Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông

158 1.8K 8
Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc   hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------------------------- TRẦN THỊ THỤC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO HỌC SINH TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT MÃ SỐ: 60.14.15 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG NGHỆ AN – 2012 2 2 MỤC LỤC Làm lại mluc Trang Mở đầu .1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3.Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát 7 5. Phương pháp nghiên cứu .7 6. Đóng góp của đề tài .8 7. Cấu trúc của luận văn 8 Chương 1: Cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản trường trung học phổ thông 9 1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu .9 1.1.1. Nhómhoạt động nhóm .9 1.1.2. Hoạt động nhóm trong dạy học và dạy học Đọc - hiểu văn bản trường trung học phổ thông .20 1.2. Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọchiểu văn bản trường trung học phổ thông 27 1.2.1. Cơ sở giáo dục học 27 1.2.2. Cơ sở tâm lí học 29 1.2.3. Cơ sở lí luận dạy học .32 1.3. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản trường trung học phổ thông 35 1.3.1. Thực trạng đổi mới dạy học Ngữ văn trường trung học phổ thông hiện nay. .35 1.3.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọchiểu văn bản hiện nay .39 Kết luận chương 1 .47 Chương 2: Nguyên tắc và quy trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản trường trung học phổ thông 48 2.1. Tổng quan về chương trình Đọchiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông 48 2.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản trường trung học phổ thông 49 2.2.1. Phải xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhóm trong giờ Đọc - hiểu văn bản trường trung học phổ thông .49 2.2.2. Vấn đề thảo luận phải phù hợp đặc trưng của bài đọchiểu văn bản52 2.2.3. Vấn đề thảo luận phải kích thích tư duy tích cực của người học trong Đọchiểu văn bản 59 2.2.4. Phải kết hợp tổ chức nhóm với nhiều phương pháp, biện pháp dạy học khác để nâng cao hiệu quả dạy Đọchiểu văn bản 66 2.3. Quy trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy học Đọchiểu văn bản trường trung học phổ thông 71 2.3.1. Thành lập nhóm .71 2.3.2. Nêu vấn đề thảo luận cho các nhóm 78 2.3.3. Quản lí nhóm thảo luận .89 2.3.4. Báo cáo kết quả và kết luận vấn đề .95 Kết luận chương 2: 100 Chương 3: T hực nghiệm sư phạm 101 3.1. Thực nghiệm thăm dò về tính khả thi và hiệu quả của hoạt động nhóm trong các bài đọchiểu văn bản trường trung học phổ thông .101 3.1.1. Mục đích thực nghiệm .101 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm .101 3.1.3. Nội dung thực nghiệm .101 3.1.4. Phương pháp thực nghiệm .101 3.1.5. Kết quả thực nghiệm .101 3.2. Thiết kế các hoạt động nhóm cho học sinh trong bài học đọchiểu văn bản .127 3.2.1 Hoạt động nhóm trong bài đọchiểu về thơ .127 3.2.2. Hoạt động nhóm trong bài đọchiểu về truyện .127 3.2.3 Hoạt động nhóm trong bài đọchiểu về kịch .128 Kết luận chương 3 .131 Kết luận 132 Tài liệu tham khảo .135 Phụ lục 144 5 BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh Nxb: Nhà xuất bản SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên THPT: Trung học phổ thông PPDH: Phương pháp dạy học STT: Số thứ tự CB: Cơ bản NC: Nâng cao TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang đứng sau. Ví dụ: [57, 14] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham khảo là 57, nhận định trích dẫn nằm trang 14 của tài liệu này. 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong thực tiễn dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học Đọchiểu nói riêng, việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm là một công việc khá quan trọng. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh để đem lại hiệu quả thiết thực cho việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọchiểu văn bản. Do vậy, một công trình nghiên cứu cụ thể và hệ thống về vấn đề, phương pháp biện pháp trên phương diện lý luận và thực tiễn là hết sức cần thiết cho người dạy và người học trong thời đại ngày nay. 1.2. Tổ chức nhóm cho học sinh trong giờ học không phải là mới nhưng từ trước đến nay việc tổ chức hoạt động nhóm trong giờ Ngữ văn nói chung, giờ Đọchiểu văn bản nói riêng chỉ mới diễn ra một mức độ nào đó để đối phó với việc kiểm tra, thanh tra đổi mới phương pháp dạy học trường trung học phổ thông hiện nay. Nó chưa được giáo viên xem là một phương pháp dạy học hiệu quả Việt Nam, nhất là trong môn Ngữ văn, mà trong phần Đọchiểu văn bản thì càng xa lạ. Trong khi đó những nước có nền giáo dục phát triển thì việc tổ chức dạy học nhóm là một hình thức hoạt động hết sức quan trọng và mang lại nhiều hiệu quả thực sự cho nhiều môn học trong đó có cả môn Ngữ văn. 1.3. Hoạt động nhóm là một kĩ năng sống rất cần thiết cho bất kì ai, nhất là với học sinh khi mà xã hội đang toàn cầu hóa. Cả thế giới đang hội nhập thì học sinh phải có một kĩ năng hoạt động nhóm tốt, khả năng thích nghi với cộng đồng cao do đó khả năng thành đạt trong tương lai cũng cao hơn. Một trong những mục tiêu quan trọng mà người học hướng tới đó là học để cùng chung sống, chung sống với cộng đồng, tự nhiên và tất cả những gì xung quanh đời sống con người. Mục đích của dạy Đọchiểu văn bản là dạy 7 học sinh giao tiếp, dựa trên quan điểm giao tiếp, trong khi giao tiếp. Bởi giao tiếp là kĩ năng cực kì quan trọng của mỗi người chúng ta trong cuộc sống. Và tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh tức là chúng ta đang dạy các em giao tiếp thông qua giao tiếp và dạy bằng giao tiếp. Hoạt động nhóm trong dạy học Đọchiểu văn bản cũng hướng tới mục tiêu dạy học tích cực – một trong những quan điểm dạy học hiện đại. Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọchiểu văn bản là một nhu cầu cần thiết trong dạy học hiện nay đặt bên cạnh các hoạt động, phương pháp khác. 1.4. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay chưa có công trình nào tập trung đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hoạt động nhóm trong giờ dạy Đọchiểu văn bản. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọchiểu văn bản trường trung học phổ thông làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đọchiểu văn bản là một trong những nội dung hoạt độngbản nhất của môn Ngữ văn trường phổ thông. Vì tầm quan trọng hàng đầu của việc đọchiểu văn bản văn học trong trường phổ thông mà các nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học đã cho ra đời nhiều bài viết, tác phẩm hỗ trợ cho hoạt động dạy học này. Trong đó, hoạt động nhóm trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học Đọchiểu văn bản nói riêng đều được quan tâm đến những chừng mực nhất định. Chúng tôi xin điểm qua một số bài viết và công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước về vấn đề này như sau: Về nghiên cứu tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh. Tác giả Robert J.Marzano và các đồng nghiệp Debra J Pickering – Jame E.Polook trong cuốn Các phương pháp dạy học hiệu quả do Nguyễn Hồng Vân dịch, viết: “Thực ra, việc học theo nhóm đã bắt đầu ít nhất là từ năm 1867, lúc nhà cải cách giáo dục tiên phong W.T.Hariss đề xướng một kế hoạch St.Louis bang 8 Missouri cho phép một nhóm học sinh nhảy qua trình độ tiểu học . Tuy vậy, phải đến buổi giao thời của thế kỉ XX, quan điểm của việc học theo nhóm mới được thực hiện và đưa vào thực hành làm mẫu” [90;106-107].Còn Thomas Armstrong trong cuốn Đa trí tuệ trong lớp học sách do Lê Quang Long dịch có viết rằng: “Nhóm học hợp tác đặc biệt phù hợp việc dạy học đa trí tuệ, vì có thể được cấu trúc sao cho bao gồm đủ dạng trí tuệ .Các nhóm học tập hợp tác tạo cho các em những dịp tốt để tập sự làm thành viên của một tổ chức xã hội trong cuộc sống thực tế sau này” [1;102]. Nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) – Đỗ Hương Trà – Nguyễn Phương Hồng – Cao Thị Thặng trong cuốn Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học có viết: “Để thu được kết quả cao trong học tập hợp tác, các học sinh phải rèn luyện kĩ năng xã hội. Làm việc cùng nhau sẽ phải học cách hiểu người khác theo những cách khác nhau. Học sinh cũng sẽ phải học cách để giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong trường hợp này, những kĩ năng hợp tác sẽ tạo ra những tình huống thực tế để áp dụng các kĩ năng vào thực tiễn” [2;98-99]. Về phương diện này, còn có công trình nghiên cứu Phương pháp dạy và học hiệu quả của Carl Roger do Cao Đình Quát dịch. Roger viết về vấn đề học tập trong nhóm gặp gỡ căn bản hay còn gọi là nhóm huấn luyện cảm nhận như sau: “nhóm huấn luyện cảm nhận (sensitivity training) là một phương thức hết sức quan trọng để tạo ra bầu không khí học tập có ý nghĩa, không những nó giúp cho việc giáo dục của học sinh mà còn giúp cho nhà giáo và nhà quản trị thành đạt những mục tiêu mới trong giáo dục…Sự giao tế giữa các nhóm viên càng lúc càng tự do và hồn nhiên hơn. Mặt nạ trở nên không cần thiết, sự e dè giảm bớt, và sự hội ngộ căn bản diễn ra khi các nhóm viên phô bày những cảm xúc, những phương diện đã bị che dấu của chính mình, và nhận được những phản hồi (feedback) hồn nhiên – tiêu cực cũng như tích cực – của người khác. Nhiều người trở nên dễ dàng rất 9 nhiều trong việc tương giao với người khác, làm cho sự tự do bộc lộ càng lúc càng nhiều hơn…Tóm lại khi nhóm đạt tới kết quả thì cá nhân kinh nghiệm được sự giao cảm giữa người với người trực tiếp hơn, hiểu mình sắc bén hơn, chân thật hơn, độc lập hơn, cảm thông hơn, chấp nhận người khác hơn” [102;91-92]. Còn với tác phẩm Nghệ thuật và khoa học dạy học, Robert J.Marzano mục Phải làm gì để giúp học sinh tương tác hiệu quả với kiến thức mới là “Thông qua một đơn vị bài học được cấu trúc hợp lí giáo viên thường xuyên cung cấp cho học sinh những kiến thức mới. Đôi khi điều này diễn ra dưới hình thức hỏi đáp, thảo luận với từng cá nhân học sinh, thảo luận với các nhóm học sinh và các hình thức trao đổi tức thì khác” [88;41]. Ngoài ra, còn có một số công trình, bài viết khác nghiên cứu về vấn đề này như Dạy học hiện đại: lí luận, biện pháp, kĩ thuật của tác giả Đặng Thành Hưng; bài viết Về phương pháp học tập nhóm của tác giả Trần Thị Thu Mai trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 12 năm 2000; luận án tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thành Kỉnh trường đại học Thái Nguyên là Phát triển kĩ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở… Về việc nghiên cứu tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ học Ngữ văn, đầu tiên phải nhắc đến công trình Phương pháp luận dạy văn học của Z.Ia.Rez do Phan Thiều dịch. Trong cuốn này khi viết về bản chất quá trình giảng dạy văn học tác giả cho rằng: “Trong quá trình dạy học, nhiệm vụ giáo viên là phải tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập. Thầy giáo dạy cho các em chiếm lĩnh tri thức đó được trình bày như đã có sẵn, trong lời nói của thầy hoặc trong sách giáo khoa. Tri thức chỉ chiếm lĩnh được khi mà học sinh có một hoạt động trí tuệ tích cực” [101;49]. Trong cuốn Kỉ yếu hội thảo khoa học về vấn đề dạy học Ngữ văn trường trung học phổ thông theo sách giáo khoa mới (tổng hợp các bài viết về vấn đề dạy học Ngữ văn theo sách giáo khoa mới trong hội thảo khoa học tại Nghệ An) đã có 10

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:36

Hình ảnh liên quan

BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT - Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc   hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 3: Kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm - Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc   hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông

Bảng 3.

Kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm Xem tại trang 110 của tài liệu.
Bảng 4: Mức độ thực nghiệm của H Sở lớp thực nghiệm - Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc   hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông

Bảng 4.

Mức độ thực nghiệm của H Sở lớp thực nghiệm Xem tại trang 110 của tài liệu.
- Hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống được cảm nhận qua lăng kính thời gian - Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc   hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông

nh.

ảnh thiên nhiên và cuộc sống được cảm nhận qua lăng kính thời gian Xem tại trang 117 của tài liệu.
+ lên đến cao trào qua hình ảnh thơ táo bạo: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi - Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc   hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông

l.

ên đến cao trào qua hình ảnh thơ táo bạo: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi Xem tại trang 118 của tài liệu.
+ Hình ảnh gợi cảm có sức ám ảnh về sự bấp bênh của những phận đời trôi nổi trên  sông nước - Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc   hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông

nh.

ảnh gợi cảm có sức ám ảnh về sự bấp bênh của những phận đời trôi nổi trên sông nước Xem tại trang 124 của tài liệu.
Đây chính là chính là hình ảnh đằng sau cái đẹp  toàn bích, toàn thiện  mà  anh  vừa  bắt  gặp trên biển - Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc   hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông

y.

chính là chính là hình ảnh đằng sau cái đẹp toàn bích, toàn thiện mà anh vừa bắt gặp trên biển Xem tại trang 125 của tài liệu.
→ Nhà văn miêu tả ngoại hình, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ để làm rõ tính cách nhân vật  người vợ:  - Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc   hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông

h.

à văn miêu tả ngoại hình, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ để làm rõ tính cách nhân vật người vợ: Xem tại trang 126 của tài liệu.
Bảng 2: Thống kê các văn bản đọc – hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11 - Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc   hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông

Bảng 2.

Thống kê các văn bản đọc – hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11 Xem tại trang 154 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan