Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng luận văn tốt nghiệp đại học

70 1.4K 6
Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh đặc trng nghệ thuật tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học Việt Nam hiện đại Giáo viên hớng dẫn :pgs.ts. đinh trí dũng Sinh viên thực hiện : trần thị ngọc Lớp : 48A - Ngữ Văn Vinh - 2011 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ma Văn Kháng là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học đương đại, là nhà văn có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới tư duy nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam. Vào những năm 80 của thế kỷ 20, khi tính “dân chủ công khai chưa trở thành một không khí tinh thần bao trùm toàn xã hội” những sáng tác của Ma Văn Kháng đã đón trước yêu cầu “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá sự thật, nói rõ sự thật” tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học nghệ thuật. Các tác phẩm như Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú ngay từ khi ra đời đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả yêu văn chương trong cả nước. 1.2. Ma Văn Kháng sáng tác đều tay và thành công trên nhiều đề tài khác nhau. Viết về đề tài miền núi, ngòi bút của ông hướng đến sự phản ánh đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi trong công cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới và toàn vẹn lãnh thổ, về cuộc sống lao động của những người dân miền núi Tây Bắc can trường nhưng rất mực nhân hậu thủy chung. Viết về đề tài thành thị, ông quan tâm nhiều đến sự bộn bề, đa cực, đa giá trị của cuộc sống thời mở cửa. Đề tài người trí thức, đề tài về gia đình được ông quan tâm và phản ánh và đã có những thành công nhất định. 1.3. Có thể nói trong giai đoạn sáng tác về cuộc sống đương thời ở đô thị, giai đoạn theo Ma Văn Kháng “mới có thể nói là viết được văn” thì ngoài những thành công về đề tài gia đình với những số phận cá nhân và đề tài trí thức với những mặt hạn chế của nó, Ma Văn Kháng còn thành công khi viết về thế giới trẻ em. Trong thời gian này, ngoài phản ánh về cuộc sống với những bộn bề lo toan ông còn quan tâm phản ánh đến số phận trẻ em trong xã 2 hội nhiều biến động ngổn ngang. Trong những tiểu thuyết dành cho thiếu nhi của ông như Chó bi đời lưu lạc, Côi cút giữa cảnh đời, ta bắt gặp thế giới nhân vật trẻ em đa dạng sinh động gồm nhiều lứa tuổi, thành phần, cuộc sống khác nhau. Viết về trẻ em cũng như viết về người trí thức, người phụ nữ, Ma Văn Kháng luôn dành cho nhân vật của mình sự quan tâm sâu sắc nhất và ưu ái nhất. Bên cạnh cái nhìn sắc lạnh, tỉnh táo khi phản ánh hiện thực, ông còn dành tình cảm yêu thương trân trọng, sẻ chia đối với những trẻ em chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh trong cuộc đời. 1.4. Qua quá trình tìm hiểu những tác phẩm có đề cập đến vấn đề gia đình viết cho trẻ em của Ma Văn Kháng, nhất là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời chúng tôi nhận thấy đây là một tác phẩm xuất sắc, đánh dấu tài năng nghệ thuật của ông khi viết về thiếu nhi. Tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên cứu về tác phẩm này vẫn chưa được quan tâm một cách hệ thống. Nếu có thì chỉ là một vài cảm nhận bước đầu của một số nhà nghiên cứu phê bình như Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời của Vũ Thị Oanh; hay trong Vẫn chuyện văn và người của Phong Lê có bài Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời. Nhận thấy đây là một vấn đề còn nhiều mới mẻ nên chúng tôi chọn đề tài Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về nhà văn Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng và những sáng tác của ông luôn nhận được sự quan tâm của giới phê bình nghiên cứu cũng như thu hút được sự chú ý của độc giả. Nhiều bài viết, ý kiến đã làm nổi bật những đóng góp của ông trong quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam đương đại. Đánh giá truyện ngắn Ma Văn Kháng có bài viết của Lã Nguyên Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, Tạp chí Văn học số 9 (1999). Ở 3 bài viết này, Lã Nguyên đã chú trọng xem xét những đặc trưng cơ bản mang tính phong cách của nhà văn trên bình diện quan điểm sáng tác, quan niệm thẩm mĩ, nghệ thuật tự sự và ngôn ngữ văn chương. Ở bình diện tiểu thuyết, Lã Nguyên nhận xét: “Xuyên suốt những trang văn ở một triết luận đời sống hết sức nhất quán. Triết luận ấy là tính người, tình người là sự hồn nhiên làm mẫu số để nhà văn trò chuyện về con người và cuộc đời”. Và nhận thấy “chất men khơi dậy cảm hứng sáng tạo của nhà văn không phải là gì khác chính là niềm đam mê được thổ lộ trên trang giấy tình yêu da diết và miền hứng khởi vô biên trước vẻ đẹp của dòng đời sinh hóa hồn nhiên” [15]. Bàn về nghệ thuật viết của Ma Văn Kháng có bài viết của Nguyễn Thị Huệ Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 1980 và Đỗ Phương Thảo Cốt truyện trong tiểu thuyết tự sự đờicủa Ma Văn Kháng. Nguyễn Thị Huệ nhận xét: “Khi chuyển hướng trong ngòi bút sáng tác của mình Ma Văn Kháng đã nhanh chóng tiếp cận với một hiện thực mới, một hiện thực phong phú nhưng ngổn ngang, bề bộn, phải trái, trắng đen lẫn lộn xen cài trong biết bao biến động. Đó là cuộc sống của thành thị với những màu sắc phong phú và độc đáo” [3]. Còn Đỗ Phương Thảo lại nhận xét về cốt truyện: “Với riêng Ma Văn Kháng, so với tiểu thuyết sử thi thì tiểu thuyết thế sự đờicủa ông có lối kết cấu cốt truyện theo khuynh hướng hiện đại. Hầu như ở mỗi tiểu thuyết Ma Văn Kháng đều tìm ra một kết cấu phù hợp mới mẻ, đây là một trong những biểu hiện cho thấy đổi mới tư duy nghệ thuật cũng như đánh dấu bước trưởng thành trên con đường nghệ thuật của ông” [20]. Khi viết về cái nhìn nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Thanh Hưng đánh giá: “Có lẽ Ma Văn Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến 4 bộ và khá mới mẻ, một nhận định khá chính xác về hiện thực đời sống đương thời - cái ác, cái xấu vẫn tồn tại, hoành hành và sinh sôi trong đời sống, còn cái thiện cái tốt mặc dù có nhưng chưa đủ mạnh mẽ để chiến thắng”. Sâu sắc hơn khi nghiên cứu về quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng, Phong Lê nhận thấy “Mưa mùa hạ chính là sự mở đầu cho một hệ viết mới của Ma Văn Kháng gồm tiểu thuyết và truyện ngắn. Và với Mùa lá rụng trong vườn, Ngày đẹp trời, Trái chín mùa thu, Côi cút giữa cảnh đời . đã đưa anh vào đội ngũ mấy gương mặt tiêu biểu đóng vai trò tiền trạm, báo hiệu cho công cuộc đổi mới chính thức mở ra từ nửa cuối những năm 80 của thế kỷ 20” [13]. 2.2. Về tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời hoàn thành và xuất bản năm 1989, đến nay đã năm lần tái bản. Điều này chứng tỏ tác phẩm đến với công chúng và được công chúng nhiệt tình đón nhận. Côi cút giữa cảnh đờitiểu thuyết cảm động tác giả viết dành cho thiếu nhi nhưng đã khẳng định được những tư duy mới mẻ trong sáng tác của Ma Văn Kháng về đề tài này. Khi nghiên cứu về tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, giáo sư Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện văn và người cho rằng: “Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác. Nó thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu tốt lành. Có thể nói, đó là hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa, cái hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa này vốn dành cho nghệ thuật và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới có thể làm được” và ông cũng nhận định: “Côi cút giữa cảnh đời với tôi, đó là cuốn sách đọc không thôi cảm động và đầy ấn tượng. Trên 200 trang sách, đọc một thôi không có gì khúc mắc, tất cả đều dễ hiểu, tưởng như không có nghệ thuật. Cuốn sách của Ma Văn Kháng ai đọc cũng hiểu, đọc một lần là hiểu” [12]. 5 Còn trong bài viết Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời tác giả Vũ Thị Oanh đã nhận định: “Đúng ra cuốn sách viết cho tất cả mọi người, cho toàn xã hội. Nó đề cập đến nhiều vấn đề lớn bất cứ một chế độ xã hội nào cũng không thể bỏ qua: đạo lý, nghĩa đời, tình người… Đó là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn, chính nghĩa và phi nghĩa”. Theo tác giả đây cũng là “Cuốn sách viết cho lứa tuổi sắp vào đời, lứa tuổi không phải cho trẻ con nhưng cũng không phải cho người lớn đang có nhiều khắc khoải, băn khoăn về lẽ sống, về cái đúng, cái sai, cái bề bộn hiện nay” [18]. Trong Ma Văn Kháng - sống rồi mới viết, về tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, chính tác giả tâm sự: “Đó chính là cuốn sách tôi viết về gia đình mình. Trong đó có hình ảnh của mẹ tôi, một người tôi luôn yêu thương kính trọng và không cầm được nước mắt khi nghĩ đến” [7]. Tuy nhiên những bài viết đánh giá trên đây mới chỉ dừng lại ở việc khái quát chung giá trị của tiểu thuyết chứ chưa có công trình nào đi sâu vào khai thác, khám phá đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời một cách hệ thống. Do đó, khóa luận của chúng tôi đi vào nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng để thấy được phong cách nghệ thuật của nhà văn nói chung và trong tiểu thuyết này nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. Ngoài ra còn có thêm sự liên hệ, so sánh với một số tác phẩm khác của ông. 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Đưa ra một cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, xác định vị trí của tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời trong sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng. 4.2. Phân tích, chỉ rõ đặc trưng nghệ thuật trên phương diện nội dung trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. 4.3. Phân tích những đặc điểm về nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phù hợp như: phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích, chứng minh, phương pháp cấu trúc - hệ thống… 6. Cấu trúc của khoá luận Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được triển khai trong 3 chương Chương 1. Tiểu thuyết Ma Văn Kháng trong tiến trình chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chương 2. Cuộc sống và con người, không gian và thời gian trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời. Chương 3. Nghệ thuật xây dựng tình huống, giọng điệu, ngôn từ trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời. 7 Chương 1 TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG TRONG TIẾN TRÌNH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Ma Văn Kháng - nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại 1.1.1. Vài nét về cuộc đời nhà văn Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1/12/1936, quê gốc ở phường Kim Liên - quận Đống Đa - Hà Nội. Nhưng hiện tại ông sống ở quận Ba Đình - Hà Nội. Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1959 và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1974. Từ tuổi thiếu niên, Ma Văn Kháng đã tham gia quân đội và được cử đi học ở khu họcTrung Quốc. Năm 1954, sau khi tốt nghiệp sư phạm trung cấp tại khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc), Ma Văn Kháng được cử về tiếp quản thủ đô nhưng ông từ chối và xin về dạy học ở Lào Cai với lý do “muốn viết văn thành ra dám liều mạng lên miền biên ải một phen xem sao”. Ông về dạy cấp II ở Lào Cai và bắt đầu xung phong tham gia nhiều hoạt động xã hội. Trong đợt đi làm thuế ở thôn Giáng Tùng Tung, huyện Bảo Thắng, ông bị sốt rét ác tính, may có anh Ma Văn Nho - là phó bí thư Huyện ủy Bảo Thắng cứu sống nhờ kiếm được mấy mũi tiêm. Từ đó ông kết nghĩa anh em với anh Ma Văn Nho và đổi tên thành Ma Văn Kháng. Năm 1960 ông được cử về học Đại học Sư phạm Hà Nội, tốt nghiệp năm 1964 ông lại xin về Lào Cai để dạy cấp III. Sau đó ông chuyển sang làm thư ký cho đồng chí Bí thư Tỉnh ủy rồi làm Phó Tổng biên tập tờ báo của Đảng bộ Tỉnh. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 ông chuyển về công tác tại Hà Nội, từng làm Tổng Biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. 8 Từ tháng 3/1995 là Ủy viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Đảng đoàn, Hội Nhà văn khóa V - Tổng Biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng Với sự trải nghiệm của bản thân, chắt lọc từ đời sống những tinh hoa mới mẻ, Ma Văn Kháng thành công ngay từ những sáng tác đầu tay. Cho đến nay ông đã sáng tác 12 tiểu thuyết và hàng trăm truyện ngắn. Tác phẩm nào của ông cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc và gặt hái được nhiều thành công xuất sắc đưa ông lên vị trí là nhà văn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Kể từ sáng tác đầu tay là truyện ngắn Phố cụt (1961) đến nay, Ma Văn Kháng hoạt động văn học không hề ngừng nghỉ. Nhiều tác phẩm của ông đạt giải cao như truyện ngắn Xa phủ đoạt giải nhì của tuần báo văn nghệ 1968 - 1969. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được xem là cuốn tiểu thuyết viết về gia đình xuất sắc nhất của ông được tặng giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985. Tập truyện Trăng soi sân nhỏ nhận tặng thưởng của Hội đồng Văn xuôi Nhà văn Việt Nam năm 1995 và giải thưởng văn học Đông Nam Á 1998. Truyện ngắn San cha chải nhận giải thưởng “Cây bút vàng” cuộc thi truyện ngắn và ký 1996 - 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn đồng tổ chức. Năm 2001, Ma Văn Kháng được vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với cụm tác phẩm: Đồng bạc trắng hoa xòe, Mùa lá rụng trong vườn. Với thái độ lao động nghệ thuật hăng say và không biết mệt mỏi kiếm tìm tư liệu, vốn sống, Ma Văn Kháng đã tiếp tục khẳng định mình trong những sáng tác dành cho thiếu nhi như: Côi cút giữa cảnh đời (1989); Chó Bi, đời lưu lạc (1994). Và gần đây cuốn tiểu thuyết tự sự Một mình một ngựa (2009) đã gây được tiếng vang lớn, cũng như cuốn hồi ký Năm tháng nhọc nhằn - năm tháng nhớ thương (2009) đã đưa Ma Văn Kháng lên đỉnh cao của nền văn xuôi đương đại. 9 Ma Văn Kháng không chỉ khẳng định tài năng của mình với số lượng tác phẩm văn học đồ sộ hơn hết là những sáng tác của ông có giá trị lớn thấm nhuần tư tưởng nhân văn, triết lý, đạo lý ở đời một cách sâu sắc. Những tác phẩm của ông dù thuộc đề tài miền núi hay đô thị cũng đều khám phá tận cùng bản chất cuộc sống và khai thác hết mọi góc cạnh của con người nên người đọc có cảm giác được đi sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc đời, hiểu sâu về cuộc sống con người với muôn hình muôn vẻ với những xô bồ hỗn độn của nó. Ma Văn Kháng giờ đã ở tuổi ngoài 70, cái tuổi ông xem là chỉ “viết nhì nhằng” và nên nghỉ ngơi không nên tham nhiều. Nhưng tên tuổi của ông vẫn còn sức sống với thời gian và những tác phẩm của ông vẫn luôn sống mãi trong lòng bạn đọc. 1.2. Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1.2.1 Sự phát triển mạnh mẽ, phong phú của tiểu thuyết Việt Nam đương đại Sau 1975, hiện thực đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ đời sống “bất bình thường” đến đời sống bình thường. Có những chuyện hôm qua văn chưa kịp nói, chưa được đề cập còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều kiện đề cập để nhìn lại. Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển kịp với thời đại phù hợp với thời kỳ mới. Nền văn học sau 1975 đã có nhiều bước chuyển biến, nhất là sự đổi mới của thể loại văn học. Truyện ngắn lúc này vẫn còn khẳng định được vị trí của mình với những tên tuổi như Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng . Nhưng tạo nên bước ngoặt của nền văn xuôi Việt Nam sau 1975 thì phải kể đến tiểu thuyết. Đội ngũ viết tiểu thuyết đa dạng, nhiều thế hệ khác nhau tạo cho tiểu thuyết mang bức tranh phong phú đa sắc màu của hiện thực, cuộc sống và con người. 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan