Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

106 1.3K 10
Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN KIM LAN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản giáo dục Mã số: 60.14.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trọng Văn Nghệ An - 2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư - Tiến Nguyễn Trọng Văn, người thầy đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, các Phòng, Khoa trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành chương trình học tập của khoá học. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến trong Hội đồng bảo vệ luận văn cao học chuyên ngành Quản giáo dục - khóa 18 đã đọc và đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp, Phòng Giáo dục huyện Cao Lãnh; Ban Giám hiệu và cán bộ, giáo viên các nhà trường: THPT Cao Lãnh 1, THPT Cao Lãnh 2, THPT Kiến Văn, THPT Thống Linh và THCS-THPT Nguyễn Văn Khải đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể anh chị em học viên lớp cao học khóa 18 chuyên ngành Quản giáo dục, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn vẫn còn những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáođồng nghiệp. Nghệ An, tháng 10 năm 2012 Tác giả Nguyễn Kim Lan MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thiết khoa học .2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Đóng góp mới của luận văn 4 8. Cấu trúc của luận văn .4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản .7 1.2.1. Quản 7 1.2.2. Quản giáo dục .9 1.2.3. Quản nhà trường .10 1.2.4. Quản công tác chủ nhiệm lớp .11 1.2.5. Giải phápgiải pháp quản công tác chủ nhiệm lớp .12 1.3. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân .14 1.3.1. Vị trí, vai trò của trường trung học phổ thông 14 1.3.2. Mục tiêu của giáo dục phổ thông 14 1.3.3. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông .14 1.3.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học phổ thông .15 1.3.5. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 16 1.4. Một số vấn đề quản công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông 16 1.4.1. Giáo viên chủ nhiệmcông tác chủ nhiệm lớp 16 1.4.2. Quản công tác chủ nhiệm lớp các trường trung học phổ thông 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .26 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư 26 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .26 2.2. Thực trạng giáo dục trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .27 2.2.1 Vị trí địa 27 2.2.2 Quy mô lớp học, số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 28 2.2.3 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị 30 2.2.4 Chất lượng và hiệu quả đào tạo 31 2.3. Thực trạng quản công tác chủ nhiệm lớp các trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 33 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp .33 2.3.2. Thực trạng quản nội dung công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp 36 2.3.3. Thực trạng quản chất lượng công tác chủ nhiệm lớp .40 2.3.4. Thực trạng chế độ cho giáo viên chủ nhiệm lớp .40 2.3.5. Những biện pháp nhà trường đã thực hiện để quản công tác chủ nhiệm lớp và đánh giá hiệu quả của các biện pháp 49 2.4. Nguyên nhân của thực trạng quản công tác chủ nhiệm lớp .53 2.4.1. Nguyên nhân thành công 53 2.4.2. Nguyên nhân hạn chế 53 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .56 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .56 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 56 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 56 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .56 3.2. Các giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp các trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .57 3.2.1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ giáo chủ nhiệm lớp 57 3.2.2. Giải pháp 2: Hỗ trợ giáo viên làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường .70 3.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng chuẩn đánh giá và tổ chức đánh giá khách quan công tác chủ nhiệm lớp 76 3.2.4. Giải pháp 4: Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp 80 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp .82 3.4. Kết quả thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp .83 3.4.1. Kết quả thăm dò về tính cần thiết .85 3.4.2. Kết quả thăm dò về tính khả thi 85 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 87 2. Kiến nghị .89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản ĐH Đại học ĐHQG Đại học Quốc gia ĐHSP Đại học sư phạm GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GVCN Giáo viên chủ nhiệm KT-XH Kinh tế - xã hội NGLL Ngoài giờ lên lớp NXB Nhà xuất bản PGS.TS Phó Giáo sư - Tiến QLGD Quản lý giáo dục THCS Trung họcsở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài Các kỳ Đại hội Đảng luôn khẳng định giáo dụcnâng cao chất lượng giáo dục có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trước sự chuyển biến mạnh mẽ cả về chất lượng, quy mô lẫn phương thức giáo dục, để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI Đảng ta tiếp tục khẳng định: cần “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Chiến lược phát triển kinh tế năm 2011 - 2020 của Đảng cũng xác định sẽ “Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong ứng xử. Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ”. Sự phát triển của nhà trường nói chung và trường trung học phổ thông nói riêng gắn liền với sự tiến bộ, trưởng thành của từng tập thể lớp, gắn liền với sự tiến bộ và trưởng thành của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là GVCN lớp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần xác định được vị trí, vai trò hết sức quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục trường THPT. GVCN được xem như người thay mặt Hiệu trưởng chịu trách nhiệm thực hiện quản lý, điều hành mọi hoạt động của tập thể lớp, tác động đến sự phát triển nhân cách của từng học sinh trong tập thể đó. GVCN cũng là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình. Việc những tập thể lớp có GVCN nhiệt tình, tâm huyết, có năng lực tổ chức thì sẽ có chất lượng giáo dục tốt đã cho thấy thực tế chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường phụ thuộc một phần lớn vào kết quả công tác giáo dục của từng GVCN đối với tập thể lớp mà họ phụ trách. 2 Học sinh THPT có đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết khác nhau. Vấn đề sử dụng kiến thức, vận dụng kỹ năng sống để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của các em còn nhiều hạn chế. Các em rất cần có một người thường xuyên gần gũi, hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ khi các em gặp khó khăn, là người cố vấn tin cậy của cả tập thể, người đó chính là GVCN. Tuy nhiên hiện nay, không chỉ học sinh thành thị mà cả nông thôn cũng có những biểu hiện đáng lo ngại về phạm trù đạo đức, sống vô tâm, thiếu trách nhiệm, liều lĩnh, dễ sa ngã, mắc các tệ nạn xã hội . Công tác chủ nhiệm các trường THPT rõ ràng chưa thể hiện được vai trò nòng cốt của mình trong giáo dục nhân cách học sinh, chưa đáp ứng được nhu cầu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của một đơn vị nhà trường. Xuất phát từ thực tế công tác quản giáo dục hiện nay trường THPT, nhận thấy tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường THPT, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một số giải pháp quản nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp các trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định các giải pháp quản để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT trong huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 4. Giải thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Xây dựng cơ sở luận cho đề tài. - Khảo sát thực trạng quản công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Đề xuất một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu luận Để có cơ sở làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu luận, nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp của Ngành giáo dục, các công trình nghiên cứu khoa học về quản giáo dục, quản nhà trường, quản chuyên môn và quản công tác chủ nhiệm lớp, từ đó xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp quản công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát các hình thức biểu hiện, các hoạt động quản của CBQL và việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của GVCN các trường THPT. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết các kinh nghiệm về quản công tác chủ nhiệm lớp từ thực tiễn công tác mà bản thân đã và đang tiến hành tại đơn vị công tác. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản công tác chủ nhiệm lớp. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục. - Phương pháp dùng phiếu điều tra: Điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của CBQL và giáo viên của các trường THPT nhằm mục đích đánh giá thực trạng việc quản công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường và hoạt động chủ nhiệm lớp của GVCN trong các trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ: 4 - Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử và phân tích số liệu từ các phiếu điều tra thu thập được. 7. Đóng góp mới của luận văn: - Hệ thống hóa cơ sở luận về quản công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường. - Phát hiện, đánh giá được thực trạng quản công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nguyên nhân của những tồn tại cần giải quyết. - Đề xuất được một số giải pháp quản mang tính khả thi để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Đề xuất, kiến nghị cần thiết đối với cấp trên, các ngành nhằm giúp cho công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đạt hiệu quả cao hơn. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng cho: + Cán bộ quản các trường THPT. + GVCN các nhà trường. + Các trường sư phạm. 8. Cấu trúc nội dung của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở luận của đề tài. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài. Chương 3: Một số giải pháp quản nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. CHƯƠNG 1

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan