15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải

46 13.1K 177
15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải

Câu 1: Thế nào là chính sách chủ động và chính sách thụ động? thế nào là chính sách theo quy tắc và chinh sách tùy nghi? Thế nào là chính sách thuận chu kỳ và chính sách ngược chu kỳ? (trang 386) Một số nhà kinh tế cho rằng “mất ổn định” là thuộc tính vốn của nền kinh tế. Họ cho rằng nền kinh tế nhiều cú sốc tác động đến tổng cung và tổng cầu. Nếu các nhà hoạch định chính sách không sử dụng chính sách tài chính và tiền tệ để ổn định nền kinh tế, các cú sốc này sẽ gây ra những biến động không cần thiết và không hiệu quả của sản lượng, thất nghiệp và lạm phát. Một số nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế luôn ổn định. Họ cho rằng các biến động lớn trong nền kinh tế là do các chính sách yếu kém gây ra và không nên “vi chỉnh” nền kinh tế. Mà thay vào đó các nhà hoạch định chính sách phải nhận thức được hạn chế của mình và cảm thấy hài lòng khi không gây thiệt hại cho nền kinh tế.  sự khác biệt trong các chính sách kinh tế. 1. Chính sách chủ động và thụ động THỤ ĐỘNG CHỦ ĐỘNG - chính sách theo quy tắc cố định, sử dụng chế tự ổn định. - ổn định nền chính sách phản ứng, đối phó với chu kỳ kinh tế để giảm biến động. Không xét đến tình trạng nền kinh tế - CSTK thụ động: luôn thực hiện mục tiêu cân bằng ngân sách (T = G) - CSTT thụ động: duy trì tốc độ tăng cung tiền không đổi Luôn luôn theo dõi tình trạng nền kinh tế - nền kinh tế suy thoái nên thực hiện CSTK chủ động tăng G và giảm T, CSTT chủ động tăng cung tiền theo nhu cầu. Thành công khi nền kinh tế ít biến động Thành công trong việc ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn - Đòi hỏi nhà lập chính sách phải tầm nhìn, năng lực, công tâm. - Bất lực trước nền kinh tế biến động mạnh (khi nền kinh tế đang rơi vào thời kì suy thoái, sử dụng chính sách thụ động sẽ lãng phí - Rất khó khăn cho dự báo kinh tế để đưa ra chính sách phù hợp. - Chưa chú ý đến quá trình hình thành kỳ vọng tương lai. - Kỳ vọng sẽ tác động đến các hành vi của nười tiêu dùng, nhà đầu và các nhân tố kinh tế khác. Tự tìm hiểm độ trễ và hiệu lực của chính sách và chế tự động ổn định của nền kinh tế 2. Chính sách theo quy tắc hay chính sách tùy nghi CS theo quy tắc CS tùy nghi - Các nhà chính sách cam kết thi hành theo quy tắc hay công thức Các nhà chính sách không ràng buo65cm không cam kết phản ứng đối vối mỗi tình huống - Thông báo trước phản ứng mỗi tình huống  chỉ thích hợp khi nền kinh tế tương đối ổn định, bất lực khi nền kinh tế biến động Quyết định cho từng tình huống và từng thời kì không liên quan đến thời kì khác  tiền hậu bất nhất (do mục tiêu chính trị), ảnh hưởng đến niềm tin công chúng và làm cho chính sách hiệu quả kém. 3. CS thuận chu kì và nghịch chu kỳ CS ngịch chu kỳ CS thuận chu kỳ Nền kinh tế suy thoái thực hiện chính sách tài khóa mở rộng khi suy thoái và thu hẹp khi lạm phát cao Nền kinh tế suy thoái thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp khi suy thoái và mở rộng khi lạm phát cao CSTK nghịch chu kỳ: các nước phát triển áp dụng CSTK thuận chu kỳ: các nước đang phát triển. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, khủng hoảng kinh tế 2007-2008 chính phủ Mỹ thực hiện chính sách nghịch chu kỳ  cho đến nay nền kinh tế Mỹ đã dần phục hồi. Khủng hoảng kinh tế tại châu Âu, các nhà hoạch định thực hiện chính sách nghịch chu kỳ (thắt lưng buộc bụng)  nền kinh tế châu Âu vẫn còn khủng hoảng. Câu 2. Tương đương Ricardo (trang 511) Quan điểm của Ricardo về nợ chính phủ áp dụng vào logich của người tiêu dùng biết nhìn xa trông rộng. Nguyên tắc chung là nợ chính phủ tương đương với thuế trong tương lai, và nếu người tiêu dùng biết nhìn xa trông rộng thì anh ta nhận định rằng mức thuế trong tương lai sẽ bằng với hiện tại. Do đó, việc tài trợ cho chi tiêu của chính phủ bằng nợ tương đương với cách tài trợ của nó bằng thuế Người tiêu dùng biết nhìn xa trông rộng hiểu được rằng việc chính phủ vay nợ trong hôm nay đồng nghĩa với mức thuể cao hơn trong tương lai. Do đó, chính sách cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không làm giảm gánh nặng về thuế cho người tiêu dùng, chỉ làm nó giãn ra. Cho nên, thu nhập thường xuyên của người tiêu dùng không tăng và điều đó làm cho tiêu dùng cũng không tăng. Hàm ý tương đương Ricardo là chính sách cắt giảm thuế bằng tài trợ bằng nợ tác động đến người tiêu dùng. Các hộ gia đình sẽ tiết kiệm phần thu nhập tăng thêm để sau này trả nợ cho phần thuế đã hàm chứa ngay trong chính sách cắt giảm thuế. Như vậy, sự gia tăng tiết kiệm cá nhân vừa đủ đề bù vào sự giảm sút trong tiết kiệm công cộng. Tiết kiệm công cộng vẫn giữ nguyên như cũ. Do đó chính sách cắt, giảm thuế không gây ra tác động như phương pháp phân tích truyền thống dự báo. Tuy nhiên, không phải bất kì sự thay đổi nào trong chính sách tài chính đều không ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng. Chẳng hạn, hiện nay chính phủ cắt giảm thuế muốn lập kế hoạch giảm chi tiêu trong tương lai. Do đó, việc cắt giảm thuế của chính phủ không hàm ý sự tăng thuế trong tương lai, người tiêu dùng sẽ cảm thấy khá giả hơn và tăng mức tiêu dùng của mình. Tóm lại, thực chất quan điểm tương đương Ricardo gồm 3 ý chính: - Người tiêu dùng thường hành động hợp lý. - Người tiêu dùng hiểu biết và tầm nhìn xa trông rộng (chú ý đến các khoảng thuế phải nộp trong tương lai hàm chứa trong nợ cùa chính phủ). - Giả thuyết về thu nhập thường xuyên (thu nhập trong mỗi giai đoạn thể khác nhau, nhưng người tiêu dùng thể dự kiến được mức thu nhập trong suốt cuộc đời mình). Câu 3. Các quốc gia phát triển: nghịch chu kỳ, các quốc gia đang phát triển: nghịch chu kỳ? Khi các nước tiến hành các chính sách tài khóa mở rộng vào lúc lạm phát, hay tiến hành các chính sách tài khóa thắt chặt khi suy thoái người ta gọi đó là chính sách nghịch chu kỳ. Hay ngược lại là chính sách nghịch chu kỳ. Phát triển Đang phát triển - Các nước phát triển tiến hành các chính sách tài khóa nghịch chu kỳ thông qua các công cụ bình ổn tự động. Bảo hiểm thất nghiệp và các khoản chuyển nhượng xã hội tăng lên khi thất nghiệp cao - Các nước đang phát triển thường không công cụ bình ổn tự động, hiếm các khoản bào hiểm thất nghiệp. Các khoản chuyển nhượng xã hội thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách. - Chính sách thuế cũng thể nghịch chu kỳ (thu nhập cá nhận làm giảm doanh thu thuế của chính phủ (thu nhập cá nhân làm giảm doanh thu thuế của chính phủ). - Thuế ở các nước đang phát triển cũng thường là thuế gián thu (thuế thương mại và tiêu dùng) thay về thuế trực thu (thuế thu nhập). - Các nước phát triển xu hướng vay vốn nước ngoài, tăng chi tiêu đầu vào sở hạ tầng, nguồn vốn quốc tế tiếp cận dồi dào. - Các nước đang phát triển tiếp cận nguồn vốn quốc tế một cách thất thường khi khó khăn, nhà đầu lo ngại họ sẽ không trả lại tiền, do đó họ hạn chế cho vay - Chi tiêu chính phủ và tiền lương không chiếm tỷ trọng quá lớn trong nền kinh tế khu vực kinh tế nhân ở các nước phát triển lớn. - Chi tiêu của chính phủ và tiền lương chiếm phần lớn chi tiêu trong một nước đang phát triển. Trong khi nguồn chi tiêu chính phủ này lại phụ thuộc rất nhiều vào các nước phát triển. Câu 4: Tại sao chế tỷ giá cố định lại nhiều khả năng bị tấn công đầu cơ? Định nghĩa chế tỷ giá cố định là: chế tỷ giá, trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm (Central Rate-E CR ), trong một biên độ hẹp đã được định trước. Như vậy, trong chế tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối để thể duy trì cố định E CR và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước. Do đó, buộc các NHTW phải sẵn nguồn dữ trự ngoại hối tương đối mạnh để đứng vững trước các cuộc tấn công đầu cơ. Với chế tỷ giá cố định rất dễ bị các quỹ đầu tấn công tiền tệ vì: - Ở các quốc gia lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái cố định hoặc neo linh hoạt với biên độ nhỏ thì khi xảy ra các cú sốc kinh tế chẳng hạn như lạm phát tăng cao hoặc thâm hụt mậu dịch quá lớn mà các nguồn thu ngoại tệ không đủ bù đắp thì lập tức điều này sẽ gây sức ép lên tỷ giá chính thức (E CR ). Vấn đề sẽ càng trầm trọng hơn khi tỷ giá hối đoái chịu áp lực trong bối cảnh các chỉ số kinh tế liên tục xấu đi, nợ ngắn hạn nước ngoài cao, đầu kém hiệu quả, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại bị đe doạ, niềm tin của các nhà đầu và dân chúng vào khả năng điều hành kinh tế của Chính phủ bị thách thức. - Chế độ tỷ giá hối đoái cổ định tạo điều kiện cho các nhà đầu tiền tệ tận dụng chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ, lãi suất trong nước và ngoài nước để kiếm lời, làm cho tình trạng thừa hay thiếu ngoại tệ rất khó dự báo. - Tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc thể làm che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đồng tiền không còn phản ánh giá trị thực của đồng nội tệ trên thị trường, kích thích những người đầu tấn công. (ví dụ trường hợp Thái lan 1997)  Tất cả những điều đó khiến nền kinh tế trở thành một “miến mồi ngon” cho các tay đầu tiền tệ. Biện pháp: Khi nhận thấy nền kinh tế những dấu hiệu của tâm lý đầu hoặc bị tấn công, để bảo vệ tỷ giá chính thức đã công bố, NHTW sẽ hai sự lựa chọn: + Là tung dự trữ ngoại hối ra can thiệp nhằm duy trì tỷ giá chính thức. + Là chấp nhận phá giá (thả nổi) đồng nội tệ theo cung cầu thị trường. Với các nước đã đi theo chế tỷ giá cố định thông thường sẽ chọn phương án thứ nhất trước tiên là sử dụng dự trữ ngoại hối với hy vọng thể giải cứu thị trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng hiếm một quốc gia nào đủ dự trữ ngoại hối để thể chống đỡ và cầm cự trước các cuộc tấn công tiền tệ từ các quỹ đầu cơ. Khi đó, dự trữ ngoại hối sẽ nhanh chóng cạn kiệt và NHTW buộc lòng phải chấp nhận sự lựa chọn thứ hai là tuyên bố thả nổi đồng nội tệ. Với hành động rút lui này của NHTW khỏi chế độ tỷ giá cố định giống như là một lời tuyên bố đầu hàng của Chính phủ trước cuộc tấn công, hệ thống NHTM sẽ liệt và thậm chí phá sản mất thanh khoản trước dòng người đổ xô đi rút tiền hàng loạt, khu vực sản xuất cũng đình đốn do không còn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu và thị trường tài chính sụp đổ, dẫn đến một cuộc khủng hoảng toàn diện. Câu 5 Từ hình Mundell-Fleming, rút ra kết luận quan trọng gì khi áp dụng các chính sách kinh tế trong các chế tỷ giá khác nhau? 1.1.Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định Đầu tiên, hình Mundell-Fleming chỉ ra rằng, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá thể làm thay đổi các trạng thái của cán cân thanh toán . Bắt đầu tại điểm cân bằng E trong hình 1.1, nơi mà BP=0, nếu chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng (một sự dịch chuyển sang phải từ LM thành LM’) thì sẽ một điểm F cân bằng mới nằm dưới đường cong BP, và đó là một cán cân thanh toán thâm hụt. Ngược lại, bắt đầu từ điểm E, một sự mở rộnghính sách tài khoá (đường IS dịch chuyển sang phải thành IS’) sẽ hướng nền kinh tế đến một cán cân thanh toán thặng dư tại điểm G. Hình 1.1: hình IS-LM của Mundell-Fleming với tỷ giá cố định Mặc dù chính sách tiền tệ và tài khoá thể dẫn đến một cán cân thanh toán thặng dư hoặc thâm hụt, nhưng hàm ý của hình Mundell-Fleming đó là thể sử dụng sự kết hợp của chính sách tài khoá và tiền tệ để tăng sản lượng mà không tạo nên một cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư. Điều này được thể hiện rõ trong hình 1.1. Bắt đầu tại điểm E, chúng ta thể thực hiện cả hai chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng (nghĩa là, IS dịch chuyển đến IS’ và LM dịch chuyển đến LM’) nhưng vẫn được một cán cân thanh toán cân bằng (điểm H trong hình 1.1). Điểm H là một điểm cân bằng bền vững trong dài hạn. Khi cán cân thanh toán thặng dư, NHTW sẽ dùng nội tệ để mua ngoại tệ vào. Ngược lại, khi cán cân thanh toán thâm hụt, NHTW sẽ bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Do đó, một cán cân thanh toán thặng dư hay thâm hụt sẽ làm tăng hoặc giảm cung tiền của nền kinh tế NHTW sẽ mua vào hoặc bán ra ngoại tệ. Kết quả là, một cán cân thanh toán thặng dư hay thâm hụt sẽ không được duy trì, nhưng điều này lại tác động đến lạm phát trong nước. Luận điểm này sau đó được Frankel và Krugman khai thác và xây dựng nên lý thuyết bộ ba bất khả thi. Nhằm tránh những tác động của việc mua bán ngoại tệ đến lạm phát trong nước như đã nói ở trên, NHTW sử dụng một công cụ gọi là “chính sách vô hiệu hoá”.Giả định, một sự mở rộng chính sách tiền tệ và tạo ra một cán cân thanh toán thâm hụt như điểm F trong hình 1.1. Nếu NHTW bán ngoại tệ nhằm đáp ứng cầu ngoại tệ sẽ làm giảm cung tiền nội địa và làm đường LM’ dịch chuyển trở lại đường LM, hay mức cân bằng sẽ trở lại điểm E. Để duy trì vị trí tại F, NHTW phải tiến hành cái gọi là “chính sách vô hiệu hoá”, tức là NHTW sẽ mua các chứng khoán trên thị trường mở nhằm cung ứng ra lưu thông một lượng nội tệ đúng bằng lượng nội tệ giảm đi khi NHTW bán ngoại tệ để duy trì cán cân thanh toán thâm hụt. Ngược lại, để duy trì một cán cân thanh toán thặng dư, chính sách vô hiệu hoá của ngân hàng được thực hiện theo chiều ngược lại. Nghĩa là, NHTW sẽ bán các chứng khoán trên thị trường mở để hút lượng nội tệ được dùng mua ngoại tệ trước đó.- 13 - Thật quan trọng để hiểu các hàm ý về chính sách tài khóa và tiền tệ dưới các mức độ khác nhau của luân chuyển dòng vốn, chế tỷ giá và chính sách vô hiệu hoá. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục giả định chế độ tỷ giá hối đoái là cố định và không chính sách vô hiệu hoá, thì sau đó tất yếu rằng, chính sách tài khoá trở nên hiệu quả hơn chính sách tiền tệ. Hãy nhìn lại hình 1.1 một lần nữa. Bắt đầu tại điểm E, một sự mở rộng chính sách tiền tệ sẽ chuyển đường LM sang LM’ và do đó đạt được một cán cân thanh toán thâm hụt tại điểm F. Tuy nhiên, không sự vô hiệu hoá, cung tiền sẽ giảm và sau đó LM’ sẽ dịch chuyển sang phía trái trở lại LM và điểm F sẽ quay trở lại điểm E. Nghĩa là, sản lượng sau khi gia tăng trong một thời gian ngắn sẽ quay lại điểm cân bằng Y*. Do đó, chính sách tiền tệ không hiệu quả hoàn toàn để làm gia tăng sản lượng quốc gia. Ngược lại, giả định rằng, bắt đầu tại điểm E, chúng ta thực hiện một chính sách tài khóa mở rộng, đường IS dịch chuyển sang IS’, dẫn tới một cán cân thanh toán thặng dư tại điểm G. Không chính sách vô hiệu hoá, một cán cân thanh toán thặng dư hàm ý rằng cung tiền sẽ tăng nhằm đáp ứng cho sự gia tăng trong sản lượng quốc gia. Do đó, đường LM dịch chuyển sang phía phải đến LM’. Tại điểm cân bằng mới, điểm H, là một vị thế dài hạn. Như vậy, sản lượng đã tăng đáng kể trong trường hợp này sự dịch chuyển của cung tiền khi không vô hiệu hoá bổ sung cho sự mở rộng chính sách tài khoá ban đầu. Điều này đưa ta đến kết luận: dưới chế độ tỷ giá cố định, chính sách tài khoá hiệu quả cao hơn và chính sách tiền tệ kém hiệu quả hơn. 1.2.Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá linh hoạt Các hàm ý của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá dưới chế độ tỷ giá linh hoạt thể được hình dung trong hình 1.2. Giả định chúng ta bắt đầu tại E=(r*, Y*) - phần giao nhau của đường cong IS, LM, BP; và giả định một sự mở rộng chính sách tiền tệ từ LM sang LM’. Kết quả, chúng ta dịch chuyển từ E đến F, là một cán cân thanh toán thâm hụt. Tại điểm F, một cầu thặng dư về ngoại tệ và cung thặng dư về nội tệ trên thị trường ngoại hối. Dưới chế tỷ giá linh hoạt, tỷ giá thực sẽ giảm, do đó đường BP dịch chuyển sang phải thành BP’ và IS dịch chuyển sang phải thành IS’, tạo nên một điểm cân bằng sản lượng mới J cao hơn Y*J. Chúng ta được sự cân bằng bên trong và bên ngoài khi sự giao nhau của ba đường IS’, LM’ và BP’. Do đó, dưới chế độ tỷ giá linh hoạt, chính sách tiền tệ tỏ ra khá hiệu quả để gia tăng sản lượng Ngược lại, sự hiệu quả của chính sách tài khoá dưới chế tỷ giá linh hoạt là không rõ ràng. Trong hình 1.2, bắt đầu tại điểm E, giả định một chính sách tài khoá mở rộng làm cho đường cong IS dịch chuyển đến IS’’ tại điểm G. Tuy nhiên, tại điểm G, chúng ta một cán cân thanh toán thặng dư và do đó một sự gia tăng trong tỷ giá thực. Điều này sẽ làm cho đường BP dịch chuyển lên trên thành BP’’ và IS’’ dịch chuyển ngược lại thành IS’. Ta một điểm cânbằng mới K, là sự giao nhau của đường IS’, LM và BP’’. Như vậy, trong điều kiện tương đối, một chính sách tài khoá mở rộng dưới chế độ tỷ giá linh hoạt là ít hiệu quả hơn dưới chế độ tỷ giá cố định Từ những hàm ý của hình Mundell-Fleming ở trên ta thấy rằng: hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm soát vốn. dụ, quốc gia nào chuyển dịch dòng vốn tự do và tỷ giá cố định, thì các nhà quản lý tiền tệ không thể theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập. Trong một quốc gia chế tỷ giá cố định thì không rủi ro tỷ giá, và lãi suất trong nước biến động cùng với lãi suất nước ngoài. Mục tiêu hội nhập tài chính đối ngược với đỉnh kiểm soát vốn; mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngược với đỉnh thả nổi hoàn toàn; mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập đối ngược với đỉnh liên minh tiền tệ. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng thể đạt được bởi một đỉnh nằm giữa. dụ, mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và tỷ giá ổn định đạt được bởi đỉnh kiểm soát vốn hoàn toàn. Mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và hội nhập tài chính hoàn toàn thể khả thi với đỉnh thả nổi hoàn toàn. Cuối cùng, mục tiêu tỷ giá ổn định và hội nhập tài chính đạt được bởi đỉnh liên minh tiền tệ. Hoàn toàn không khả thi để đạt được đồng thời cả ba mục tiêu Câu 6. Bẫy thanh khoản? Mối quan hệ giữa bẫy thanh khoản và giảm phát Bẫy thanh khoản: là hiện tượng trong đó chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng biện pháp giảm lãi suất để rồi lãi suất xuống thấp quá một mức nhất định khiến cho mọi người quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt và chính sách tiền tệ trở nên bất lực. Khi đó việc điều tiết chu kỳ kinh tế chỉ còn trông cậy vào chính sách tài chính. Đây là một trong những lý luận của kinh tế học Keynes. Giảm phát: là hiện tượng mức giá chung xu hướng giảm xuống trên bình diện rộng, hay tỉ lệ lạm phát là con số âm Khi nền kinh tế vào pha suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu nhân dẫn tới tăng tổng cầu, thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, nếu việc giảm lẫi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì, theo thuyết ưa chuộng tính thanh khoản, mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào ngân hàng hay mua chứng khoán. Hậu quả là đầu nhân khó thể được thúc đẩy ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không thể cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn. Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu. Trong khi đó, chính sách tài khóa lúc thường vốn không phát huy được hiệu lực đầy đủ do hiện tượng lấn át (crowding out) thì lúc này lại phát huy đầy đủ hiệu lực do hiện tượng crowding out không còn (vì lãi suất thấp). Kinh tế học Keynes cho rằng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng này thì chỉ cách sử dụng tích cực chính sách tài khóa (giảm thuế, tăng chi tiêu công cộng), tăng xuất khẩu ròng, khuyến khích nhân đầu để đổi mới công nghệ. Cũng quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ không mất hoàn toàn hiệu lực mà vẫn thể triển khai qua biện pháp giảm giá đồng tiền trong nước để kích thích xuất khẩu

Ngày đăng: 12/12/2013, 22:29

Hình ảnh liên quan

- Chưa chú ý đến quá trình hình thành kỳ vọng tương lai. - 15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải

h.

ưa chú ý đến quá trình hình thành kỳ vọng tương lai Xem tại trang 1 của tài liệu.
Câu 5 Từ mô hình Mundell-Fleming, rút ra kết luận quan trọng gì khi áp dụng các chính sách kinh tế trong các cơ chế tỷ giá khác nhau? - 15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải

u.

5 Từ mô hình Mundell-Fleming, rút ra kết luận quan trọng gì khi áp dụng các chính sách kinh tế trong các cơ chế tỷ giá khác nhau? Xem tại trang 6 của tài liệu.
Từ những hàm ý của mô hình Mundell-Fleming ở trên ta thấy rằng: hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm  soát vốn - 15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải

nh.

ững hàm ý của mô hình Mundell-Fleming ở trên ta thấy rằng: hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm soát vốn Xem tại trang 9 của tài liệu.
Trong mô hình của chúng ta, giả sử không có G, T và không có NX - 15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải

rong.

mô hình của chúng ta, giả sử không có G, T và không có NX Xem tại trang 27 của tài liệu.
Trên đây là mô hình Solow cơ bản dạng sơ lược nhất. Chúng ta sẽ lần lượt cho từng biến của mô hình thay đổi - 15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải

r.

ên đây là mô hình Solow cơ bản dạng sơ lược nhất. Chúng ta sẽ lần lượt cho từng biến của mô hình thay đổi Xem tại trang 35 của tài liệu.
Như vậy, mô hình giải thích được sự tăng trưởng đều đặn của thu nhập bình quân một số nước là do tốc độ tăng trưởng về công nghệ (g) - 15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải

h.

ư vậy, mô hình giải thích được sự tăng trưởng đều đặn của thu nhập bình quân một số nước là do tốc độ tăng trưởng về công nghệ (g) Xem tại trang 40 của tài liệu.
TL: Dựa vào mô hình IS* - LM*. Khi lãi suất thế giới giảm thì cả 2 đường IS* và LM* đều dịch chuyển - 15 câu tự luận kinh tế vĩ mô có lời giải

a.

vào mô hình IS* - LM*. Khi lãi suất thế giới giảm thì cả 2 đường IS* và LM* đều dịch chuyển Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan