Một số giải pháp quản lý hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở huyện hậu lộc, tỉnh thanh hoá

98 600 0
Một số giải pháp quản lý hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở huyện hậu lộc, tỉnh thanh hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN VĂN SƠN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HOÁ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUỄN NGỌC HỢI VINH- 2010 Lời cảm ơn Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đợc sự động viên giúp đõ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, nhiều thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia đình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với. - Hội đồng khoa học, khoa sau đại học trờng Đại học Vinh. - Các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập lớp cao học quản giáo dục khoá 16. - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hợi- ngời thầy hớng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục và đào tạo, Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa; UBND, Phòng giáo dục và đào tạo, Hội khuyến họccác phòng, ban, Trung tâm GDTX, các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Hậu Lộc và các đơn vị có liên quan trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Trong qua trình nghiên cứu và viết luận văn, không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận đợc nhiều ý kiến đóng góp và giúp đỡ. Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả Trần Văn Sơn 2 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Khách thể nghiên cứu 4 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Phạm vi nghiên cứu 4 8. Những đóng góp của đề tài 4 9. Cấu trúc của luận văn 5 Chương 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TTHTCĐ 6 1.1. Lược sử về vấn đề nghiên cứu 6 1.1.1. Các nghiên cứu của thế giới về TTHTCĐ và quản TTHTCĐ 6 1.1.2. Các nghiên cứu Việt Nam về TTHTCĐ 10 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 11 1.2.1. Giáo dục cộng đồng 11 1.2.2. Trung tâm học tập cộng đồng 12 1.2.3. Quản lý, quản giáo dục và quản cácsở giáo dục 16 1.2.4. Quản TTHTCĐ 20 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển các hình thức giáo dục cộng đồng. 21 1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển các hình thức giáo dục cộng đồng 21 1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển các hình thức giáo dục cộng đồng 27 1.4. Các nguyên tắc thành lập TTHTCĐ và các yếu tố duy trì bền vững TTHTCĐ 30 1.4.1. Các nguyên tắc thành lập TTHTCĐ 30 1.4.2. Các yếu tố duy trì bền vững TTHTCĐ 31 1.4.3. Các giải pháp, giải pháp quản các TTHTCĐ 32 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN CỦA CÁC TTHTCĐ HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HOÁ. 34 2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế- xã hội và truyền thống lịch sử văn hoá của huyện Hậu Lộc 34 2.1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội 34 2.1.2. Truyền thống lịch sử, văn hoá 36 2.2. Thực trạng công tác quản TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá 37 2. 2.1. Nhận thức về TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá 37 2.2.2. Thực trạng xây dựng TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá 47 2.2.3. Thực trạng về tình hình tổ chức, quản TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá 51 2.2.4. Thực trạng việc sử dụng giải pháp quản TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá 56 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TTHTCĐ HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HOÁ 58 3.1. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp 58 3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu 58 3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 58 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp với chức năng quản giáo dục 58 3.2. Một số giải pháp quản hoạt động của các TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh hoá 59 3.2.1. Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự quản của chính quyền đối với 59 3 3 TTHTCĐ 3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác quản của phòng giáo dục- đào tạo đối với các TTHTCĐ 62 3.2.3. Giải pháp củng cố nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội đối với TTHTCĐ 67 3.2.4. Giải pháp quản khai thác các điều kiện cần thiết bảo đảm cho hoạt động của TTHTCĐ 69 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động của TTHTCĐ và cơ chế quản đối với TTHTCĐ 72 3.2.6. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động của cán bộ quản TTHTCĐ 74 3.3. Kết quả thăm dò tính khả thi của các nhóm giải pháp 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤC LỤC 98 4 4 Bảng kí hiệu viết tắt BGD & ĐT Bộ giáo dục và đào tạo. BGĐ Ban giám đốc CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. GDTX Giáo dục thờng xuyên. GD & ĐT Giáo dục và đào tạo. TTGDTX Trung tâm giáo dục thờng xuyên. TTHTCĐ Trung tâm học tập cộng đồng. TDTT Thể dục thể thao. UBND Uỷ ban nhân dân. VHTT Văn hoá thể thao. XHHGD Xã hội hoá giáo dục. XMC Xoá mù chữ. 5 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài: Nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI, với những xu thế lớn: toàn cầu hoá; phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin; chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức; xây dựng xã hội học tập, hình thành nền văn minh trí tụê… Điều cần đặc biệt chú ý là, những xu thế đó trong sự tác động qua lại với nhau và có đặc tính chung đó là sự phát triển mạnh, nhanh chóng và liên tục. Trong quá trình đó, xảy ra một quá trình vừa cạnh tranh vừa hợp tác mà yếu tố quyết định là sự phát triển không ngừng về chất lượng sức lao động. Trong xã hội hiện đại, cốt lõi sức lao động là trí tuệ con người. Con người có trí tuệ khoa học và sáng tạo giữ vai trò có tính quyết định đối với sự phát triển xã hội. Sự cạnh tranh giữa các nước hiện nay thực chất là sự đọ sức về kỹ năng lao động có cơ sở khoa học và năng lực sáng tạo của con người. Mà kĩ năng làm việc khoa học và sức sáng tạo là sản phẩm của quá trình giáo dục và quá trình tự học. Trong khi đó, tri thức khoa họccác lĩnh vực công nghệ hiện đại thường xuyên phát triển. Để theo kịp nó, người lao động không thể bằng lòng với quá trình giáo dục chính qui mà phải bằng quá trình học tập suốt đời. Sự thành công của quá trình phát triển kinh tế- xã hội hiện nay sẽ chỉ thuộc về xã hội nào biết tự tổ chức thành công một xã hội trong đó mọi người lao động đều “ham học, ham làm, ham sáng tạo” biết xây dựng dân tộc mình thành một “dân tộc thông thái”, “ một xã hội học tập suốt đời” gắn bó mật thiết với quá trình phát triển của đất nước, ngang tầm thời đại. Đối với nước ta, nhân dân ta đã có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Từ sau cách mạng Tháng 8/1945, truyền thống đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao và phát huy. Tư tưởng “Ai cũng được học hành” của Người đã mở đường cho những tiền đề về đường lối chính sách phát triển GD&ĐT của Đảng, Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo xây dựng xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời mọi nơi, mọi lúc; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia 6 6 tích cực xây dựng xã hội học tập. Xây dựng và phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục thường xuyên, đồng thời với việc tiếp tục củng cố hoàn thiện giáo dục chính quy, trong đó phát triển giáo dục thường xuyên như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng, để xây dựng xã hội học tập phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân, tạo điều kiện cho đông đảo người lao động, được tiếp tục học tập, được bồi dưỡng kiến thức, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn lực, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh thế trong tình hình hiện nay. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần IX (4/2001) đã chỉ ra cần phải: “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Hội nghị BCH TW khoá IX chỉ rõ: “Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập”. Nghị quyết BCH TW lần 9 khoá IX cũng đã khẳng định: “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập”. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã chủ trương: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”. Ngày 18 tháng 5 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2001”. Trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục thường xuyên, coi phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng. Để thực hiện chủ trương đó, các địa phương trong cả nước căn cứ vào tình hình thực tế đã và đang triển khai thực hiện đề án tại địa phương mình. Riêng đối với huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua sự nghiệp giáo dục luôn 7 7 được đầu tư và có bước phát triển khá toàn diện, cả về quy mô lẫn chất lượng. Cùng với sự phát triển của các ngành học chính quy, ngành giáo dục thường xuyên đã không ngừng phấn đấu vươn lên để duy trì và phát triển ổn định, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, đây là một mô hình giáo dục mới nên còn có những hạn chế đó là: Công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức hoạt động xã hội hoá giáo dục có lúc, có nơi còn nhiều hạn chế. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục của các TTHTCĐ nhiều xã còn quá chậm và chưa đa dạng. Hoạt động khuyến học chưa phong phú đa dạng. Lao động được đào tạo nghề còn ít, tạo việc làm mới chưa nhiều, xuất khẩu lao động chưa tương ứng với tiềm năng của địa phương. Để góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mặt bằng dân trí huyện Hậu Lộc trong thời gian tới, chúng tôi chọn hướng nghiên cứu Một số giải pháp quản hoạt động của các TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số giải pháp quản có hiệu quả và khả thi để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể: Công tác quản TTHTCĐ . 3.2. Đối tượng: Một số giải pháp quản hoạt động của các TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. 4. Giả thuyết khoa học: Có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ huyện Hậu Lộc nếu đề xuất được những giải pháp quản có cơ sở khoa học và khả thi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Xây dựng cơ sở luận của đề tài. 5.2. Xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. 5.3. Đề xuất một số giải pháp quản hoạt động của các TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. 8 8 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở luận của đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra xã hội học, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, tham khảo ý kiến chuyên gia … 6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học để xử số liệu. 7. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số giải pháp quản hoạt động của các TTHTCĐ dưới góc độ nhà quản giáo dục trên địa bàn huyên Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. 8. Những đóng góp của đề tài: 8.1. Đóng góp về mặt luận. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn. 9. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và những kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở luận về TTHTCĐ. Chương II: Thực trạng công tác quản của các TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Chương III: Một số giải pháp quản hoạt động của các TTHTCĐ huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. 9 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG 1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Các nghiên cứu của thế giới về TTHTCĐ và quản TTHTCĐ. * Nhật Bản: Là một trong những nước có lịch sử lâu đời về giáo dục không chính quy, vào thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ thứ 19, mô hình giáo dục Tê-ra- kô- ya được phổ cập nhanh chóng trên toàn quốc. Việc mở rộng các mô hình Tê-ra-kô- ya trên khắp đất nước đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của Nhật bản trong thời kỳ công nghiệp hoá đất nước. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Bộ Giáo dục Nhật Bản sáng tạo một mô hình giáo dục mới, gọi là Kô-min-kan (Trung tâm học tập cộng đồng), hoạt động của các Kô-min-kan liên quan sâu sắc đến việc xây dựng đất nước Nhật Bản sau chiến tranh và trở thành nền móng vững chắc trong việc xây dựng cộng đồng Nhật Bản ngày nay. Từ đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản xây dựng mô hình giáo dục có 4 tư tưởng chỉ đạo thì hàng đầu đưa vào giáo dục nhà trường là tư tưởng giáo dục suốt đời. Nhật vốn có hai bộ phận của nền giáo dục là giáo dục nhà trường cho thanh niên và giáo dục xã hội gắn với giáo dục người lớn. Ngày nay, người Nhật cho rằng sống thế kỷ XXI phải tạo ra môi trường giáo dục năng động, phong phú trên cơ sở - một xã hội học tậphọc tập suốt đời - một cơ cấu xã hội trong đó mọi người có thể tự do lựa chọn các cơ hội học tập nhiều thời điểm trong cuộc đời mà họ cho là thích hợp. Chính phủ Nhật rất coi trọng công tác giáo dục liên tục phối hợp cả ba hình thức giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy áp dụng vào toàn bộ hệ thống giáo dục, trong đó đã huy động các lực lượng xã hội và cá nhân tham gia hệ thống giáo dục xã hội. Hệ thống giáo dục nhà trường bao gồm tất cả cácsở giáo dục chính quy từ bậc mẫu giáo đến bậc đại học, trên đại họccácsở giáo dục dành cho thanh niên đang làm việc. Còn giáo dục xã hội là giáo dục ngoài nhà trường, vừa cung cấp dịch vụ giáo dục người lớn, còn tạo điều kiện cho thanh thiếu niên học trong các nhà trường chính quy tiếp nhận giáo dục bổ sung từ môi trường xã hội. Hoạt động giáo dục xã hội do ban giáo dục địa phương quản lý. Các 10 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan