Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

99 1.3K 16
Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TỪ THỊ THÙY LINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TỪ THỊ THÙY LINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH NGHỆ AN - Năm 2012 3 MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã có những bước phát triển mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc mở rộng quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người và chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực với tư cách là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về GD&ĐT Trong đó phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một yêu cầu cấp bách của việc tiếp tục triển khai, điều chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi Giáo dục mầm non đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào các bậc học phổ thông Do đó, phát triển giáo dục mầm non một cách vững chắc là nền tảng cho sự phát triển nguồn lực con người, phục vụ cho phát triển giáo dục phổ thông Giáo dục mầm non hiện nay được Nhà nước và xã hội quan tâm đặc biệt Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015” có nêu nhiệm vụ “xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non” 4 Trường mầm non khác với các nhà trường phổ thông ở chỗ: trường mầm non phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non rất nặng nề Trong đó vai trò của người hiệu trưởng là hết sức quan trọng đối với việc phát triển nhà trường Là người chịu toàn bộ các hoạt động trong nhà trường Thực tế cho thấy hiệu trưởng trường mầm non đều được đề bạt từ giáo viên Nghiệp vụ sư phạm về chuyên môn thì được rèn luyện trong môi trường sư phạm, còn công việc của một nhà quản lý thì hầu như chưa được huấn luyện một cách bài bản, hệ thống Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh các trường mầm non được đầu tư về chất lượng chăm sóc-giáo dục và cơ sở vật chất, nhiều trường mầm non được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống trường lớp, sân chơi phù hợp với điều kiện vui chơi, học tập của trẻ trên địa bàn thành phố Hiện thành phố có 41 trường mầm non với đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn Đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm chủ yếu từ phong trào thực tiễn nhưng còn mất cân đối về cơ cấu, chất lượng quản lý chưa đáp ứng yêu cầu Điều này bắt nguồn từ đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh hầu hết ở độ tuổi cao trên 40 tuổi, xuất phát điểm còn thấp chủ yếu là được đào tạo từ sơ cấp, nên khó đổi mơi về tư duy và phương thức quản lý Các khâu tạo nguồn, quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ sử dụng, đối với cán bộ quản lý các trường mầm non chưa được nghiên cứu và phát triển một cách khoa học với tầm nhìn dài hạn Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” 5 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non nhằm đảm bảo số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 3.3 Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu đội ngũ CBQL gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của 27 trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi thì có thể phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới 5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài 6 5.2 Nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 5.3 Đề xuất và khảo nghiệm một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu; phân loại- hệ thống hóa và cụ thể hóa các tài liệu lý luận có liên quan 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 6.3 Phương pháp thống kê toán học 7 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 7.1 Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non 7.2 Về thực tiễn: Đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An hiện nay và những năm sắp tới 7 8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”, cán bộ cách mạng phải là người “vừa hồng, vừa chuyên”, đó chính là mối quan hệ giữa tài và đức trong nhân cách người cán bộ quản lý, trong đó đức là gốc, còn tài có được phần lớn là do quá trình công tác, rèn luyện mà nên Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng là vấn đề luôn được sự thu hút, quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học và các nhà quản lý Vấn đề quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là vấn đề có ý nghĩa trong việc "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài", đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục của các tác giả như: "Những vấn đề về quản lý trường học" (P.V Zimin, M.I Kônđakốp), "Quản lý vấn đề quốc dân trên địa bàn huyện", (M.I Kônđakốp) Nhà giáo dục học Xô-viết V.A Xukhomlinxki khi tổng kết những kinh nghiệm quản lý chuyên môn trong vai trò là Hiệu trưởng nhà trường cho rằng "Kết quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn các hoạt động dạy học" Cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấn mạnh đến sự 9 phân công, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất quản lý giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đề ra Ở Việt Nam, từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước cho đến nay đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục có giá trị đó là: "Giáo trình khoa học quản lý" của tác giả Phạm Trọng Mạnh (NXB ĐHQG Hà Nội năm 2011); "Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (NXB thống kê Hà Nội 1999); "Tâm lý xã hội trong quản lý" của Ngô Công Hoàn (NXB ĐHQG Hà Nội năm 2002); "Tập bài giảng lý luận đại cương về quản lý" của tác giả Nguyễn Quốc Chí và tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Hà Nội 1998) Bên cạnh đó còn một số bài viết đề cập đến quản lý giáo dục như: "Vấn đề kinh tế thị trường, quản lý nhà nước và quyền tự chủ các trường học" của tác giả Trần Thị Bích Liễu - Viện KHGD đăng trên tạp chí giáo dục số 43 tháng 11 năm 2002 Đối với cấp độ luận văn thạc sỹ, trong những năm gần đây cũng đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về công tác xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục chủ yếu là ở các cấp học như tiểu học, trung học phổ thông Tuy nhiên, công trình nghiên cứu việc phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non còn khá ít ỏi Có thể kể đến: Nguyễn Thị Thường: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2010 Hà Thị Hoa: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa” Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2011 10 Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non, để đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài: 1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục 1.2.1.1 Quản lý Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý: - Quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp nỗ lực hoạt động của cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào nỗ lực của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức Các Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” Theo quan điểm này thì trong quá trình lao động con người phải có sự phân công, hợp tác với nhau, sự tổ chức phân công lao động đó chính là một chức năng quản lý, như vậy quản lý là một chức năng xã hội, xuất hiện và phát triển cùng với xã hội - Theo Bách khoa toàn thư (Liên Xô cũ): “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau, nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động Quản lý bao gồm những công việc ... trạng phát triển đội ngũ cán quản lý trường mầm non địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 5.3 Đề xuất khảo nghiệm số giải pháp phát triển đội ngũ cán quản lý trường mầm non địa bàn thành phố Vinh,. .. sở lý luận đề tài Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán quản lý trường mầm non địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán quản lý trường mầm. .. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TỪ THỊ THÙY LINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan