Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học phần hóa phi kim hóa học 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh luận văn thạc sỹ hóa học

133 870 2
Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học phần hóa phi kim hóa học 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh luận văn thạc sỹ hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

bộ giáo dục đào tạo trờng đại học vinh ------ ------ Th Thu Huyn Thiết kế sử dụng bộ câu hỏi định hớng bài học trong dạy học phần hóa phi kim hóa ọc 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh Chuyên ngành: Lí luận phơng pháp dạy học bộ môn Hóa học mã số : 60.14.10 luận văn thạc sĩ giáo dục học Ngời hớng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Xuân Trờng vinh - 2011 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè các anh chị em đồng nghiệp, các em học sinh những người thân trong gia đình. Không biết nói gì hơn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Cô giáo: PGS. TS. Nguyễn Thị Sửu đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn khoa học tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu hoàn thành luận văn này. - Các thầy cô giáo tổ Phương pháp giảng dạy khoa Hoá đã đọc đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. - Ban giám hiệu giáo viên trường THPT Lê Lợi, trường THPT Lê Văn Linh, trường THPT Lê Hoàn, Thọ Xuân, trường THPT Triệu Sơn 1, Triệu Sơn, trường THPT Lê Văn Hưu, Thiệu Hóa đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm phạm. - Các anh chị đồng nghiệp, các bạn học viên cao học K15, K16, trường Đại Học Vinh, các em học sinh trường THPT Lê Lợi, trường THPT Lê Văn Linh, trường THPT Lê Hoàn, Thọ Xuân, trường THPT Triệu Sơn 1, Triệu Sơn, trường THPT Lê Văn Hưu, Thiệu Hóa - Tôi cũng xin cảm ơn tới những người thân trong gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập thực hiện luận văn này. Vinh, tháng 12 năm 2011 ĐỖ THỊ THU HUYỀN 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của đất nước ta, sự nghiệp giáo dục không ngừng đổi mới như định hướng đã được pháp chế hóa trong Luật giáo dục điều 24.2: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục yêu cầu của học sinh, trong quá trình dạy học mỗi người giáo viên phải biết chắt lọc kiến thức, thiết kế làm sao để các bài dạy trở nên hiệu quả hơn, thực tế hơn nhằm giúp học sinh hiểu bài học một cách sâu sắc hơn. Muốn vậy GV phải thiết kế bài học sao cho việc trình bày, tập hợp kiến thức kích thích được tính tích cực, nâng cao được hứng thú học tập của học sinh. Chìa khóa của vấn đề là giáo viên phải biêt đặt câu hỏi kích thích tư duy sắp xếp một cách logic, gây được hứng thú học tập làm cho học sinh thật sự bị cuốn vào việc trả lời cho các câu hỏi của bài học. Khi học sinh nhận thức đựợc mối liên hệ giữa môn học với cuộc sống xung quanh của bản thân mình thì cũng là lúc học sinh nhận thức được việc học tập của mình trở nên ý nghĩa khi học môn học đó. Bộ câu hỏi định hướng bài học theo chương trình dạy học Intel là một trong những bộ câu hỏi có nhiều ưu điểm, bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học câu hỏi nội dung. Bộ câu hỏi này định hướng được việc tiếp thu bài học hiệu quả hơn hướng dẫn việc tiếp thu bài học hiệu quả hơn đồng thời phát triển được tư duy của học sinh nhằm giúp các em trở thành những người lao động có động cơ tự định hướng được hoạt động của mình trong tương lai. Đặt câu hỏi cho học sinh trong một giờ lên lớp là công việc rất quen thuộc đối với giáo viên nhưng nó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo mới đem lại hiệu quả. Đồng thời cách đặt câu hỏi làm sao để khuyến khích được học sinh tham gia tính tích cực, chủ động vào hoạt động học tập là công việc không dễ dàng chút nào. Trên thực tế rất nhiều giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi cho một bài học còn mang tính cảm tính, 3 tuỳ tiện, không có sự chuẩn bị trước, nhiều bài dạy không có những câu hỏi định hướng. Chính vì thế mà các hoạt động trong một giờ học không gắn kết được với nhau làm cho việc hiểu bài của học sinh bị hạn chế. Thiếu những câu hỏi định hướng bài học sẽ rơi vào việc trình bày hời hợt, nông cạn ngoài chủ đích. Để thiết kế được bộ câu hỏi định hướng giáo viên cần phải có những kiến thức nhất định về việc thiết kế sử dụng câu hỏi dạy học nói chung bộ câu hỏi định hướng bài học nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng bài học là một việc rất khả thi có thể đạt được hiệu quả cao. Từ các lí do đó tôi đã chọn đề tài: “ Thiết kế sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học phần hoá phi kim Hoá học 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn xây dựng tư liệu dạy học cho bản thân góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở các trường phổ thông hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học hoá học phần phi kim lớp 11 THPT nâng cao nhằm phát huy tính tích cực nhận thức học tập của học sinh góp phần đổi mới PPDH hoá học phổ thông. 3. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu cơ sở lí luận thực tiễn có liên quan đến đề tài như: tích cực học tập, thiết kế sử dụng câu hỏi trong dạy học, bộ câu hỏi định hướng dạy học theo dạy học Intel. Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các loại câu hỏi ở trường THPT. Tổng kết kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trong dạy học hóa học - Nghiên cứu chương trình phần hóa phi kim lớp 11 nâng cao vận dụng thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học cho các bài học phần hóa phi kim lớp 11 nâng cao THPT - Đề xuất các phương pháp sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh 4 - Thiết kế một số giáo án bài họcsử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học của chương nhóm Nitơ- Phốt pho chương Cac bon- Silic Hóa học 11( chương trình nâng cao). - Thực nghiệm phạm nhằm kiểm chứng tính phù hợp, khả thi của các đề xuất hiệu quả của bộ câu hỏi định hướng đã được thiết kế. 4. Đối tượng khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm Nitơ- Phốt pho chương Cac bon- Silic Hóa học 11( chương trình nâng cao). - Khách thể nghiên cứu: Qúa trình dạy học môn hóa học lớp 11 trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu Thiết kế sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học phần phi kim hoá học lớp 11 nâng cao THPT. - Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT tại Thọ xuân, Triệu Sơn, Thiệu hóa (Thanh Hóa) - Thời gian nghiên cứu: Tháng 8/2010 – 9/2011. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được bộ câu hỏi định hướng bài học cụ thể, rõ ràng, logic, kích thích được tư duy của học sinh sử dụng chúng một cách hợp lí trong dạy học sẽ tạo được hứng thú học tập phát huy được tính tích cực nhận thức cho học sinh đồng thời nâng cao được chất lượng dạy học hoá học ở trường phổ thông. 7. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: a) Phương pháp nghiên cứu lí luận: • Phân tích tổng hợp các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài. b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn • Quan sát giờ học hoá học phổ thông 5 • Trò chuyện, phỏng vấn các chuyên gia, các giáo viên nhiều kinh nghiệm, các học sinh • Điều tra bằng phiếu câu hỏi • Thực nghiệm phạm c) Phương pháp xử lí thông tin • Sử dụng toán thống để xử lí số liệu thực nghiệm phạm 8. Đóng góp mới của đề tài - Tổng quan làm rõ cơ sở lí luận về thiết kế sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học hoá học phổ thông. - Đề xuất quy trình xây dựng phương pháp sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học phần hóa phi kim- Hóa học 11 nâng cao THPT. - Vận dụng thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học để thiết kế giáo án bài dạy phần hoá phi kim lớp 11 THPT. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học phát triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước yêu cầu đổi mới của thời đại, đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học để giải quyết vấn đề cấp bách được đặt ra. Từ thực tiễn giảng dạy, dự giờ trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy hiện nay 6 giáo viên đã đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở các khâu thiết kế kế hoạch bài dạy tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh trong giờ học. Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đặt câu hỏi hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng bởi tính đơn giản, hiệu quả khả thi của nó. Điều cơ bản là GV cần chuẩn bị cho mình bộ câu hỏi định hướng cho bài học để điều khiển hoạt động học tập của HS theo chuẩn kiến thức năng đã xác định. Nghiên cứu sử dụng câu hỏi trong dạy học đã có một số tác giả nghiên cứu nhưng còn mang tính đề xuất dùng câu hỏi cho kiểm tra: - TS. Nguyễn Đình Chỉnh( 1995), Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp, kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh, NXB Hà Nội. - TS. Lê Phước Lộc( 2005), Câu hỏi việc sử dụng trong dạy học, Tạp chí nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. - TS. Trịnh Thị Hải Yến - Nguyễn Phương Hồng (2003), Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí giáo dục số 54. Đồng thời có một số luận văn thạc sĩ cũng có nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi nhưng được coi như một dạng bài tập dùng để kiểm tra đánh giá học sinh như các luận văn: - Lê Anh Quân( 2005), Lựa chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập về phản ứng oxi hoá khử( Ban KHTN), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. - Ngô Đức Thức(2002), Phát triển tư duy cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi bài tập hoá học các nguyên tố phi kim ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Huế. - Vũ Hồng Nhung( 2006), Phát triển năng lực nhận thức tư duy của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi bài tập hoá học, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Huế. - Đỗ Thị Thuý Hằng(2001), Sử dụng câu hỏi bài tập hoá hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. 7 - Nguyễn Thị Phương (2010), Thiết kế sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học phần hóa phi kim hóa học lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Vinh. Hiện nay chương trình dạy học Intel teach to the future của Debbie Candau, Jennifer Dorherty, John Judge, Judi Yost, Paige Kuni( Viện công nghệ máy tính), Robert Hannafin (Đại học cộng đồng) đã được tập huấn triển khai ở một số trường THPT ở Việt Nam. Chương trình này có những mặt tích cực giúp GV đổi mới PPDH của mình. Tuy nhiên việc vận dụng còn gặp nhiều khó khăn. Một trong số những nội dung của chương trình dạy học Intel đã đề cập đến bộ câu hỏi định hướng bài học. Nó giống như những câu hỏi dạy học mà các GV thường sử dụng nhưng có tính logic, tính định hướng, tính khái quát cao hơn nhằm phát triển tư duy cho HS. Bên cạnh đó bộ câu hỏi này cũng có những câu hỏi mở tạo điều kiện cho mọi HS tham gia tích cực vào quá trình dạy học. Theo ý kiến chúng tôi, nghiên cứu để sử dụng tốt bộ câu hỏi định hướng bài học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. Việc nghiên cứu thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong dạy học hoá học chưa nhiều. Vì vậy đâyhướng cần quan tâm nhằm khai thác, phát huy tính tích cực của phương pháp đàm thoại, giúp GV có sự định hướng đúng trọng tâm bài dạy chuẩn bị chu đáo cho bài học phát triển kĩ năng đặt câu hỏi cho các GV trẻ hiện nay. 1.2. Tính tích cực học tập của học sinh [46] 1.2.1. Khái niệm Xã hội loài người hình thành phát triển ngày càng cao cho đến ngày nay là nhờ tính tích cực của con người. Tính tích cực của con người biểu hiện ở chỗ con người đã chủ động sản xuất ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại phát triển của xã hội; chủ động cải biến môi trường tự nhiên bắt chúng phục vụ mình; chủ động cải biến môi trường xã hội để xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp 8 hơn. Trong hoạt động học tập tích cựctính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức chính là một hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng cho khát khao học tập, cố gắng trí tuệ, nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Vì vậy, tính tích cực học tập chính là tính tích cực nhận thức. Thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động chủ động thì tính tích cực của con người mới được biểu hiện. Với HS, tính tích cực biểu hiện trong các hoạt động học tập, lao động, thể thao, vui chơi, giải trí, hoạt động xã hội, trong đó hoạt động học tập là hoạt động đóng vai trò chủ đạo. Như vậy, tính tích cực học tập là một hiện tượng phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập. Trong học tập, HS phải “ khám phá” ra những hiểu biết mới đối với bản thân dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV. Đến một trình độ nhất định thì sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học người học cũng có thể khám phá ra những tri thức mới cho khoa học. Ta thấy học tập là hoạt động tổng hợp của sự nhận thức được thực hiện dưới sự chỉ đạo của GV. 1.2.2. Nét đặc thù của tính tích cực học tập Tính tích cực học tập của HS được thể hiện theo nhiều quan điểm khác nhau: • Dưới góc độ Triết học, tính tích cực nhận thức thể hiện ở thái độ cải tạo của chủ thể đối với đối tượng nhận thức. Tài liệu học tập được phản ánh vào não của người học, được chế biến hoà vào vốn khái niệm đã có người học sẽ vận dụng linh hoạt sáng tạo vào các tình huống khác nhau nhằm cải tạo hiện thực cải tạo bản thân. • Dưới góc độ Tâm lí học các tác giả cho rằng, hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy động các chức năng nhận thức, tình cảm, ý chí. Bởi người học tồn tại với tư cách là một cá nhân với toàn bộ cấu trúc nhân cách của nó. Trong các chức năng trên, chức năng nhận thức đóng vai trò là chủ yếu, các chức năng khác đóng vai trò hỗ trợ. Các yếu tố của chúng kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động thúc đẩy nhau tạo nên mô hình tâm lí của hoạt động. Từ đó mà tạo ra nét đặc thù cho tính tích cực học tập: 9 Tính tích cực trong hoạt động học tập liên quan trước hết đến động cơ học tập. Động cơ đúng sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Tính tích cực tạo ra nếp tư duy độc lập, tư duy độc lập là mầm sống của sự sáng tạo. Mối quan hệ đó được đặt trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ giữa tính tích cực động cơ hứng thú học tập 1.2.3 Các dấu hiệu của tính tích cực học tập: Theo G.I.SuKina tích cực học tập của HS được biểu hiện ở những hoạt động trí tuệ thông qua các dấu hiệu sau: • HS khao khát, tình nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của các bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề được nêu ra. • HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi sự giải thích cặn kẽ những vấn đề GV chưa trình bày đầy đủ. • HS chủ động vận dung linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới. • HS muốn được chia sẻ với mọi người thông tin từ các nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học. • Tập trung chú ý vào các vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản chí trước những tình huống khó khăn. 10 Động cơ Hứng thú Tự giác Sáng tạo Tích cực Độc lập

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan