Tìm hiểu e learning và xây dựng website hỗ trợ ôn thi đại học

58 728 4
Tìm hiểu e   learning và xây dựng website hỗ trợ ôn thi đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Vinh 5/2009 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: TÌM HIỂU E-LEARNING & XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ ÔN THI ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THU HIỀN Giáo viên hướng dẫn: THS. NGUYỄN THỊ MINH TÂM LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Vinh, ban chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong những năm học tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm đã tận tình quan tâm, giúp đỡ hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Con xin cảm ơn cha mẹ, gia đình đã tạo mọi điều kiện về vật chất tinh thần, động viên, khích lệ hỗ trợ con trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn các anh chị bạn bè đã có những nhận xét, ý kiến đóng góp, động viên quan tâm giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình làm khóa luận. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi khả năng cho phép nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự thông cảm tận tình chỉ bảo của Thầy Cô các bạn. Vinh, ngày tháng năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thu Hiền 2 GIỚI THIỆU Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình cá nhân. Hơn nữa, công nghệ thông tin ngày một phát triển có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống con người. Giáo dục đào tạo cũng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin. Có rất nhiều khóa học đã mở đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của mọi người, song với mô hình đào tạo truyền thống không phải tất cả mọi người đều có thể tham gia. E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Trong những năm qua, công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã có những bước tiến vượt bậc, hỗ trợ đổi mới nội dung phương pháp dạy học. Bộ giáo dục nước ta đã từng bước đưa tin học phổ cập đến từng bậc học từ tiểu học, trung học cơ sở, đến trung học phổ thông. Chứng tỏ tầm quan trọng của tin học trong giáo dục đào tạo. Một ứng dụng của tin học trong giáo dục đó chính là E- learning. E-learning là một thuật ngữ thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người hiện nay. E-Learning đáp ứng được những tiêu chí giáo dục mới: học mọi nơi, học mọi lúc, học theo sở thích, học suốt đời. Có thể xem E- Learning như một phương thức dạy học mới, bổ sung hỗ trợ cho các phương thức đào tạo truyền thống, tạo ra thêm cơ hội được học cho đông đảo tầng lớp xã hội đặc biệt góp phần hiện đại hóa nâng cao chất lượng giảng dạy. Hệ thống đào tạo trực tuyến đang phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới, khái niệm E-Learning đã quen thuộc từ khá lâu, còn ở Việt Nam, khái niệm này cũng đang được phổ cập mạnh 3 mẽ trong thời gian qua trở thành vấn đề hết sức cần thiết với giáo dục hiện nay. Trước thực trạng đó em đã chọn đề tài “ Tìm hiểu E-learning xây dựng website hỗ trợ ôn thi đại học ” góp phần đưa hình thức đào tạo trực tuyến đến gần với học sinh cấp III hơn, giúp các em ôn thi đạt hiệu quả cao nhất. 4 Tóm tắt nội dung khóa luận Chương 1: Tìm hiểu hệ thống E-Learning Giới thiệu chung về hệ thống E-Learning, đặc điểm của E-Leaning, Các kiểu trao đổi thông tin, Mô hình chức năng của hệ thống đào tạo trực tuyến. Chuẩn hóa khi xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến…. Chương 2: Tìm hiểu công cụ xây dựng hệ thống Tìm hiểu về các công nghệ xây dựng triển khai hệ thống E-Learning như: Công nghệ .NET, ASP.net, ngôn ngữ C#. Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống Chương 4: Cài đặt giao diện Giới thiệu các giao diện thu được trong quá trình xây dựng ứng dụng. Mục Lục 5 Lời cảm ơn…………………………………………………………… … ……1 Giới thiệu đề tài………………………………………………………… …… 2 Tóm tắt nội dung……………………………………………………… … ……3 Mục lục………………………………………………………………… … … 4 Chương 1 Tìm hiểu hệ thống e-Learning…………………………… … … 5 1. Tổng quan về hệ thống E-Learning ……………………………… … .5 1.1 E-learning là gì? . . .5 1.2 Một số hình thức E-Learning………………………… ……… .6 1.3 Ưu điểm của E-Learning………………………………… .… . .6 1.4 Các kiểu trao đổi thông tin trong E- learning………………… .7 2. Mô hình chức năng của hệ thống đào tạo trực tuyến……… .……… 9 3. Chuẩn hóa khi xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến……………… .14 3.1 Định nghĩa chuẩn E-Learning…………………………… …… 14 3.2 Tại sao phải dùng chuẩn trong E-Learning? …………… …… .14 3.3 Các chuẩn trong hệ thống E-Learning ………………… ……….15 2.1. Công nghệ .Net …………………………………………………………20 2.1.1. Giới thiệu về .Net …………………………………………… .…20 2.1.2. Kiến trúc .NET Framework ………………………………… .….21 2.13 Tìm hiểu về ASP.NET……………………………………… ….22 2.1.4 Ngôn ngữ C# .23 6 Chương 1: Tìm hiểu hệ thống E-learning 1.Tổng quan về hệ thống E-learning 1.1 E- Leaning là gì? E-learning đang phát triển nhanh chóng trên thế giới cũng bắt đầu phát triển tại Việt nam. E-learning thay đổi cách thức dạy học, nội dung tài liệu, cách quản lý đào tạo, đa dạng hóa dễ dàng mở rộng số lượng đào tạo. Với E-learning, đội ngũ tham gia đào tạo cũng thay đổi, xuất hiện một số đối tượng mới tham gia vào quá trình đào tạo như: bộ phận thiết kế nội dung, lập trình viên, người quản trị vận hành hệ thống . không những thế Elearning còn có thế làm thay đổi cả hệ thống bằng cấp đào tạo của mỗi quốc gia làm cho quá trình đào tạo được hội nhập quốc tế hóa nhanh chóng. Trên thế giới có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về E-Learning, dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa E-Learning đặc trưng nhất:  E-Learning là sử dụng các công nghệ Web Internet trong học tập (William Horton).  E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin truyền thông (Compare Infobase Inc).  E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center). 7  Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (Sun Microsystems, Inc).  Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, sự kiện đào tạo học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD- ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân . (E-learningsite). Đặc điểm chung của E-Learning: Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung e-Learning đều có những điểm chung sau :  Dựa trên công nghệ thông tin truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…  Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do E- Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng sở thích của từng người.  E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời. 1.2 Một số hình thức E-Learning. Có một số hình thức đào tạo bằng E-learning ,cụ thể như sau : − Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT- Technology -Based Training ). − Đào tạo dựa trên máy tính (CBT -Computer- Based Training). − Đào tạo dưạ trên Web (WBT – Web-Based Training). − Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training). − Đào tạo từ xa (Distance Learning). 1.3 Ưu điểm của E-Learning. 8  E-Learning đem đến một môi trường đào tạo năng động hơn với chi phí thấp hơn.  E-Learning uyển chuyển, nhanh thuân lợi.  E-Learing tiết kiệm thời gian, tài nguyên mang lại kết quả tin cậy !  E-Learning mang lại kiến thức cho bất kỳ ai cần đến. Những lợi ích then chốt của E-Learning là: • Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức theo yêu cầu. Học viên có thể truy cập các khóa học từ bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà ,tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. Đào tạo bất cứ lúc nào bất cứ ai cũng có thể trở thành học viên. • Tính linh động: Học viên có thể lựa chọn cách học khoá học sao cho phù hợp với mình. Có thể học khoá học có sự hướng dẫn của giáo viên trực tuyến hoặc học các khoá học tự tương tác (Interactive self –pace course) có sự trợ giúp của thư viện trực tuyến. • Tiết kiệm chi phí: Học viên không cần tốn nhiều thời gian chi phí cho việc đi lại. Bất cứ lúc nào muốn học đều có thể học được mà không mất thời gian phải lên lớp cả ngày mà chi cần ngồi ở nhà hay trên xe Bus cũng được. Học viên chỉ tốn chi phí cho việc đăng ký khoá học cho Internet. • Tối ưu: Bạn có thể tự đánh giá khả năng của mình hoặc một nhóm để lập ra mô hình đào tạo sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình. • Đánh giá: E-Learning cho phép các học viên tham gia các khoá học có thể theo dõi quá trình kết quả học tập của mình. Ngoài ra qua những bài kiểm tra giáo viên quản lý cũng dễ dàng đánh giá mức độ tiến triển trong quá trình học của các học viên trong khoá học. • Sự đa dạng: Hàng trăm khóa học chuyên sâu về kỹ năng thương mại, công nghệ thông tin . sẵn sàng phục vụ cho việc học. 1.4 Các kiểu trao đổi thông tin trong E- learning. 9 Có thể chia ra thành 4 kiểu trao đổi thông tin trong E- Learning như sau: Một- Một, Một – Nhiều, Nhiều- Một, Nhiều- Nhiều. • Một- Một Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa:  Người học với Ngườihọc.  Người học với Giáo viên.  Giáo viên với Người học. Một số ví dụ: - Chat: giữa hai người với nhau. - E- mal: Gửi tới người học khác hoặc giáo viên. - Chia sẻ màn hình: Chia sẻ ứng dụng MS Word trao đổi dựa trên một văn bản Word. • Một - Nhiều Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa :  Giáo viên với các học viên  Học viên với các học viên khác Một số ví dụ:  Chat: giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên thông qua chat  Video Conference (Hội thảo dựa trên video): giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên dựa trên các phần mềm hỗ trợ video conference  Chia sẻ màn hình (Screen Sharing): sử dụng mạng giúp học viên học tập bằng cách xem các slides PowerPoint hoặc các trang web được trình chiếu trực tiếp  Diễn đàn: giáo viên đưa câu hỏi lên diễn đàn yêu cầu các học viên trả lời 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan