PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.POTER VỚI SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CỦA SAMSUNG

10 12.4K 30
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.POTER VỚI SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CỦA SAMSUNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1.Áp lực cạnh tranh đến từ đối thủ cạnh tranh hiện tại.a.Các công ty đối thủThị trường điện thoại di động những năm gần đây luôn biến động không ngừng. Những chiếc điện thoại mới với nhiều kiểu dáng, mẫu mã phong phú, chức năng tuyệt vời được sản xuất liên tục và đến với tay những người tiêu dùng,. Rất nhiều công ty đã nhận ra được nguồn lợi khổng lồ đến từ những chiếc điện thoại và tất nhiên họ sẽ không nhắm mắt ngó lơ chiếc bánh này. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt những công ty tên tuổi trong lĩnh vực này như :-Hãng Apple cùng dòng sản phẩm Iphone đình đám – đây cũng được coi là sản phẩm đã tạo nên cuộc cách mạng cho nền công nghiệp smartphone và màn hình cảm ứng-Tập đoàn HTC và loạt điện thoại One series-Công ty Sony thì có điện thoại Xperia series -Gã khổng lồ Phần Lan với sản phẩm con cưng – Lumia series. Các công ty đối thủ cạnh tranh và ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Samsung cũng đã phát triển dòng điện thoại thông minh cho riêng mình, và bây giờ đã trở thành nguồn lợi nhuận chính cho công ty.Ban đầu chỉ là một công ty sản xuất các điện thoại tầm trung, sau khi cho ra mắt dòng sản phẩm Galaxy, Samsung đã thực sự chuyển mình, trở thành công ty sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới – vị trí trước đây đã từng thuộc về Nokia.b.Áp lực của kẻ đến sau và lợi thế mà Samsung có đượcTuy nhiên, là một công ty đi sau, Samsung đã phải chịu áp lực rất lớn từ các công ty đối thủ, đặc biệt là đối thủ lớn nhất của mình - Apple.• Với lợi thế là người tiên phong trong lĩnh vực điện thoại thông minh, Apple đã gặt hái được rất nhiều thành công với dòng sản phẩm Iphone của mình.

PHÂN TÍCH HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.POTER VỚI SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CỦA SAMSUNG Nhóm 7 : • Vũ Thị Ánh Tuyết • Nguyễn Thị Minh Tràm • Vũ Mai Phương Thảo • Nguyễn Thu Phương • Lê Thị Giang • Som Chandara NỘI DUNG CHÍNH: I. Giới thiệu chung về: Tập đoàn Samsung Công ty Samsung Electronics Điện thoại thông minh của Samsung II. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh đối với điện thoại thông minh của Samsung. PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG • Tập đoàn Samsung - Samsung, âm Hán Việt là Tam Tinh có nghĩa là ba ngôi sao, là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc, được Lee Byung Chul thành lập năm 1953, hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như điện tử, hóa chất, đóng tàu, bảo hiểm… • Công ty Samsung Electronics - Samsung Electronics, thành lập năm 1969, trực thuộc Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. - Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. - Được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. - Sản phẩm của Samsung Electronics: Lò vi sóng, chip điện tử, thẻ nhớ, TV, máy ảnh,… và đặc biệt là máy tính bảng và điện thoại thông minh. • Điện thoại thông minh của Samsung - Tháng 6 – 2009, Samsung cho ra mắt Samsung i7500 – chiếc điện thoại của Samsung đầu tiên chạy hệ điều hành Androi của Google. - Kể từ đó, Samsung liên tục tung ra nhiều phiên bản smartphone khác nhau, và đặc biệt thành công ở dòng sản phẩm Samsung Galaxy S. - Tháng 6 năm 2010, Galaxy S ra mắt phiên bản đầu tiên mang tên S1 i9000, chạy hệ điều hành A hạy trên Android 2.1 Eclair và đạt doanh số ấn tượng trên toàn cầu - 20 triệu chiếc. - Samsung Galaxy SII là bản cải tiến toàn diện về vi xử lí, màn hình, camera, phiên bản hệ điều hành, giao diện TouchWiz. Không mấy ngạc nhiên khi nó đánh bại người tiền nhiệm với doanh số 28 triệu chiếc trong năm đầu tiên ra mắt. Thông tin gần đây cho biết, doanh số của SII đã lên tới khoảng 40 triệu. - Samsung Galaxy S III còn khả quan hơn nữa với hơn 50 triệu chiếc được bán ra trong năm đầu tiên. - Gần đây nhất, tháng 3 năm 2013, Samsung chính thức trình làng chiếc điện thoại bom tấn Samsung Galaxy S IV, và chỉ sau 27 ngày được bán ra thị trường đã có doanh số bán toàn cầu vượt ngưỡng con số 10 triệu, tức cứ mỗi giây lại có 4 máy được tiêu thụ. PHẦN II: PHÂN TÍCH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CỦA SAMSUNG 1. Áp lực cạnh tranh đến từ đối thủ cạnh tranh hiện tại. a. Các công ty đối thủ Thị trường điện thoại di động những năm gần đây luôn biến động không ngừng. Những chiếc điện thoại mới với nhiều kiểu dáng, mẫu mã phong phú, chức năng tuyệt vời được sản xuất liên tục và đến với tay những người tiêu dùng,. Rất nhiều công ty đã nhận ra được nguồn lợi khổng lồ đến từ những chiếc điện thoại và tất nhiên họ sẽ không nhắm mắt ngó lơ chiếc bánh này. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt những công ty tên tuổi trong lĩnh vực này như : - Hãng Apple cùng dòng sản phẩm Iphone đình đám – đây cũng được coi là sản phẩm đã tạo nên cuộc cách mạng cho nền công nghiệp smartphone và màn hình cảm ứng - Tập đoàn HTC và loạt điện thoại One series - Công ty Sony thì có điện thoại Xperia series - Gã khổng lồ Phần Lan với sản phẩm con cưng – Lumia series. Các công ty đối thủ cạnh tranh và ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Samsung cũng đã phát triển dòng điện thoại thông minh cho riêng mình, và bây giờ đã trở thành nguồn lợi nhuận chính cho công ty. Ban đầu chỉ là một công ty sản xuất các điện thoại tầm trung, sau khi cho ra mắt dòng sản phẩm Galaxy, Samsung đã thực sự chuyển mình, trở thành công ty sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới – vị trí trước đây đã từng thuộc về Nokia. b. Áp lực của kẻ đến sau và lợi thế mà Samsung có được Tuy nhiên, là một công ty đi sau, Samsung đã phải chịu áp lực rất lớn từ các công ty đối thủ, đặc biệt là đối thủ lớn nhất của mình - Apple. • Với lợi thế là người tiên phong trong lĩnh vực điện thoại thông minh, Apple đã gặt hái được rất nhiều thành công với dòng sản phẩm Iphone của mình. - Iphone: + Về công nghệ: trang bị cho mình những tính năng độc đáo như màn hình cảm ứng đa điểm, kho ứng dụng khổng lồ (900.000 ứng dụng trên Apple Store)… + Về thiết kế: Iphone hướng tới tiêu chí thân thiện với người sử dụng, các thiết kế cho Iphone luôn đơn giản mà tinh tế, giao diện người dùng được tối ưu hóa… - Chiến lược marketing: Apple tạo ra một cảm giác ham muốn cho người tiêu dùng. Xét về công nghệ đơn thuần, cấu hình của một sản phẩm có thể được phân biệt dễ dàng, nhưng cái cách mà người ta tạo ra ấn tượng về sản phẩm có thể quyết định sự thành bại của nó. Và Apple đã làm rất tốt việc đó. - Thành quả đạt được: Iphone nằm trong danh sách 10 sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại, với 250 triệu chiếc được bán ra trong 5 năm ngắn ngủi, - Chiến lược phát triển của Apple: 1 trong 5 bí quyết đưa đến sự thành công của Apple là ‘luôn xuất phát trước’. Đây là cơn ác mộng lớn nhất với các đối thủ của Apple. Trong khi các hãng còn đang vất vả cạnh tranh với sản phẩm của “quả táo khuyết” trên thị trường thì Apple đã âm thầm chuẩn bị cho những sản phẩm mà phải hai năm nữa mới lên kệ. Hơn nữa, hiện nay Apple đang hướng tới những thị trường đang phát triển với dòng Iphone giá rẻ.  Đối sách mà Samsung đưa ra: học hỏi lại những điểm hay của đối thủ, đưa vào trong sản phẩm của mình như về thiết kế, về tính năng cảm ứng… Hơn nữa, Samsung còn sáng tạo thêm cho mình: cải tiến thanh status bar, công nghệ nhận diện khuôn mặt, tính năng Dual Shot … - Đây cũng là nguyên nhân châm ngòi cho cuộc chiến pháp lí giữa 2 đại gia công nghệ : Apple kiện Samsung vi phạm bằng sáng chế về thiết kế của bên mình. Với phán quyết mới nhất từ toà án, Samsung đã phải chịu tổn thất lớn: hơn 1.05 tỉ USD tiền nộp phạt, hàng loạt các sản phẩm bị cấm bán trên thị trường Mĩ, cổ phiếu Samsung giảm 6.98%, giảm nhiều nhất kể từ 10/2008. Mục đích thật sự của Apple là ngáng chân Samsung trên các thị trường lớn, họ đã nhận ra được sự đe doạ đến từ 1 công ty châu Á, lo sợ thị phần của mình sẽ bị thu hẹp. Như vậy, Samsung còn phải chịu thêm áp lực pháp lý từ các đối thủ, tuy nhiên, về vụ kiện này, Samsung vẫn đang tiếp tục kháng cáo. 2. Áp lực cạnh tranh đến từ khách hàng a. Khách hàng phổ thông Các hãng càng cạnh tranh nhau mạnh mẽ thì người tiêu dùng càng được lợi, họ có thêm nhiều lựa chọn cho bản thân mình. Do đó, để khách hàng không lựa chọn sản phẩm của phía đối thủ thì chỉ có 1 cách duy nhất: sản phẩm của mình phải hấp dẫn hơn. Điều đó buộc các chuyên viên kĩ thuật, các kĩ sư của Samsung phải không ngừng sáng tạo, đổi mới sản phẩm của mình. • Ra mắt nhiều mẫu mới, giá cả hợp lí Không như Apple chỉ sản xuất tập trung vào 1 sản phẩm chủ lực là Iphone, Samsung hướng tới đối tượng người dùng khác nhau. Các sản phẩm của Samsung trải dài từ phân khúc trung cấp như Galaxy Win, Galaxy Trend cho đến các sản phẩm cao cấp như là Galaxy SIII ,SIV, Galaxy Note … Giá cả cũng là một lợi thế, Samsung nhận định học sinh, sinh viên với túi tiền nhỏ là một nhóm khách hàng tiềm năng. Chỉ với một số tiền vừa phải, nhóm khách này cũng đã sở hữu trên tay 1 smartphone như Galaxy Y, Youth … Samsung dự kiến sẽ sản xuất 510 triệu điện thoại trong năm 2013, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 20% so với năm nay. Trong số 510 triệu điện thoại dự kiến bán ra có 390 triệu là smartphone và 120 triệu là điện thoại phổ thông. “Bằng cách cung cấp giá rẻ hơn cho người tiêu dùng ở các quốc gia đang phát triển, Samsung cũng đang tìm kiếm xu hướng tăng trưởng mới. Điều này cũng sẽ cho phép người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển mua các thiết bị với giá phải chẳng hơn”, một lãnh đạo Samsung tuyên bố. Chính vì thế mà khách hàng có nhiều sự lưa chọn phù hợp với túi tiền và mục đích của mình hơn bởi sự đa dạng của nó. Tuy nhiên, quá nhiều sản phẩm khiến cho thị trường bị phân mảnh, không có hướng tập trung cụ thể. • Thiết kế Ví dụ điển hình là Galaxy S4, đối thủ xứng tầm của iPhone với nhiều tính năng nổi bật như camera mặt trước có thể theo dõi mắt người dùng và giữ cho màn hình sáng lên khi có người dùng nhìn vào đó, điều khiển bằng giọng nói, floating touch – cảm ứng không cần chạm … thu hút rất nhiều khách hàng Ngoài Galaxy S3 là thiết bị hàng đầu của Samsung trong năm 2012, năm 2013 Samsung cho ra mắt chiếc điện thoại Galaxy S4 với nhiều cải tiến đáng kể ,thiết kế đẹp mắt hơn và Galaxy S4 Zoom với ống kính có thể zoom 10x, thu hút những đối tượng thích chụp ảnh nhưng lại ngại mang theo chiếc máy cơ cồng kềnh. Màu sắc đa dạng cũng là điểm thu hút trong các sản phẩm của Samsung. Khách hàng có thể tự do lựa chọn cho mình màu sắc yêu thích chứ không bị giới hạn chỉ trong 2 màu đen và trắng của Apple. Hiện nay thì Apple cũng phải học hỏi khoản này của Samsung, thế hệ Iphone giá rẻ của họ sẽ được ra mắt với nhiều màu sắc hơn. Điểm trừ trong các sản phẩm Galaxy là thiết kế vỏ nhựa quá truyền thống dễ gây nhàm chán, so với khung hôm nguyên khối như của HTC One hay mặt gương viền nhôm sang trọng của Iphone thì các sản phẩm của Samsung khiến cho người dùng hơi mất thiện cảm, dù vỏ nhựa làm giảm trọng lượng của máy đáng kể. b. Khách hàng là các công ty đối thủ Trước khi trở thành một hãng sản xuất điện thoại hàng đầu, Samsung chính là nhà cung cấp chip điện tử, màn hình, thẻ nhớ … cho các công ty đối thủ, mà điển hình chính là Apple. Có thể thấy dòng sản phẩm Ipad của Apple sử dụng màn hình do Samsung sản xuất. Hiện tại Samsung đang phát triển chip Exynos 5420, một bước tiến tiếp theo trong xu thế chung của ngành sản xuất chip: tăng hiệu năng nhưng không giảm thời gian sử dụng pin. Sẽ có thêm nhiều đơn đặt hàng nữa đến từ phía các đối thủ khi mà con chip này ra mắt. Chính vì thế, khách hàng của Samsung không chỉ là những khách hàng tiêu dùng mà còn là những công ty đối thủ của họ. Vì vậy áp lực của nó là vừa phải cạnh tranh với các hãng đối thủ mà còn vừa phải hợp tác với họ nữa. Tuy nhiên, khách hàng phổ thông vẫn là đối tượng chính của Samsung, đó là nơi phát sinh là nguồn lợi nhuận khổng lồ cho công ty này. 3. Áp lực cạnh tranh đến từ nhà cung cấp a. Google và nền tảng Android • Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. • Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google và sau này được chính Google mua lại vào năm 2005. • Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở.Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào tháng 10 năm 2008. Samsung nhận ra thời đại của Android đã bắt đầu, ngay lập tức công ty này đã bắt tay với Google và cho ra đời chiếc điện thoại Android mang thương hiệu Samsung. Thực chất đây là 1 cuộc mua bán. Google cung cấp môi trường làm việc Android còn Samsung chỉ tập trung phát triển phần cứng. Trên mỗi sản phẩm chạy hệ điều hành Android của Samsung, một phần lợi nhuận được trích ra và trả cho Google, 90% doanh thu quảng cáo từ các máy điện thoại Android của Samsung chảy về túi Google. Trên thực tế, ngoài việc phải trả tiền cho Google, hãng còn phải trả trung bình 8USD cho 1 smartphone bán ra cho Microsoft. Lí do là vì số lượng khổng lồ các bằng sáng chế sử dụng trên các thiết bị di động này đều thuộc về Microsoft. Hay nói cách khác là hãng này đang ‘cung cấp’ quyền sử dụng bằng sáng chế cho các công ty sản xuất điện thoại, trong đó có Samsung.  Giải pháp của Samsung: • Phát triển một hệ điều hành khác cho riêng mình, cải tiến hơn trước: hệ điều hành Tizen. • Sử dụng hệ điều hành khác như Window phone Tuy nhiên thì hiện tại Samsung chưa thể hoàn toàn dứt khỏi Android được. Trong tương lai gần áp lực của Google lên Samsung vẫn khá lớn. b. Các bên thứ ba Samsung đều tự mình sản xuất phần lớn các linh kiện quan trọng cho phần cứng của một chiếc điện thoại như: màn hình AMOLED, chip Exynos… .Các khâu khác như lắp ráp, chế tạo vỏ điện thoại, khâu đóng gói, phân phối… Samsung đều thuê các công ty Trung Quốc để có thể đảm bảo được số lượng hàng được giao.  Hệ quả: một phần lợi nhuận chuyển giao cho các bên thứ ba khiến lợi nhuận trực tiếp của Samsung giảm xuống.  Chiến lược của Samsung: hiện nay Samsung đã có 1 nhà máy sản xuất điện thoại ở Bắc Ninh cho riêng mình. Mới đây lại tiếp tục đầu tư lên tới 3.2 tỷ USD cho tổ hợp công nghệ cao của Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên, đây sẽ là nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của Samsung đặt tại Việt Nam. Việc tự sản xuất sẽ giúp cắt giảm chi phí và làm tăng lợi nhuận của Samsung. c. Nguồn lao động Samsung có nguồn nhân lực đa dạng với 50% nhân viên nước ngoài, 55% nhân viên ở độ tuổi 20, 40% nhân viên là phụ nữ. Samsung có nhiều nhà máy sản xuất ở các nước có nguồn lao động dồi dào , giá rẻ như Trung Quốc , Thái Lan ,Philipin,Việt Nam… Nhưng nguồn lao động có tay nghề đặc biệt là các kĩ sư thì vẫn còn hạn chế.  Hệ quả: hàng năm Samsung vẫn phải bỏ ra chi phí không nhỏ để đào tạo tại chỗ hoặc học tập tại nước ngoài. Nhưng nhìn chung đây cũng không phải yếu tố gây áp lực lớn. 4. Áp lực cạnh tranh đến từ các sản phẩm thay thế Điện thoại di động giống như là một tổ hợp các chức năng của nhiều thiết bị, nhưng nếu đi sâu vào từng chức năng thì vẫn còn kém so với các thiết bị chuyên dùng. • Chức năng cơ bản của điện thoại đó là liên lạc. Ngày nay, việc liên lạc trở nên dễ hơn bao giờ hết: một chiếc laptop và wifi, bạn có thể gọi đến bất cứ đâu, không cần phải lo lắng về tiền cước. • Âm thanh của Galaxy chưa bao giờ được đánh giá cao, do đó khách hàng sẽ lựa chọn 1 chiếc Sony Walkman hay Ipod Shuffle hơn là 1 chiếc Galaxy. • Màn hình điện thoại vẫn còn bé? Thao tác khó khăn? Các nhà sản xuất đã cho ra mắt 1 sản phẩm mới có tên là: máy tính bảng với màn hình lớn hơn. • Các máy chơi game cầm tay như PSP của hãng SONY, Nhật Bản sẽ cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời hơn là chơi game trên một chiếc điện thoại đa chức năng. • Dù chiếc Galaxy thế hệ mới nhất hiện nay có tính năng chụp ảnh rất tốt, nhưng không thể nào thuyết phục được khách hàng khó tính như một chiếc máy ảnh chuyên dụng. • Hiện nay xuất hiện một thiết bị mới có tên là Smartwatch – đồng hồ thông minh, nhỏ gọn tiện lợi, mà lại có được các chức năng như 1 chiếc điện thoại: gửi nhận tin nhắn, cuộc gọi, lên mạng …  Đó là điểm hạn chế của chiếc điện thoại, Samsung không phát triển mũi nhọn một tính năng nào, thay vào đó là cố gắng đưa ra thật nhiều tính năng vào một chiếc điện thoại. Tuy nó không thật đặc sắc nhưng cũng không phải là quá tệ. Đối với khách hàng phổ thông bình thường thì với họ như vậy là hài lòng. 5. Áp lực đến từ đối thủ tiềm tàng • Thương vụ mua bán giá trị 12.5 tỉ USD - Ngày 22/5/2012, Gã khổng lồ Google tuyên bố đã hoàn tất thương vụ mua lại Motorola Mobility trị giá 12,5 tỉ USD. - Là một hãng phát triển hệ điều hành Android, giờ đây lại có trong tay 1 công ty chuyên về sản xuất điện thoại.  Trong tương lai Google sẽ có dòng điện thoại cho riêng mình từ khâu sản xuất phần cứng cho đến phát triển phần mềm. Điện thoại của Google sẽ được hỗ trợ tuyệt đối về phần mềm, kho ứng dụng khổng lồ trên Play Store.  Áp lực lên Samsung: Nếu đây là sự thật thì quả là 1 mối đe doạ không nhỏ cho Samsung và dòng sản phẩm con cưng Galaxy của mình. Tất nhiên là cho đến bây giờ thì điều đó vẫn chưa thật sự xảy ra. Google cũng đã đưa ra lời hứa rằng Android sẽ vẫn là một hệ điều hành với mã nguồn mở nhằm xoa dịu các hãng trong cùng liên minh.  Lợi ích cho Samsung từ thương vụ này: Hàng nghìn bằng sáng chế của Motorola Mobility giờ đây đã thuộc quyền sở hữu của Google. Điều đó có nghĩa là Samsung sẽ có thêm những ‘vũ khí’ mới giúp chống lại Apple trong cuộc chiến pháp lí đang diễn ra.  Tổng kết Thị trường điện thoại đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và Samsung cùng với dòng sản phẩm Galaxy của mình đã tạo dựng được tên tuổi nhất định, ngày càng được khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, đứng trên đỉnh cao đồng nghĩa với việc sẽ càng có nhiều kẻ nhăm nhe lật đổ mình để chiếm lấy vị trí số 1 đó. Samsung sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ còn đáng gờm hơn cả Apple nữa. Thêm nữa, Samsung còn phải không ngừng cải tiến, làm mới sản phẩm của mình để giữ chân các khách hàng thân thiết và thu hút thêm các khách hàng mới. Do đó các nhà lãnh đạo của Samsung cần phải vạch ra chiến lược marketing độc đáo, tập trung vào bộ phận R&D nhiều hơn nữa để có thể giữ vững vị thế hiện nay chứ đừng để tuột dốc như ông hoàng Nokia một thời. KẾT LUẬN Việc phân tích hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter đòi hỏi sự cập nhật các số liệu liên tục vì cả 5 áp lực trong đây luôn ở trạng thái động, biến đổi không ngừng. Qua việc phân tích trên, các nhà quản lí có thể tìm ra được chiến lược phù hợp, giải pháp tháo gỡ các khó khăn, từ đó vạch ra các bước đi cho công ty của mình. Do còn nhiều hạn chế, bài viết của chúng em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy giáo. Chúng em xin chân thành cám ơn! . PHÂN TÍCH M HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M. POTER VỚI SẢN PH M ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH CỦA SAMSUNG Nho m 7 : • Vũ Thị Ánh Tuyết • Nguyễn Thị Minh. Electronics Điện thoại thông minh của Samsung II. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh đối với điện thoại thông minh của Samsung. PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG • Tập đoàn Samsung

Ngày đăng: 18/12/2013, 13:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan