Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái luận văn thạc sỹ ngữ văn

117 1.3K 13
Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Phạm thị hồng nhung Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC Mã số: 60.22.01 LUậN VĂN THạCNGữ VĂN Ngời hớng dẫn khoa học: GS. ts. đỗ thị kim liên Vinh - 2011 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình chu đáo của GS.TS Đỗ Thị Kim Liên, sự góp ý quý báu của thầy cô giáo trong tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Vinh cũng như sự động viên, khích lệ của bạn bè, người thân. Nhân dịp này, cho phép chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn cùng tập thể thầy cô tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, khoa đào tạo sau Đại học và bạn bè thân hữu. Vinh, tháng 12 năm 2011 Tác giả 3 MỤC LỤC Trang 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hoà chung vào dòng chảy Văn học Việt Nam sau năm 1975, Hồ Anh Thái xuất hiện như một nhà văn trẻ đầy triển vọng. Không tạo nên tiếng vang lớn ngay từ khi ra mắt truyện ngắn đầu tay nhưng Hồ Anh Thái đã dần dần từng bước tự khẳng định tên tuổi của mình trong lòng độc giả trong và ngoài nước. Bước vào trang sách của Hồ Anh Thái, người đọc không bị choáng ngợp bởi ngôn từ hình ảnh, màu mè lôi cuốn mà dường như mỗi trang văn của anh chất chứa những suy nghĩ, nỗi niềm tâm sự về cuộc sống. Hồ Anh Thái là nhà văn đi nhiều, biết nhiều, ở anh có một kiến thức sâu rộng về văn hoá xã hội, cộng với một trái tim nhạy cảm, đa mang. Vì thế, sáng tác của Hồ Anh Thái đậm tính triết lí sâu sắc trên tầng bề mặt của lớp ngôn từ tưởng như bông đùa nhẹ nhàng. Có thể nói, chính những điều đó đã làm cho Hồ Anh Thái có một vị trí riêng đặc biệt quan trọng trong lòng người đọc. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu các hành động ngôn ngữ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái là một việc cần thiết, có giá trị hữu ích. 1.2. Những năm gần đây, khi ngữ dụng học ra đời và phát triển ở nước ta, việc vận dụng nó để đi vào tác phẩm văn chương đã đạt được những thành công đáng kể. Chính điều đó đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu và sinh viên trong cả nước. Khi nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh Thái nhận thấy chưa có một tác giả nào nghiên cứu các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn của ông. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu các hành động ngôn ngữ qua lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. 5 2. Lịch sử vấn đề Là nhà văn đang thu hút sự chú ý của người đọc trong và ngoài nước nên xung quanh sáng tác của Hồ Anh Thái có khá nhiều bài viết khác nhau. Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, có thể chia những sáng tác của anh theo hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: Sáng tác Hồ Anh Thái mang tính suy tư, trăn trở về kiếp người. Giai đoạn thứ hai: Sáng tác Hồ Anh Thái mang tính hài hước, châm biếm sâu cay. Sau đây chúng tôi xin đưa ra các ý kiến đánh giá dưới góc độ truyện ngắn của Hồ Anh Thái. a. Sáng tác Hồ Anh Thái mang tính suy tư trăn trở về kiếp người Trong bài viết “Dòng chảy” Hồ Anh Thái, tác giả Võ Anh Minh ở phần lời bạt của truyện ngắn “Nói bằng lời của mình” đã trích dẫn lời của nhà văn Vũ Bão: “Anh không đứng xa nhìn vào từng mảnh đời với đôi mắt dửng dưng của một du khách. Anh hoà mình vào miền đất lạ theo dõi mạch đời, lần tìm nỗi niềm của từng số phận khác nhau. Anh không chuộng lạ ghi chép những mảnh đời phương xa, anh đã suy nghĩ về lẽ đời”. Từ đó Võ Anh Minh đưa ra nhận xét: “Hồ Anh Thái viết về bi kịch, về nỗi đau bằng cái nhìn sắc sảo, trung thực không phải của một kẻ dửng dưng ngoài cuộc mà anh đã viết bằng cả tấm lòng tràn ngập tình thương; Thế nên, qua mỗi thân phận, Hồ Anh Thái đã không chỉ thấy khổ đau mà anh còn tin tưởng để dựng lên trên nỗi đau đó một niềm tin, Hồ Anh Thái không chỉ xót thương mà luôn luôn hi vọng” [32, tr.279] Trong một truyện ngắn khác của Hồ Anh Thái viết về Ấn Độ, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc viết: “Hành trình đi vào những thân phận người bất hạnh luôn đưa tới những tiếng thở dài sâu tận bên trong nhất là khi những hình ảnh 6 được phản chiếu kia dường như thấy thấp thoáng gương mặt của chính mình, gương mặt Việt Nam” Có lẽ Hồ Anh Thái là người đi nhiều, biết nhiều, hiểu nhiều nên dù ở đâu, mọi góc khuất trong cuộc sống cũng được anh phản ánh một cách sinh động để rồi người đọc cũng phải trăn trở, suy nghĩ cùng anh. b. Sáng tác Hồ Anh Thái mang tính hài hước châm biếm sâu cay Hồ Anh Thái là nhà văn tinh nhạy trong việc phát hiện ra những thói hư tật xấu, đáng cười, đáng chê của con người và vạch nó ra bằng cái nhìn hài hước. Nhưng cái cười trong truyện ngắn Hồ Anh Thái thật sâu sắc, thâm thuý đến mức xót xa. Trong một bài phỏng vấn Hồ Anh Thái đã từng nói: “ Cuộc đời này đúng là một nhà cười, chỉ có điều con người lại có xu hướng đi vào đó, đối diện với gương mặt mình và khóc…Tôi chỉ muốn đưa ra trước người đọc một tấm gương lồi để họ tự soi vào và tự hỏi: Đấy là ta hay không phải là ta? Tôi không muốn làm cho ai phải khóc. Chỉ vì đối với tôi cuộc đời nhiều khi buồn quá, buồn quá thì phải cười” [32, tr.279] Trong bài viết “Có ai chẳng muốn đùa” của Ngô Thị Kim Cúc đăng trên báo Thanh niên tháng 9 năm 2001 đánh giá: “Cười mà xót, cười mà đau, cười mà chẳng thấy gì vui. Đó là giọng điệu riêng của Hồ Anh Thái trong tập sách Tự sự 265 ngày. Có một Hồ Anh Thái tinh quái đến suồng sã, khi vẽ nên một tập hợp chân dung kiểu như thế, khi bắt người đọc phải cười, phải đau như thế” [33, tr.233] Trong phần dư luận của truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Lê Quang Toản trong bài Che dấu sự cô đơn viết: Đọc lại tự sự 265 ngày tôi đã tự hỏi, phải chăng sau khi đã nghiêm túc trong văn chương, triết học và trong nghề nghiệp, Hồ Anh Thái cần có nơi để đùa cợt, để xá sonpape hay là tác giả đã 7 quá khéo léo che giấu sự cô đơn của mình trong những tiếng cười rất đời? [33, tr.239] Còn tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bài “Giễu nhại ngôn ngữ thị dân” lại viết về truyện ngắn “Bốn lối vào nhà cười” của Hồ Anh Thái đánh giá: Người ta ấn tượng mạnh với ngôn từ nghệ thuật mà Hồ Anh Thái sử dụng trong “Bốn lối vào nhà cười”, đây là nét đặc sắc của tập truyện (…) ngôn từ đối với anh như biểu tượng của nhịp sống gấp gáp đang từng giờ từng phút cuốn con người theo dòng xoáy của nó. Cái cười, cái nghịch lý phải được phơi bày đến tận bản chất, từng ngóc ngách ở mọi dạng thái như người ta soi bằng kính hiển vi. Do đó, chỉ dùng một chữ miêu tả với Hồ Anh Thái là không đủ (…) Hồ Anh Thái đang đùa nghịch với ngôn ngữ [30, tr. 22] Ngoài ra còn phải kể đến một số luận văn thạc sĩ khoá luận tốt nghiệp khác của các học viên, sinh viên khi nghiên cứu về truyện ngắn Hồ Anh Thái như: Ngữ nghĩa lời chuyển thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Diệp Anh (2009) Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Nguyễn Đình Thiện (2007), Những cách tân trong văn xuôi Hồ Anh Thái của Hoàng Thuý Hằng (2007)… Tóm lại, nhìn một cách tổng quát các ý kiến trên chúng tôi nhận thấy chưa có bài viết nào đi sâu vào tìm hiểu các hành động ngôn ngữ qua lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái dưới góc độ ngữ học. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận này để làm rõ các hành động ngôn ngữ qua lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn các câu chứa hành động nói qua lời thoại nhân vật nữ trong tập truyện ngắn tiêu biểu Lũ con hoang của Hồ Anh Thái, do Nxb Hội Nhà Văn Hà Nội tuyển chọn và giới thiệu, năm 1995 làm đối tượng nghiên cứu. 8 Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi đánh số La mã theo thứ tự từ nhỏ đến lớn tương ứng với các truyện trong tập truyện như sau: I. Gặp nhau có một lần II. Có cặp mắt nhìn theo III. Món tái dê IV. Chàng trai ở bến đợi xe V. Mảnh vỡ của đàn ông VI. Những cuộc kiếm tìm VII. Nằm ngủ trên ghế băng VIII. Ai là quỷ dữ IX. Nói bằng lời của mình X. Đi về phía mưa XI. Sao anh không đến XII. Cánh võng không người 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Đề tài này hướng đến hai mục đích chính a. Góp phần làm sáng rõ lý thuyết hành động ngôn ngữ biểu hiện qua lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Lũ con hoang của Hồ Anh Thái. b. Góp phần giảng dạy, nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh Thái – một trong những nhà văn tiêu biểu sau 1975 trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam với sự đổi mới nghệ thuật của ông. 4.2. Nhiệm vụ Để thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau: - Đưa ra một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài này như lý thuyết hội thoại, lý thuyết hành động ngôn ngữ… 9 - Miêu tả các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ đối sánh với nhân vật nam trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, từ đó rút ra những nét khác biệt về giới. - Phân tích nội dung ngữ nghĩa của các hành động ngôn ngữ qua lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. - Rút ra một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ Hồ Anh Thái qua một số hành động ngôn ngữ khi xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn của mình. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê, phân loại các cuộc thoạicác nhóm hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong 12 truyện ngắn của Hồ Anh Thái ở tập truyện Lũ con hoang. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu lời thoại của nhân vật nữ với lời thoại của nhân vật nam trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở thống kê so sánh, đối chiếu chúng tôi tiến hành phân tích các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ (trong sự đối sánh với hành động ngôn ngữ của nhân vật nam); Phân tích nội dung ngữ nghĩa các hành động ngôn ngữ qua lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. 6. Đóng góp của đề tài Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái trên cơ sở lý thuyết ngữ dụng học một cách hệ thống, góp phần làm rõ hơn đặc điểm ngôn ngữ qua lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 10 . hồng nhung Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC Mã số: 60.22.01 LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ. của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. - Rút ra một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ Hồ Anh Thái qua một số hành động ngôn ngữ khi xây dựng nhân vật

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:14

Hình ảnh liên quan

Dưới đõy là bảng thống kờ về tần suất ngắt lời giữ a2 giới nam và nữ trong giao tiếp - Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái luận văn thạc sỹ ngữ văn

i.

đõy là bảng thống kờ về tần suất ngắt lời giữ a2 giới nam và nữ trong giao tiếp Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 1: Bảng tổng hợp số lượng nhõn vật, số lượt lời, số phỏt ngụn của - Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 1.

Bảng tổng hợp số lượng nhõn vật, số lượt lời, số phỏt ngụn của Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2: Bảng thống kờ hành động ngụn ngữ qua lời thoại của nhõn vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thỏi - Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 2.

Bảng thống kờ hành động ngụn ngữ qua lời thoại của nhõn vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thỏi Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 3: Bảng thống kờ hành động hỏi qua lời của nhõn vật nữ (đối sỏnh với nhõn vật nam) trong truyện ngắn Hồ Anh Thỏi TT           Số lần  - Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 3.

Bảng thống kờ hành động hỏi qua lời của nhõn vật nữ (đối sỏnh với nhõn vật nam) trong truyện ngắn Hồ Anh Thỏi TT Số lần Xem tại trang 40 của tài liệu.
Từ bảng số liệu thống kờ, chỳng tụi nhận thấy cú sự chờnh lệch đỏng kể trong sự phõn bố cỏc hành động hỏi qua cỏc tiểu nhúm - Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái luận văn thạc sỹ ngữ văn

b.

ảng số liệu thống kờ, chỳng tụi nhận thấy cú sự chờnh lệch đỏng kể trong sự phõn bố cỏc hành động hỏi qua cỏc tiểu nhúm Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 4: Bảng thống kờ hành động cầu khiến qua lời thoại nhõn vật nữ (đối sỏnh với nhõn vật nam) trong truyện ngắn Hồ Anh Thỏi . - Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 4.

Bảng thống kờ hành động cầu khiến qua lời thoại nhõn vật nữ (đối sỏnh với nhõn vật nam) trong truyện ngắn Hồ Anh Thỏi Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 5: Bảng thống kờ hành động trần thuật qua lời thoại của nhõn vật nữ (đối sỏnh với nhõn vật nam) trong truyện ngắn Hồ Anh Thỏi - Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bảng 5.

Bảng thống kờ hành động trần thuật qua lời thoại của nhõn vật nữ (đối sỏnh với nhõn vật nam) trong truyện ngắn Hồ Anh Thỏi Xem tại trang 66 của tài liệu.
d) Dựng thành ngữ, ngữ cố định - Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn hồ anh thái luận văn thạc sỹ ngữ văn

d.

Dựng thành ngữ, ngữ cố định Xem tại trang 107 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan