờ sông Lam ở toạ độ 18 0 34’ đến 18 0 55’ vĩ tuyến Bắc, từ 104 0 55’ đến 105 0 30’ kinh độ Đông. Thanh Chương là một huyện biên giới, giáp với Lào ở phía Tây Nam có đường biên giới quốc gia dài 53km, phía Bắc giáp huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn, phía Đông giáp huyện Nam Đàn, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh. Huyện có diện tích tự nhiên là 112.763 km 2 với địa hình rất đa dạng, vừa có núi cao, đồi thấp, vừa có đồng bằng hẹp. Tính đa dạng này là kết quả của một quá trình kiến tạo lâu dài và phức tạp. Núi đồi trung du là dạng địa hình chiếm phần lớn đất đai của huyện. Núi non hùng vĩ nhất là dãy Giăng Màn có đỉnh cao 1026m, tạo thành ranh giới tự nhiên với tỉnh Bôlykhămxay (Lào), tiếp đến là các đỉnh Nac Lưa cao 838m, đỉnh Vũ Trụ cao 987m, đỉnh Bè Noi cao 509m, đỉnh Đại Lan cao 528m, đỉnh Thác Muối cao 328m. Núi đồi tầng tầng lớp lớp tạo thành những cánh rừng trùng điệp. Phía hữu ngạn sông Lam đồi núi xen kẽ, có dãy chạy dọc, có dãy chạy ngang, có dãy chạy ven bờ sông, cắt xẻ địa bàn Thanh Chương ra nhiều mảng, tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp, chỉ có vùng Thanh Xuân, Võ Liệt, Thanh Liên là có những cánh đồng tương đối rộng. Phía tả ngạn sông Lam suốt một dải từ chân núi Cuồi kéo xuống đến rú Dung, núi đồi liên tiếp như bát úp, nổi lên có đỉnh Côn Vinh cao 188m, rú Nguộc (Ngọc Sơn) cao 109m [31; 11; 12]. 5 Khí hậu ở Thanh Chương là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm với nhiệt độ bình quân là 23,8 0 C, lượng mưa bình quân hàng năm 1870mm, độ ẩm bình quân 86%. Khí hậu ấy có tác dụng lớn đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên bão lụt, hạn hán và sâu bệnh do thời tiết đưa đến vẫn luôn đe doạ đến cuộc sống và sản xuất của người dân Thanh Chương. Thanh Chương có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đan xen và chia cắt địa hình, sông Lam bắt nguồn từ Thượng Lào, chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, khi đến Thanh Chương con sông ấy đã xẻ dọc huyện này ra làm hai phần tả ngạn, hữu ngạn tạo cho nhân dân hai bờ có nước sinh hoạt, sản xuất, bồi đắp phù sa màu mỡ và trở thành một đường giao thông thủy quan trọng của huyện nhưng đồng thời vào mùa mưa lũ lại gây một số trở ngại cho con người nơi đây. Ngoài ra Thanh Chương còn có những sông ngắn, dốc là phụ lưu của sông Lam như sông Giăng, sông Rộ, Rào Gang có thể xây dựng được các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ để tưới tiêu cho các cánh đồng. Tài nguyên ở Thanh Chương không có “ biển bạc” nhưng có “ rừng vàng”. Rừng núi chiếm khoảng 86000 ha [38;65]. Rừng có nhiều lâm sản có giá trị như lim xanh, dổi, táu, kim giao, đinh hương, mây, dược liệu mà phổ biến vẫn là rừng lá rộng nhiệt đới. Động vật còn lại không nhiều lắm, có một số loại như voi, hổ, nai, khỉ, lợn rừng . Rừng đã và đang ngày càng đem lại nhiều nguồn thu cho người dân Thanh Chương. Bên cạnh đó Thanh Chương còn có nhiều loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao như đất sét ở Thanh Lương, Thanh Khai, Thanh Dương, đá vôi ở Hạnh lâm, Thanh Ngọc, sỏi ở sông Lam, sông Giăng .tạo nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp của huyện [31;13]. Về giao thông vận tải: Ngoài những con đường đã có từ trước như đường Hồ Chí Minh (dài 53km chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ Thanh Đức tới Thanh Xuân qua 11 xã), đường 15 chạy từ Ngọc Sơn lên 6

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan