Con người và không gian nam bộ trong buffet truyện ngắn đồng bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn

90 466 2
Con người và không gian nam bộ trong buffet truyện ngắn đồng bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ NGỌC XUÂN CON NGƯỜI KHÔNG GIAN NAM BỘ TRONG BUFFET TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG LUẬN VĂN THẠC NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2012 1 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ NGỌC XUÂN CON NGƯỜI KHÔNG GIAN NAM BỘ TRONG BUFFET TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG 2 NGHỆ AN - 2012 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài…….………………………………………………3 2. Lịch sử vấn đề ………… ………………………………………… 4 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu …….……………………………4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………… .5 5. Phương pháp nghiên cứu .………………………………………… 5 6. Đóng góp của luận văn .………………………………………… .6 7. Cấu trúc của luận văn .………………………………………… .…6 Chương 1. TRUYỆN NGẮN NAM BỘ TRONG BỨC TRANH CHUNG CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ………………………7 1.1. Vài nét về bức tranh truyện ngắn Việt Nam đương đại………… .7 1.1.1. Khái niệm đặc điểm của truyện ngắn …………………… 7 1.1.2. Khái quát về bức tranh truyện ngắn Việt Nam đương đại…… 14 1.1.3. Khái quát về diện mạo truyện ngắn đương đại Nam Bộ ……… 16 1.2. Buffet truyện ngắn đồng bằng – một tuyển tập độc đáo của truyện ngắn Nam Bộ ……… …………………………………………………… .20 1.2.1. Về tuyển tập Buffet truyện ngắn đồng bằng …………………… 20 1.2.2. Các vấn đề được quan tâm trong Buffet truyện ngắn đồng bằng………………………………………………………………………………… 22 Chương 2. CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG BUFFET TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG ……………… .…………………………………………….30 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học …………… 30 3 2.2. Sự thể hiện con người Nam bộ trong Buffet truyện ngắn đồng bằng ……………………………………………………………………………………… 32 2.2.1. Con người trung thực, ngay thẳng, nghĩa khí nhân hậu ……32 2.2.2. Con người phóng khoáng, hào hiệp tài tử ……………… 36 2.2.3. Con người gắn mật thiết với thiên nhiên ………………… 40 2.2.4. Con người trước áp lực của quá trình đô thị hóa sức cám dỗ của đồng tiền ……….……………………………………………………….44 2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Buffet truyện ngắn đồng bằng ………………………………………………………………………………………… 51 2.3.1. Xây dựng tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách ……………………………………………………………………………….52 2.3.2. Nhân vật xuất hiện qua những sinh hoạt đời thường ………….58 2.3.3. Nhân vật hiện lên qua ngôn ngữ đậm chất Nam bộ ………… .61 Chương 3. KHÔNG GIAN NAM BỘ TRONG BUFFET TRUYỆN NGẮN ĐỒNG BẰNG ……………………… .…………………………………….66 3.1. Khái niệm không gian nghệ thuật …………………… .……… 66 3.2. Không gian của vùng sông nước hữu tình …………… .……….66 3.2.1. Không gian sông nước, kênh rạch ………………… .……… 66 3.2.2. Không gian sinh hoạt sông nước (bến phà, chợ nổi, quán xá ven sông) ……………………………………………………………………… .70 3.3. Không gian miệt vườn …………………………… .………… .71 3.3.1. Không gian miệt vườn ………………………… .……………71 3.3.2. Triết lý sống hài hòa, gần gũi với thiên nhiên ……………… .73 3.4. Không gian làng xã trong quá trình đô thị hóa ………………….75 3.4.1. Những không gian bị phá vỡ bởi quá trình đô thị hóa …… .75 3.4.2. Những dự cảm lo âu của các tác giả ………………………… 80 KẾT LUẬN ……… ……………………………………………………….82 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… . ……………………………………….85 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Nam Bộ là vùng văn học trẻ so với cả nước, trẻ từ đội ngũ nhà văn đến kinh nghiệm sáng tác. Tuy nhiên, văn học Nam Bộ lại có những đặc sắc riêng không trộn lẫn với các vùng văn học khác. Hòa với không khí hội nhập phát triển của đất nước sau đổi mới, văn học Nam Bộ đã thu được nhiều thành tựu. Nghiên cứu tập Buffet truyện ngắn đồng bằng chúng ta sẽ hiểu hơn bức tranh sáng tác văn học ở vùng đất văn học non trẻ này. 1.2. Đồng bằng sông Cửu Long là dãy đất phù sa màu mỡ, không chỉ được biết đến là một trong những vựa lúa lớn của đất nước mà đây còn là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn trong sáng của những con người mang tính cách hồn hậu, chất phác, mộc mạc, dám yêu, dám nghĩ, dám làm dám chịu. Những tính cách ấy được tái hiện lại trên những trang truyện ngắn của chính những con người sinh ra lớn lên trên mảnh đất này. Nghiên cứu tập Buffet truyện ngắn đồng bằng chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu những thành tựu của truyện ngắn Nam Bộ thời kỳ đổi mới nói chung, cách thể hiện con người không gian Nam Bộ trong truyện ngắn nói riêng. 1.3. Các truyện ngắn trong Buffet truyện ngắn đồng bằng đã phản ánh được đời sống, tình cảm, tâm tư của người miền Nam nhất là lời ăn tiếng nói của họ. Nhờ vậy, tập sách đã tạo nên một bản sắc riêng, một không khí rất Nam bộ. Với nhiều người, có thể cảm thấy ngồ ngộ khi đọc: "Không hiểu sao hồi trước Tết tía tôi không chịu bán mía để bây giờ quá lứa trổ bông"; "Lâu quá chị không dìa chơi? - Mần suốt ngày đâu có ở không" (Hồ Kiên Giang); hoặc "Cha cười mủn mỉm, ủa, hỏng biết thiệt hả ." (Nguyễn Ngọc Tư)"; hoặc "Cơm chín chưa? Dọn lên quất ba hột cho chắc bụng . Tôi tính như vầy anh nghe có được hôn?" (Nguyễn Thị Đồng Bằng). Đọc thương thêm con người của miền Nam nước Việt mến yêu. 6 1.4. Bản thân là một người con của vùng đất chín nhánh sông rồng, tôi cảm nhận hiểu một cách sâu sắc tất cả những nét đẹp tâm hồn của con người vùng đất này. Mỗi một tên đất, tên làng cả những hiện tượng tự nhiên mang tính quy luật ở đây đều là tình yêu, là cuộc sống của chúng tôi. Đó cũng là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài Con người không gian Nam bộ trong Buffet truyện ngắn đồng bằng làm đề tài luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Truyện ngắn Nam bộ đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng đọc giả cả nước, bởi giọng văn mộc mạc, đơn sơ, tự nhiên mà lôi cuốn. Tuy vậy, cho đến nay cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn Nam bộ. Hiện nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, chỉ có một số bài viết ngắn giới thiệu các tuyển tập truyện ngắn như: - Tuyển tập truyện ngắn Vĩnh Long (kỉ niệm 25 năm giải phóng 30/4/1975 – 30/4/2000) – Hội văn học nghệ thuật Vĩnh Long 2000 - Tuyển tập văn học Đồng Tháp thế kỉ XX (2002) – Hội văn học nghệ thuật Đồng Tháp Ngoài ra, còn một số luận văn thạc lấy đề tài truyện ngắn Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang làm đề tài nghiên cứu, chẳng hạn: - Luận văn Truyện ngắn Vĩnh Long trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt - Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Đồng Tháp giai đoạn 1975 đến 2005 của tác giả Nguyễn Anh Dân - Luận văn Truyện ngắn An Giang 1975-2000: Những thành tựu chủ yếu của tác giả Nguyễn Kim Nương 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự thể hiện con người không gian Nam bộ trong Buffet truyện ngắn đồng bằng 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tập truyện ngắn Buffet truyện ngắn Đồng bằng, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2009. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát quan niệm về con người Nam bộ sự thể hiện nhân vật trong Buffet truyện ngắn đồng bằng. - Khảo sát sự thể hiện không gian nghệ thuật trong Buffet truyện ngắn đồng bằng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp cấu trúc - hệ thống Phương pháp này đòi hỏi nhìn nhận đối tượng nghiên cứu (tuyển tập Buffet truyện ngắn đồng bằng) trong tính hệ thống, chỉnh thể, chú ý các mối quan hệ giữa các thành tố với nhau. - Phương pháp phân tích - tổng hợp Đây là một phương pháp cơ bản phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung. Sử dụng phương pháp này để giải mã văn bản ngôn từ nhằm chỉ ra đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong Buffet truyện ngắn đồng bằng. - Phương pháp so sánh So sánh đồng đại để làm nổi bật nét tương đồng khác biệt, đồng thời so sánh lịch đại để thấy được sự tiếp nối đổi mới về nội dung trong Buffet truyện ngắn đồng bằng. - Phương pháp phân loại - thống kê Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi tìm hiểu loại nhân vật, ngôn 8 ngữ, kết cấu… với một số nét đặc trưng riêng trong Buffet truyện ngắn đồng bằng. 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn bước đầu khẳng định đặc điểm của truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam đương đại, cũng như tài năng nghệ thuật của giới văn nghệ sinh ra lớn lên trên mảnh đất này. Đây sẽ là một công trình nghiên cứu chung, có tính chất bao quát về truyện ngắn của nhiều tác giả ở đồng bằng sông Cửu Long để làm rõ phong cách truyện ngắn cũng như văn hóa vùng miền trên vùng đất này. Hy vọng luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu về văn học ở vùng đất “sinh sau đẻ muộn” của tổ quốc nói chung truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương Chương 1: Truyện ngắn Nam bộ trong bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam đương đại Chương 2: Con người Nam bộ trong Buffet truyện ngắn Đồng bằng. Chương 3: Không gian Nam bộ trong Buffet truyện ngắn Đồng bằng. 9 Chương 1 TRUYỆN NGẮN NAM BỘ TRONG BỨC TRANH CHUNG CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Vài nét về bức tranh truyện ngắn Việt Nam đương đại 1.1.1. Khái niệm đặc điểm của truyện ngắn Tên gọi truyện ngắn đã thể hiện khá rõ diện mạo của nó : truyện ngắn thì phải là truyện… ngắn! Không cần phải dùng lối chiết tự hoặc tìm tra cái ngữ nghĩa xa xưa của thuật ngữ “truyện ngắn” như nhiều người đã làm, mà ta hãy cứ nhìn vào phương thức tồn tại cái hình hài ngắn gọn đến ngạc nhiên của những truyện ngắn kiểu mẫu của các bậc thầy, sẽ có ngay được ý niệm cơ bản khá chính xác về truyện ngắn: đó là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường! Theo các sách giáo khoa chính thống hiện nay, truyện ngắn được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn gọn. Bởi truyện ngắn được viết ra để đọc liền một mạch. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự loại khác (các loại truyện kể dân gian cũng có độ dài tương đương với truyện ngắn). Hình hài của truyện ngắn hiện đại như ta thấy hiện nay là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Truyện ngắn xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 19:54

Hình ảnh liên quan

Tác phẩm Tác giả Hình ảnh sông nước, kênh rạch. - Con người và không gian nam bộ trong buffet truyện ngắn đồng bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn

c.

phẩm Tác giả Hình ảnh sông nước, kênh rạch Xem tại trang 68 của tài liệu.
Rõ ràng, hình ảnh những bến sông, dòng sông, những con kinh, con xáng, xuất hiện phần lớn (9/20 tác phẩm) trong tác phẩm của những tác giả  đồng bằng sông Cửu Long, nên có thể nói, không gian sông nước chính là  không gian chủ đạo trong tuyển tập này. - Con người và không gian nam bộ trong buffet truyện ngắn đồng bằng luận văn thạc sĩ ngữ văn

r.

àng, hình ảnh những bến sông, dòng sông, những con kinh, con xáng, xuất hiện phần lớn (9/20 tác phẩm) trong tác phẩm của những tác giả đồng bằng sông Cửu Long, nên có thể nói, không gian sông nước chính là không gian chủ đạo trong tuyển tập này Xem tại trang 70 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan