Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975

108 1.3K 10
Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng Đại học vinh ________________ Đặng quốc chi Đặc trng nghệ thuật tiểu thuyết của nguyễn khải sau 1975 Chuyên ngành: lí luận văn học Mã số: 60.22.32 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Lê văn dơng Vinh 2009 1 Mục lục Trang Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tợng nghiên cứu, phạm vi t liệu khảo sát 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .8 5. Phơng pháp nghiên cứu8 6. Cấu trúc luận văn8 Chơng 1. Tiểu thuyết của Nguyễn Khải trong hành trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 9 1.1. Những tiền đề cơ bản của sự đổi mới tiểu thuyết sau 1975 9 1.1.1 Bối cảnh xã hội, văn hóa của sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 .9 1.1.2. Sự phát triển mạnh mẽ của cá nhân, cá tính .11 1.2. Những đổi mới cơ bản của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 12 1.2.1. Đổi mới cách nhìn về hiện thực 12 1.2.2. Đổi mới quan niệm về con ngời .14 1.2.3. Đổi mới về việc thể hiện nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn từ 21 1.3. Vị trí tiểu thuyết Nguyễn Khải trong hành trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 .24 1.3.1. Nguyễn Khải vài nét về tiểu sử 24 1.3.2. Hành trình sáng tạo .24 1.3.3. Vị trí tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Khải .28 Chơng 2. Sự lựa chọn cảm hứng, đề tài trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975 32 2.1. Cảm hứng và đề tài trong sáng tạo văn học 32 2.1.1. Những cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 .34 2.1.2. Những đề tài chính của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 36 2 2.1.3. Cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975 39 2.1.3.1. Cảm hứng chiêm nghiệm.39 2.1.3.2. Cảm hứng thế sự đời t .45 2.2. Đề tài tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975 52 2.2.1. Đề tài về tôn giáo .52 2.2.3. Đề tài về bi kịch của nhân vật trí thức.63 Chơng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn từ trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 197570 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 70 3.1.1. Khắc họa nhân vật qua cách nhìn của ngời kể chuyện và qua đối thoại .70 3.1.2. Khắc họa nhân vật qua bút pháp dòng ý thức.74 3.1.3. Làm nổi bật nhân vật bằng việc xây dựng cặp nhân vật già- trẻ 78 3.2. Giọng điệu 84 3.2.1. Giọng kể chuyện dân dã .85 3.2.2. Giọng triết lí, tranh luận .90 3.2.3. Giọng trần thuật đa thanh .94 3.3. Ngôn từ 99 3.3.1. Ngôn từ giàu chất trí tuệ, sinh động 99 3.3 2. Câu văn biến hóa linh hoạt 103 Kết luận.108 Tài liệu tham khảo .111 3 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, đặc biệt là từ thời kì đổi mới đã phản ánh chân thực đa dạng mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Khi bàn về văn học sau 1975, chúng ta thờng thấy các nhà nghiên cứu hay nhắc đến các từ nh đổi mới, phản tỉnh, toàn diện, sâu sắc, nhân bản Bản thân các từ ấy đã lột tả đợc nhiều vấn đề mà văn học sau 1975 đề cập. Cùng với sự thức tỉnh ý thức cá nhân, các nhà văn có nhiều tìm tòi đổi mới về bút pháp, phong cách, góp phần tạo nên một diện mạo mới trong đời sống văn học. 1.2 Đợc sự nâng đỡ của không khí dân chủ và chủ trơng cởi mở của Đảng đối với văn học nghệ thuật, các nhà văn xem sự nghiệp đổi mới chính là yêu cầu sống còn đối với chính bản thân ngời cầm bút. Nhiều nhà văn ra tuyên ngôn của mình. Nguyên Ngọc cho rằng: Tôi cần tìm cho mình một ngôn ngữ nghệ thuật khác [34]. Nhà văn Lê Lựu xem những sáng tác trớc đây là văn học công việc hay văn học sự vụ [26]. Nguyễn Minh Châu đề nghị đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa [7]. Nguyễn Khải gọi trớc 1978 là Cái thời lãng mạn Những nhà văn thấm nhuần t tởng đổi mới đã tạo nên một kiểu t duy mới về nghệ thuật. 1.3 Trong bối cảnh đổi mới văn học ấy, Nguyễn Khải không phải là một g- ơng mặt lạ. Ngời đọc đã quá quen với nhà văn này. Ông đến với chúng ta qua cả một hành trình dài. Nhng với tinh thần bám sát dòng chảy của cuộc sống và đi sâu nghiên cứu khám phá, ngời đọc nhận ra trong những tiểu thuyết đợc nhà văn sáng tác sau 1975 một Nguyễn Khải vừa quen lại vừa lạ, vừa có nét ổn định vừa có những nét biến đổi về mặt phong cách. Thể loại tiểu thuyết sau 1975 của Nguyễn Khải đặt ra nhiều vấn đề cả nội dung t tởng lẫn hình thức thể hiện mà chúng ta cần đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên trong yêu cầu khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu đặc trng nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975. 4 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Khải thuộc trong số những nhà văn đơng đại đợc giới học giả, phê bình nghiên cứu quan tâm nhiều. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: Nguyễn Khải nhà văn tài năng nhất trong thế hệ chúng tôi [34]. Những tác phẩm của Nguyễn Khải sau khi ra đời thờng gây đợc sự chú ý cho công chúng tiếp nhận và tạo ra đợc nhiều cuộc trao đổi, tranh luận. Tìm hiểu về sáng tác của Nguyễn Khải nói chung, đặc trng tiểu thuyết của Nguyễn Khải nói riêng từ trớc đến nay đã có khá nhiều bài viết. 2.1. Có thể thấy trớc 1980 ngời ta chú ý đến việc phản ánh hiện thực và ý nghĩa xã hội trong sáng tác của Nguyễn Khải, trên tất cả các thể loại mà nhà văn sáng tác nh: tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp văn. Những ý kiến nghiên cứu bàn riêng về thể loại tiểu thuyết cha nhiều. Trong số đó đáng chú ý là ý kiến của Nguyễn Văn Hạnh đăng trên Tạp chí Văn học, số 9, năm 1964. ở bài viết Vài ý kiến về tác phẩm của Nguyễn Khải, Nguyễn Văn Hạnh khái quát một số nét chủ yếu trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải, đó là: Sự hài hòa giữa việc miêu tả sự kiện của đời sống bên ngoài và tâm lí nhân vật, giữa tính chính xác của các chi tiết và hơi chất trữ tình, sự trình bày những sự việc cụ thể trong mọi liên hệ trực tiếp với lí tởng. Ông gọi phong cách Nguyễn Khải là phong cách hiện thực tỉnh táo. Đồng tình với Nguyễn Văn Hạnh, Chu Nga trong bài viết Đặc điểm ngòi bút hiện thực của Nguyễn Khải cũng cho rằng ngòi bút Nguyễn Khải nổi tiếng vì những đặc điểm sắc sảo và giàu tính chiến đấu: Những đặc điểm này lại đi đôi với một phong cách mới - sự tỉnh táo . Theo Chu Nga nhà văn có đợc sự sắc sảo đó là nhờ ở sự từng trải [35]. 2.2. Vào giai đoạn sau 1980, tìm hiểu về sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải thực sự nhiều. Nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Sử khi bàn đến câu hỏi vì sao sáng tác của Nguyễn Khải gây đợc sự chú ý, đã cho rằng: Tôi nghĩ thành công trong việc sáng tác của Nguyễn Khải có lẽ do hai đặc điểm chính của anh với t cách một nghệ sĩ: cảm hứng nghiên cứu và sự phân tích tâm lí. Lại 5 Nguyên Ân nói ngời ta thích Nguyễn Khải bởi chất văn xuôi của anh ấy. Khi bàn đến đặc trng tiểu thuyết Nguyễn Khải, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân đã chú ý đến kết cấu, ngôn ngữ. Họ cho rằng sự dở dang trong các tác phẩm của nhà văn và coi tính chất không thể kết thúc trong một số tác phẩm của nhà văn là một đặc điểm của tiểu thuyết; ngôn ngữ đối thoại trong văn Nguyễn Khải mang tính hiện đại; giọng văn tng tửng, đùa đùa có sự cân bằng giữa giọng lí sự và giọng phong tục [1]. Đoàn Trọng Huy, trong bài viết Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải , nhận xét: Nguyễn Khải, ngời ta thấy nổi bật lên khuynh hớng văn xuôi hiện thực tỉnh táo giàu yếu tố chính luận và tính thời sự. Nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Bình nghiên cứu Nguyễn Khải trên cơ sở nơng theo lí thuyết thi pháp học để giải thích vì sao nhà văn luôn là gơng mặt đáng chú ý của văn xuôi đơng đại nớc ta, đã cho rằng Nguyễn Khải có một t duy tiểu thuyết , Nguyễn Khải rất giỏiphát hiện ra những vấn đề ẩn sau các sự vật hiện t ợng t- ởng nh thật giản đơn quen thuộc [4]. Nhà phê bình đã nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Khải trên các bình diện nh cảm hứng, nhân vật, giọng điệu. Theo Nguyễn Thị Bình, cảm hứng nghiên cứu chi phối giữa nhà văn với hiện thực. Chính hứng thú say mê nghiên cứu để tìm ra cái mới đã đem lại cái nhìn không xuôi chiều dễ dãi. Đây chính là điểm mạnh của văn Nguyễn Khải. Nhà văn khi xây dựng nhân vật thờng quan tâm đến t tởng, Nhân vật truyện là nhân vật t t- ởng. Nguyễn Khải là ngời kể chuyện có duyên. Sự thông minh hóm hỉnh, khả năng quan sát sắc sảo, lí lẽ khúc chiết, những triết lí có chiều sâu. Nguyễn Thị Huệ, trong bài viết Cảm nhận về con ng ời trong sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần đây, đã đi sâu vào tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngời của nhà văn. Tác giả nhận định: Nh vậy là con ngời trong sáng tác của Nguyễn Khải đầu những năm tám mơi đợc nhìn nhận ở nhiều tọa độ, nhiều chiều kích khác nhau. Thái độ đánh giá của nhà văn đối với con ngời cũng trở nên sâu sắc, phổ quát và tỉnh táo hơn [13]. Cũng đề cập đến bình diện nhân vật trong sáng tác Nguyễn Khải, tác giả Đào Thủy Nguyên đã viết: Bên cạnh cảm hứng nghiên 6 cứu, phân tích, sáng tác của Nguyễn Khải còn bao gồm nhiều cảm hứng khác cũng đậm nét và quan trọng không kém [40]. Trong bài giới thiệu Những chặng đ ờng văn Nguyễn Khải , Hà Công Tài đã kết luận: Hơn nửa thế kỉ cầm bút, bằng tài quan sát và trí thông minh sắc sảo, Nguyễn Khải đã khám phá những vấn đề cơ bản của thời đại; những kiểu nhân vật phong phú, đa dạng và hấp dẫn Với cái nhìn thấu suốt thực tai và sự khám phá sâu sắc quá trình vận động của đời sống, với khuynh hớng sáng tác luôn tìm tòi, phát hiện những vấn đề thuộc bình diện t tởng và hớng tới vẻ đẹp tinh thần cao quý, đặc biệt với lối viết vừa truyền thống vừa hiện đại, tác phẩm của Nguyễn Khải trở nên gần gũi với bạn đọc [45]. Trong số những cây bút phê bình quan tâm đến nhà văn Nguyễn Khải có lẽ Vơng Trí Nhàn là ngời viết nhiều và am tờng về Nguyễn Khải nhất. Với những tìm hiểu công phu về tác giả, ông viết trong Tuyển tập Nguyễn Khải, tập 1, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1996, nh sau: Bằng những gì ông đã viết ra đến ngày hôm nay, ngời ta đã có thể nói: ông đã là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại. Sáng tác của ông luôn luôn đánh dấu những chuyển biến của xã hội. Với cuộc cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con ngời thời đại, với tất cả những cái hay cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải. Việc nhà nghiên cứu Vơng Trí Nhàn đánh giá nhà văn Nguyễn Khải dẫn đầu thời đại quả là một sự trân trọng đề cao một nhà văn khao khát khôn cùng, muốn đ ợc có mặt trong đời sống . Chuyên luận Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải của tiến sĩ Tuyết Nga là công trình nghiên cứu khá kĩ và có những nhận định sắc sảo về phong cách nhà văn Nguyễn Khải. Trong công trình của mình, Tuyết Nga đã nhận xét: Nguyễn Khải là một nhà văn đa diện và nhiều biến hóa. Ngòi bút của ông linh hoạt và tiềm tàng những màu sắc khác nhau trong cá tính [36]. 7 Không chỉ tìm hiểu khái quát một số vấn đề thuộc quan niệm văn chơng, phơng pháp sáng tác, hay đặc điểm ngòi bút nói chung của nhà văn Nguyễn Khải, các nhà phê bình còn trực tiếp đi đi sâu tìm hiểu khám phá những phơng diện thuộc về nội dung hay hình thức tác phẩm của Nguyễn Khải, đặc biệt là những tiểu thuyết đợc nhà văn viết sau 1975. Lại Nguyên Ân trên Báo Văn nghệ, số 13, ngày 29 - 3 - 1980 có bàn về tiểu thuyết Cha và con và Bài viết của nhà nghiên cứu đã xem cuốn tiểu thuyết là: Triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn ngữ tự sự , một cuốn tiểu thuyết triết lí bổ ích và hấp dẫn . Trên cơ sở nhận định nh vậy, tác giả đã bàn đến nhân vật, cách triển khai mạch truyện, ngôn ngữ của cuốn tiểu thuyết. Nhà nghiên cứu đã kết luận Cha và con và mới chỉ có đợc cái mạnh ở phần đề xuất một vấn đề có ý nghĩa khái quát. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến xem Tiểu thuyết Cha và con và của Nguyễn Khải là viết lại nội dung. Về chủ đề t t- ởng, đây là cánh én đầu tiên trong sự đổi mới văn học; về mặt văn chơng đây là tác phẩm hay [12]. Sự ra đời cuốn Gặp gỡ cuối năm và Thời gian của ngời thực sự đã tạo ra đ- ợc những cuộc trao đổi sôi nổi. Phạm Khánh Cao cho rằng: Sự hấp dẫn của Gặp gỡ cuối năm là sức khao khát muốn cho biết đến tận cùng thái độ của mọi ng- ời; Gặp gỡ cuối năm là cuốn tiểu thuyết gọn mà sâu [5]. Tác giả bài viết đánh giá cao ở việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khải. Bàn đến Thời gian của ngời, nhà nghiên cứu Vơng Trí Nhàn nhận định Âm h ởng chính : khẳng định quá khứ [41], trong lúc đó Huỳnh Nh Phơng xem tiểu thuyết là Triết luận về thời gian, con ngời và lịch sử, Tiểu thuyết Thời gian của ngời tiếp tục đào sâu dới góc độ triết lý những vấn đề về mối quan hệ giữa số phận cá nhân và tác động của lịch sử, giữa chủ nghĩa xã hội và đức tin tôn giáo mà một số khía cạnh đã từng đợc tác giả đề cập trong những tác phẩm trớc đây, nhng cha cảm thấy bằng lòng, vẫn muốn cắt nghĩa lại, mổ xẻ thêm, vì trong một bối cảnh mới, với những dữ kiện mới, nhà văn nh cảm nhận đợc điều gì mới mẻ và thấy lóe sáng 8 thêm những gì trớc đây còn là ẩn nghĩa [43]. Nguyễn Văn Lu có bài viết đăng trên Tạp chí Văn học, số 2, 1988 xem tiểu thuyết này là triết lí về cách sống . Có thể thấy độc giả luôn đón nhận những tiểu thuyết của Nguyễn Khải một cách nồng nhiệt, từ tiểu thuyết Xung đột đầu tay đến Thợng đế thì cời, cuốn tiểu thuyết đợc xem nh một cuốn hồi kí của nhà văn viết ở lúc xế chiều của cuộc đời. Đông La xem Thợng đế thì cời thực chất là một cuốn hồi kí, nhng kết cấu văn phong thì đợc viết theo kiểu tiểu thuyết của một nhà văn già trải nhiều, biết nhiều và đã hiểu nhiều. Ông đã bàn đến kết cấu của tiểu thuyết này dới cái nhìn Nghệ thuật tiểu thuyết của Kunđera và nhận định: Th ợng đế thì cời đã có đời sống riêng của nó trong lòng độc giả [38]. Tóm lại, bớc vào thời kì đổi mới, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến cá tính sáng tạo của nhà văn. Các ý kiến đều thống nhất ở chỗ cho rằng: văn Nguyễn Khải phản ánh kịp thời, sâu sắc hiện thực lịch sử cũng nh đời sống con ngời thời đại. Văn ông luôn hấp dẫn, mới mẻ độc đáo. Các tác phẩm của Nguyễn Khải không chỉ đánh dấu những bớc đi của đời sống hiện thực mà còn cả sự tìm tòi trăn trở của nhà văn trên con đờng sáng tạo. Nhà văn đã hớng cái nhìn của mình vào ngày hôm nay và hiện thực một miền t tởng. Tác phẩm của ông vừa chân thực, khái quát vừa độc đáo. Giọng văn vừa truyền thống vừa hiện đại. 2.3. Có thể thấy rằng các bài nghiên cứu đánh giá tiểu thuyết Nguyễn Khải từ nhiều góc độ. Nhiều bài viết đã đi vào phân tích đặc sắc ngòi bút của Nguyễn Khải ở một số phơng diện nh: cảm hứng, nhân vật, giọng điệu Tuy nhiên nó cha tách thành một hệ thống độc lập, mà chủ yếu đi vào khám phá, tìm hiểu những biểu hiện, những nét đặc sắc trong từng tác phẩm của ông, hoặc nhìn trong toàn bộ sáng tác của nhà văn. Qua luận văn này, chúng tôi tìm hiểu Đặc trng nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Khải sau 1975 ở các mặt nh đề tài, cảm hứng, cách xây dựng nhân vật, giọng điệu và ngôn từ. 3. Đối tợng nghiên cứu, phạm vi t liệu khảo sát 3.1 Đối tợng nghiên cứu 9 Đối tợng nghiên cứu của đề tài là đặc trng nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975 trên các bình diện nội dung và hình thức. 3.2 Phạm vi t liệu khảo sát nghiên cứu 3.2.1 Các tiểu thuyết của Nguyễn Khải sáng tác sau 1975 gồm: - Cha và con và ( 1979) - Gặp gỡ cuối năm ( 1982) - Thời gian của ngời (1985) - Điều tra về một cái chết ( 1985) - Một cõi nhân gian bé tí ( 1989) - Vòng sóng đến vô cùng ( 1980) - Thợng đế thì cời (2003) 3.2.2 Khảo sát mảng tiểu thuyết của Nguyễn Khải trớc 1975 để có cái nhìn đối sánh giữa hai thời kì sáng tác và từ đó thấy đợc những nét đã định hình và những nét phát triển trong cùng một thể loại sáng tác của nhà văn đó là thể loại tiểu thuyết. 3.2.3 Khảo sát các tập: truyện ngắn, bút kí, tạp văn, hồi kí, kịch của Nguyễn Khải để có cái nhìn trên diện rộng về phong cách tác giả, từ đó đi tìm nét đặc trng nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết đợc Nguyễn Khải sáng tác sau 1975. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nhằm tới các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu tiểu thuyết của Nguyễn Khải trong hành trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - Tìm hiểu đặc trng nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975 nhìn từ bình diện cảm hứng và đề tài - Tìm hiểu đặc trng nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975 nhìn từ bình diện xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn từ 5. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phơng pháp: phơng pháp so sánh, đối chiếu, ph- ơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp 10 . tiểu thuyết của Nguyễn Khải trong hành trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - Tìm hiểu đặc trng nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975. Nguyễn Khải sau 1975 Chơng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn từ trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1975 Chơng 1 Tiểu thuyết của Nguyễn Khải trong

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan