Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

50 4.4K 9
Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HOÀNG THỊ KIM DUNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA MỌT KHUẨN ĐEN Alphitobius diaperinus Panzer ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ MỌT CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM THẢO MỘC LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC VINH – 2009 1 MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu nhiệt đới có nhiều thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, song cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài côn trùng phát sinh, phát triển gây hại cây trồng trên đồng ruộng gây hại sản phẩm nông nghiệp cất giữ trong kho. Chúng gây tổn thất đáng kể không chỉ về khối lượng mà còn làm giảm chất lượng hàng hoá nông sản dự trữ bảo quản trong kho. Thiệt hại trên các loại nông sản trong kho do sâu hại các đối tượng khác ở các nước đang phát triển ở mức rất cao, vào khoảng trên 30% (Throne Eubanks, 2002). Theo đánh giá của FAO (1999), hàng năm trên thế giới mức tổn thất về lương thực trong bảo quản trung bình từ 6 – 10% sản lượng, có nghĩa bằng 1,3 triệu tấn ngũ cốc đã bị mất do côn trùng khoảng 100 triệu tấn đã bị mất giá trị. Theo thống kê của Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới bị thiệt hại về lương thực từ 15 – 20%, tính ra tới 130 tỷ đô la, đủ để nuôi sống khoảng 200 triệu người/năm. Hall (1970) cho biết, ở các nước Mỹ La tinh thiệt hại được đánh giá vào khoảng 25 – 50% đối với riêng các mặt hàng ngũ cốc đậu đỗ. Tại Châu Phi, thiệt hại vào khoảng 30%. Ở khu vực Đông Nam Á, những năm qua đã xảy ra dịch hại lớn do côn trùng gây ra đối với ngũ cốc, làm tổn thất tới 50% sản lượng (Dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995)[2]. Ở Cộng hoà Liên bang Đức có tới 55% trường hợp bị hại là do mọt gạo. Lịch sử đã ghi nhận, năm 1968 người ta chở từ Mỹ sang Anh 145 tấn ngô, sau một năm bảo quản, rây ra được 13 tấn mọt gạo. Theo Semple (1985 – 1989) nghiên cứu ở Inđônêxia một số nước Đông Nam Á cho biết thiệt hại do sâu mọt hại là 10 – 20% chủ yếu trên sản phẩm bảo quản cất giữ trong kho như ngô, thóc. Theo Poley (1968) ở Mỹ mất mát hàng năm trong các kho dự trữ ngũ cốc thường dao động từ giữa 15 – 23 triệu tấn trong đó có tới 6 – 13 triệu tấn do côn trùng phá hại, nếu tính giá trị bằng tiền thì mất khoảng hàng trăm triệu đô la. 2 Ở Việt Nam, mức tổn thất hàng năm từ 8 – 15%, riêng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 18% (Tổng cục Lương thực Việt Nam, 2000). Tổn thất do côn trùng gây ra cho ngũ cốc bảo quản trong kho là 10% (Lê Doãn Diên, 1995) [14]. Thóc bảo quản hàng năm bị hao hụt khoảng 4 – 8%, một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự hao hụt này là sâu mọt hại kho (Dẫn theo Nguyễn Quang Hiếu cs, 2000)[16]. Theo báo cáo tổng kết công tác điều tra kho năm 1990 của Cục Bảo vệ thực vật, hàng năm nước ta thiệt hại trung bình 15%, tính ra hàng vạn tấn lương thực bị mất đi, có thể nuôi sống hàng triệu người. Hiện nay, trên thế giới tất cả các quốc gia đều coi trọng công tác bảo quản cất giữ nông sản phẩm, vì tác hại của sâu mọt trong kho là rất lớn. Trong số các loài sâu mọt phổ biến gây hại nghiêm trọng đối với nông sản đáng chú ý là sâu hại bộ cánh cứng (Coleoptera) với các loài điển hình như Sitophylus oryzae Linnaeus (mọt gạo), Tribolium castaneum Herbst (mọt thóc đỏ), Alphitobius diaperinus Panzer (mọt khuẩn đen), Sittophylus zeamais Motschulsky (mọt ngô). Chúng phân bố hầu như khắp thế giới, gây hại mạnh ở các kho lương thực, đặc biệt là các kho chứa gạo, ngô, thức ăn gia súc. Sâu mọt không những trực tiếp làm thiệt hại về sản lượng nông sản, làm giảm chất lượng, giảm giá trị thương phẩm, gây mùi khó chịu qua quá trình trao đổi chất của sâu hại nấm mốc, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển, làm mất thêm tiền chi phí khi giải quyết hậu quả, làm mất uy tín khi buôn bán, là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng hay động vật khi sử dụng nông sản. Đối với hạt nông sản để làm giống việc phôi nội nhủ bị côn trùng ăn hại sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm sức sống của cây con sau khi gieo trồng, kéo theo những tổn thất chi phí khi gia tăng cho sản xuất. Mọt khuẩn đen có mặt trên khắp thế giới. Ở trong kho, mọt thường tập trung sống, sinh sản ở nơi ẩm thấp tối như các khe, kẻ, gầm sàn kho, lớp trấu lót kho. Nó ăn hại thóc, gạo, bột mì, ngô, quả khô, dược liệu, tiêu bản động vật, các chất hữu cơ mục nát. Mọt phát sinh phát triển mạnh trong kho nông sản có hàm lượng nước cao, bảo quản lâu ngày để nơi ẩm ướt, nơi tối. 3 Mọt khuẩn đen thuộc loại mọt gây tác hại nghiêm trọng. Số lượng thường nhiều ở các sản phẩm đã bị hư hỏng, chúng gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người (gây ra các bệnh như hen suyễn, nhức đầu, dị ứng .) làm xấu sản phẩm, sâu non lột xác làm bẩn hàng hoá, tạo điều kiện cho nấm mốc, mầm bệnh phát triển. Chính vì những tổn thất đó mà vấn đề nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của các loài côn trùng phòng trừ các loài sâu mọt phá hại hàng hoá trong kho nông sản là vấn đề cấp thiết, điều cần thiết đặt ra cho những người làm công tác bảo quản là phải tìm ra biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn hạn chế sự phá hại của sâu mọt gây ra một cách có hiệu quả nhất. Từ trước tới nay, người ta đã sử dụng các biện pháp để phòng trừ các loài sâu mọt phá hại hàng hoá trong kho như biện pháp cơ học, biện pháp lý học, biện pháp hoá học, biện pháp sinh học, . Trên thực tế, hiện nay công tác phòng trừ sâu mọt hại kho chủ yếu là biện pháp hoá học trong đó chủ yếu là sử dụng các loại thuốc xông hơi như Phosphine, DDVP, Sumithion. Hậu quả là ở nhiều nơi trong nước ta, nhiều loài mọt đã kháng thuốc hoá học như mọt gạo Sitophilus oryzae (Linn.), mọt đục hạt nhỏ Rhyzopertha dominica (Fabricius), mọt thóc đỏ Tribolium castaneum (Harbst) (Bùi Thị Tuyết Nhung, Trần Việt Tiến, 1999; Hoàng Trung, Bùi Công Hiển, Nguyễn Viết Tùng, 2004; Hoàng Trung, Bùi Công Hiển, 2006)[4; 21]. Việc kháng thuốc càng làm tăng sự khó khăn, phức tạp trong phòng trừ. Nguy hại hơn là việc sử dụng các loại hoá chất độc để phòng trừ mọt hại nông sản là một trong những nguyên nhân làm suy thoái ảnh hưởng môi trường sống, gây mất an toàn đối với đời sống con người, đây là mối quan tâm phản ứng của người tiêu dùng. Ngoài ra cùng với việc diệt trừ mọt gây hại bằng hoá chất còn gây chết luôn cả những loài thiên địch có mặt trong kho. Một trong những biện pháp phòng trừ sâu mọt đang được nhiều người quan tâm bởi tính ưu việt của nó là biện pháp sinh học như sử dụng các vi sinh vật gây bệnh làm chết sâu mọt, sử dụng thiên địch để tiêu diệt sâu non trứng . Một trong những biện pháp sinh học được xem là hướng đi mới có nhiều triển vọng là sử dụng hoạt tính của cây thảo mộc, với nguồn gốc hữu cơ không chỉ tiêu diệt được sâu mọt mà còn không gây 4 hiện tượng kháng thuốc, không gây hại cho con người, an toàn cho con người, động vật môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam với đặc điểm là nước nhiệt đới giàu tài nguyên đa dạng sinh học, các loài cây sinh sống được ở nhiều nơi, có thể nhân trồng với số lượng lớn, chủ động trong nguồn nguyên liệu thuận lợi để sản xuất chế phẩm. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng thuốc thảo mộc trừ sâu để phòng trừ các loài sâu mọt hại kho. Ở Việt Nam, cho đến nay, việc nghiên cứu sử dụng các cây cỏ làm thuốc còn rất hạn chế, mới chỉ có ở một số nghiên cứu thuốc thảo mộc phòng trừ một số loài sâu hại rau, còn nghiên cứu sử dụng thuốc thảo mộc phòng trừ sâu mọt hại kho thì hoàn toàn chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhằm góp phần bảo quản nông sản phẩm trong kho, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus Panzer đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu mọt của một số chế phẩm thảo mộc”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus Panzer nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ một số loài mọt gây hại chính trong kho nông sản bằng các chế phẩm thảo mộc (cây dầu giun, cây quế, cây xoan, cây khuynh diệp) nhằm đóng góp dẫn liệu khoa học cho việc nghiên cứu sử dụng biện pháp sinh học phòng trừ sâu mọt hại nông sản trong kho. 3. Phạm vi nội dung nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của một loài mọt hại nông sản bảo quản trong kho là loài Alphitobius diaperinus Panzer; nghiên cứu thực nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của các loài cây cỏ địa phương đối với các loài mọt hại chính. Các nghiên cứu được tiến hành tại các kho bảo quản nông sản ở Thành phố Vinh, phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp, khoa Nông Lâm Ngư. Trường Đại học Vinh. 5 3.2. Nội dung nghiên cứu (i) Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus Panzer. (ii) Đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số chế phẩm thảo mộc dạng bột đối với 4 loài mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus Panzer, mọt gạo Sitophilus oryzae Linnaeus, mọt ngô Sitophilus zeamais Motsch, mọt thóc đỏ Trizobium castaneum Herbst. 4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài Lần đầu tiên thực nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu mọt hại nông sản của một số chế phẩm thảo mộc có ở địa phương. Bổ sung một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt gây hại phổ biến nghiêm trọng trong kho A.diaperinus; cung cấp dẫn liệu khoa học cho việc phòng trừ mọt khuẩn đen. Trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt khuẩn đen tác dụng của một số cây thảo mộc, nhằm cung cấp các dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng các chế phẩm sinh học sản xuất từ các loài cây thảo mộc để phòng trừ một số sâu mọt gây hại chính trong hệ thống quản lý tổng hợp côn trùng hại kho (IPM). 6 Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho Hầu như toàn bộ tiềm năng vật chất tinh thần của con người đều được dự trữ trong kho, như các kho dự trữ lương thực, thực phẩm, nông sản, lâm sản, hàng tiêu dùng, dược liệu hạt giống. Dự trữ có thể được quan tâm trước hết là các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp sau một vụ thu hoạch, được cất trữ lại hoặc là các sản phẩm được chế biến từ chúng được dự trữ lại để sử dụng vào các nhu cầu xã hội như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, chữa bệnh. Vật chất dự trữ lưu trữ thường được tập trung với khối lượng lớn kéo dài trong một khoảng thời gian vài tháng, vài năm hoặc lâu hơn với các điều kiện sinh thái ổn định thuận lợi cho côn trùng gây hại phát triển, nên đã gây ra nhiều tổn hại cho con người, có khi không bù đắp được. Thiên nhiên nước ta cho nhiều sản vật quý các kho lưu trữ nước ta đang lưu tồn lại nhiều giá trị tinh thần có từ 100 – 500 năm trước đây. Nhưng do điều kiện nóng ẩm tạo điều kiện thận lợi cho côn trùng phát sinh, phát triển, gây hại nền kinh tế nghèo nàn, nên những tổn thất trong quá trình bảo quản do côn trùng gây ra đã làm mất mát một khối lượng đáng kể. Nguyên nhân gây ra tổn thất trong quá trình bảo quản chủ yếu là 3 nhóm: nhóm yếu tố do con người; nhóm các yếu tố phi sinh vật, như các tác nhân gây hại của thời tiết, khí hậu (mưa, lụt .); nhóm yếu tố sinh vật, đó là những sinh vật có mặt gây hại trong kho, chúng sử dụng vật chất ở trong kho làm thức ăn, làm nơi cư trú để phát triển; các sinh vật gây hại thường là sâu mọt, gián, kiến, nấm mốc, chuột, . Trong nhóm yếu tố sinh vật gây hại kho hàng hoá trong kho, côn trùng là đối tượng gây hại rất nghiêm trọng nguy hiểm. Côn trùng thuộc nhóm động vật chân đốt, thuộc lớp côn trùng (Insecta) có 3 đôi chân. Phần lớn dịch hại trong kho bảo quản nguy hiểm thuộc lớp côn trùng, chủ yếu là bộ cánh cứng (Coleoptera) (gọi là mọt). Côn trùng có khả năng phát sinh thành dịch từ một số lượng nhỏ cá thể trong kho bảo quản do độ 7 mắn đẻ cao thời gian phát triển cá thể ngắn. Ví dụ, loài mọt thóc đỏ có hệ số nhân 70, có nghĩa là trong điều kiện tối ưu, một cặp cái đực mọt thóc đỏ có thể sản sinh ra sau một tháng 2 x 70 = 140 cá thể như vậy sau 4 tháng từ một cặp bố mẹ có thể sinh sản tạo ra 48.020.000 cá thể. Vì môi trường sống nên sâu mọt có những khả năng thích nghi kỳ lạ, đặc biệt có thể tồn tại phát triển trong điều kiện thức ăn rất khô, thậm chí có loài có khả năng sống trong điều kiện thức ăn có hàm lượng nước chỉ khoảng 1%. * Sự xâm nhiễm lây lan của sâu mọt Khi mới thu hoạch, hạt nông sản có thể bị nhiễm côn trùng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nguồn từ nông sản đã bị nhiễm, đặc biệt từ các loại thức ăn gia súc, từ bất cứ chỗ nào chúng có thể trú ẩn được như các vết rạn nứt, các hòm, hố trên tường, sàn kho hay thùng chứa, các đống rác hay vụn trấu ở kho hay nơi xay xát, hay ở các bao bì, từ các nông sản đã bị nhiễm được đưa vào kho; hay tự di chuyển từ nơi khác đến. Ở nước ta, nhất là phía Nam do khí hậu nóng ẩm quanh năm nên côn trùng dễ dàng lây nhiễm sinh sản tồn tại từ năm này sang năm khác trong các kho bảo quản. Ở miền Bắc, do có mùa đông khí hậu lạnh, phần lớn các loài côn trùng không chịu được lạnh. Tuy nhiên, ngay cả trong điều kiện lạnh, nhiều loài côn trùng nguy hiểm vẫn tồn tại lâu dài ở những nơi trú ẩn an toàn trong kho nông sản, nhờ việc sinh nhiệt ẩn trong chất thải gia súc nguồn thức ăn đủ để chúng duy trì sự sống, chờ đến thời tiết thuận lợi mới tiếp tục sinh sống gây hại. Trong quá trình bảo quản, côn trùng trong khối nông sản bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Rất nhiều loài như sâu non bộ cánh phấn hại nông sản có cơ thể yếu nên chúng phân bố phần lớn trên bề mặt. Các loài mọt phổ biến dễ dàng hơn trong khối nông sản nên phân bố của chúng chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, độ ẩm sự tích tụ của vụn hạt, vỏ trấu. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định vị trí phân bố của côn trùng trong kho nông sản. Ở giữa khối nông sản nhiệt độ tăng cao do quá trình trao đổi chất của hạt của côn trùng xẩy ra mạnh, nên có thể giết chúng hoặc khiến chúng phải di chuyển ra nơi mát hơn. Mùa hè khi thời tiết nóng, côn trùng có xu hướng tập trung ở phía nửa trên của 8 khối nông sản, mùa đông lạnh hơn chúng lại có xu hướng tập trung ở nửa dưới của khối nông sản bảo quản. Côn trùng thích những hạt nông sản ẩm. Nếu kho chứa bị dột, thấm hạt dễ bị nhiễm ẩm, có thể thấy côn trung tập nhiều hơn so với hạt khô. Tình trạng đóng vón nông sản cũng là yếu tố hấp dẫn sự phát triển của côn trùng. Mc Gregor (1964) đã thí nghiệm thấy rằng mọt thóc đỏ thích sống độ mắn đẻ cũng cao hơn ở những nơi có những mẫu bột mì đóng vón hơn là bột mì sạch. Dựa vào cách tấn công ăn hại nông sản, côn trùng hại trong kho bảo quản có thể chia làm các loại sau: - Xâm nhiễm trực tiếp (sơ cấp): các loài côn trùng có khả năng tấn công những hạt khoẻ còn nguyên vẹn phát triển bên trong hạt, như các loài mọt vòi voi, mọt đục hạt nhỏ, ngài thóc, mọt đậu xanh . Con trưởng thành thường đẻ trứng dưới vỏ hạt, sâu non trưởng thành đục vào hạt sử dụng hạt làm thức ăn phát triển trong hạt. - Xâm nhiễm gián tiếp (thứ cấp) bao gồm một số loài phổ biến nguy hiểm như mọt thóc đỏ, mọt thóc tạp, mọt răng cưa . các loài mọt này tấn công các hạt đã bị gãy, vỡ, ẩm, gây hại các sản phẩm đã bị côn trùng khác xâm nhiễm trực tiếp hoặc các sản phẩm đã qua chế biến. Phần lớn sâu non loại này sống tự do bên ngoài hạt nông sản, một số ít sống trong hạt. * Tác hại của sâu mọt Hư hỏng tổn thất do côn trùng gây ra với hạt nông sản bảo quản không thua kém gì sự phá hại cây trồng ngoài đồng. Tuy nhiên, cây trồng khi bị phá hại sẽ dễ dàng nhận thấy, trong khi sự phá hại nông sản trong kho bảo quản thường khó phát hiện. Các dạng mức độ hư hỏng hạt bảo quản thường cũng khó tính toán hơn. Các kho hạt nông sản đã qua chế biến, xay xát thường bị nhiễm côn trùng nghiêm trọng nguy hiểm hơn rất nhiều so với các kho hạt chưa qua chế. Có thể chia dạng gây hại hạt nông sản bảo quản của côn trùng các đặc điểm tổn thất như sau:. Gây hại trực tiếp: nhiều loài côn trùng mọt thóc, mọt ngô, mọt kho, mọt đục hạt nhỏ . ăn hại hạt bảo quản, sự ăn hại này làm mất đi thực phẩm dự trữ. Trong những trường hợp gây hại nghiêm trọng nếu xảy ra ở những kho dự trữ Quốc gia, sự tổn thất 9 này có thể đe dọa đến an ninh lương thực những khi mùa màng không tốt hay chiến tranh, thiên tai xảy ra. Xác chết chất thải của côn trùng, phần thức ăn thừa côn trùng để lại làm nhiểm bẩn nông sản, làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của nông sản trên thị trường. Bên cạnh đó, côn trùng còn cắn phá làm hư hỏng các vật liệu, bao bì bảo quản. Gây hại gián tiếp: sự phát triển của côn trùng làm lan truyền nhiệt độ ẩm độ trong khối hạt. Sự gia tăng của những yếu tố khí hậu này một mặt khuyến khích gây hại của các côn trùng khác, mặt khác tăng khả năng phát triển của các loài nấm hại cũng như thúc đẩy sự bốc nóng của khối nông sản từ đó làm cho khối hạt có nguy cơ hư hỏng nhanh hơn. Một số côn trùng còn làm trung gian truyền bệnh cho người gia súc. Tổn thất do côn trùng gây ra còn liên quan đến việc chi phí áp dụng các biện pháp phòng trừ, một trong những biện pháp đang được sử dụng phổ biến rộng rãi là sử dụng hoá chất độc kết quả là những mối quan tâm phản ứng của người tiêu dùng với dư lượng hoá chất độc hại còn lại trong nông sản, những mối lo ngại về nhiễm độc đối với môi trường sống của con người gia súc. 1.1.2. Sinh học, sinh thái của côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho * Đặc điểm sinh học của côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho Một trong những điểm nổi bật của côn trùng là quá trình phát triển cá thể của chúng phải trải qua nhiều pha phát triển khác nhau với sự khác biệt không chỉ ở hình thái mà cả cấu tạo giải phẩu cũng như phương thức sinh sống. Trong sinh học hiện tượng này được gọi là biến thái. Đa số các loài côn trùng hại kho có quá trình biến thái hoàn toàn. Quá trình phát triển cá thể, thông qua các lần lột xác, cơ thể côn trùng trải qua một số biến đổi cả về hình thái cấu tạo phương thức sinh sống. Côn trùng phát triển cá thể qua một số giai đoạn. Con trưởng thành đẻ trứng, trứng nở ra sâu non, giai đoạn sâu non là giai đoạn phá hại chủ yếu. Sâu non trải qua một số giai đoạn phát triển kết thúc bằng việc hoá nhộng. Nhộng sẽ nở vũ hoá thành con trưởng thành. Thời gian để hoàn thành vòng đời của côn trùng thay đổi tuỳ thuộc loài điều kiện ngoại cảnh. 10 . hiệu lực phòng trừ sâu mọt của một số chế phẩm thảo mộc . 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt khuẩn đen Alphitobius. đen Alphitobius diaperinus Panzer. (ii) Đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số chế phẩm thảo mộc dạng bột đối với 4 loài mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus

Ngày đăng: 18/12/2013, 12:39

Hình ảnh liên quan

Nhộng có dạng nhộng trần, hình dạng hơi cong. Lúc đầu có màu trắng sau đó chuyển màu đục dần, sau 3 – 4 ngày gần vũ hóa chuyển màu trắng nâu, trước khi vũ hóa thành dạng trưởng thành chân chuyển trước sang màu nâu đỏ - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

h.

ộng có dạng nhộng trần, hình dạng hơi cong. Lúc đầu có màu trắng sau đó chuyển màu đục dần, sau 3 – 4 ngày gần vũ hóa chuyển màu trắng nâu, trước khi vũ hóa thành dạng trưởng thành chân chuyển trước sang màu nâu đỏ Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 3.3. Sâu non các tuổi - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

Hình 3.3..

Sâu non các tuổi Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 3.1. Khối lượng trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành của A.diaperinus nuôi trong loại môi trường thức ăn A3 - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

Bảng 3.1..

Khối lượng trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành của A.diaperinus nuôi trong loại môi trường thức ăn A3 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 3.5. Vũ hóa của nhộng - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

Hình 3.5..

Vũ hóa của nhộng Xem tại trang 42 của tài liệu.
Hình 3.4 Sâu non A.diaperinus lột xác - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

Hình 3.4.

Sâu non A.diaperinus lột xác Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 3.2. Thời gian phát dục qua các giai đoạn trứng, sâu non, nhộng của A.diaperinus - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

Bảng 3.2..

Thời gian phát dục qua các giai đoạn trứng, sâu non, nhộng của A.diaperinus Xem tại trang 43 của tài liệu.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3. cho thấy, tỷ lệ trứng nở rất cao 80,33±2,08%, sâu non ở các tuổi có tỷ lệ chuyển pha rất cao 93,33±1,52 – 99,00±1,00%, đặc điểm này đã duy trì, bổ sung số lượng quần thể mọt rất lớn - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

t.

quả nghiên cứu ở bảng 3.3. cho thấy, tỷ lệ trứng nở rất cao 80,33±2,08%, sâu non ở các tuổi có tỷ lệ chuyển pha rất cao 93,33±1,52 – 99,00±1,00%, đặc điểm này đã duy trì, bổ sung số lượng quần thể mọt rất lớn Xem tại trang 44 của tài liệu.
Qua bảng 3.4. cho thấy, khi nuôi trong môi trường thức ăn A3 và A4 số lượng trứng sinh sản và số lượng con trưởng thành rất cao, trong khi đó nuôi trong môi trường thức ăn A1 và A2 số lượng thấp hơn rất nhiều - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

ua.

bảng 3.4. cho thấy, khi nuôi trong môi trường thức ăn A3 và A4 số lượng trứng sinh sản và số lượng con trưởng thành rất cao, trong khi đó nuôi trong môi trường thức ăn A1 và A2 số lượng thấp hơn rất nhiều Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 3.4. Nhân nuôi A.diaperinus trong các loại môi trường thức ăn khác nhau Chỉ tiêuHộp nuôiLoại môi trường thức ăn - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

Bảng 3.4..

Nhân nuôi A.diaperinus trong các loại môi trường thức ăn khác nhau Chỉ tiêuHộp nuôiLoại môi trường thức ăn Xem tại trang 46 của tài liệu.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5. cho thấy, tỷ lệ trứng nở trong điều kiện nuôi bột ngô của Mozaffar Hosen, Autaur Rahman khan và Mosharrof hossain [45] thấp hơn so với môi trường thức ăn A1, A2, A3 và A4, điều này cho thấy điều kiện nhiệt độ đã ảnh hưởng đế - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

t.

quả nghiên cứu ở bảng 3.5. cho thấy, tỷ lệ trứng nở trong điều kiện nuôi bột ngô của Mozaffar Hosen, Autaur Rahman khan và Mosharrof hossain [45] thấp hơn so với môi trường thức ăn A1, A2, A3 và A4, điều này cho thấy điều kiện nhiệt độ đã ảnh hưởng đế Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 3.7. Hiệu quả của bột ngũ cốc đối với sự sinh trưởng của A.diaperinus (N = 20) - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

Bảng 3.7..

Hiệu quả của bột ngũ cốc đối với sự sinh trưởng của A.diaperinus (N = 20) Xem tại trang 48 của tài liệu.
Số liệu bảng 3.8. cho thấy, sau thời gian 3 ngày xử lý chế phẩm, với liều lượng (CT1) 0,5g/100g thức ăn, mọt gạo chết tỷ lệ đạt 73,84% và tỷ lệ này tăng lên khi tăng liều lượng và kéo dài thời gian xử lý chế phẩm - Đặc điểm sinh học, sinh thái của một khuẩn đen alphitobius diaperinus panzer và đánh giá hiệu lực phòng trừ mọt của một số chế phẩm thảo mộc

li.

ệu bảng 3.8. cho thấy, sau thời gian 3 ngày xử lý chế phẩm, với liều lượng (CT1) 0,5g/100g thức ăn, mọt gạo chết tỷ lệ đạt 73,84% và tỷ lệ này tăng lên khi tăng liều lượng và kéo dài thời gian xử lý chế phẩm Xem tại trang 50 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan