Thế giới nghệ thuật truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

135 1.2K 8
Thế giới nghệ thuật truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 bộ giáo dục và đào tạo Trờng Đại học Vinh ---------------- KIềU THị KIM PHƯợNG THế GIớI NGHệ THUậT TRUYệN NGắN NGUYễN MINH CHâu sau 1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34 luận văn Thạc sĩ ngữ văn Vinh -2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX. Là một cây bút trẻ, sung sức, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và phát triển trong thời kỳ đổi mới. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông được chia thành hai giai đoạn trước và sau 1975. Ở giai đoạn sáng tác nào cũng thể hiện ông là cây bút đầy tài năng, tâm huyết, luôn trăn trở trong lao động và sáng tạo nghệ thuật. Những tác phẩm của ông là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của một quá trình liên tục đổi mới thể hiện khả năng tự vượt mình để hướng tới sự sâu sắc và hoàn thiện. 1.2. Sau chiến tranh, đất nước bước vào thời kỳ mới. Nền văn học nước nhà lại đứng trước muôn vàn những khó khăn và thách thức của thời kỳ hậu chiến. Đời sống mới đòi hỏi phải có một nền văn học mới, đó là một nền văn học vì cuộc sống con người. Nền văn học sử thi trước 1975 đến giai đoạn này bắt đầu bộc lộ những điểm yếu, không đủ sức chuyển tải những vấn đề bức xúc sau chiến tranh. Nhận thấy được điều đó, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm tự tìm hướng đi mới, tự đổi mới chính mình trên trang viết để tìm lại cội nguồn đích thực cho một nền văn học vì con người. 1.3. So với các nhà văn trong bước đầu đổi mới, Nguyễn Minh Châu là người đi tiên phong không phải bằng những tuyên ngôn ồn ào mà bằng những tác phẩm có giá trị, đặt ra nhiều vấn đề cốt tử cho sự phát triển văn học. Giai đoạn trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trong nền văn xuôi chống Mỹ. Nhưng sự nghiệp sáng tác của ông nếu nói là đạt được những thành công lớn trên bước đường nghệ thuật, thì phải kể đến những sáng tác sau 1975. Đó là những bước tiến về tư duy nghệ thuật, giúp ông trở thành một cây bút tiên phong mở đường “tinh anh và tài năng” cho một thời đại văn học mới. Chính vì vậy, các sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu luôn đòi hỏi những nhà nghiên cứu không ngừng khám phá, vừa để khẳng định vị thế của nhà văn trên văn đàn, vừa để góp phần 2 khẳng định những thành tựu mà văn học Việt Nam đã đạt được trong quá trình chuyển mình và đổi mới. 1.4. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nói chung, truyện ngắn sau 1975 nói riêng đã được đưa vào chương trình môn văn từ bậc phổ thông đến bậc đại học. Vì vậy, tìm hiểu đề tài “Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975” sẽ góp phần thiết thực cho việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thêm sâu sắc và có chất lượng hơn. 2. Lịch sử vấn đề “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng, . chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tạo nghệ thuật. Mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới. Sự hiện diện của thế giới nghệ thuật không cho phép đánh giá và lí giải tác phẩm văn học theo lối đối chiều giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với các sự thực đời sống riêng lẻ, mà phải đánh giá trong chỉnh thể tác phẩm”[28, tr.302]. Tiến hành nghiên cứu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 chính là khám phá sự thống nhất, toàn vẹn mà các truyện ngắn sau 1975 của ông đã tạo ra. Qua đó chúng ta nhận ra sự xuyên suốt của một cái nhìn về con người và cuộc sống cũng như những phương diện chính yếu về tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Từ sau 1975, văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng đã có sự chuyển biến về mọi mặt. Trong tiến trình vận động ấy, nhiều nhà văn đã khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trên văn đàn. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn như thế. Tác phẩm của ông ngay từ khi xuất hiện đã được công chúng hào hứng đón nhận. Đã có rất nhiều công trình khoa học, những bài viết đăng trên các báo, tạp chí và các cuộc hội thảo về Nguyễn Minh Châutruyện ngắn sau 1975 của ông. Trước số lượng lớn các bài viết đề cập đến con người, nghiệp viết, những kỷ niệm, hồi ức những ngày ông còn sống, những nỗi niềm tiếc thương, những cuộc trò chuyện trực tiếp của học giả với 3 nhà văn, . chúng tôi chỉ nhắc đến những bài nghiên cứu theo hai xu hướng: Các bài viết, công trình khoa học, cuộc hội thảo đề cập đến những đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Và các bài nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật truyện ngắn sau 1975 của ông. Xu hướng thứ nhất: Các bài viết, bài nghiên cứu, cuộc hội thảo đề cập đến những đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. Sau khi tiểu luận Viết về chiến tranh được đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 11 – 1978, với sự đổi mới tư duy nghệ thuật được thể hiện qua các sáng tác từ Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra, dư luận bạn đọc đã có những ý kiến khác nhau mà “cuộc trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” do tuần báo Văn nghệ tổ chức vào tháng 6 – 1985 đã thể hiện tương đối đầy đủ. Điều nổi lên ở cuộc hội thảo này là sự khác nhau giữa hai luồng ý kiến: Thứ nhất, là các ý kiến đánh giá cao sự tìm tòi, đổi mới của Nguyễn Minh Châu. Nhà văn Lê Lựu khẳng định: Nguyễn Minh Châu “nhìn đâu cũng ra truyện ngắn”. Chỉ với “những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong đời sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý” (Tô Hoài). Ông là nhà văn mà “cái đa giọng điệu, đa thanh của cuộc đời đã đi vào tác phẩm”, và do nhận thức “cái quyết định không phải là đề tài” nên “Nguyễn Minh Châu dần dần tạo ra thế giới nghệ thuật cho riêng mình” (Phong Lê). Với “đối tượng mới” làm “văn phong Nguyễn Minh Châu như “hoạt” hẳn lên” nhà văn “tỏ rõ thêm một khía cạnh trong tài năng của mình”. Một sự “thật hết mình trong lao động nghệ thuật” (Lê Thành Nghị). Những ý kiến trên đây tương đối tập trung tiêu biểu cho thái độ và cách đánh giá khác nhau buổi đầu với sự tìm tòi đổi mới Nguyễn Minh Châu. Thứ hai, là một số ý kiến tỏ ra nghi ngại, dè dặt về hướng tìm tòi đổi mới của ông. Bùi Hiển cho rằng, sự tìm tòi của ông đã được đẩy “theo một hướng có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã là sâu sắc hơn”. Vì thế, trong tác phẩm “cái niềm tin ấy phần nào như bị hẫng hụt, đồng thời hình tượng quả có 4 kém đi vẻ chân thực sinh động và sức mạnh thuyết phục”. Hoặc “do có điều gì bối rối trước hiện thực xã hội diễn biến phức tạp” nên “người đọc rất khó nắm bắt chủ đề của thiên truyện” (Xuân Thiều). “Một số nhân vật được xây dưng có tính chất khiên cưỡng”, “độc đáo nhưng hơi cá biệt”, “cảm hứng của tác giả hơi gán ghép” (Phan Cự Đệ). Có ý kiến cho rằng các truyện ngắn của ông “bị rối, hơi có phần khó hiểu” (Vũ Tú Nam, Đào Vũ), “nghiêng về những nhân vật dị thường” (Nguyễn Kiên). Điều đáng chú ý là ở ngay trong các ý kiến xem ra còn nghi ngại, dè dặt này, hầu như ai cũng đều thừa nhận nét mới của ông không chỉ so với mọi người mà còn so với chính ông trong thời kỳ trước đó. Tiếp tục khẳng định những đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, Lã Nguyên trong bài “Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật”, Tạp chí Văn học, số 2 – 1989 đã nhận thấy: “Khi truyện ngắn Bức tranh vừa xuất hiện, giới phê bình đã nhận thấy bước ngoặt tất yếu sẽ xảy ra trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Quả thế, liền sau Bức tranh, Nguyễn Minh Châu liên tiếp cho ra đời hàng loạt tác phẩm làm xôn xao dư luận. Công chúng bỗng nhận ra một Nguyễn Minh Châu mới, khác xa với Nguyễn Minh Châu thời Dấu chân người lính. Vậy là cùng với một vài cây bút khác, Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ mày mò, tự đổi mới trước khi làn sóng mới đang dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần dân tộc [60, tr.157]. Nguyễn Văn Hạnh trong bài “Nguyễn Minh Châu những năm 80 của sự đổi mới cách nhìn về con người”, Tạp chí Văn học, số 3 – 1993, đã khẳng định: “Cuộc đời Nguyễn Minh Châu là một tấm gương lao động sáng tạo và đầy trách nhiệm cho đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta trân trọng di sản văn học của anh, đặc biệt đánh giá cao phần đóng góp của anh vào bước ngoặt quyết định của văn học trong thời kỳ đổi mới” [27, tr.181]. Mai Hương trong bài “Nguyễn Minh Châu và di sản văn học của ông”, Tạp chí Văn học, số 1 – 2001 đã khẳng định: “Nguyễn Minh Châu là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi chống Mỹ, đồng thời là người mở đường “tinh anh 5 và tài năng”, người “đi được xa nhất” trong cao trào đổi mới văn học đương đại [37, tr.138]. Trong bài “Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975”, trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, Nguyễn Tri Nguyên đã nhận định: “Cùng với nhiều nhà văn cùng thế hệ trẻ hoặc trẻ hơn, Nguyễn Minh Châu đã góp phần đổi mới nền văn học nước nhà sau 1975, từ nền văn học đơn thanh điệu trong thi pháp thể hiện sang một nền văn học đa thanh điệu, phức điệu trong thi pháp. Đó chính là kết quả của sự nghiệp đổi mới của đất nước, của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của đảng ta. Nền văn học đó ngày càng hiện thực hơn, nhân đạo hơn và dân chủ hơn và vì thế có sức thuyết phục hơn” [31, tr.246]. Cùng chung với xu hướng nghiên cứu trên, trong công trình Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học sau 1975, Nxb Đại Học Sư Phạm Hà Nội, 2007, Nguyễn Văn Long – Trịnh Thu Tuyết nhận xét: “Trong xu hướng vận động chung của văn xuôi Việt Nam những năm sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu thực sự trở thành một trong những người mở đường xuất sắc bởi sự đổi mới “điềm đạm” nhưng toàn diện, sâu sắc trong cả tư tưởng nghệ thuật lẫn sáng tác văn chương” [51, tr.66-67]. Xu hướng thứ hai: Các bài viết, công trình khoa học nghiên cứu phong cách Nguyễn Minh Châu và một số phương diện nghệ thuật truyện ngắn sau 1975 của ông. Theo xu hướng này, tác giả Nguyễn Thị Minh Thái trong bài “Ấn tượng về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu”, Tạp chí Văn học, số 3 – 1985, nhận thấy: “chỉ bằng một chùm truyện ngắn mới nhất trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành này, với những nhân vật nữ đáng yêu: cô thiếu nữ Phi trong Mùa hè nắng ấy, Hạnh trong Bên đường chiến tranh, người mẹ và con gái trong Mẹ con chị Hằng, kể cả cô Thoan trong Đứa ăn cắp, . cũng thấy rằng Nguyễn Minh Châu có một cái nhìn ấm áp, nhân hậu, luôn chăm chú phát hiện ra vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ nhiều chiều, nhiều hướng, nhiều phía khác nhau. Trong cả bối cảnh chiến tranh lẫn bối cảnh đời thường, 6 nhân vật ấy đều đẹp. Mỗi nhân vật là một phát hiện mới về hình tượng người phụ nữ trong văn xuôi hiện đại [70, tr.289]. Trong bài “Bến quê một phong cách trần thuật giàu chất triết lý”, Báo Văn nghệ, số 8 – 1987, Trần Đình Sử đã khẳng định: “đặc sắc của tập Bến quê, chủ yếu là sự thể nghiệm một hướng trần thuật có chiều sâu . hướng sáng tác của anh rất có triển vọng. Chắc rằng anh sẽ còn đóng góp nhiều hơn nữa cho quá trình văn học hiện nay” [66]. Tập trung nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, tác giả Tôn Phương Lan với công trình nổi bật Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu – sự hình thành và những đặc trưng, Nxb Khoa học xã hội, 1999, đã đi vào tìm hiểu quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và sự triển khai quan điểm ấy vào văn bản tác phẩm. Quá trình nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở cả hai giai đoạn, tác giả công trình đã nhận thấy: “phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chỉ thực sự được hình thành vào đầu những năm 80, cho đến thời điểm ông mất dăm ba năm, với sự thăng hoa của ngòi bút, phong cách đó mới phát triển và đang dần đến độ chín” [44, tr.27]. Tác giả Lê Quang Hưng trong bài “Một hình tượng nông dân điển hình trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu (về nhân vật lão Khúng trong Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát),trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, đã nhận định: “Hình tượng lão Khúng chứng tỏ độ chín muồi của quá trình dài trăn trở, đổi mới của ngòi bút Nguyễn Minh Châu mà trước đó đã phát lộ ở Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, ở Cỏ lau, . Đó là việc đi sâu khám phá nội tâm phong phú, lắm uẩn khúc của con người. Đó là khả năng hình dung và tái hiện bộ mặt lịch sử thông qua các hiện tượng cụ thể, các số phận riêng tư. Phải chăng đây là sự thể hiện sinh động của sức khái quát nghệ thuật lớn lao ở ngòi bút Nguyễn Minh Châu?” [34, tr. 212]. Trịnh Thu Tuyết trong bài “Nguyễn Minh Châu với nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn”, trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, đã có nhận xét: “khảo sát hệ thống nhân 7 vật trong những truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu, có thể thấy ông đã có những thay đổi căn bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Từ vai trò của những khách thể với tính cách định hình trong các sáng tác trước năm 1975, nhân vật truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu được miêu tả như những “chủ thể tự nó” với những bí ẩn khôn lường, những diễn biến phức tạp của quá trình vận động tâm lý, tính cách, .Với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Minh Châu đã đến với nhân vật từ góc độ tiếp cận nhân bản, và sau một chặng đường lao động nghệ thuật vất vả, nghiêm túc, từ Bức tranh đến Phiên chợ Giát, ông đã thu được những thành công nhất định” [31, tr.247]. Nhận xét về không gian nghệ thuật, Lê Văn Tùng trong bài “không gian Bến quê và một sự nhận thức đau đớn sáng ngời của con người”, trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, đã nhận định: “yếu tố thi pháp nổi nhất của truyện này là không gian nghệ thuật. Nguyễn Minh Châu tập trung khai thác nó như một hình thức của quan niệm, của tư tưởng. Các yếu tố khác của tác phẩm như thời gian nghệ thuật, hệ thống nhân vật, chi tiết nghệ thuật, . là các yếu tố cộng hưởng tạo một không gian độc đáo gắn liền với vận mệnh tinh thần văn hóa của nhân vật chính: anh Nhĩ” [31, tr.194]. Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài “vấn đề tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”, trích trong cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2004, đã có sự so sánh giữa hai tác giả Nguyễn Minh ChâuNguyễn Huy Thiệp trong vấn đề tạo dựng tình huống: “khác với Nguyễn Huy Thiệp thường tạo ra tính bất ngờ cho tình huống (ví dụ: Sang sông), thì Nguyễn Minh Châu trái lại, cố gắng tạo tính chất tự nhiên cho tình huống. Vì thế truyện ngắn Nguyễn Minh Châu như một “mũi khoan” ngày càng xoáy sâu vào người đọc, càng về cuối càng tập trung. Tình huống trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mang “sức nổ” còn truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là “sức xoáy” [31, tr.314]. 8 Qua khảo sát một số bài viết và ý kiến đánh giá của các tác giả nêu trên, chúng tôi thấy, các bài viết đã đánh giá đúng tài năng của Nguyễn Minh Châunghệ thuật truyện ngắn của ông. Nhưng tình hình trên cũng cho thấy, các bài viết dường như chỉ tập trung vào một hoặc một vài phương diện nghệ thuật nào đó của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào đặt vấn đề thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu như một đối tượng nghiên cứu chỉnh thể, chuyên biệt. Trước tình hình đó, chúng tôi chọn đề tài này, với mong muốn có được một cái nhìn tương đối toàn vẹn, chỉnh thể về thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng nhận diện những giá trị và đặc điểm chủ yếu của thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 một cách chỉnh thể, toàn vẹn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đặt truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1975, để từ đó thấy được vai trò, vị trí và những đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 trong tiến trình đổi mới văn học sau 1975. 3.2. Khảo sát, phân tích đặc điểm thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 trên các phương diện: Nhân vật, Không gian, Thời gian nghệ thuật. 3.3. Nhận diện, tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ở các phương diện: cốt truyện, tình huống và nghệ thuật trần thuật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đúng như tên gọi, Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu Do mục đích nghiên cứu quy định, đề tài tập trung khảo sát toàn bộ truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 được in trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học, Hà Nội, 2006. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi có đối chiếu thêm một số truyện ngắn và tiểu thuyết trước 1975 của Nguyễn Minh Châu để từ đó thấy được quá trình vận động và đổi mới tư duy nghệ thuật của ông. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận, hệ thống. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương1: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Chương 2: Nhân vật, Không gian, Thời gian nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Chương 3: Cốt truyện, tình huống và nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 21:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan