Không gian nghệ thuật trong truyền kỳ mạn lục

113 1.4K 8
Không gian nghệ thuật trong truyền kỳ mạn lục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Nguyễn thị lệ không gian nghệ thuật không gian nghệ thuật trong trong truyền kỳ mạn lục truyền kỳ mạn lục Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Phạm Tuấn Vũ 2 Vinh - 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới TS. Phạm Tuấn Vũ, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Luận văn được hoàn thành còn có sự giúp đỡ về tài liệu, những ý kiến đóng góp của nhiều thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Vinh, sự tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè. Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè lòng biết ơn chân thành. Vinh, tháng 12 năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lệ MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU . 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Dự kiến đóng góp của luận văn 7. Cấu trúc luận văn Chương 1. KHÔNG GIAN TRẦN THẾ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC 1.1. Thống kê, phân loại 1.2. Đặc điểm của không gian trần thế trong Truyền kỳ mạn lục 1.2.1. Không gian xác định 1.2.2. Kiểu không gian đặc trưng của truyện truyền kỳ . 1.2.3. Không gian thực kết hợp với không gian huyễn hoặc 1.2.4. So sánh đặc điểm không gian trần thế trong Truyền kỳ mạn lục với trong Tiễn đăng tân thoại và truyện cổ tích thần kỳ ở Việt Nam 1.3. Chức năng của không gian trần thế trong Truyền kỳ mạn lục . 1.3.1. Không gian trần thế đối với việc thể hiện chủ đề truyện . 1.3.2. Không gian trần thế đối với việc thể hiện nhân vật 1.3.3. Không gian trần thế đối với việc biểu hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Dữ . Chương 2. KHÔNG GIAN THƯỢNG GIỚI TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC . 2.1. Thống kê, phân loại 5 2.2. Đặc điểm của không gian thượng giới trong Truyền kỳ mạn lục . 2.2.1. Không gian kỳ ảo . 2.2.2. Không gian siêu thoát của một tâm hồn muốn xa lánh thế sự 2.2.3. Đối sánh đặc điểm không gian thượng giới trong Truyền kỳ mạn lục với trong Tiễn đăng tân thoại và truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam . 2.3. Chức năng của không gian thượng giới trong Truyền kỳ mạn lục . 2.3.1. Không gian thượng giới đối với việc thể hiện chủ đề truyện 2.3.2. Không gian thượng giới đối với việc thể hiện nhân vật . 2.3.3. Không gian thượng giới đối với việc biểu hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Dữ Chương 3. KHÔNG GIAN ÂM PHỦ, THỦY PHỦ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC 3.1. Thống kê, phân loại 3.2. Đặc điểm của không gian âm phủ, thủy phủ trong Truyền kỳ mạn lục . 3.2.1. Không gian hư ảo . 3.2.2. Không gian đặc trưng của truyện truyền kỳ . 3.2.3. Đối sánh đặc điểm những không gian âm phủ, thủy phủ trong Truyền kỳ mạn lục với trong Tiễn đăng tân thoại và truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam 3.3. Chức năng của không gian âm phủ, thủy phủ trong Truyền kỳ mạn lục . 3.3.1. Không gian âm phủ, thuỷ phủ đối với việc thể hiện chủ đề truyện 3.3.2. Không gian âm phủ, thủy phủ đối với việc thể hiện nhân vật 7 3.3.3. Không gian âm phủ, thủy phủ đối với việc biểu hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Dữ . KẾT LUẬN . TÀI LIỆU THAM KHẢO . 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Mỗi thể loại văn chương đều có những điểm riêng biệt trong quan niệm về thế giới và con người, đồng thời có những đặc điểm trong việc thể hiện các giá trị đó. Đặc điểm quan trọng nhất của truyện truyền kỳ là tính chất “kỳ”, tức là khác lạ trong cách tư duy về thế giới và con người. Trong Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lỗ Tấn cho rằng truyện truyền kỳ thể hiện ý thức làm tiểu thuyết của người đời Đường là nói đến vai trò của hư cấu ở loại tác phẩm này. Sự hư cấu cũng biểu hiện ở không gian nghệ thuật vì vậy phạm trù này rất đáng được nghiên cứu. Cho đến nay, trong nhiều trường hợp, sự cảm thụ không gian nghệ thuật trong truyện truyền kỳ không khác mấy với không gian nghệ thuật của truyện dân gian hoặc của truyện ngắn hiện đại nên chưa thấy hết giá trị đích thực của nó. Nghiên cứu đề tài này góp phần khắc phục tình trạng đó. 1.2. Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao của truyện truyền kỳ Việt Nam. Tác phẩm này tiếp thu nhiều thành tựu của truyện truyền kỳ Trung Quốc, nhất là Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. Nghiên cứu đề tài này góp phần chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm ở phạm trù không gian nghệ thuật góp phần làm rõ sự tiếp thu sáng tạo của Nguyễn Dữ. 1.3. Viết Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ cũng sử dụng chất liệu văn học dân gian Việt nam. Nghiên cứu đề tài này để thấy được sự khác biệt giữa truyện truyền kỳ và văn học dân gian ở phương diện không gian nghệ thuật. 1.4. Trong chương trình ngữ văn Trường phổ thông hiện nay có dạy - học một số truyện truyền kỳ (Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện con hổ có nghĩa, Chuyện chức phán sự đền Tản viên, Dế chọi). Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần dạy - học tốt hơn những truyện truyền kỳ đó. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật 9 bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó” [19, 60]. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thế giới, do đó không thể quy nó về không gian địa lý hay không gian vật lý. Không gian địa lý được đo bằng số đo chính xác. Khi trở thành hình tượng không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học, không gian địa lý chịu độ khúc xạ nhất định của tâm lý sáng tạo nghệ thuật của thời đại, cá tính sáng tạo và thể loại. Không gian và thời gian là hai chiều tồn tại của hình tượng nghệ thuật, cho thấy quan điểm nghệ thuật về con người của nhà văn. Không một hình tượng nghệ thuật nào tồn tại ngoài không gian. Vì vậy mỗi nhà văn và từng tác phẩm văn học có kiểu không gian riêng, thể hiện phong cách của mình. Không gian nghệ thuật là một giá trị ước lệ mang ý nghĩa cảm xúc. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học sinh động, có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Mô hình không gian được tạo bởi các cặp phạm trù: cao - thấp, xa - gần, rộng - hẹp, cong - thẳng, bên này - bên kia . Còn mô hình thế giới có thể được tạo ra bởi các cặp tương quan: ở đây - ở kia, quê nhà - quê người, nhà quê - thành phố, cõi tiên - cõi phàm . Mỗi không gian có tính chất, quy luật riêng, được dùng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội. Mỗi nhà văn đều có cách nhìn nhận và thể hiện không gian khác nhau, phụ thuộc cách nhìn về thế giới, thời gian, hoàn cảnh sống. Không gian nghệ thuật chẳng những cho ta thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học mà còn thể hiện quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. “Tóm lại, không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật. Sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian các miền phương 10 vị, các chiều . tạo thành các ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm” [51, 93]. 2.2. Nghiên cứu không gian nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục đã có những kết quả bước đầu Trong Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, các tác giả khẳng định: “Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Dữ lại phóng tác những cốt truyện gắn bó với đất Việt. Trong tất cả hai mươi truyện của Truyền kỳ mạn lục, hầu hết nhân vật chính là người nước ta, hầu hết sự tích đều xảy ra ở đất nước ta. Thời gian xảy ra các truyện là đời Lý, đời Hồ hoặc đời Lê Sơ. Không gian của truyện là từ Nghệ An trở ra” [27, 507]. Đinh Phan Cẩm Vân trong bài Cái kỳ trong tiểu thuyết truyền kỳ đã cho rằng: “Có thể nói truyền kỳ đã mở tung mọi cánh cửa không gian. Nếu như trong thần thoại, cổ tích chủ yếu khai thác không gian trần thế thì truyền kỳ lại để một dư địa rộng rãi cho không gian huyễn tưởng, kỳ ảo” [65, 49]. “Thiên đình, thuỷ cung, âm phủ . Là những không gian kỳ ảo khác mà truyền kỳ khai thác” [65, 49]. Đây là những gợi ý cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu. Vũ Thanh trong bài Những biến đổi của yếu tố kỳ và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam đã thấy rằng một số truyện trong Truyền kỳ mạn lục “chuyển những vấn đề trong đời sống hiện thực vào thế giới thần kỳ, Nguyễn Dữ rõ ràng đã tạo ra một không gian tự do cho sự sáng tạo” [58, 28]. Trong luận văn Các kiểu kết cấu trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, tác giả Trần Thị Thu Thủy cho rằng: “Với môtíp quen thuộc của tác giả văn học dân gian, trong tác phẩm của mình, ông đã khai thác môtíp đó ở khía cạnh yêu đương, tạo cho tác phẩm một không gian huyễn hoặc, nhiều yếu tố ly kỳ, góp phần làm nên giá trị của tác phẩm” [62, 23]. Trong luận văn So sánh nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, Nguyễn Thị Cẩm Tú có đề cập đến không gian nghệ thuật: “Người đọc sẽ cùng các nhân vật phưu lưu trong bốn cõi không gian vừa phi quãng tính, vừa vô định hướng” [64, 65].

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan