Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay

105 1K 7
Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÕ CAO TÙNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Quảngiáo dục Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM MINH HÙNG Nghệ An, tháng 7 năm 2012 1 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo. Cô giáo Khoa Sau đại học Trường Đại học Vinh, đến nay đề tài đã hoàn thành. Với sự kính trọng và tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Vinh, Khoa sau Đại học và các giảng viên, các nhà sư phạm và khoa học cùng quí thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy giáo, Phó Giáo sư –Tiến sĩ Phạm Minh Hùng - người Thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục – Đào tạo quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh, các đồng chí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên các trường Tiểu học trong quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Dù đã rất cố gắng, song luận văn chắc vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ dẫn thêm của quý Thầy, Cô và ý kiến đóng góp chân tình của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Nghệ An, tháng 7 năm 2012 Tác giả Võ Cao Tùng 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 9 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 9 1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài 11 1.3 Người giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay 15 1.4 Một số vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học 22 Kết luận chương I 29 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 30 2.1 Khái quát về quá trình hình thànhphát triển quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 30 2.2 Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 38 2.3 Thực trạng các giải pháp quảnphát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 48 2.4 Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân 50 Kết luận chương II. 53 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 54 3.1 Nguyên tắc đề xuất phương pháp 54 3.2 Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 54 3.3 Thăm dò tính khả thi của các giải pháp 83 Kết luận chương III 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 91 3 CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Chữ viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSVC Cơ sở vật chất GD-ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp NXB Nhà xuất bản QLGD Quảngiáo dục TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân SKKN Sáng kiến kinh nghiệm XHHGD Xã hội hóa giáo dục 4 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quảngiáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Chất lượng GD&ĐT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, nội dung và chất lượng đào tạo, giáo viên, học sinh, tổ chức quản lý. Song yếu tố quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên, đóng vai trò quyết định đến chất lượng GD&ĐT. Vì vậy, để phát triển GD&ĐT đòi hỏi đội ngũ giáo viên không những phải vững vàng về chuyên môn mà còn phải tinh thông về nghiệp vụ sư phạm. Những năm qua, nhất là từ khi đất nước đổi mới, chúng ta đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đông đảo, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn có những hạn chế, bất cập nhất định về cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về đạo đức, lối sống. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng một cách toàn diện đội ngũ nhà giáo và cán bộ quảngiáo dục. Nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quảngiáo dục chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo. 5 GVTH chiếm 1/3 lực lượng GV của các cấp học trong cả nước. Vì thế, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng trong phát triển giáo dục tiểu học nói chung, xây dựng đội ngũ GVTH nói riêng. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu chuẩn hóa, đội ngũ GVTH của quận cũng còn có những bất cập, cần phải tiếp tục được phát triển một cách vững chắc. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay để nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất lượng. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 6 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 5.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây : - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp điều tra; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; 6.3. Phương pháp thống kê toán học Để xử lý số liệu thu được thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS. 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Phân tích và làm sáng rõ cơ sở lý luận của các giải pháp phát triển đội ngũ GV tiểu học nói chung và quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Chỉ ra được thực trạng của đội ngũ GV tiểu học quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 7 Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ GV tiểu học quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Giúp GV thấy rõ được trách nhiệm của mình trong công tác phát triển đội ngũ GV. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo thì cấu trúc luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay. - Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. - Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải phát triển đội ngũ GV. Do tầm quan trọng của đội ngũ GV như vậy nên đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về GV và phát triển đội ngũ GV. Ngay từ thời cổ đại, khi đánh giá về vai trò của người GV, nhà triết học Platon đã từng nói: Nếu anh là một người thợ giày tồi thì thiên hạ không đáng lo ngại lắm, cùng lắm người ta phải xỏ những đôi giày kém đi chút ít. Nhưng nếu anh là một người GV tồi thì trên thế gian này sẽ xuất hiện cả một thế hệ dốt nát và vô đạo đức. phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, các nhà Xã hội học, đặc biệt là Giáo dục học đã có nhiều công lao to lớn trong việc nghiên cứu, hoàn chỉnh hệ thống lý luận về công tác quản lý xã hội nói chung trong đó có hệ thống lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ GV. Phát triển đội ngũ GV là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của công tác QLGD. Trong hàng chục năm qua, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã quan tâm đến việc tìm ra các giải pháp phát triển đội ngũ GV, từ đó họ đã đề xuất được nhiều giải pháp có hiệu quả và khả thi. Các nhà nghiên cứu quảngiáo dục Xô Viết ( trước đây) cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động của đội ngũ GV” [25]. V.A Xukhômlinxki đã từng khẳng định: “Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để xây dựng và phát triển đội ngũ GV là phải bồi 9 dưỡng đội ngũ GV, phát huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm, phải biết lựa chọn GV bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những GV tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau” [45]. Trong bồi dưỡng GV, V.A Xukhômlinxki yêu cầu phải bồi dưỡng cả về chuyên môn nghiệp vụ, lẫn phẩm chất đạo đức cho đội ngũ này. Còn về con đường bồi dưỡng, V.A Xukhômlinxki rất chú ý đến tổ chức hội thảo chuyên môn, qua đó GV có điều kiện trao đổi những kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ của mình. Ngoài ra, V.A Xukhômlinxki còn nhấn mạnh đến biện pháp dự giờ, phân tích bài giảng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn… Trong cuốn “Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường” V.A Xukhômlinxki đã nêu rất cụ thể cách tiến hành dự giờ và phân tích bài giảng giúp cho thực hiện tốt và có hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Do đó yêu cầu về đào tạo, cơ cấu lại đội ngũ GV để thích ứng với sự thay đổi trở thành áp lực thường xuyên. Khi bàn về phát triển GV, V.A Xukhômlinxki thường đặc biệt quan tâm đến phát triển đội ngũ GV tiểu học. Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi vì đây là cấp học, ông đã dành trọn cuộc đời mình cho nó. Từ một ông giáo trường làng (dạy tiểu học), V.A Xukhômlinxki đã trở thành ViệnViện Hàn lâm khoa học giáo dục Liên xô (cũ). Tác giả Xvecxlerơ, khi đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ GV trong các nhà trường tiểu học cũng đã nhấn mạnh đến yêu cầu thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo GV trong các trường sư phạm. 1.1.2. Các nghiên cứu Việt Nam Phát triển đội ngũ GV tiểu học cũng là một vấn đề được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm trong nhiều năm qua. 10 . viên tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. - Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận,. Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 5.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan