Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến lối sống của con người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

72 2K 12
Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến lối sống của con người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa giáo dục chính trị ảNH HƯởNG CủA NHÂN SINH QUAN PHậT GIáO ĐếN LốI SốNG CủA CON NGƯờI VIệT NAM HIệN NAY Khóa luận tốt nghiệp đại học CHUYÊN NGàNH: chính trị LUậT Giỏo viờn hng dn: TS. Trn Vit Quang Sinh viờn thc hin: Nguyn Th Thu Phng Lp: 48B3 Chớnh tr - Lut Vinh - 2011 Lêi c¶m ¬n Để thực hiện khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Hội đồng khoa học - Đào tạo của khoa Giáo dục chính trị, các thầy cô giáo trong Bộ môn triết học, sự động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè và những người thân. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của thầy giáo, TS. Trần Viết Quang - Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Đó là những nguồn động viên tinh thần vô cùng lớn lao để cổ vũ và tiếp thêm nghị lực cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Với tấm lòng tri ân sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn tới tất cả thầy cô, gia đình và bè bạn đã luôn ở bên cạnh tôi những lúc khó khăn, cho tôi niềm tin vào con đường của học vấn, của tri thức sÏ dẫn tới những kết quả tốt đẹp. Mong mọi người sẽ tiếp tục ủng hộ tôi nhiều hơn nữa. Chúc mọi người sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Vinh, tháng 5 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Thu Phương MỤC LỤC Vinh - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với quá trình tồn tại, phát triển trên 2500 năm, Phật giáo luôn đồng hành và chi phối lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội của Ấn Độ, cũng như các nước phương Đông. Nội dung , tính chất cũng như vai trò của Phật giáo đã và đang là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu lí luận. Dường như trong mỗi bước tiến của lịch sử thì từng vấn đề trong nội dung của Phật giáo lại được đề cập, xem xét lại và được đánh giá một cách đầy đủ và đúng đắn hơn. Cuộc sống ngày càng phát triển theo quy luật phủ định của phủ định, một vòng xoáy ốc tới đỉnh cao của sự hoàn thiện, nó đòi hỏi con người luôn đối diện với những thử thách mới nhằm tồn tại và tự khẳng định mình. Theo từng giai đoạn, từng thế hệ, các chuẩn mực lối sống cũng được thay đổi cho phù hợp với sự vận động đó. Tuy nhiên, có những điều tưởng chừng như cũ xưa đã không còn hợp thời nữa thì vẫn còn tồn tại và chứng minh tầm quan trọng không thể thay đổi đối với đời sống của con người cho dù trải qua nhiều thế kỉ và biến đổi của lịch sử. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu và thực sự tư tưởng Phật giáo đã trở thành một góc trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Từ đó có thể nói rằng, bên cạnh hình ảnh "cây đa, bến nước, sân đình" thì hình ảnh mái chùa cũng là biểu tượng thân thương, thấm sâu vào tiềm thức và trở thành một trong những giá trị văn hóa của con người Việt Nam. Đó là nét chung nhất cho sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam, và đồng thời những tư tưởng nhân sinh quan cơ bản của Phật giáo đã thấm sâu vào tiềm thức của người Việt, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của xã hội Việt Nam truyền thống. Chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế thị trường cũng có những hạn chế nhất định và biểu hiện của mặt trái kinh tế thị trường là sự suy thoái, xuống cấp nghiêm trọng về lối sống. Trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, nhân sinh quan Phật giáo có vị trí và vai trò quan trọng góp phần định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng , tác động của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay còn mang tính hai mặt, tích cực và tiêu cực. Làm sao để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong lối sống xã hội là điều thôi thúc tôi lựa chọn đề tài : “Ảnh hưởng của 4 nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống của con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo với nội dung, tính chất, đặc biệt là vai trò lịch sử của nó luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu lý luận. Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách nổi tiếng trên thế giới được biết đến như: “ Tìm hiểu về Phật giáo” của tác giả Thái Uyển; cuốn “ 2500 năm Phật giáo” của tác giả P.V.Bapat; Tác giả Junjro Takakusu nổi tiếng với “Tinh hoa triết học Phật giáo”. Ở Việt Nam, chúng ta có thể kể đến: "Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam" của Viện Triết học, Hà Nội, 1986; "Lịch sử Phật giáo Việt Nam" của PGS Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Viện Triết học, Hà Nội, 1991; "Lịch sử tư tưởng Việt Nam", tập I của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, 1993 ; "Thiền học Trần Thái Tông" của Nguyễn Đăng Thục, NXB Văn hóa Thông tin, 1996; "Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết" của Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; "Văn hóa Phật giáolối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ" của Nguyễn Thị Bảy, NXB Văn hóa thông tin 1997; "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 1997; "Tư tưởng triết của học Thiền phái Trúc Lâm đời Trần" của Trương Văn Chung, NXB Chính trị quốc gia, 1998; "Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam" của Lê Hữu Tuấn, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; "Tư tưởng Phật giáo Việt Nam" của Nguyễn Duy Hinh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 ; "Phật Giáo với văn hóa Việt Nam" của Nguyễn Đăng Duy, NXB Hà Nội, 1999; "Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam", tập I của Nguyễn Hùng Hậu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 v.v . Có thể nhận xét một cách khái quát, những công trình nghiên cứu trên đều thống nhất ở một số điểm: Phật giáoảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời sống tinh thần. Những triết lý đầy tính 5 nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền thống đã tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Những công trình nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, đã thể hiện tư tưởng triết học Phật giáoảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam. Do đó, việc đánh giá những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Phật giáo, mà trước hết là nhân sinh quan Phật giáo, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng triết học này trong đời sống xã hội Việt Nam lâu nay, là việc làm hết sức có ý nghĩa. Tuy nhiên, vấn đề ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong lối sống của xã hội Việt Nam hiện nay, chỉ mới được đề cập từng mặt, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống. Các công trình nghiên cức trên với nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau đã tạo điều kiện cho tác giả tham khảo, trên cơ sở đó tìm được một hướng đi phù hợp, nhằm giải quyết những vấn đề mà khóa luận đề ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề tài nhằm phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống của xã hội Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới. 3.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo; nội dung tư tưởng cơ bản của Phật giáo. Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo. Thứ ba, phân tích những ảnh hưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống của xã hội Việt Nam hiện nay. 6 Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống xã hội mới. 4. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo tới lối sống của xã hội Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài sử dụng các phương pháp và phương pháp luận biện chứng duy vật, chú trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, logic và lịch sử, điều tra xã hội học, thống kê, v.v 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài chỉ ra ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo, các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong giáo dục lối sống, xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Những luận điểm và kết luận trong khóa luận có ý nghĩa thiết thực đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng. Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập môn triết học, đạo đức học. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài luận văn gồm 3 chương, 10 tiết 7 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁONHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 1.1. Vài nét về Phật giáo Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc Nam Châu Á với đặc điểm khí hậu, đất đai đa dạng và khắc nghiệt cùng sự án ngữ của vòng cung dãy Hy – Mã - Lạp – Sơn kéo dài trên 2000km. Đây là yếu tố địa lý có ảnh hưởng nhất định tới quá trình hình thành văn hoá, tôn giáo và tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình đó là nhân tố kinh tế – xã hội, trong đó đặc biệt là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo mô hình đặc biệt mà Các Mác gọi là “Công xã nông thôn”. Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các nhà kinh tế điển hình là chủ nghĩa Mác coi là “chiếc chìa khoá” để hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Chính trong mô hình này đã làm phát sinh chủ yếu không phải là sự phân chia đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ như ở Hy Lạp cổ đại, mà là sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và giai dẳng của bốn đẳng cấp lớn trong xã hội: Tăng nữ, quí tộc, bình dân tự do và tiện nô (nô lệ). Thêm vào đó người Ấn Độ cổ đại đã tích luỹ được những tri thức rất phong phú về các lĩnh vực toán học, thiên văn, lịch pháp, nông nghiệp v.v… Tất cả những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và tri thức nói trên đã hợp thành cơ sở hiện thực cho sự phát triển những tư tưởng triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Phật giáo là một trường phái triết học – tôn giáo điển hình của nền tư tưởng Ấn Độ cổ đại và có nhiều ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới. Ngày nay với tư cách là một tôn giáo, Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Người sáng lập Phật giáo là Thích – Đạt - Đa, vào khoảng thế kỷ thứ VI tr.CN. Sau này ông được tôn xưng với nhiều danh hiệu khác nhau: Như 8 Lai, Phật Tổ, Đức Thế Tôn… nhưng khá phổ biến là “Thích Ca Muni” (Sakyamuni – nghĩa là “bộc hiền giả dòng Sakya”). Sau Sakyamuni một vài thế kỷ, Phật giáo được phân chia thành tông phái lớn là tiểu thừa giáođại thừa giáo (nghĩa là “cỗ xe nhỏ” và “cỗ xe lớn”). Tiểu thừa giáo phát triển về phía Nam Ấn Độ rồi truyền bá sang Xêrilanca, Philippin, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam…Đại thừa giáo phát triển mạnh ở Bắc Ấn Độ, truyền bá vào Tây tạng, Trung hoa, Nhật bản, Bắc Việt Nam… Kinh điển của Phật giáo gồm: Kinh – Luật – Luận (gọi là “Tam tạng” – tức “ba kho kinh điển”). Mà về mặt triết học thì quan trọng nhất là “kinh” và “luận”. “Tam tạng” kinh điển của Phật giáo được ghi bằng hai hệ Pali và Sankrit (Ngữ bộ Nam và Bắc Ấn) có tới trên 5000 quyển. 1.2. Triết lý nhân sinh trong hệ tư tưởng Phật giáo Nhân sinh quan Phật giáo là phần trọng tâm của triết học này. Cũng như nhiều trường phái khác của triết học Ấn Độ cổ đại, Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu cứu cánh nhân sinh ở sự “giải thoát” (Moksa) khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana). Tính quần chúng của luận điểm nhân sinh Phật giáo thể hiện ở chỗ nêu cao tinh thần “bình đẳng giác ngộ”, tức là quyền thực hiện sự giải thoát là cho tất cả mọi người mà cao hơn nữa là của mọi “chúng sinh”. Điều này mang tính nhân bản sâu sắc, vượt qua giới hạn đẳng cấp khắc nghiệt vốn là một truyền thống chính trị Ấn Độ cổ đại. Nó nói lên khát vọng “tự do cho tất cả mọi người”, không thể là độc quyền của một đẳng cấp nào, dù đó là đẳng cấp tăng nữ hay quý tộc, bình dân hay tiện nô. Nhưng đó không phải kêu gọi gián tiếp cho quyền bình đẳng về mặt chính trị mà là bình đẳng trong sự mưu cầu cứu cánh giác ngộ. Có thể, đây là lời kêu gọi gián tiếp cho quyền bình đẳng xã hội của Phật giáo, và như vậy Phật giáo thật sự là một trường phái thuộc phái “không chính thống” (tức phái cải cách) của nền tư tưởng Ấn Độ cổ đại. 9 Nội dung triết học nhân sinh của Phật giáo tập trung ở bốn luận điểm (gọi là “tứ diệu đế”). Bốn luận điểm này được Phật giáo coi là bốn chân lý vĩ đại về cuộc sống nhân sinh cho bất cứ cuộc sống nhân sinh nào thuộc đẳng cấp nào. Luận điểm thứ nhất (khổ đế): Sự thật nơi cuộc sống nhân sinh không có gì khác ngoài sự đau khổ, ràng buộc hệ luỵ, không có tự do. Đó là 8 nỗi khổ trầm lâm bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu: Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Thụ biệt ly (yêu thương chia lìa), Oán tăng hội (oán ghét nhau mà phải sống với nhau), Sở cầu bất đắc (cái mong muốn mà không đạt được), và Ngũ thụ uẩn (5 yếu tố vô thường nung nấu làm khổ). Luận điểm thứ hai (Nhân đế): là luận điểm giải thích những nguyên nhân sự thật đau khổ nơi cuộc sống nhân sinh. Đó là 12 nguyên nhân (thập nhị nhân duyên): 1. Vô minh; 2. Hành; 3. Thức; 4. Danh sắc; 5. Lục nhập; 6. Xúc; 7. Thụ; 8. ái; 9. Thủ; 10. Hữu; 11. Sinh và 12. Lão Tử. Trong 12 nhân duyên ấy thì “Vô minh” là nguyên nhân thâu tóm tất cả. Bởi vậy diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc rễ sự đau khổ nhân sinh. Dưới góc độ nhận thức, vô minh là “ngu tối”, “không sáng suốt”, “thiếu giác ngộ chân lý”. Luận điểm thứ ba (Diệt đế): Là luận điểm về khả năng có thể tiêu diệt được sự khổ nơi cuộc sống nhân sinh, đạt tới trạng thái Niết bàn, cứu cánh của hành động tự do. Luận điểm này cũng bộc lộ tinh thần lạc quan tôn giáo của Phật giáo; cũng thể hiện khát vọng nhân bản của nó muốn hướng con người đến niềm hạnh phúc “tuyệt đối”; khát vọng chân chính của con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Luận điểm thứ tư (Đao đế): là luận điểm về con đường thể hiện sự diệt khổ, đạt tới giải thoát. Đó không phải là con đường sử dụng bạo lực mà là con đường “tu đạo”. Thực chất của con đường này là hoàn thiện đạo đức cá nhân. Sự giải phóng mang ý nghĩa của sự thực hiện cá nhân, không mang ý nghĩa của những phong trào cách mạng hay cải cách xã hội. Đây là nét đặc biệt của 10 . Trờng đại học vinh Khoa giáo dục chính trị ảNH HƯởNG CủA NHÂN SINH QUAN PHậT GIáO ĐếN LốI SốNG CủA CON NGƯờI VIệT NAM HIệN NAY Khóa luận tốt nghiệp đại học. cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo. Thứ ba, phân tích những ảnh hưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống của xã hội Việt Nam hiện nay. 6

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan