Đánh giá kỹ năng đọc và xây dựng graph môn sinh học lớp 11 THPT

19 384 0
Đánh giá kỹ năng đọc và xây dựng graph môn sinh học lớp 11   THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ==== ==== NGUYỄN THỊ THU HÀ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ĐỌC XÂY DỰNG GRAPH MÔN SINH HỌC LỚP 11THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Chuyên ngành: L/ luận Phương pháp dạy học Sinh học Mã số: 60.14.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH HỘI Vinh – 2009 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản thành nước công nghiệp hội nhập với cộng đồng quốc tế, trong đó nhân tố quyết định mục tiêu này chính là nguồn nhân lực con người Việt Nam cả về số lượng chất lượng. Để đáp ứng được mục tiêu đó, giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng. “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”. Để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học được Đảng Nhà nước ta đặc biệt quan tâm bởi giáo dục (GD) không chỉ hướng đến kết quả mà phải vươn tới một hiệu quả lâu dài. Hội nghị TW 6 khóa IX đã kết luận về giáo dục đào tạo: “Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước ”. Luật GD, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS [20], với mục tiêu đào tạo gắn liền với việc xác định những gì cần đạt được với người học đó là một hệ thống phẩm chất năng lực được hình thành trên nền tảng kiến thức, kỹ năng đầy đủ chắc chắn [ ] 13 . Sự phát triển nhanh, mạnh của khoa học công nghệ thông tin cùng với những thành tựu mới ngày càng nhiều của các ngành khoa học đặc biệt là trong lĩnh vực sinh học đã thu được nhiều thành tựu to lớn, vậy nên việc dạy học trong các nhà trường nói chung dạy học ở trường phổ thông nói riêng phải có một sự đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, Trong đó đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng nhằm xác định rõ chất lượng dạy học trong truờng phổ thông. Có nhiều phương pháp dạy học. Tuy nhiên tùy nội dung chương trình mà xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp. Thông thường trong giảng dạy các môn khoa học, đặc biệt trong những bài hệ thống hóa kiến thức hoặc tổng kết được sử dụng phương pháp sơ đồ hóa. Phương pháp này có ưu thế trong việc giúp học sinh nhanh chóng thực hiện các thao tác quá trình phân tích, tổng hợp tạo cơ sở cho học sinh 2 lĩnh hội tri thức ở mức khát quát hóa, hệ thống hóa cao. Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa giúp cho việc phát triển trí tuệ của học sinh, rèn luyện trí nhớ, tạo điều kiện cho việc học tập sáng tạo, phương pháp graph còn giúp các em có khả năng ghi nhớ lâu, hệ thống hóa kiến thức một cách logic, có phương pháp học tập khoa học để tự học suốt đời. Sinh học lớp 11 nghiên cứu đến sinh học cơ thể đa bào (thực vật động vật) bao gồm các khái niệm, các cơ chế các quá trình của một cơ thể sống là nội dung kiến thức hoàn toàn mới khó, đòi hỏi tính l/ luận thực tiễn cao. Chính vì thế việc đánh giá kỹ năng đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị trong SGK kỹ năng xây dựng graph là một việc làm rất khó khăn, hoàn toàn mới nhưng rất có / nghĩa trong giáo dục. Hơn thế nữa, việc đánh giá đúng khả năng đọc hiểu xây dựng graph còn giúp cho giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Từ đó giúp HS nâng cao hiệu quả học tập. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học phổ thông nói chung phần sinh học lớp 11 nói riêng, chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá kỹ năng đọc xây dựng Graph môn sinh học lớp 11 – THPT”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng quy trình hệ thống câu hỏi – graph phần kiến thức SH 11THPT đủ tiêu chuẩn định tính định lượng dùng để đánh giá kỹ năng đọc xây dựng graph. Đánh giá được kỹ năng đọc graph kỹ năng xây dựng graph của HS khối 11 THPT, làm cơ sở để áp dụng các phương pháp tích cực vào dạy học. So sánh kỹ năng đọc xây dựng graph của các trường khác nhau, các ban khác nhau, tìm mối tương quan giữa kỹ năng đọc xây dựng graph với kết quả xếp loại cuối năm của từng học sinh. Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng đọc xây dựng graph nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới của quá trình dạy học (QTDH). 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu l/ thuyết xây dựng graph, quy trình đánh giá kỹ năng đọc xây dựng graph; - Tìm hiểu tình hình sử dụng phương pháp graph vào dạy học bậc THPT ở các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An; 3 - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình kế hoạch giảng dạy của chương trình Sinh học 11 – THPT, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch soạn thảo hệ thống câu hỏi về đọc xây dựng graph gọi tắt là câu hỏi graph, từ đó xây dựng quy trình để đánh giá kỹ năng đọc xây dựng các graph của học sinh; - Xây dựng các tiêu chí đánh giá; - Đánh giá kỹ năng đọc graph, kỹ năng xây dựng graph đồng thời cả hai kỹ năng của học sinh khối 11, so sánh kỹ năng đọc xây dựng graph giữa học sinh hai ban khác nhau hai trường khác nhau; - Xác định mối quan hệ giữa kỹ năng đọc xây dựng graph với kết quả xếp loại học tập cả năm. 4. ĐỐI TƯỢNG KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Quy trình thiết kế câu hỏi dùng để đánh giá kỹ năng đọc xây dựng graph; - Quy trình đánh giá kỹ năng đọc xây dựng graph của học sinh khối 11 – THPT; 4.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 11 giáo viên giảng dạy môn Sinh học của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu đánh giá đúng kỹ năng đọc xây dựng graph của học sinh sẽ có biện pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với năng lực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học là tài liệu tham khảo của các cấp quản ly giáo dục Nếu xây dựng được một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng đọc xây dựng graph của học sinh THPT sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, rèn luyện cho học sinh phong cách học tập khoa học để tự học suốt đời. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các văn bản, Nghị quyết của Đảng Nhà nước, Bộ Giáo dục – Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH); Nghiên cứu các tài liệu về sơ đồ hóa, sơ đồ hóa trong dạy học; 4 Nghiên cứu, đề xuất quy trình đánh giá kỹ năng đọc xây dựng graph; Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng đọc xây dựng graph trong dạy học ở trường THPT; các công trình khoa học tài liệu có liên quan. 6.2. Phương pháp điều tra Điều tra, đánh giá kỹ năng đọc xây dựng graph môn Sinh học 11THPT ở một số tường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An bằng bài kiểm tra. Thăm dò tình hình dạy học các phương pháp tích cực nói chung phương pháp graph nói riêng bằng phiếu in sẵn. 6.3. Phương pháp chuyên gia Khi xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá kỹ năng đọc xây dựng graph, chúng tôi trao đổi với giáo viên hướng dẫn các đồng nghiệp vừa có chuyên môn vững vừa có kinh nghiệm lâu năm 6.4. Phương pháp thống kê toán học * Theo phương pháp thống kê xác suất cổ điển Các số liệu thu được của các lớp đánh giá được chấm theo thang điểm 10 được xử lí bằng thống kê toán học theo các tham số sau: - Trung bình cộng: X - Đo độ TB của một tập hợp k i i i=1 1 X x n n = ∑ (Công thức 1) Trong đó: x i : giá trị của từng điểm số nhất định. n i : số bài có điểm số đạt x i . n : tổng số bài làm. - Phương sai (Variance) Khi xác định được giá trị TB ( X ), chúng ta cần xác định khoảng cách giữa một điểm bất kì với TB, từ đó có thể kết luận về giá trị tin cậy của X , tham số đó chính là phương sai, phương sai được tính theo công thức: 5 k 2 2 i i i=1 1 s = (x -X) .n n ∑ (Công thức 2) Nếu n < 30 thì dùng công thức: k 2 2 i i i=1 1 s = (x -X) .n n - 1 ∑ - Độ lệch chuẩn (s): Khi xác định giá trị X , để kết luận 2 kết quả trên là giống nhau chúng ta phải tiến hành tính độ lệch chuẩn theo công thức: k 2 i i i=1 1 s = (x -X) .n n ∑ (Công thức 3) * Theo phương pháp xử lý bằng phần mềm SPSS Giới thiệu về phần mềm SPSS: SPSS (Statistical Package for Social Sciences) phát triển dựa trên phần mềm của Norman Nice thuộc hãng Apache Softwave Foundation. SPSS for Windows là sản phẩm tích hợp chặt chẽ nhiều tính năng cho quá trình phân tích như lập kế hoạch, thu thập dữ liệu, truy cập dữ liệu, quản l/ chuẩn bị dữ liệu, phân tích dữ liệu, báo cáo sử dụng dữ liệu. Bạn có thể sử dụng SPSS for Windows trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: Điều tra nghiên cứu thị trường, nghiên cứu trực tiếp; Học thuật; Nghiên cứu hành chính, nhân lực, lập kế hoạch nhân lực; Y tế, KH medical, scientific, nghiên cứu KH xã hội; Lập kế hoạch dự báo; Cải thiện chất lượng; Báo cáo quyết định đặc biệt; Phát triển ứng dụng phân tích cấp doanh nghiệp Cách thực hiện: Bước 1: Mở phần mềm SPSS → cửa sổ Variable view → mã hóa biến: - Biến 1: tt (thứ tự), kiểu numberic - Biến 2: hovaten (họ tên học sinh), kiểu String (chuỗi) - Biến 3: khoi (khối A hay B, C), kiểu String (chuỗi) - Biến 4: trương (trường) kiểu String (chuỗi) - Biến 5: toan (điểm trung bình môn toán), kiểu numberic - Biến 6: ly (điểm trung bình môn l/), kiểu numberic - Biến 7: hoa (điểm trung bình môn hóa), kiểu numberic - Biến 8: sinh (điểm trung bình môn sinh), kiểu numberic 6 - Biến 9: trungbinhchung (điểm trung bình chung cả năm lớp 11), kiểu numberic - Biến 10: cau1 (câu 1), kiểu numberic - Biến 11: cau2 (câu 2), kiểu numberic …… cho đến câu 48 Bước 2: Vào cửa sổ Data view, nhập điểm dữ liệu vào các biến. Nhập tên học sinh, trường, khối, điểm trung bình các môn tự nhiên, điểm trung bình chung, điểm từng câu từ 1 đến 48 câu. Bước 3: Analysis → statistics → frequency → nhập các biến cần phân tích sang ô bên phải tính độ khó của mỗi câu hỏi → OK. Tính số học sinh thực hiện mỗi câu hỏi. So sánh kỹ năng học sinh của các trường của các ban khoa học tự nhiên ban cơ bản. Bước 4: Tính mối liên quan giữa kỹ năng xây dựng graph năng lực học tập các môn khoa học tự nhiên Analysis → correlation → Bivariate Correlation → chọn Spearman → chọn các biến cần xác định mối liên quan là điểm các môn toán, l/, hóa, sinh, điểm trung bình chung điểm kỹ năng đọc graph, điểm kỹ năng xây dựng graph, điểm tổng hợp 2 kỹ năng trên → OK. 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Đề xuất được quy trình xây dựng câu hỏi đánh giá kỹ năng đọc kỹ năng xây dựng graph môn Sinh học 11. - Đề xuất được quy trình đánh giá kỹ năng đọc xây dựng graph môn Sinh học của học sinh THPT; - Đánh giá được kỹ năng đọc, kỹ năng xây dựng graph đồng thời đánh giá được cả 2 kỹ năng đó đối với môn Sinh học của HS lớp 11 THPT. - So sánh được kỹ năng đọc xây dựng graph của học sinh lớp 11 THPT ở các trường khác nhau giữa các ban khác nhau (ban KHTN ban CB). - Đánh giá được mối liên quan giữa năng lực học tập của các môn tự nhiên, điểm trung bình chung cả năm học, xếp loại học tập cả năm với kỹ năng đọc xây dựng graph. - Đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng đọc xây dựng graphhọc sinh khối 11 – THPT. 7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ĐỌC XÂY DỰNG GRAPH TRONG DẠY HỌC 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vận dụng graph vào dạy học 1.1.1.1. Trên thế giới Năm 1965, tại Liên xô (cũ), A.M.Xokhor là người đầu tiên đã vận dụng một số quan điểm của l/ thuyết graph để mô hình hóa nội dung tài liệu giáo khoa (một khái niệm, một định luật .). A.M. Xokhor đã diễn tả những khái niệm bằng những graph, trong đó các nội dung cơ bản của khái niệm được bố trí trong các ô các mũi tên chỉ sự liên hệ giữa các nội dung. A.M. Xokhor cũng giải thích rằng: Graph nội dung của một tài liệu giáo khoa cho phép người giáo viên có những đánh giá sơ bộ về một số đặc điểm dạy học của tài liệu đó. Chẳng hạn, theo thực nghiệm của A.M. Xokhor, đặc điểm khách quan đặc trưng nhất cho tính vừa sức của một tài liệu giáo khoa (được xây dựng theo một logic nào đó) là số lượng cạnh (diện) của graph. Vì số lượng các cạnh graph của tài liệu giáo khoa đặc trưng cho hệ thống các mối liên hệ bên trong của tài liệu, còn số lượng các khái niệm gắn bó kết luận cuối cùng với khái niệm xuất phát xa nhất của nó cho phép ta suy ra được tính chất phức tạp của câu giải thích hay logic nội tại của tài liệu giáo khoa. A.M. Xokhor đã vận dụng duyệt “cây’ trong nghiên cứu hệ thống khái niệm. Ưu điểm nổi bật của cách mô hình hóa nội dung một tài liệu giáo khoa bằng một graph là đã trực quan hóa được những mối liên hệ, quan hệ bản chất trong các khái niệm tạo nên tài liệu giáo khoa đó. Graph giúp học sinh cấu trúc hóa một cách dễ dàng nội dung tài liệu giáo khoa hiểu bản chất, nhớ lâu hơn, vận dụng hiệu quả hơn. Cũng vào năm đó, V.X.Poloxin dựa theo cách làm của A.X.Khor đã dùng phương pháp graph để diễn tả trực quan những diễn biến của một tình huống dạy học, tức là đã diễn tả bằng một sơ đồ trực quan trình tự những hoạt động của giáo viên 8 học sinh trong việc thực hiện một thí nghiệm hóa học. Đây là một bước tiến mới trong việc vận dụng l/ thuyết graph vào dạy học. V.X.Poloxin cũng mô tả trình tự các thao tác dạy học trong một tình huống dạy học bằng graph. Qua đó có thể so sánh các phương pháp dạy học được áp dụng cho cùng một nội dung, vì cùng một nội dung có thể dạy bằng những phương pháp khác nhau trình tự logic của một tình huống dạy học có thể khác nhau. Từ đó có thể giải thích được hiệu quả của mỗi phương pháp dạy học. Năm 1972, V.P. Garkumôp đã sử dụng phương pháp graph để mô hình hóa các tình huống của dạy học nêu vấn đề của bài học. Theo V.P. Garkumôp, trong việc tạo ra các mẫu của tình huống nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thì việc vận dụng l/ thuyết graph có thể giúp ích rất nhiều cho các nhà l/ luận dạy học. L/ thuyết graph cho phép xác định trình tự hành động trong tiến trình giải quyết tình huống có vấn đề đặt ra chọn những kiểu nhất định của nó. V.P. Garkumôp đã đưa ra các kiểu vận dụng l/ thuyết graph trong dạy học nêu vấn đề. Theo tác giả, ở trình độ lúc bấy giờ của việc nghiên cứu sáng tạo chưa chắc đã có thể đề ra được bao nhiêu mô hình chung của việc giải quyết vấn đề, do đó chỉ có thể áp dụng trong các giờ học không bắt buộc trong ngoại khóa. Như vậy, V.P.Garkumôp đã sử dụng phương pháp graph để mô hình hóa các tình huống dạy học nêu vấn đề - một việc làm cần thiết để phát huy tính tích cực của học sinh. Năm 1973, tại Liên Xô (cũ) tác giả Nguyễn Như Ất trong luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm đã vận dụng l/ thuyết graph kết hợp phương pháp ma trận (matrix) như một phương pháp hỗ trợ để xây dựng logic cấu trúc các khái niệm “tế bào học” trong nội dung giáo trình môn Sinh học đại cương trường phổ thông của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa [ ] 2 . 1.1.1.2. Ở Việt Nam Từ năm 1971, Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên đã nghiên cứu chuyển hóa graph toán học thành graph dạy học đã công bố nhiều công trình trong lĩnh vực này. Năm 1980, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, tác giả Trần Trọng Dương đã nghiên cứu đề tài: “Áp dụng phương pháp Graph Algorit hóa để nghiên cứu cấu trúc phương pháp giải, xây dựng hệ thống bài toán về lập công 9 thức hóa học ở trường phổ thông”. Tác giả đã áp dụng phương pháp graph algorit hóa vào việc phân loại các kiểu bài toán về lập công thức hóa học. Năm 1983, Nguyễn Đình Bào nghiên cứu sử dụng graph để hướng dẫn ôn tập môn toán. Cùng thời gian đó Nguyễn Anh Châu đã nghiên cứu sử dụng graph hướng dẫn ôn tập môn Văn. Các tác giả này đã sử dụng graph để hệ thống hóa kiến thức mà học sinh đã học trong một chương hoặc trong một chương trình nhằm thiết lập mối liên hệ các phần kiến thức đã học, giúp cho học sinh ghi nhớ lâu hơn. Năm 1984, Phạm Tư với sự hướng dẫn của Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã nghiên cứu đề tài “Dùng graph nội dung của bài lên lớp để dạy học chương Nitơ – Phôtpho ở lớp 11 trường trung học phổ thông”, tác giả đã nghiên cứu việc dùng phương pháp graph với tư cách là phương pháp dạy học (biến phương pháp graph trong toán học thành phương pháp dạy học hóa học ổn định) đối với bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới về hóa học ở chương “Nitơ – Phôtpho” lớp 11 –THPT. Đồng thời, tác giả cũng đã xây dựng quy trình áp dụng phương pháp này cho giáo viên học sinh qua tất cả các khâu (chuẩn bị bài, lên lớp, tự học ở nhà, kiểm tra đánh giá) đưa ra một số hình thức áp dụng trong dạy học hóa học. Với thành công của Phạm Tư, l/ thuyết graph đã được vận dụng như một phương pháp dạy học hóa học thực sự có hiệu quả. Năm 1987, Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu “Dùng phương pháp graph lập chương trình tối ưu để dạy môn Sử”. Trong công trình này tác giả đã nghiên cứu chuyển hóa graph toán học vào lĩnh vực giảng dạy khoa học quân sự. Năm 1993, Hoàng Việt Anh đã nghiên cứu “Vận dụng phương pháp sơ đồ - graph vào giảng dạy địa l/ các lớp 6 8 ở trường trung học cơ sở”. Tác giả đã tìm hiểu vận dụng phương pháp graph trong quy trình dạy học môn Địa l/ ở trường trung học cơ sở đã bổ sung một phương pháp dạy học cho những bài thích hợp, trong tất cả các khâu lên lớp (chuẩn bị bài, nghe giảng, ôn tập, kiểm tra) nhằm nâng cao năng lực lĩnh hội tri thức, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa l/. Tác giả đã sử dụng phương pháp graph để phát triển tư duy của học sinh trong việc học tập địa l/ rèn luyện kỹ năng khai thác sách giáo khoa cũng như các tài liệu tham khảo khác [ ] 2 . Tại Trường ĐH Vinh, Năm 2000, tác giả Phan Thị Thanh Hội đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ với đề tài “Xây dựng sử dụng một số dạng sơ đồ trong dạy học Sinh thái học lớp 11 – Trung học phổ thông”. Năm 2005, trong luận án Tiến sĩ của mình, tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh đã nghiên cứu một cách hệ thống về l/ thuyết graph ứng dụng l/ thuyết graph trong 10 . trình xây dựng câu hỏi đánh giá kỹ năng đọc và kỹ năng xây dựng graph môn Sinh học 11. - Đề xuất được quy trình đánh giá kỹ năng đọc và xây dựng graph môn Sinh. hỏi graph, từ đó xây dựng quy trình để đánh giá kỹ năng đọc và xây dựng các graph của học sinh; - Xây dựng các tiêu chí đánh giá; - Đánh giá kỹ năng đọc graph,

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan