Tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh lớp 9 năm 2008 - 2009 docx

7 994 23
Tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh lớp 9 năm 2008 - 2009 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH, NĂM HỌC 2008-2009 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài thi: 150 phút Ngày thi; 04/3/2009 (Đề thi gồm 02 trang, có 9 câu) Câu 1: (3.0 điểm) Những câu sau đây là đúng hay sai? Hãy giải thích ngắn gọn. a. Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp. b. Trong quá trình mang thai ở người phụ nữ, lớp niêm mạc tử cung được duy trì là nhờ hocmôn ostrôgen tiết ra từ thể vàng. c. Người có nhóm máu AB có thể truyền máu cho người có nhóm máu O. d. Tế bào hồng cầu của người không phân bào. e. Chỉ thực vật mới có khả năng quang hợp. f. Phản xạ có điều kiện mang tính bẩm sinh, dễ mất khi không được củng cố. Câu 2: (1.0 điểm ) Vì sao enzim pepsin trong dạ dày chỉ phân hủy prôtêin trong thức ăn mà không phân hủy prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày? Câu 3: (1.5 điểm) Hình vẽ dưới đây mô tả một giai đoạn của quá trình phân bào ở một loài sinh vật: Hãy cho biết: a. Đây là giai đoạn phân bào nào? b. Số lượng nhiễm sắc thể theo trạng thái của nó? c. Bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu? Câu 4: (2.0 điểm) a. Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống vật nuôi? b. Nêu các khâu chính trong kĩ thuật chuyển gen mã hóa hoocmôn insulin của người sang vi khuẩn E.coli bằng plasmit. Câu 5: (2.0 điểm) Người mắc hội chứng Claiphentơ (XXY) được hình thành theo những cơ chế nào? Câu 6: (1.5 điểm) Tại sao nói prôtêin trong thiên nhiên vừa đa dạng lại vừa đặc thù? Câu 7: (2.0 điểm) a. Một đứa trẻ bị mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường (không mắc bệnh). Hai trẻ sinh đôi nói trên thuộc loại sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng? Giải thích? b. Nếu cặp sinh đôi nói trên đều cùng bị máu khó đông thì có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng là cặp sinh đôi cùng trứng hay không? Giải thích? Câu 8: (4.0 điểm) Gen B có 3600 liên kết hiđrô và có hiệu giữa nuclêotit loại timin với một loại nuclêotit không bổ sung với nó bằng 300. a. Tính số lượng nuclêotit từng loại của gen B. b. Gen B có chiều dài bằng bao nhiêu A 0 . c. Khi gen B tự nhân đôi 2 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp bao nhiêu nuclêotit tự do? d. Gen B đột biến thành gen b. Gen b ít hơn gen B một liên kết hydro nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau. Đột biến thuộc dạng nào? Tính số nuclêotit từng loại của gen b? Câu 9: (3.0 điểm) Khi cho lai 2 thứ lúa chín muộn và chín sớm với nhau người ta thu được toàn lúa chín sớm. Tiếp tục cho F 1 giao phấn với nhau ở F 2 thu được 256 cây lúa chín muộn và 769 cây lúa chín sớm. a. Giải thích kết quả trên. Viết sơ đồ lai từ P  F 2 . b. Cho cây lúa F 1 giao phấn với một cây lúa khác ở đời sau thu được tỉ lệ 50% chín muộn : 50% chín sớm. Hãy xác định kiểu gen của cây lúa đem lai với cây F 1 . ( Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ đều xảy ra bình thường) -----Hết----- Họ tên thí sinh:……………………………………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh: SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH, NĂM HỌC 2008-2009 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm có 04 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 1 3.0 đ a. Đúng, vì: làm tăng dung tích sống, tăng lượng khí lưu thông  giảm lượng khí cặn b. Sai, vì: nhờ hoocmôn prôgesteron tiết ra từ thể vàng c. Sai, vì: người có nhóm máu AB có cả kháng nguyên A và B, còn người nhóm máu O có kháng thể α và β  Hồng cầu bị kết dính d. Đúng, Vì: hồng cầu không có nhân  không phân bào e. Sai, vì ngoài thực vật một số vi khuẩn, động vật nguyên sinh cũng có khả năng quang hợp. f. Sai, vì: phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống, phải học mới có 0.5đ 0.5 đ 0.5 đ 0. 5 đ 0.5 đ 0.5 đ Câu 2 1.0 đ - Khi không có thức ăn enzim pepsin ở dạng không hoạt động (pepsinogen) . Enzim này chỉ hoạt động khi được hoạt hóa bởi HCl - T bào c tuy n c a d dày ti t ra ch t nh yế ổ ế ủ ạ ế ấ ầ muxin ph lên b m t niêm m củ ề ặ ạ  ng n cáchă các t bào niêm m c v i pepsin và HCl ế ạ ớ  Enzim pepsin không phân h y prôtêin c a l pủ ủ ớ niêm m c d dàyạ ạ 0.25 đ 0.75đ Câu 3 1.5 đ a. Kì giữa của giảm phân I: Từng cặp NST kép xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi b. 2n = 4 NST kép c. Bộ NST 2n của loài : 2n = 4 NST 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ Câu 4 2.0 đ a.Phương pháp gây đột biến nhân tạo chỉ sử dụng hạn chế với một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng với nhóm động vật bậc cao vì : - Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể  khó gây đột biến - Có hệ thần kinh nhạy cảm  phản ứng rất nhanh dễ gây chết và gây bất thụ khi xử lí bằng các tác nhân lí, hoá. b. Các khâu chính: - Khâu 1: + Tách ADN chứa gen mã hóa insulin của tế bào người + Tách plasmit từ vi khuẩn - Khâu 2: + Cắt ADN của tế bào người và cắt ADN của plasmit ở những vị trí xác định bằng enzim cắt đặc hiệu (restrictaza) + Nối đoạn ADN (gen mã hóa insulin) vào ADN của plasmit bằng enzim nối (ligaza)  ADN tái tổ hợp (plasmit mang gen mã hóa insulin) - Khâu 3: + Chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E.coli, tạo điều kiện cho gen mã hóa insulin được biểu hiện. 0.25 đ 0. 25 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ Câu 5 2.0 đ Người mắc hội chứng Claiphentơ ( XXY) được hình thành do : - sự thụ tinh giữa giao tử chứa X của mẹ với giao tử chứa XY của bố - sự thụ tinh giữa giao tử chứa XX của mẹ với giao tử chứa Y của bố + Trường hợp 1: Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở bố , cặp NST XY không phân li  giao tử chứa XY và giao tử không chứa NST giới tính, mẹ giảm phân bình thường cho 1 loại giao tử X: P : ♀ XX x ♂ XY G p : X ; XY , O F 1 : XXY (Claiphentơ) , XO + Trường hợp 2: Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở mẹ, cặp NST XX không phân li  giao tử chứa XX và giao tử không chứa NST giới tính, bố giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử X, 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.25đ 0.5 đ Y: P : ♀ XX x ♂ XY G p : X X, O ; X , Y F 1 : XXX , XXY (Claiphentơ) , XO, OY 0.25 đ Câu 6 1.0 đ a. Prôtêin trong thiên nhiên vừa đa dạng vừa đặc thù vì: - Prôtêin được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau. - Mỗi phân tử prôtêin gồm hàng trăm axit amin ( nguyên tắc đa phân). - Mỗi phân tử prôtêin có cấu trúc không gian khác nhau.  vô số loại prôtêin khác nhau  có tính đa dạng. - Mỗi loại prôtêin được đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin trong phân tử và cấu trúc không gian.  có tính đặc thù. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ Câu 7 2.0 đ - Cặp sinh đôi gồm hai trẻ : một mắc bệnh, một không  kiểu gen của chúng khác nhau  sinh đôi khác trứng. Vì: nếu sinh đôi cùng trứng thì kiểu gen giống nhau, phải mắc cùng một thứ bệnh. - Không thể khẳng định được là cặp sinh đôi cùng trứng. Vì : do sự kết hợp ngẫu nhiên của các tinh trùng và trứng trong quá trình thụ tinh, mà các trẻ sinh đôi (đồng sinh) khác trứng vẫn có thể có kiểu gen giống nhau  mắc cùng một thứ bệnh, cùng giới tính, giống nhau về một số/nhiều tính trạng. 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ Câu 8 4.0 đ a. Số lượng từng loại nuclêotit của gen. 2T + 3X = 3600 (1) T – X = 300 (2)  G = X = 600 (nu) A = T = 900 (nu) b. Chiều dài của gen - Tổng số nuclêotit của gen: A + G = (900 + 600).2 = 3000 (nu) - Chiều dài gen : 51004,3 2 3000 = x (A 0 ) c. Môi trường nội bào cung cấp số nu tự do: Ntdo = 3000(2 2 -1) = 9000 (nu) d. - Tổng số nu của gen b bằng gen B = 3000 (nu) - Số nu từng loại của gen b : 2T + 3X = 3599 (1) 2T + 2X = 3000 (2) 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ  G = X = 599 (nu) A = T = 901 (nu) - Đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T ( Thí sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho đủ điểm) 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ Câu 9 3.0 đ a. - Phép lai 1 cặp tính trạng - F 1 toàn chín sớm - F 2 : Chín sớm : chín muộn = 1 3 256 769 ≈  F 2 có 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử ♀ x 2 giao tử ♂  F 1 dị hợp 1 cặp gen  P thuần chủng 1 cặp gen, chín sớm là trội hoàn toàn so với chín muộn - Qui ước gen: A: chín sớm, a: chín muộn  Kiểu gen của P: chín muộn (aa) , chín sớm (AA) - Sơ đồ lai: P : aa ( chín muộn) x AA ( chín sớm) G P : a ; A F 1 : 100% Aa (chín sớm) F 1 x F 1 : Aa (chín sớm) x Aa (chín sớm) G F1 : aA 2 1 : 2 1 ; aA 2 1 : 2 1 F 2 : Kiểu gen : aaAaAA 4 1 : 4 2 : 4 1 Kiểu hình : 4 3 A- ( chín sớm) : 4 1 aa ( chín muộn) ( Thí sinh có thể qui ước khác, nếu đúng vẫn cho đủ điểm) b. Cho lúa chín sớm F 1 lai với cây lúa khác. - Lúa chín sớm F 1 có kiểu gen Aa cho 2 loại giao tử: aA 2 1 : 2 1 Thế hệ con có tỉ lệ chín muộn là aa 2 1  cây lúa khác phải cho 1 loại giao tử a  cây lúa khác có kiểu gen aa (chín muộn) - Sơ đồ lai : P : Aa (chín sớm) x aa (chín muộn) 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.5 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ G : aA 2 1 : 2 1 ; a F : 50% Aa ( chín sớm) : 50% aa (chín muộn) (Thí sinh có thể giải thích theo cách khác nếu đúng vẫn cho đủ điểm) 0.25 đ -----Hết----- . ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH, NĂM HỌC 200 8- 20 09 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài thi: 150. ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH, NĂM HỌC 200 8- 20 09 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC (Hướng

Ngày đăng: 15/12/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan