Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm EM trong quy trình nuôi tôm chân trắng( penaeus vannamei ) tại xí nghiệp nuôi ttôm công nghiệp thông thuận phước thể tuy phong bình thuận

16 708 1
Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm EM trong quy trình nuôi tôm chân trắng( penaeus vannamei ) tại xí nghiệp nuôi ttôm công nghiệp thông thuận   phước thể   tuy phong   bình thuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------------- TRƯƠNG QUANG PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EM TRONG QUY TRÌNH NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI) TẠI NGHIỆP NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP THÔNG THUẬN - PHƯỚC THỂ, TUY PHONG , BÌNH THUẬN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ NGÀNH NUÔI TRỒNG THUY SẢN Vinh, 1/2008 1 L ỜI CAM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài những nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ khác để hoàn thành tốt đề tài này. Lời cảm ơn sâu sắc nhất được gửi tới thầy giáo Lê Minh Hải, đã định hướng và tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Xin bày tỏ lòng cảm ơn đến nghiệp nuôi tôm công nghiệp Thông Thuận - Phước Thể, Tuy Phong, Bình Thuận đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Qua đây xin chân thành gửi lời cảm ơn trân trọng tới ban chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo tổ bộ môn thủy sản khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại học Vinh, những người đã truyền đạt cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua. Gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong và ngoài lớp, những người luôn bên cạnh giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Lời nói không thể bày tỏ được những gì mà cha mẹ và những người thân trong gia đình đã giành cho tôi trong suốt thời gian qua. Những người đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất cũng như tinh thần và động viên tôi trong suốt thời gian qua để tôi thực hiện đề tài này. Vinh, tháng 01 năm 2009 Sinh viên Trương Quang Phương 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 3 1.1.1. Hệ thống phân loại .3 1.1.2. Nguồn gốc và phân bố .3 1.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo .3 1.1.4. Đặc điểm sinh thái và vòng đời tôm Chân trắng .4 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của tôm Chân trắng .5 1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu về thức ăn tôm Chân trắng 7 1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng EM trong nuôi nuôi tôm Chân trắng trên thế giới và Việt Nam .8 1.2.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm EM vào quy trình nuôi tôm Chân trắng 8 1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng EM trong nuôi nuôi tôm Chân trắng trên thế giới 10 1.2.3. Tình nghiên cứu và sử dụng EM trong nuôi tôm Chân trắng tại Việt Nam 12 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu .16 2.3. Nội dung nghiên cứu .16 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16 2.5. Phương pháp nghiên cứu 16 2.5.1. Điều kiện thí nghiệm .16 2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 17 2.5.3. Sơ đồ khối 17 2.5.4. Phương pháp xác định và thu thập số liệu .18 3 2.6. Xử lý số liệu 19 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .20 3.1. Diễn biến các yếu tố môi trường 20 3.1.1. Độ kiềm 21 3.1.2. Giá trị pH 22 3.1.3. Hàm lượng oxy hòa tan .24 3.1.4. Hàm lượng NH 3 . 27 3.1.5. Độ trongsự phát triển của tảo 29 3.1.6. Nhiệt độ .32 3.1.7. Độ mặn .34 3.2. Kết quả theo dõi sự phát triển của tôm .35 3.2.1. Sinh trưởng về chiều dài thân tôm 35 3.2.2. Tăng trưởng về khối lượng 38 3.2.3. Tỷ lệ sống .41 3.3. Kết quả theo dõi sự phát triển của dịch bệnh .43 3.4. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế 44 3.4.1. Kết quả sản xuất .44 3.4.2. Hiệu quả kinh tế 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .48 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Đầy đủ CP Charoen pokphanh CT Công thức CT1 Công thức 1 4 CT2 Công thức 2 Ctv Cộng tác viên EM Effective Microganissms KS Kỹ NTTS Nuôi trồng thủy sản DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Điều kiện môi trường cho sinh trưởng và phát triển của tôm 6 Bảng 1.2. Sản lượng tôm Chân trắng 11 Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng tôm Chân trắng năm 2006 .13 Bảng 2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 18 Bảng 3.1. Diễn biến các yếu tố môi trường ở các công thức thí nghiệm .20 Bảng 3.2. Theo dõi giá trị của độ kiềm trong quá trình nuôi 21 Bảng 3.3. Theo dõi giá trị pH 23 Bảng 3.4. Diễn biến của DO trơng quá trình nuôi 26 Bảng 3.5. Diễn biến của NH 3 trong quá trình nuôi .28 Bảng 3.6. Diễn biến độ trong trong quá trình nuôi .30 5 Bảng 3.7. Diễn biến nhiệt độ trong quá trình nuôi 33 Bảng 3.8. Diễn biến độ mặn trong quá trình nuôi .34 Bảng 3.9. Sinh trưởng tích lũy về chiều dài thân tôm .35 Bảng 3.10. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài thân tôm .37 Bảng 3.11. Tăng trưởng tích lũy về khối lượng tôm .38 Bảng 3.12. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng tôm nuôi .40 Bảng 3.13. Tỷ lệ sống tôm nuôi .41 Bảng 3.14. Theo dõi sự phát triển của bệnh tôm trong quá trình nuôi .43 Bảng 3.15. Kết quả sản xuất 44 Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế 45 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Hình thái ngoài tôm Chân trắng 3 Hình 1.2. Sơ đồ vòng đời tôm he .5 Hình 1.3. Các quốc gia sử dụng chế phẩm EM .12 Hình 3.1. Diễn biến độ kiềm trong quá trình nuôi 22 Hình 3.2. Diễn biến pH trong ao nuôi .24 Hình 3.3. Diễn biến DO trong quá trình nuôi 26 Hình 3.4. Diễn biến NH 3 trong quá trình nuôi .28 Hình 3.5. Theo dõi diễn biến độ trong trong quá trình nuôi .30 Hình 3.6. Tốc độ sinh trưởng trung bình về chiều dài 36 Hình 3.7. Tốc độ tăng trưởng khối lượng tôm nuôi 39 Hình 3.8. Tỷ lệ sống tôm nuôi 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm gần đây nuôi trồng thủy sản (NTTS) Việt Nam phát triển mạnh chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hàng năm diện tích và sản lượng không ngừng được tăng lên. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó thì các mô hình nuôi một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch và quản lý đồng bộ đã làm cho nghề NTTS đứng trước những vấn đề khó khăn, đó là sự ô nhiễm môi trường do các vùng nuôi gây nên, dịnh bệnh tràn lan và vấn đề về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm NTTS.[21] Để khắc phục những khó khăn trên, hiện nay trên thị trường đã có nhiều chế phẩm sinh học được sử dụng trong quy trình nuôi các đối tượng thủy sản, song một số chế phẩmgiá thành cao mà kết quả đem lại chưa rõ rệt. Việc nghiên cứu, đánh giá đúng tác dụng của các chế phẩm trở nên cần thiết và cấp bách giúp người nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất.[22] Chế phẩm EM (Effective Microganissms) là tập hợp bao gồm các vi sinh vật hữu hiệu đã được phát triển ở trường đại học tổng hợp Ryukus, Okinawa, Nhật Bản vào đầu năm 1980 do giáo nông nghiêp, tiến sỹ Terno Higa phát minh ra. Đến năm 1989 công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM) bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Hiện nay, chế phẩm EM được sử dụng rất hiệu quả trong NTTS ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam việc sử dụng chế phẩm EM đã được áp dụng ở nhiều nơi trên cả nước và thu được hiệu quả tốt.[13] Tôm Chân trắng là đối tượng mới được di nhập vào nước ta, có gá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, thời gian nuôi ngắn, thích nghi tốt với điều kiện môi trường nước ta. Nhưng đây cũng là đối tượng nuôi mới nên 7 việc nghiên cứu, áp dụng chế phẩm sinh học trong quy trình nuôi tôm Chân trắng còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.[15] Được sự đồng ý, giúp đỡ của bộ môn nuôi trồng thủy sản – khoa Nông Lâm Ngư – Đại Học Vinh và nghiệp nuôi tôm công nghiệp Thông ThuậnTuy Phong, Bình Thuận tôi thực hiên đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm EM trong quy trình nuôi tôm Chân trắng (Penaeus vannamei) tại nghiệp nuôi tôm công nghiệp Thông Thuận - Phước Thể, Tuy Phong, Bình Thuận” 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được hiệu quả sử dụng của chế phẩm EM trên tôm Chân trắng giúp nguời nuôi đạt hiệu quả cao trong nuôi tôm Chân trắng. 8 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Hệ thống phân loại Ngành chân đốt: Athropoda Bộ mười chân: Decapoda Bộ phụ bơi lội: Natania Họ tôm he: Penacidae Giống tôm he: Penaeus Loài tôm Chân trắng : Penaues vannamei Tên tiếng Anh: White leg shimp 1.1.2. Nguồn gốc và phân bố Trong tự nhiên, tôm Chân trắng phân bố ở vùng Duyên Hải Thái Bình Dương. Từ phía Bắc nước Mêxicô đến phía Nam nước Chi Lê, tập trung nhiều tại vùng Duyên Hải nước Ecuador. Ngày nay tôm Chân trắng đã có mặt ở hầu hết các khu vực ôn đới và nhiệt đới bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và các nước ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á đều thích hợp cho việc nuôi các đối tượng này [15] 1.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo Tôm Chân trắng có vỏ, mỏng màu trắng đục, chân bò có màu trắng ngà. Vỏ đầu ngực có những gân gai và gai sâu rõ rệt. Không có gai mắt và gai đuôi. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. 9 Hình1.1. Hình thái ngoài tôm Chân trắng 1.1.4. Đặc điểm sinh thái và vòng đời tôm Chân trắng Tôm Chân trắng phân bố tự nhiên ở Đông Thái Bình Dương từ Bắc Mêxicô đến Peru. Tôm Chân trắngsống thích hợp từ độ sâu 0 - 72m, nền đáy bùn, trong các giai đoạn phát triển khác nhau thì phân bố ở các khu vực khác nhau. [26] Giai đoạn ấu trùng và đầu post larvae tôm sống trôi nổi ở tầng mặt và tầng giữa. Cuối giai đoạn post larvae tôm bắt đầu chuyển sang sống đáy. Đến giai đoạn tiền trường thành tôm Chân trắngsống ở vùng cửa sông, trưởng thành tôm sống ở biển [3]. Nhu cầu về dinh dưỡng của tôm Chân trắng khác nhau trong vòng đời sinh trưởng. Ở các giai đoạn phát triển có các loại thức ăn đặc trưng. Trong thiên nhiên tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70m, nhiệt độ 26 – 30 0 C, độ mặn khá cao (35% 0 ) [6]. So với các loài tôm khác trong giống tôm he thì tôm Chân trắng có nhiều ưu điểm thuận lợi trong việc nuôi và sản xuất giống nhân tạo như: Thích ứng rộng với độ mặn, tỷ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh trong ao thích hợp với nuôi ở mật độ cao, thích nghi với điều kiện nuôi quảng canh, dễ nuôi trong trại giống, các giống nuôi hiện nay đều sinh sản nhân tạo được [5]. * Vòng đời tôm Chân trắng: Tôm Chân trắng có vòng đời giống với vòng đời của giống tôm He. Đều trải qua 6 giai đoạn: giai đoạn phôi, giai đoại ấu trùng, giai đoạn ấu niên, giai đoạn thiếu niên, giai đoạn sắp trưởng thành, giai đoạn trưởng thành. Tôm bố mẹ thành thục sống ở biển khơi, có độ mặn cao, ấu trùng tôm phát triển ở đây, qua nhiều lần lột xác thành hậu ấu trùng. Tôm Chân trắng là loài có thelycum hở. Trong quá trình giao hợp pestama chuyển tinh trùng sang thelycum con cái ở đó tinh trùng được kí thác tại thelycum tối đa đến một tuần. Do tôm Chân trắnglà loài có thelycum hở nên quá trình giao hợp có thể tiến hành giữa hai thời kì thay vỏ, sau khi trứng đã chín và tôm cái có thể đẻ 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:54

Hình ảnh liên quan

1.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo - Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm EM trong quy trình nuôi tôm chân trắng( penaeus vannamei ) tại xí nghiệp nuôi ttôm công nghiệp thông thuận   phước thể   tuy phong   bình thuận

1.1.3..

Đặc điểm hình thái và cấu tạo Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 1.2. Sơ đồ vòng đời tôm he - Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm EM trong quy trình nuôi tôm chân trắng( penaeus vannamei ) tại xí nghiệp nuôi ttôm công nghiệp thông thuận   phước thể   tuy phong   bình thuận

Hình 1.2..

Sơ đồ vòng đời tôm he Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan