Tài liệu Nguyễn Huệ (1753 - 1792) những cột mốc lớn của một sự nghiệp anh hùng ppt

12 2.8K 4
Tài liệu Nguyễn Huệ (1753 - 1792) những cột mốc lớn của một sự nghiệp anh hùng ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Huệ (1753 - 1792) những cột mốc lớn của một sự nghiệp anh hùng Nguyễn Huệ: Sinh năm 1753, mất ngày 16 tháng 9 năm 1792. Cuộc đời chỉ có 39 tuổi xuân. Nhưng 21 năm cuối của cuộc đời ấy từ tuổi 18 đến tuổi 39 (1771 - 1792), là cả một bản anh hùng ca tiêu biểu cho khí phách và sức mạnh của dân tộc trong một thời kỳ bão táp của lịch sử. Đây là những mốc lớn trong sự nghiệp anh hùng của Nguyễn Huệ: - Năm 1771, 18 tuổi, cùng với anhNguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa, xây dựng căn cứ đầu tiên ở Tây Sơn thượng đạo. - Từ năm 1773 đến năm 1783, với chức vụ Tây Sơn hiệu Tiền phong tướng quân rồi Phụ chính, rồi Long Nhượng tướng quân trong bộ chỉ huy nghĩa quân, đã lập nhiều chiến công oanh liệt trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đó là trận Phú Yên năm 1775 - 22 tuổi, các trận tiến công vào Gia Định năm 1777 - 24 tuổi, năm 1782 - 29 tuổi, năm 1783 - 30 tuổi. - Năm 1785, 32 tuổi, lãnh đạo cuộc phản công chiến lược quét sạch 5 vạn quân xâm lược Xiêm ra khỏi Gia Định, lập nên chiến công Rạch Gầm - Xoài Mút nổi tiếng, trong một ngày tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm cùng hàng ngàn quân Nguyễn Ánh. - Năm 1786, 33 tuổi, chỉ huy cuộc tiến công ra Đàng Ngoài, phế bỏ chế độ vua Lê chúa Trịnh, chấm dứt tình trạng chia cắt kéo dài trên hai thế kỷ, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia. Năm 1789, 36 tuổi, với cương vị Hoàng đế Quang Trung, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Thanh, đại phá 29 vạn quân xâm lược Thanh cùng vài vạn quân Lê Chiêu Thống, lập nên chiến công Ngọc Hồi - Đống Đa vang dội. Riêng trong trận quyết chiến chiến lược này, dưới sự chỉ huy của Quang Trung, quân Tây Sơn đã tiêu diệt khoảng 5 vạn quân Thanh trong buổi sáng ngày 5 tết Kỷ Dậu (ngày 30-l-1789). “Trẫm trỏ cờ lệnh, chỉ trong một trận, quét sạch lũ các ngươi như kiến cỏ. Thua một trận, lũ các ngươi bị chết và bị thương hàng vạn”. Đó là lời tuyên bố của Quang Trung trong một tờ chiếu gửi bọn tù binh quân Thanh ngay sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. - Sau khi thù trong giặc ngoài đã bị đánh bại về cơ bản, Quang Trung lo tập trung mọi nỗ lực của chính quyền mới vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Trước hết Quang Trung chủ trương nhanh chóng lập lại quan hệ bang giao với nhà Thanh rồi ban hành nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi nông nghiệp, phát triển kinh tế hàng hóa và mở mang giáo dục, văn hóa. Chiếu khuyến nông và Chiếu lập học là hai văn bản nhà nước thể hiện rõ nhận thức và những giải pháp bức xúc của Quang Trung trên hai lĩnh vực trọng yếu này. Đồng thời Quang Trung cũng rất coi trọng việc củng cố quốc phòng và trấn áp các thế lực chống đối ở trong nước. Năm 1791, một âm mưu chống phá của Lê Duy Chỉ ở Cao Bằng được phong kiến Xiêm và Nguyễn Ánh hỗ trợ bị đập tan. Năm 1792, Quang Trung chuẩn bị một cuộc tấn công lớn vào Gia Định nhằm tiêu diệt thế lực Nguyễn Ánh được tư bản Pháp ủng hộ mà ông coi là “cái thây ma Gia Định” và tuyên bố “đánh bại quân giặc dễ như bẻ gãy cành khô củi mục”, thu hồi lại các vùng đất phía nam “trong nháy mắt” (Hịch gửi quan lại và quân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn). Ngày 10-7 năm Quang Trung thứ 5 (27-8- 1792), Quang Trung đã truyền hịch kêu gọi nhân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn tham gia, hưởng ứng cuộc tiến công qui mô lớn này, nhưng chiến dịch chưa kịp thực hiện thì ngày 29-7 năm đó (giờ tý tức nửa đêm ngày 15 sang ngày 16 tháng 9 năm 1792) Quang Trung từ trần đột ngột. Thời gian canh tân dựng nước quá ngắn ngủi (1789- 1792) nên sự nghiệp của người anh hùng đành dang dở, để lại một tổn thất lớn lao cho lịch sử Tây Sơn và cho cả dân tộc. Người khởi xướng và thủ lĩnh đầu tiên của khởi nghĩa Tây Sơn là Nguyễn Nhạc. Nhưng nhìn toàn bộ lịch sử Tây Sơn thì Nguyễn Huệ là người thủ lĩnh kiệt xuất nhất của phong trào Tây Sơn, tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào nông dân và dân tộc rộng lớn đó. Nguyễn Huệ đã đưa phong trào Tây Sơn vượt qua mọi gian nguy, thử thách, đạt đến đỉnh thắng lợi cao nhất của một phong trào nông dân - phong trào dân tộc trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII của đất nước. Từ một anh hùng nông dân, Nguyễn Huệ đã trở thành một anh hùng dân tộc có công lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc . Quang Trung - Nguyễn Huệ trước hết là một nhà quân sự thiên tài. Cả cuộc đời chiến đấu đánh bại biết bao thù trong giặc ngoài, người anh hùng đó chỉ có thắng, chưa hề thua. Trong bài hịch gửi hai phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi năm 1792, Quang Trung đã từng tự hào nhắc lại những chiến công nối tiếp chiến công: “Nơi đâu ta đã kéo quân đến là kẻ thù đều bị đánh cho thất bại và tan tác. Nơi đâu ta đã mở rộng chinh chiến là quân Xiêm và quân Thanh tàn bạo đều phải quy hàng. Về phận cái triều đình cũ còn rơi rớt kia (chỉ Nguyễn Ánh) thì từ hơn ba mươi năm nay, ta chưa hề thấy chúng làm được điều gì hay. Trong hơn năm trận giao tranh với ta, binh lính của chúng đều đã bị đánh cho tan tác, tướng tá của chúng đều bị giết chết, đất Gia Định đã đầy rẫy xương khô của bọn chúng. Các người đã từng được chứng kiến những điều ta nói, nếu chưa được nhìn tận mắt thì ít ra cũng được nghe tận tai rồi”. Phát huy sức mạnh quật khởi của nông dân kết hợp với sức mạnh yêu nước đoàn kết của cả dân tộc, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đưa phong trào Tây Sơn đến những đỉnh thắng lợi cao nhất trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó và phát triển nghệ thuật quân sự truyền thống của nước ta lên một trình độ mới. Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật quân sự của Quang Trung Nguyễn Huệ là tinh thần tiến công liên tục mãnh liệt và lối đánh hết sức thần tốc bất ngờ. Chính đối phương cũng phải thừa nhận, quân Tây Sơn “hành binh như bay, tiến quân rất gấp… đi lại mau chóng vùn vụt như thần, chống không thể được, đuổi không thể kịp” và “ẩn hiện như quỷ thần, tướng như trên trời rơi xuống, quân như dưới đất chui lên” (Hoàng Lê nhất thống chí). Cũng như các anh hùng dân tộc khác của ta, Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự đơn thuần. Sự nghiệptài năng của Nguyễn Huệ còn bao quát nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong khởi nghĩa, Nguyễn Huệ thực hiện khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” để cổ vũ và tập hợp đông đảo quần chúng nông dân nghèo khổ. Khi tiến quân ra Bắc Hà, ông nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” để phân hóa và cô lập kẻ thù. Sau khi chính quyền mới được thành lập, Quang Trung đề ra hàng loạt chính sách và biện pháp tích cực nhằm canh tân dựng nước, nhanh chóng phục hồi kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng và mở mang văn hóa dân tộc. Trong quan hệ với nhà Thanh, Quang Trung cũng áp dụng nhiều biện pháp ngoại giao mềm mỏng nhưng rất kiên quyết để bảo vệ độc lập chủ quyền và giữ gìn mối bang giao hòa bình giữa hai nước. Tất cả những hoạt động đối nội, đối ngoại đó chứng tỏ ý chí độc lập, tự chủ mạnh mẽ, tầm mắt nhìn xa thấy rộng và năng lực tổ chức tài giỏi của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Từ tuổi 18 đến tuổi 39, Nguyễn Huệ đã cống hiến tất cả tài năng, nghị lực của mình cho cuộc đấu tranh kiên cường vì lợi ích của nhân dân “tưới mưa dầm kẻo cùng dân sa chốn lầm than” (Hịch đánh Trịnh, 1786), “quét trừ loạn lạc, cứu dân trong vòng nước lửa” (Chiếu lên ngôi), vì độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia “bỗng xui thế nước tranh ba, tôi nhà Hạ phải thu hồi hai nước” (Hịch đánh Trịnh, 1786), “đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” (Hiệu dụ quân sĩ ở Thọ Hạc). Cuộc đời và sự nghiệp của Quang Trung - Nguyễn Huệmột bản hùng ca tuyệt vời mà công chúa Ngọc Hân, Bắc Cung hoàng hậu của hoàng đế Quang Trung, một nữ sĩ tài hoa của văn học thế kỷ XVIII, đã hiểu và nhìn nhận rất đúng: Mà nay áo vải cờ đào, Giúp dân dựng nước xiết bao công trình. (Ngọc Hân, Ai tư vãn) Quê hương và gia đình Tất cả các anh hùng dân tộc của ta đều gặp nhau ở lòng yêu nước, thương dân tha thiết, chí cả tài cao về nhiều mặt. Nhưng mỗi người trong bối cảnh lịch sử cụ thể của cuộc sống và thời đại, có dáng vẻ riêng và con đường hình thành, phát triển khác nhau. Quê hương của Nguyễn Huệ thế kỷ XVIII là vùng đất phía tây của phủ Quy Nhơn được gọi chung là Tây Sơn gồm Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai) và Tây Sơn Hạ Đạo (Tây Sơn, Bình Định). Tổ tiên vốn họ Hồ ở Nghệ An. Hiện nay ở chân núi Đài Phong gần núi Đài Hải thuộc làng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, còn một khu đất bằng phẳng tương truyền là mộ tổ anh em Tây Sơn. Khoảng giữa thế kỷ XVII, tổ bốn đời của Nguyễn Huệ bị quân Nguyễn bắt vào Đàng Trong và cùng với các tù binh Đàng Ngoài, chia đi khai phá theo chính sách khai hoang lập làng của chúa Nguyễn. Ấp Tây Sơn gồm ấp Nhất (thôn An Lũy, xã Phú An) và ấp Nhì (thôn Cửu An, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai) thuộc vùng Tây Sơn Thượng Đạo là thành quả khai hoang và là quê hương đầu tiên của tổ tiên anh em Tây Sơn trên đất Đàng Trong. Đến đời cha là Hồ Phi Phúc thì dời về quê vợ ở Phú Lạc, ấp Kiên Thành (xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, Bình Định) thuộc vùng Tây Sơn Hạ Đạo. Ở đây còn di tích Gò Lăng tương truyền là vườn nhà, nền nhà và lăng mộ của tổ tiên Tây Sơn. Gần đây, bảo tàng Quang Trung đã tìm thấy lăng và bia về phía đông Gò Lăng trên một cánh đồng xưa kia cây cối um tùm. Lăng hình voi phục và bia bị chuyển khỏi lăng, nằm cách lăng khoảng 15m . Văn bia bị đục khoét một số chữ nhưng vẫn có thể đọc được dòng chữ giữa bia “Việt Cố Hoàng Hiển Tổ Khảo Cương Nghị Mưu Lược Minh Triết Công chi lăng” với niên đại “Tuế thứ Kỷ Hợi trọng xuân cốc nhật” bên phải và dòng chữ “Ngự chế” bên trái. Rõ ràng đây là lăng ông nội của anh em Tây Sơn và do Nguyễn Nhạc dựng năm Kỷ Hợi 1779, mùa xuân tháng 2 âm lịch. Năm Mậu Tuất (1778) Nguyễn Nhạc đã xưng đế, đặt niên hiệu Thái Đức nên văn bia ghi “Ngự chế”. Tại núi Ngang (Hoành Sơn) gần Phú Lạc có hai hố huyệt tương truyền là lăng mộ của ông bà Hồ Phi Phúc - Nguyễn Thị Đồng, cha mẹ của ba anh em Tây Sơn. Sau một thời gian trú ngụ tại quê vợ, Hồ Phi Phúc lại chuyển cư về ấp Kiên Mỹ bên bờ sông Côn (nay là khối I, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định) vừa khai hoang làm ruộng vừa buôn bán. Qua bốn đời, khoảng hơn một thế kỷ, dòng dõi anh em Tây Sơn đã di chuyển quê hương bốn lần: từ Nghệ An vào khai hoang lập ấp ở Tây Sơn Thượng Đạo rồi chuyển về Phú Lạc, Kiên Mỹ ở Tây Sơn Hạ Đạo. Tây Sơn Thượng Đạo và Hạ Đạo, quê hương của Nguyễn Huệ là vùng giáp ranh giữa núi rừng Tây Nguyên và đồng bằng. Cư dân ở đó lúc bấy giờ phần đông là đồng bào Thượng, chủ yếu là người Ba Na, vốn quen sống tự do, phóng khoáng và một số nông dân miền xuôi bị phá sản lên khai hoang, buôn bán, làm ăn. Người Kinh, người Thượng sống xen kẽ, có nhiều quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa mật thiết. Điều kiện thiên nhiên và cuộc sống đã rèn luyện nhân dân vùng này nhiều đức tính quý như lòng dũng cảm, chí bất khuất, truyền thống trọng võ . Ai qua đây mà không nghe câu ca dao phổ biến: Ai vào Bình Định mà coi, Con gái cũng biết đánh roi đi quyền. Quanh đấy, An Vinh, An Thái, Thuận Thuyền . là những lò võ nổi tiếng: Roi Thuận Thuyền, quyền An Thái Trai An Thái, gái Thuận Thuyền Riêng ấp Kiên Mỹ, quê hương trực tiếp của Nguyễn Huệ, là một thôn ấp có điều kiện giao thông thủy bộ thuận lợi và kinh tế nông-công-thương tương đối phát triển. Nằm bên tả ngạn sông Côn và dưới chân đèo An Khê, từ Kiên Mỹ có thể qua đèo An Khê hay ngược sông Côn lên Tây Nguyên bao la, cũng có thể xuôi sông Côn hay theo đường bộ qua An Thái xuống An Nhơn tỏa khắp vùng đồng bằng ven biển Quy Nhơn. Vì vậy, cư dân Kiên Mỹ vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề thủ công và buôn bán. Hiện nay Kiên Mỹ còn dấu tích ba đập nước cổ còn đang sử dụng là đập Thủy Làng, đập Lỗ Ổi và đập Văn Phong. Tên bẩy xóm của Kiên Mỹ phản ánh khá rõ nét cơ cấu kinh tế và nghề nghiệp thôn ấp này: xóm Rèn (Hưng Nguyên), xóm Trầu (Hưng Hòa), xóm Đậu (Hưng Hòa), xóm Bún (Hưng Bửu), xóm Chợ (Hưng Trung), xóm Ươm (Hưng Hóa), xóm Mía (Hưng Thạch). Mỗi xóm mang tên một nghề thủ công hoặc buôn bán. Xóm Rèn ngày xưa còn có tên xóm Lò Giấy hay xóm Giấy. Xóm Trầu có bến Trường Trầu bên bờ sông Côn là một bến chợ chuyên buôn bán trầu, giữ vai trò trung chuyển trong quan hệ giao lưu giữa miền đồng bằng và núi rừng Tây Nguyên, trầu cau từ Tây Nguyên chuyển về đây rồi muối, đồ sắt, hải sản từ đây chuyển lên miền núi. Xóm Chợ có chợ Kiên Mỹ là một chợ lớn trong vùng, mỗi tháng họp sáu phiên, cư dân có cả người Minh Hương (người Việt gốc Hoa từ lâu đời). Kiên Mỹ là một làng nông-công-thương khá phát triển trên một địa bàn mang tính giao tiếp rộng rãi giữa đồng bằng và Tây Nguyên, giữa người Thượng và người Kinh. Sau khi vương triều Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn đã tịch thu số ruộng đất của gia đình Tây Sơn ở Kiên Mỹ là 4 mẫu 5 sào sung làm quan điền (1) . Đây là sở hữu của loại nông dân khá giả, sống bằng nghề nông kết hợp với buôn bán. Nguyễn Nhạc đã từng buôn trầu và nhân dân trong vùng quen gọi là Anh Hai Trầu và có thời gian làm Biện lại, là một nhân viên thu thuế ở tuần Vân Đồn. Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên thường gọi là Chú Ba Thơm. Nguyễn Lữ được gọi là Thầy Tư Lữ vì có thời gian đi tu. Qua cách gọi này có thể xác định lại Nguyễn Huệ là con trai thứ hai, chứ không phải là con trai út như chính sử triều Nguyễn ghi chép (2) . Từ nhỏ, ba anh em Tây Sơn đều được đi học, vừa học văn vừa học võ. Người thấy học đầu tiên là thầy giáo Hiến, vốn là môn khách của Nội hữu Trương Văn Hạnh đã bị quyền thần Trương Phúc Loan giết hại, nên bất bình bỏ về An Thái (Nhơn Húc, An Nhơn, Bình Định) mở trường dạy học. Tinh thần chống đối bọn quyền thần của ông đã ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành tư tưởng và chí hướng chính trị của anh em Tây Sơn. Sau đó, ba anh em Tây Sơn còn về Bàng Châu (Đập Đá, An Nhơn, Bình Định) học võ với võ Đinh Văn Nhưng mà nhân dân trong vùng quen gọi là ông Chảng. Đó là một người yêu nước, trọng nghĩa, tính khí ngang tàng mà cho đến nay, những câu nói quen thuộc như “ngang như ông Chảng”, “ngang quá ông Chảng”, “chảng ngang nhiên” . đã trở thành tục ngữ dân gian. Sinh ra và lớn lên trên một vùng đất Tây Sơn, Nguyễn Huệ cũng như ba anh em Tây Sơn đã sớm hấp thu được truyền thống tốt đẹp của quê hương, đặc biệt là tinh thần tự do, phóng khoáng, thượng võ của những nông dân khai hoang và người Thượng. Sống trong một gia đình nông dân khá giả trên một địa bàn mang tính giao tiếp, kết hợp nghề nông với nghề buôn bán, Nguyễn Huệ cũng như Nguyễn Nhạc có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều vùng, nhiều tầng lớp xã hội, hiểu biết sâu sắc về tình hình chính trị của đất nước và thái độ của các tầng lớp nhân dân. Đó là những cơ sở quan trọng để hình thành và định hướng tư tưởng và tình cảm, nhận thức và hoạt động của các thủ lĩnh Tây Sơn, nhưng đối với từng người còn được quy định bởi bản lĩnh, tài năng và phẩm giá của người đó. Con người, tài năng và cá tính Vừa đến tuổi trưởng thành, Nguyễn Huệ đã theo anh dựng cờ khởi nghĩa và từ đó lao vào cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt với tất cả lòng hăng say và nhựa sống của tuổi trẻ. Nguyễn Huệ luôn luôn vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới của lịch sử, đưa phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân phát triển thành một phong trào quật khởi của dân tộc và bao giờ cũng đi đầu, đứng ở mũi nhọn của cuộc đấu tranh ấy. Xuất phát từ căn cứ khởi nghĩa Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã đưa phong trào lan rộng trên quy mô toàn quốc, cùng với nghĩa quân chiến đấu và chiến thắng khắp nơi trên đất nước. Dấu chân và chiến công của người anh hùng đó in rõ trên đồng bằng sông Cửu Long phía cực nam của tổ quốc cho đến Phú Xuân của miền Trung, ra đến tận kinh thành Thăng Long và đồng bằng sông Nhị của miền Bắc. Nguyễn Huệ bước vào cuộc đấu tranh với khởi nghĩa Tây Sơn, trưởng thành cùng với những bước đường thắng lợi của phong trào Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã kết tinh được những tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân ta, của dân tộc ta trong một giai đoạn đấu tranh vũ bão vì cuộc sống của con người, vì thống nhất đất nước và độc lập dân tộc. Lòng yêu nước tha thiết, tinh thần dân tộc sâu sắc, ý chí, nghị lực phi thường và trí thông minh sắc sảo của bản thân cùng với thực tiễn sôi động của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc đã tôi luyện Nguyễn Huệ - Quang Trung thành người anh hùng “giúp dân cứu nước” của thế kỷ “áo vải cờ đào”. Trong cuộc sống và đấu tranh, Nguyễn Huệ biểu thị nhiều phong cách, cá tính độc đáo. Sử sách cho biết vài nét về nhân dạng của Nguyễn Huệ như “tóc quăn” (3) , “tiếng nói như chuông, mắt sáng như chớp (4) . Nguyễn Huệ là người rất ham học, chăm lo trau dồi hiểu biết của mình. Thuở nhỏ Nguyễn Huệ đã từng học văn, học võ với giáo Hiến ở An Thái, rồi tìm xuống Bàng Châu học võ với Đinh Văn Nhưng. Lớn lên, Nguyễn Huệ học trong cuộc sống, học trong đấu tranh. Trong một bức thư gửi Nguyễn Thiếp, ông nói: “Vả chăng quả đức sinh ở chỗ hẻo lánh, học ở sự nghe trông”. Trong chiến đấu khẩn trương, Nguyễn Huệ cũng thể hiện tinh thần học tập rất cao. Ngô Thì Nhậm là người cộng tác gần gũi với ông nhận xét: “Quang Trung là người tính vốn ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lý. Ngày thường nghị luận, ý tứ rành mạch, khơi mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết” (Bang giao hảo thoại). Do tinh thần ham học đó, Nguyễn Huệ tuy thời thơ ấu chỉ được học ít nhiều, không có bằng cấp gì, nhưng đã đạt đến một trình độ văn hóa khá cao, một nhận thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Trong đấu tranh, Nguyễn Huệ rất cương nghị và quyết đoán, nhất là vào những giờ phút thử thách ác liệt của cuộc chiến đấu. Nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường, Nguyễn Huệ lại rất vui tính, thích hài hước, mê hát tuồng và có lối nói vần vè ví von của dân gian. Có lần vua Càn Long nhà Thanh gửi thư xin Quang Trung đôi voi chiến, có lẽ để tận mắt xem voi chiến của Tây Sơn như thế nào mà đã từng dày xéo hàng vạn quân Thanh ghê gớm như vậy. Tương truyền Quang Trung đã phê vào thư vua Thanh: “Thằng Càn Long nó xin một con voi, chọn con nào cụt vòi cho nó một con”. Năm 1789, sau kháng chiến chống Thanh, dân làng Văn Chương (Hà Nội) nhờ một nhà nho là Tam Nông Hà Năng Ngôn làm một tờ sớ bằng thơ nôm xin “Ngài Quang Trung” cho dựng lại bia Văn Miếu. Quang Trung đã phê vào tờ sớ đó như sau: Ta không trách nông phu. Ta chỉ gớm thày nho. Cả gan to mật dám kêu vua bằng Ngài. Thày nho là ai? Sắc cho bộ hỏi, dân khai. Quang Trung đã tìm ra tác giả tờ sớ ấy, nhưng không phải để trị tội mà để… trọng dụng. Theo lời phê tiếp theo, Quang Trung tự nhận tất cả trách nhiệm về phía quân Tây Sơn và hứa với dân làng sẽ cho tu sửa lại những di tích lịch sử ấy: Thôi, thôi, thôi, việc đã rồi, Trăm nghìn hãy cứ trách bồi vào ta. Nay mai dọn lại nước nhà, Bia nghè lại dựng trên toàn muôn gian. Cơ đồ họ Trịnh đã tan, Việc này cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải. Đối với những trí thức, quan lại của các vương triều cũ, Quang Trung tỏ ra độ lượng và mạnh dạn, thu nạp và tùy theo tài năng cho giữ những chức vụ xứng đáng. Dưới trướng Quang Trung, bên cạnh những tướng soái xuất thân từ nông dân và các tầng lớp bình dân dấy lên trong khởi nghĩa, có nhiều người vốn là quan chức cũ của chính quyền Lê Trịnh như đô đốc Đặng Tiến Đông, phòng ngự sứ Lê Trung . hay những “ông nghè triều Lê” như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích ., hay những danh sĩ nổi tiếng như Trần Văn Kỷ, Lê Công Miễn, Nguyễn Thiếp . Quang Trung đã áp dụng một chính sách “cầu hiền” rất khiêm tốn, nhẫn nại. Trường hợp đối với Nguyễn Thiếp là một ví dụ điển hình. Đối với những quan lại sĩ phu cũ, vì lý do nào đó không muốn cộng tác với Tây Sơn, nhưng không có những hoạt động chống đối, Quang Trung cũng thể tình khoan dung. Trong một tờ chiếu, Quang Trung tuyên bố rõ: “Các quan văn, võ cựu triều hoặc đi theo Lê Chiêu Thống, hoặc đang trốn tránh, nay đều cho về nguyên quán. Còn ai không muốn ra làm quan thì cho tùy theo chí của mình”. Nguyễn Huệ rất kiên quyết đối với kẻ thù giai cấp và kẻ thù dân tộc, nhưng cũng rất nhân từ, độ lượng đối với những người đã đầu hàng hối cải. Trước quân xâm lược Thanh, Quang Trung đã cùng với quân sĩ thề tiêu diệt bằng hết: “Đánh chốn chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn”. Nhưng chính Quang Trung cũng đã ra lệnh thu nạp, nuôi dưỡng hàng vạn hàng binh, tù binh Thanh. Trong Chiếu phát phối hàng binh nội địa, Quang Trung công bố chính sách nhân đạo: “Lúc chinh phạt gặp giặc thì giết, đó là lẽ thường. Bắt được mà tha, từ xưa chưa từng có . Những kẻ trận tiền bị bắt hoặc thế bách xin hàng, đáng lẽ phải theo quân luật mà chém để làm răn cho kẻ khác. Song vì thể đức hiếu sinh của thượng đế và lấy lượng cả bao dung, trẫm tha tính mệnh cho các ngươi. Trẫm ban chiếu xuống cho sung bổ các người vào quân ngũ, chỉ cấp lương ăn, để các người khỏi khổ gông cùm, đánh đập”. Hàng vạn xác giặc bị chết trận, Quang Trung cũng sai thu nhặt hài cốt, chôn cất thành gò đống và sai lập đàn bên sông cúng tế - Quang Trung đã biểu thị những cử chỉ cao cả của người chiến thắng, tiêu biểu cho tinh thần nhân đạo của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng và văn hiến. Quang Trung - Nguyễn Huệ với Thăng Long-Hà Nội Trong cuộc đời chiến đấu của mình, Nguyễn Huệ có ba lần ra Thăng Long với thời gian rất ngắn nhưng để lại dấu ấn rất sâu đậm trong ký ức và tình cảm của nhân dân kinh thành. Lần thứ nhất vào giữa năm 1786. Lúc bấy giờ nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại chính quyền chúa Nguyễn, đập tan cuộc xâm lược của quân Xiêm và kiểm soát vùng đất từ Quảng Nam trở vào. Thành Phú Xuân và đất Thuận Hóa do quân Trịnh chiếm đóng. Tháng 6 năm 1786, Nguyễn Huệ được lệnh của Nguyễn Nhạc đem quân ra giải phóng vùng đất phía bắc Đàng Ngoài cho đến sông Gianh và củng cố hệ thống thành lũy phòng vệ ở đây. Quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ đã nhanh chóng chiếm lại Phú Xuân và tiến ra bờ nam sông Gianh. Tại đây, sau khi nghiên cứu kỹ tình hình Đàng Ngoài, ông đã quyết định tiếp tục phát triển phong trào Tây Sơn ra bắc, lật đổ chế độ chúa Trịnh. Đó là một quyết định mang tính lịch sử chứng tỏ tầm mắt nhìn xa thấy rộng và tấm lòng yêu nước thương dân, ý chí thống nhất giang sơn mạnh mẽ của Nguyễn Huệ. Bài Hịch xuất quân đánh Trịnh cho thấy rõ suy tính và tư tưởng của ông: “Quảng Nam đã quét sạch bụi trần, Thuận Hóa lại đem về bờ cõi. Nam: một giải tăm kình phẳng lặng, cơ thái bình đứng đợi đã gần, Bắc: mấy thành tin nhạn chưa yên, bề cứu viện ngồi trông sao tiện. Vả bấy nay, thần nịnh chúa hôn, mở bình trị lòng người hẳn muốn, Lại gặp hội binh kiêu dân oán, sửa mối giềng tài cả phải ra”. Từ giới tuyến chia cắt đã kéo dài trên 200 năm, lệnh xuất quân của chủ soái Tây Sơn biểu thị quyết tâm và niềm tin sắt đá: “Chước vạn toàn đã tạc đá Hoành Sơn, Binh tức khắc lại giương buồm Bắc Hải”. Chỉ trong khoảng 10 ngày, quân đội Tây Sơn dưới danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” đã đánh tan toàn bộ quân Trịnh, lật đổ nền thống trị của chúa Trịnh. Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ dẫn đại quân vào Thăng Long và đặt chỉ huy sở ở phủ chúa Trịnh. Nguyễn Huệ đến yết kiến vua Lê Hiển Tông và ngày 30-7, lễ triều kiến chính thức được tổ chức trọng thể tại điện Kính Thiên, tuyên bố công cuộc phù Lê của quân đội Tây Sơn. Sau đó, vua Lê Hiển Tông ban bố Chiếu thư nhất thống, đem niêm yết tại cửa Đại Hưng. Vua Lê phong Nguyễn Huệ làm Nguyên súy Phù chính Dục vũ Uy quốc công và đem công chúa Ngọc Hân gả cho chủ soái Tây Sơn. Ngày 4-8-1786 kinh thành Thăng Long chứng kiến đám cưới của vị anh hùng “áo vải cờ đào” với một công chúa cành vàng lá ngọc. Sau đó, vua Lê Hiển Tông bị ốm nặng và từ trần ở tuổi 70, hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên ngôi, tức vua Lê Chiêu Thống. Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn được tin cấp báo rằng Nguyễn Huệ đã tự đem quân ra Đàng Ngoài và đã chiếm giữ thành Thăng Long, vội vàng ra Bắc và rồi đêm 5-9-1786 cùng em rút quân về Nam. Như vậy là trong cuộc tiến quân ra bắc lần thứ nhất vào giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đã chấm dứt tình trạng phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước và phế bỏ chế độ chúa Trịnh. Thời gian Nguyễn Huệ lưu lại ở Thăng Long chỉ 45 ngày, nhưng đã làm đảo lộn cả trật tự kinh thành và để lại những sự kiện làm kinh ngạc mọi người dân ở đây. Do sự bất lực của Lê Chiêu Thống, các thế lực chúa Trịnh và quân phiệt lại trỗi dậy, tình hình Thăng Long, Bắc Hà lại lâm vào tình trạng rối loạn và Nguyễn Hữu Chỉnh thâu tóm mọi quyền hành. Phủ chúa Trịnh xây dựng bên bờ phía tây hồ Hoàn Kiếm là một quần thể kiến trúc gồm 52 cung điện lớn, đã bị Lê Chiêu Thống sai người phóng hỏa đốt phá “khói lửa bốc lên ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt, thế là một khu lâu đài cung khuyết hơn hai trăm năm trời thành bãi đất cháy sém” (Hoàng Lê nhất thống chí). Cuối năm 1787, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm cùng Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân đem quân ra Bắc lần thứ hai diệt trừ Nguyễn Hữu Chỉnh. Lê Chiêu Thống bỏ trốn và Sùng Nhượng công Lê Duy Cẩn được lập làm giám quốc trông nom việc nước. Nhưng rồi Vũ Văn Nhậm có ý chuyên quyền nên mùa hè năm 1788, Nguyễn Huệ đem quân ra Thăng Long lần thứ ba diệt trừ Vũ Văn Nhậm. Lần này, Nguyễn Huệ lo sắp xếp lại bộ máy chính quyền, ổn định tình hình Bắc Hà. Nhiều sĩ phu tiến bộ của Thăng Long và Bắc Hà đã tự nguyện theo Tây Sơn phò tá Nguyễn Huệ như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Trần Bá Lãm, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn . Ảnh hưởng của Tây Sơn và uy tín của Nguyễn Huệ đã thấm vào các tầng lớp xã hội của đất kinh thành và làm thức tỉnh một số trí thức Bắc Hà. Cuối năm 1788, lợi dụng sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị làm thống soái chỉ huy 29 vạn quân Thanh xâm lược Đại Việt và chiếm đóng kinh thành Thăng Long. Thực hiện chủ trương của Ngô Thì Nhậm “nay ta toàn quân rút lui, không bị mất một mũi tên, cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi chúng đi” (Hoàng Lê nhất thống chí), quân Tây Sơn rút về giữ Tam Điệp - Biện Sơn và cho người cấp tốc về Phú Xuân phi báo cho Nguyễn Huệ biết. Tối ngày 17-12-1788, quân Thanh vượt sông Nhị tiến vào chiếm giữ thành Thăng Long. Nhân dân kinh thành trải qua những ngày tháng đau thương, chứng kiến những tội ác của quân xâm lược và hành động bán nước của bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống. Ngày 24-11 năm Mậu Thân (21-12-1788), tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo, ngày hôm sau làm lễ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung rồi lập tức ra lệnh xuất quân, lên đường ra Bắc diệt giặc. Sau khi tập kết đại quân ở Tam Điệp - Biện Sơn, đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu (25-l- 1789), cuộc tấn công đại phá quân Thanh của quân Tây Sơn bắt đầu. Đạo quân chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy đánh thẳng vào hệ thống phòng thủ của quân Thanh ở phía nam thành Thăng Long, trong đó đồn Ngọc Hồi giữ vị trí then chốt. Mờ sáng ngày 5 Tết Kỷ Dậu (30-l-1789), quân Tây Sơn mở cuộc công phá đồn Ngọc Hồi. Cùng lúc đó, một đạo quân Tây Sơn khác theo đường “thượng đạo” qua Chương Mỹ (Hà Tây), tiến về Nhân Mục (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) rồi bất ngờ công phá đồn Đống Đa ở phía tây nam thành Thăng Long và thừa thắng thọc sâu vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long bên bờ sông Nhị. Hai mũi “chính binh” và “kỳ binh” của Quang Trung tạo thành một thế trận hết sức lợi hại cùng với sức tấn công thần tốc, vũ bão của quân Tây Sơn khiến cho hệ thống phòng ngự của quân Thanh bị sụp đổ tan tành và Tôn Sĩ Nghị “không còn hồn vía nào nữa, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kỵ mã dưới trướng vượt qua cầu phao rồi nhằm hướng bắc mà chạy” ( Hoàng Lê nhất thống chí). Quân Thanh đại bại, một bộ phận bị tiêu diệt, số còn lại tháo chạy trong cảnh hỗn loạn, “đói cơm khát nước, không kiếm đâu ra được ăn uống, cứ phải [...]... lại biết bao di tích, địa danh gắn liền với chiến công xuân Kỷ Dậu và hàng năm, vào ngày 5 Tết, nhân dân cử hành lễ hội Đống Đa để tôn vinh anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ và tưởng niệm những người đã hi sinh vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp giải phóng kinh thành GS Phan Huy Lê ( ) 1 Kiên Mỹ ấp địa bạ, Trung tâm lưu trữ quốc gia I, ký hiệu F67 ( ) 2 Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam liệt truyện... nói: “Cố đô vẫn thuộc núi sông ta” Trong chiến công vang lừng của mùa xuân Kỷ Dậu, nhân dân Thăng Long đã có nhiều đóng góp tích cực tạo nên kỳ tích đại phá quân Thanh Nhân dân vùng Ngọc Hồi đã đem những tấm phản, cánh cửa để quân Tây Sơn ghép lại những tấm mộc chắn tên đạn khi công phá đồn Ngọc Hồi Nhân dân sáu làng xã vùng Khương Thượng - Đống Đa dùng rơm rạ bện thành hình rồng, tẩm chất cháy, đốt...đi suốt bảy ngày bảy đêm mới đến trấn Nam Quan” (An Nam quân doanh kỷ yếu) Trưa ngày 5 Tết, Quang Trung trong bộ chiến bào sạm màu thuốc súng, ngồi trên mình voi chiến, tiến vào thành Thăng Long giữa sự nô nức đón chào của nhân dân kinh thành như nhà thơ Ngô Ngọc Du đã ghi lại trong bài thơ Long Thành quang phục kỷ thực: Ba quân đội ngũ chỉnh... Kiên Mỹ ấp địa bạ, Trung tâm lưu trữ quốc gia I, ký hiệu F67 ( ) 2 Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam liệt truyện NXB Thuận Hóa, Huế 1993, T.II, tr.491 ( ) 3 Tây Sơn thuật lược ( ) 4 Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam chính biên liệt truyện, sơ tập, Q.30 (Ngụy Tây . Nguyễn Huệ (1753 - 1792) những cột mốc lớn của một sự nghiệp anh hùng Nguyễn Huệ: Sinh năm 1753, mất ngày 16 tháng. một thời kỳ bão táp của lịch sử. Đây là những mốc lớn trong sự nghiệp anh hùng của Nguyễn Huệ: - Năm 1771, 18 tuổi, cùng với anh là Nguyễn Nhạc phất cờ

Ngày đăng: 13/12/2013, 22:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan