Tài liệu TÀI LIỆU BỒI HUẤN ĐIỀU HÀNH VIÊN TRẠM ĐIỆN doc

14 3K 52
Tài liệu TÀI LIỆU BỒI HUẤN ĐIỀU HÀNH VIÊN TRẠM ĐIỆN doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Những yêu cầu đối với điều hành viên trạm ? a. Đức tính: - Có khả năng công tác độc lập, ứng xử và giải quyết, đối phó đượcc tình huống phức tạp trong từng thời điểm nhất định . - Có tinh thần kỷ luật, tác phong gương mẫu. - Có tinh thần trách nhiệm trong lao động và sản xuất. - Có tinh thần học hỏi, tích lũy kiến thức về kỹ thuật và chuyên môn để sẵn sàng giải quyết các sự cố, trở ngại trong vận hành. b. Nhạy bén trong nhận xét : Có giác quan tốt, nhạy bén phát hiện kip thời các trạng thái bất thường của thiết bị. c. Trình độ chuyên môn : - Có khả năng chuyên môn về kỹ thuật lưới điện, thiết bị và các bộ môn về vật lý ( cơ, nhiệt, điện, điện tử v.v .), hóa học, mạch kiểm soát, rơle, đo lường đặc biệt là môn an toàn điện . biết giải thích hiện tượng . - Nắm vững các thông số kỹ thuật, đặc tính, tính năng vận hành thiết bị. - Hiểu và thông thuộc các tiêu chuẩn cho phép trong vận hành (điện áp, dòng điện, nhiệt độ v .) - Nắm vững nguyên lý và quy trình vận hành thiết bị,đọc đợc các loại sơ đồ. - Thông suốt các quy trình, quy phạm và nội dung đảm bảo an toàn trong vận hành . - Nắm vững các biện pháp kiểm tra, theo dõi điều chỉnh và bảo trì thiết bị. - Phân tích được nguyên nhân và đề xuất được biện pháp xử lý các trạng thái bất thờng hay sự cố thiết bị. 2. Nhiệm vụ của điều hành viên trong chế độ vận hành bình thường, bất thường ? A. Nhiệm vụ của điều hành viên trong chế độ vận hành bình thường. 1.Ghi chép : Các loại sổ sách cần thiết trong quản lý vận hành như sau: a. Nhật ký vận hành : Ghi chép tất cả các diễn biến trong hoạt động của trạm : Giờ giấc xảy ra sự cố, các thao tác đóng cắt, tình hình thiết bị, ký nhận bàn giao ca trực, đặc điểm diễn biến trong vận hành. b. Sổ công tác : Ghi chép nội dung các công tác tại trạm, thành phần toán công tác, đơn vị công tác, số phiếu công tác, thủ tục cô lập, án động, thời gian giao nhận hiện trờng, ghi chú kết quả công tác, các số liệu thí nghiệm, ký bàn giao hiện trờng. c. Phiếu thao tác : Ghi chép các nội dung thao tác, thủ tục ra lệnh, ghi phiếu, kiểm soát, ký phiếu, thiết bị cần thao tác, thời gian và các biện pháp an toàn. Thực hiện phiếu thao tác theo đúng quy trình . d. Bảng ghi thông số vận hành: Ghi chép hàng giờ các thông số vận hành thiết bị trạm: Điện áp, dòng điện, công suất tác dụng, công suất phản kháng, chỉ số điện năng kế, nhiệt độ áp suất .v.v . e. Sổ theo dõi hoạt động thiết bị: Ghi chép số lần cắt ngắn mạch của máy cắt, tình trạng máy biến áp v.v . 2. Thao tác: Thao tác các thiết bị trạm theo lệnh chỉ huy thao tác ( điều độ viên hệ thống ), phải tuân theo quy trình kỹ thuật an toàn điện : Mệnh lệnh, thủ tục, phiếu thao tác, trang bị an toàn, thực hiện kiểm tra thiết bị và mệnh lệnh đúng quy trình. 3. Kiểm tra thiết bị trong vận hành : Khi tiến hành kiểm tra phải nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên lý vận hành thiết bị. Khi phát hiện các trạng thái bất thường phải báo cáo cấp chỉ huy, ghi sổ nhật ký vận hành và theo dõi xử lý. 4. Theo dõi các toán công tác đến trạm : Thực hiện chế độ phiếu công tác theo quy trình kỹ thuật an toàn điện. Khi có toán công tác đến trạm phải thưc hiện các thủ tục và theo dõi trong thời gian công tác: an toàn khu vực công tác, các hạng mục thực hiện ( sửa chữa, thí nghiệm), trang bị an toàn toán công tác, nghiệm thu bàn giao công tác . v.v . 5. Điều chỉnh các thông số vận hành: Điều chỉnh điện áp đóng cắt tụ bù để thay đổi các thông số vận hành theo quy định.Theo dõi các thông số vận hành vượt định mức của thiết bị để báo cáo có biện pháp xử lý. 6. Bảo quản thiết bị và các trang bị trong vận hành: Giữ nơi làm việc sạch sẽ thoáng mát, các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, an toàn và thiết bi phải bảo quản theo đúng quy định. B. Nhiệm vụ của điều hành viên trong chế độ vận hành sự cố ? Khi xảy ra sự cố trong trạm biến áp, điều hành viên phải bình tình tỉnh xử lý theo trình tự : 1. Ghi nhận thời điểm xảy ra sự cố và cho dừng tín hiệu âm thanh (tắt còi) . 2. Quan sát thiết bị đã bị tách khỏi lới, các loại rơle tác động. Cần xem xét thiết bị tác động trước sau theo thứ tự. 3. Báo cáo cho điều độ viên các diễn biến liên quan trong sự cố. 4. Theo lệnh chỉ huy thao tác của điều độ viên, điều hành viên thực hiện các công việc kiểm tra, thao tác cô lập hoặc tái lập thử. Báo cáo lại điều độ viên . 5. Ghi các diễn biến sự cố vào sổ nhật ký vận hành . 6. Báo cáo cho cấp chỉ huy. Việc thực hiện các công việc trong khi xử lý sự cố chỉ có điều độ viên,và điều hành viên trong ca đảm nhiệm. 3. Thủ tục báo cáo ? Trong ca trực điều hành viên có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động trạm như sau : 1. Báo cáo định kỳ : - Báo cáo các thông số vận hành cho điều độ viên . - Báo cáo tình hình vận hành cho cấp chỉ huy. 2. Báo cáo sự cố : Khi các tình huống bất thường hoặc sự cố cần báo cáo ngay cho điều độ viên để có chỉ huy xử lý . Các sự cố sau khi xử lý xong hoặc không xử lý được đều phải báo cáo về cấp chỉ huy ( Trực ban, Đội, Công Ty). 4. Thủ tục khi nhận ca ? Khi nhận ca nhân viên vận hành cần phải: a. Tìm hiểu tình hình, sơ đồ và chế độ vận hành các thiết bị trong trạm. b. Nghe người giao ca truyền đạt các điều cần lưu ý, trạng thái bất thường và các thiết bị đang đặt dự phòng hoặc sửa chữa. c. Truyền đạt các tiêu lệnh điều hành hoặc mệnh lệnh của các cấp chỉ huy đối với trạm. d. Kiểm tra tiếp nhận dụng cụ, vật tư, chìa khóa, sổ sách, quy trình . e. Tìm hiểu các mục ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và các mệnh lệnh trong ca trước. f. Làm thủ tục giao nhận ca với người ca trước, ghi nhận các thiếu sót khi nhận ca . g. Ký tên vào sổ nhật ký vận hành và chuyển người ca trước cùng ký tên. 5. Nhiệm vụ của người trưởng trạm ? Trưởng trạm chịu trách nhiệm trước Trưởng đơn vị, trước Công Ty, đảm trách công tác liên hệ đến trạm về các mặt quản lý lao động, kỹ thuật, an toàn, vật tư, kế hoạch. Công việc đảm trách cụ thể như sau: - Sắp xếp lịch đi ca, theo dõi sắp xếp cho ĐHV nghỉ bù, nghỉ phép theo thẩm quyền quy định. - Chấm công hàng tháng. - Động viên toàn trạm chấp hành tốt kỷ luật lao động. - Lập báo cáo định kỳ về kỹ thuật (tình trạng thiết bị, gián đoạn khai thác, số liệu vận hành, công tác bảo trì sửa chữa. . .) - Lưu trữ đầy đủ hồ sơ thiết bị tại trạm, cập nhật kịp thời tình trạng thay đổi đối với thiết bị quản lý. - Đề nghị và theo dõi bảo trì, cải tạo liên quan đến thiết bị trạm. - Nghiên cứu, tổ chức biên soạn, tập hợp và quản lý tài liệu kỹ thuật của trạm. - Hướng dẫn, ôn tập chuyên môn cho anh em trong trạm. - Đề nghị sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, để nâng cao năng suất, chất lượng điện năng. - Kiểm tra, bảo đảm an toàn lao động, tổ chức thực hiện các nội dung của thông tư 08TT/LB. - Lập kế hoạch bảo trì đơn giản, vệ sinh công nghiệp trong trạm. - Lập nhu cầu vật tư về công tác vận hành, bảo trì do trạm phụ trách theo kế hoạch tháng, quý, năm. - Tạo điều kiện để xây dựng, phát triển đoàn kết trong nội bộ trạm và trong toàn đơn vị. - Đề xuất khen thuởng, kỷ luật. - Thể hiện tinh thần tự quản, tổ chức lao động khoa học. 6. Nhiệm vụ của người trưởng phiên vận hành trạm ? Người trưởng phiên vận hành chịu trách nhiệm trước trưởng trạm về các sự việc xảy ra trong ca trực, tổ chức và phối hợp công tác với phụ phiên để bảo đảm vận hành trạm được an toàn và liên tục. Công việc đảm trách cụ thể như sau: - Tiếp nhận và bàn giao ca. - Nhận chỉ thị điều hành của điều độ viên (ĐĐV), của các cấp lãnh đạo. - Báo cáo cho ĐĐV các thao tác thực hiện hoặc tình hình biến đổi của trạm, chấp hành chế độ báo cáo hàng ngày theo quy định. - Phân công và giám sát thao tác cho phụ phiên theo quy định. - Thực hiện các quy định an toàn về cắt điện, bàn giao khu vực an toàn cho toán công tác. - Kiểm tra hiện trường do toán công tác giao hoàn trước khi tái lập điện. - Thực hiện hòa điện. - Kiểm tra số liệu do phụ phiên ghi lúc đầu mỗi giờ. - Ghi chép sổ nhật ký vận hành, sổ báo cáo tình trạng trạm, tổng kết điện năng trong ngày. - Chủ động xử lý sự cố nhanh, hợp lý, giảm thời gian gián đoạn điện, phân công cụ thể cho phụ phiên thực hiện. - Tổ chức phối hợp với phụ phiên giải quyết các hư hỏng cần khẩn cấp xử lý, công tác vệ sinh công nghiệp, bảo trì đơn giản theo quy định. - Giữ gìn, sắp xếp nơi làm việc, sổ sách, tài liêu đợc ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ. - Chấp hành qui trình an toàn, qui phạm quản lý kỷ luật lao động (không uống rợu trong ca trực, không bỏ ca ra ngoài . . .) - Học tập văn hóa, kỹ thuật, hớng hẫn cho phụ phiên và công nhân tập sự để nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề. 7. Phân biệt chế độ vận hành: Bình thường, bất thường, sự cố đối với thiết bị, trạm ? * Đối với thiết bị : -Trạng thái vận hành bình thường thiết bị : là trạng thái mà ở đó các thông số vận hành của thiết bị không vượt quá trị số cho phép của thiết bị đó trong trạm . - Trạng thái vận hành bất thường thiết bị : là tình trạng thiết bị vận hành với các thông số đã vi phạm chế độ định mức của thiết bị, hoặc giảm năng lực theo chức năng do phải ngừng một số bộ phận của nó, nhưng cha ngừng hẳn thiết bị. -Trạng thái sự cố thiết bị : là tình trạng vi phạm nghiêm trọng các giá trị định mức và chức năng thiết bị, phải tách thiết bị đó ra khỏi vận hành. * Đối với trạm : - Tình trạng bình thường của trạm : khi tất cả các thiết bị, theo phương thức ấn định đều hoạt động được trong chế độ định mức. - Tình trạng bất thường của trạm : một số thiết bị của trạm đang ở trong tình trạng bất thường hoặc sự cố, nhưng trạm vẫn cha bị ngưng hẳn chức năng chính (cung cấp điện cho phụ tải), dù có thể giảm thấp năng lực. - Tình trạng sự cố của trạm : trạm đã ngưng chức năng chính, do sự cố trên các thiết bị (không còn cung cấp điện cho phụ tải, mặc dù vẫn còn điện tự dùng AC, DC .). 8. Chỉ danh điều hành thiết bị ? Trong trạm biến áp, các thiết bị thuộc mạch điện nhất thứ đều được đặt chỉ danh vận hành. a) Máy biến áp: Chỉ danh có một số và một chữ T Số thứ nhất chỉ số thứ tự của máy biến áp trong sơ đồ một sợi của trạm. Thí dụ: máy biến áp 1T, 2T,3T,4T b) Máy cắt điện: Chỉ có ba số Số thứ hai - Số thứ nhất chỉ cấp điện áp vận hành máy cắt trong trạm biến áp : Số 2 : cấp điện áp 220kV Số 3 : cấp điện áp 35kV Số 1 : cấp điện áp 110kV Số 4 : cấp điện áp 22kV Số 7 : cấp điện áp 66kV Số 5 : cấp điện áp 15kV Số 6 : cấp điện áp 6,6kV - Số thứ hai chỉ đối tượng cần đóng vào, cắt ra của máy cắt trong trạm biến áp : Số 7 : máy cắt điện đờng dây. Số 3 : máy cắt điện tổng (đóng, cắt điện phía sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp chính) Số 4 : máy cắt điện cho máy biến áp tự dùng. Số 5 : máy cắt điện đóng, cắt điện cho giàn tụ điện bù . - Riêng đối với máy cắt điện nối hai phân đoạn thanh cái thì số thứ hai là 0. Thí dụ: 100 là máy cắt điện nối hai phân đoạn thanh cái 110kV số 1 và 2 - Riêng trường hợp các trạm có 3 thanh cái (thanh cái vòng) thì sẽ xuất hiện các chỉ danh 100A, 100B, 200A, 200B (A : máy cắt phân đoạn, B : máy cắt vòng) - Số thứ ba chỉ số thứ tự của máy cắt. Trường hợp thanh cái có kết cấu kiểu hai phân đoạn thanh cái số 1 và số 2 (Bus section) hoặc thanh cái kép số 1 và 2 (Double Bus) thì: ? Các máy cắt nối vào phân đoạn thanh cái số 1 có số thứ ba là: 1, 3, 5, 7, 9. ? Các máy cắt nối vào phân đoạn thanh cái số 2 có số thứ ba là: 2, 4, 6, 8. Thí dụ: 231 là máy cắt điện tổng 220kV nối vào phân đoạn thanh cái 220kV số 1. 571, 573, 575, 577, 579, 581 là các máy cắt điện đường dây 15kV nối vào phân đoạn thanh cái 15kV số 1. c) Dao cách ly: Chỉ danh có bốn số và một dấu gạch nối (-) - Số thứ nhất, số thứ hai, số thứ ba là ba số chỉ danh của máy cắt điện liên quan kèm với dao cách ly. Trường hợp không có máy cắt thì ba số (thứ nhất, thứ nhì, và thứ ba) của dao cách ly được xác định giống như ba số chỉ danh của máy cắt. - Số thứ tư chỉ vị trí nối vào của dao cách ly trong sơ đồ trạm. + Dao cách ly có vị trí nối vào phân đoạn thanh cái nào thì số thứ tự là số thứ tự của phân đoạn thanh cái ấy (1 hoặc 2). + Dao cách ly nối vào thanh cái đường vòng thì số thứ tự là 9. + Dao cách ly nối vào phía đường dây thì số thứ tự là số 7. + Dao cách ly nối vào phía máy biến áp chính thì số thứ tự là số 3. Thí dụ: 573-1 là dao cách ly 15kV, liên quan máy cắt điện đường dây 573, vị trí dao cách ly nối vào phân đoạn thanh cái số 1. 171-7 là dao cách ly 110kV, liên quan máy ngắt điện đường dây 171, vị trí dao cách ly nối vào phía đờng dây 171. d) Dao nối đất: Chỉ danh có năm số và một dấu gạch nối (-) - Số thứ nhất, số thứ hai, số thứ ba là ba số đầu của chỉ danh dao cách ly mà dao nối đất ấy có liên quan. - Số thứ tự là số 0: chỉ dao nối đất. - Số thứ năm chỉ vị trí nối vào của dao nối đất trong sơ đồ trạm : + Dao nối đất nối vào phân đoạn thanh cái nào thì số thứ năm là số thứ tự của thanh đoạn thanh cái ấy (1 hoặc 2). + Dao nối đất nối vào thanh cái đờng vòng thì số thứ năm là số 9. + Dao nối đất nối vào máy biến áp chính thì số thứ năm là số 3 . + Dao nối đất nối vào phía đờng dây thì số thứ năm là số 7. + Dao nối đất nối vào máy cắt điện thì số thứ năm là số 5 (nếu cả hai phía máy cắt đều có dao nối đất thì hai dao nối đất này lần lợt có số thứ năm là 5A, 5B). Thí dụ: 171-07 là dao nối đất liên quan dao cách ly 171, nối vào phía đờng dây 110kV-171. e) Thanh cái: chỉ danh có hai chữ và hai số - Hai chữ T, C chỉ thanh cái - Số thứ nhất chỉ cấp điện áp vận hành của thanh cái, sẽ là các số 2, 1, 7, 3, 5, 6 tơng ứng với các cấp điện áp 220kV, 110kV, 66kV, 35kV, 15kV, 6.6kV. - Số thứ hai là số thứ tự của phân đoạn thanh cái (1, 2). Đối với thanh cái đ- ờng vòng thì số thứ hai là số 9. Thí dụ: TC 21 là phân đoạn thanh cái 220kV số 1; TC 19A và TC 19B là hai thanh phân đoạn thanh cái đờng vòng110kV. f) Máy biến điện áp: Chỉ danh có hai chữ số và hai số - Hai chữ TU chỉ máy biến điện áp. - Số thứ nhất chỉ cấp điện áp vận hành của máy biến áp áp ( phía cuộn sơ cấp) sẽ là các số 2, 1, 7, 3, 5, 6 tơng ứng với các cấp điện áp 220kV, 110kV, 66kV, 35kV, 15kV, 6,6kV. - Số thứ hai chỉ số thứ tự của máy biến điện áp. Máy biến điện áp nối vào thanh cái số 1 thì có số thứ tự là số 1. Máy biến điện áp nối vào thanh cái số 2 thì có số thứ hai là số 2. Thí dụ: TU21, TU12, TU52. 9. Chỉ danh điều hành tại trạm 500kV ? a.Máy cắt điện : Máy cắt điện có 3 chữ số : - Chữ số đầu đặc trng cho cấp điện áp đợc quy định : + Điện áp 110kV lấy số : 1 + Điện áp 220kV lấy số : 2 + Điện áp 500kV lấy số : 5 + Điện áp 66kV lấy số : 7 + Điện áp 35kV lấy số : 3 + Điện áp 10, 15kV lấy số : 9 + Điện áp 6,6kV lấy số : 6 - Chữ số thứ hai đặc trng cho vị trí máy cắt (MC) : + MC của máy phát lấy số : 0 + MC của máy biến áp lấy số : 3 + MC của đờng dây lấy số : 7, 8 + MC của thanh cái vòng lấy số : 00 - Chữ số thứ ba là số thứ tự : 1, 2, 3 b.Dao cách ly : Chỉ danh cầu dao cách ly có 4 chữ số : - 3 chữ số đầu là chỉ danh 3 chữ số của máy cắt nối trực tiếp với cầu dao đó. - Chữ số thứ 4 (sau phân cách một "-") là tên thanh cái nối vào hoặc nối lên đ- ờng dây thì lấy số 7, nối vào máy biến áp lấy số 3, nối với thanh cái đờng vòng lấy số 9. c. Cầu dao nối đất : Chỉ danh cầu dao nối đất có 5 chữ số : - 3 chữ số đầu là chỉ danh của máy cắt nối trực tiếp. - Sau phân cách "-’ là 2 chữ số cuối liền nhau (số thứ 4 và số thứ 5) - Số thứ 4 là tên cầu dao liên động có liên quan trực tiếp. - Số thứ 5 đặc trng cho nối đất, qui định : + Nối đất đờng dây lấy số 6. + Nối đất của MBA lấy số 8. + Nối đất của máy cắt lấy số 5. + Nối đất thanh cái lấy số 4. d. Các TU ( máy biến điện áp) của thanh cái và đờng dây: - Đầu tiên có chữ TU sau đó có một gạch nối "-" - Ba chữ tiếp theo nếu là TU đờng dây thì lấy tên máy cắt đờng dây, nếu là TU của thanh cái thì lấy tên cấp điện áp (ví dụ : 35kV ? 35; điện áp 110kV ? 110; điện áp 500kV? 500 .) và sau đó có một gạch nối "-". e. Đối với máy cắt của tụ điện : - Máy cắt của tụ điện có chữ "T" ở đầu sau đó có 3 chữ số : chữ số thứ nhất theo cấp điện áp, chữ số thứ hai lấy số 0 và chữ số thứ 3 lấy số thứ tự của đờng dây đấu vào tụ. Ví dụ : T502 là máy cắt của tụ điện có cấp điện áp 500kV ở đờng dây số 2 (572) - Các cầu dao nối với tụ nếu ở phía đờng dây là -7 và nếu ở phía trong thanh cái thì lấy tên thanh cái mà cầu dao đó trực tiếp đấu vào. f. Đối với máy cắt của điện kháng : - Máy cắt của điện kháng có chữ "K" ở đầu, sau đó có 3 chữ số : chữ số thứ nhất theo cấp điện áp, chữ số thứ hai lấy số 0 và chữ số thứ ba lấy số thứ tự của đờng dây đấu vào điện kháng. - Cầu dao nối với điện kháng ở phía trong nối với thanh cái nào lấy tên thanh cái đó. * Một số thí dụ: - 571 : Máy cắt của đờng dây 500kV lộ số 1. - 573-2 : Cầu dao nối vào thanh cái 2 của đờng dây 500kV lộ số 2. - 273-76 : Cầu dao nối đất đờng dây 220kV lộ số 3. - 174-75 : Cầu dao nối đất phía trong máy cắt 110kV của đờng dây số 4 (trong máy cắt 174). - 133-38 : Cầu dao nối đất đến máy biến áp số 3 về phía cầu dao 133-3 (cấp điện áp 110 kV) - 112 : Máy cắt liên lạc giữa thanh cái 1 và 2 - 200 : Máy cắt nối với thanh cái đờng vòng. 10. Các chế độ làm việc của máy biến áp trong vận hành ? a/ Điện áp : Cho phép máy biến áp vận hành với điện áp cao hơn định mức : - Lâu dài 5% khi phụ tải không quá phụ tải định mức và 10% khi phụ tải không quá 0.25 phụ tải định mức. - Ngắn hạn 10% (dới 6 giờ trong 1 ngày đêm ), khi phụ tải không quá phụ tải định mức. - Trong điều kiện sự cố theo quy trình mẫu về vận hành máy biến áp. b/ Nhiệt độ : Công suất định mức máy biến áp liên quan đến điều kiện nhiệt độ phát nóng cho phép của cuộn dây, điều kiện làm mát, nhiệt độ môi trờng vv để đảm bảo máy mang tải suốt thời gian phục vụ khoảng 20 năm đến 25 năm. Máy biến áp chỉ đợc phép làm việc với nhiệt độ tối đa của lớp dầu trên cùng trong thời gian ngắn để tránh làm già cổi chất cách điện, giảm tuổi thọ của máy. ở phụ tải định mức, nếu nhà chế tạo không quy định nhiệt độ dầu thì nhiệt độ dầu ở lớp trên không đợc cao quá : - 750c so với máy biến áp làm mát dầu tuần hoàn và cởng bức. - 950c đối với máy biến áp dầu làm mát tự nhiên và máy biến áp làm mát bằng quạt gió. - 700c đối với dầu vào bình làm mát ở máy biến áp làm mát dầu bằng nớc. Hệ thống làm mát máy biến áp phải đợc tự động đóng ( cắt ) đồng thời với việc đóng ( cắt ) máy biến áp. Dầu phải đợc tuần hoàn cởng bức liên tục không phụ thuộc mức mang tải. Máy biến áp làm mát bằng quạt gió cho phép ngừng quạt gió trong trờng hợp phụ tải dới định mức và nhiệt độ lớp dầu phía trên không quá 550c và phải đóng tự động khi nhiệt độ dầu đạt tới 550c hoặc khi phụ tải đạt tới định mức không phụ thuộc nhiệt độ dầu. Đối với các máy biến áp do Mỹ chế tạo, thiết bị làm mát đợc đa vào làm việc theo nhiệt độ cuộn dây. Với 2 cấp : OA/ FA/ FOA, OA/ FA1 / FA 2 : - Đợt 1: FA hay FA 1 khi nhiệt độ cuộn dây 700c đến 750c. - Đợt 2: FOA hay FA 2 khi nhiệt độ cuộn dây 750c đến 800c và báo động khi nhiệt độ dầu 900c, nhiệt độ cuộn dây 1170c - 1200c. c/ Quá tải : Trong vận hành phụ tải máy biến áp không cố định bằng công suất định mức mà thay đổi hằng ngày, hằng mùa, hằng năm . trong đó phụ tải thấp chiếm phần nhiều thời gian. Phụ tải thấp hơn định mức sẽ làm giảm độ hao mòn cách điện của các cuộn dây và dầu máy biến áp, tăng đáng kể tuổi thọ làm việc của máy, so với thời gian tuổi thọ xác định trong thiết kế, theo điều kiện vận hành ở định mức liên tục. Vì vậy trong trờng hợp đặt biệt có thể cho máy biến áp làm việc quá tải nghĩa là phụ tải lớn hơn công suất định mức 1 bội số nào đó miễn sao thời gian phục vụ không nhỏ hơn 20 - 25 năm. Có 2 loại quá tải cho phép : - Quá tải bình thờng : Máy biến áp có thể cho phép quá tải lâu dài tùy theo đồ thị phụ tải. Hệ số phụ tải = Itb/ Imax Hệ số phụ tải nhỏ, bội số quá tải cho phép càng lớn. Mỗi cuộn dây của máy biến áp đợc phép quá tải lâu dài với dòng điện cao hơn định mức 5% của nấc điện áp điện áp tơng ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao hơn điện áp định mức. Trong tình trạng quá tải, mức độ quá tải tùy thuộc mức tăng của lớp dầu trên cùng so với môi trờng trớc khi cho mang thêm tải. Trong mọi trờng hợp, phải bảo đảm nhiệt độ lớp dầu trên cùng không vợt quá giới hạn quy định. - Quá tải sự cố :Là loại quá tải ngắn hạn khi máy biến áp phải gánh thêm phụ tải của 1 máy biến áp khác bị sự cố hoặc phải cô lập. Các máy biến áp với mọi dạng làm mát, không phụ thuộc thời gian và trị số phụ tải trớc khi sự cố, không phụ thuộc nhiệt độ môi trờng làm mát, khi sự cố đều đợc phép quá tải ngắn hạn cao hơn dòng điện định mức theo các giới hạn sau đây : Đối với máy biến áp dầu : Các máy biến áp đợc phép quá tải cao hơn dòng điện định mức 40% với thời gian không quá 6 giờ một ngày đêm, trong 5 ngày liên tiếp với điều kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 0,93; khi đó phải tận dụng tất cả thiết bị làm mát. 11. Các bớc kiểm tra máy biến áp trong vận hành? Máy biến áp vận hành trong tình trạng bình thờng phải thờng xuyên theo dõi và kiểm tra : a/ Theo dõi thông số vận hành : Nhân viên vận hành căn cứ vào các đồng hồ đợc trang bị trên bảng điệntại máy biến áp để ghi nhận mỗi giờ các tham số : - Điện áp - Dòng điện (3pha đối với máy biến áp phân phối) - Công suất tác dụng - Công suất phản kháng - Nhiệt độ cuộn dây - Nhiệt độ dầu - Mức dầu - Aựp suất khí nitơ Khi máy biến áp vận hành quá tải phải theo dõi nửa giờ 1 lần, tình trạng quá tải và nhiệt độ. b/ Kiểm tra máy biến áp : Việc kiểm tra bên ngoài máy biến áp đang vận hành phải đợc thực hiện với thời hạn : - Nơi có ngời trực thờng xuyên : mỗi ca 1 lần đối với máy biến áp chính và tự dùng, các cuộn kháng. Đối với các loại máy biến áp khác mỗi tuần 1 lần. - Nơi không có ngời trực thờng xuyên : ít nhất mỗi tháng 1 lần đối với máy biến áp chính. Nội dung kiểm tra máy biến áp nh sau : - Kiểm tra màu sắc dầu trong bình dầu phụ, các sứ có dầu, màu sắc hạt hút ẩm, mức dầu và tình trạng rỉ dầu tại các van, mặt bích. - Kiểm tra tình trạng sứ cách điện : sạch sẽ, rạn nứt, phóng điện bề mặt. - Các đầu cosse, dây dẫn có bị nóng đỏ ( kiểm tra ban đầu ) - Tiếng kêu của máy biến áp. - Kiểm tra nhiệt độ cuộn dây, nhiệt độ dầu, áp suất khí nitơ. - Kiểm tra trang bị làm mát. - Kiểm tra tấm chắn phòng nổ - Tình trạng trang bị nối đất. - Kiểm tra trang bị phòng cháy, chữa cháy. 12. Cách xử lý sự cố máy biến áp ? Khi máy biến áp bị cắt tự động phải kiểm tra xem rơle nào tác động và do hiện tợng nào gây nên để có biện pháp xử lý. Nếu do rơle so lệch hoặc rơle hơi tác động thì không cho phép tái lập máy biến áp khi cha có ý kiến của cấp chỉ huy. Nếu do quá tải, do ngắn mạch ngoài hoặc do bảo vệ tác động sai thì có thể cho tái lập máy biến áp. a.Trờng hợp rơle hơi tác động cấp 2 (96-2) : Khi rơle hơi vừa phát tín hiệu vừa cắt máy biến áp hoặc chỉ cắt máy biến áp phải xem xét có sự cố nghiêm trọng trong cuộn dây, mức dầu xuống quá nhanh hoặc mạch nhị thứ của bảo vệ bị sự cố. Có thể máy biến áp sau khi lắp hoặc sửa chữa mới châm dầu, không khí thoát quá nhanh làm rơle hơi tác động cắt máy. Khi rơle hơi tác động, có thể căn cứ vào số lợng, màu sắc, thành phần hóa học của chất khí tích lũy trong rơle để xác định nguyên nhân và mức độ sự cố. Mẫu chất khí Tính chất sự cố. -Khí màu vàng, không đốt cháy đợc. -Chất gỗ bị cháy. [...]... điện kháng) làm mát theo dạng KD + 950C đối với máy biến áp (cuộn điện kháng) dầu làm mát tự nhiên (dạng D) và đối với máy biến áp (cuộn điện kháng) làm mát theo dạng QG + Đối với máy biến áp (cuộn điện kháng) làm mát theo dạng ND, nhiệt độ dầu ở đầu vào bình làm mát dầu không đợc cao quá 700C 16 Kiểm tra máy cắt trong vận hành ? - Các trị số dòng điện, điện áp có vợt quá trị số định mức theo tài liệu. .. cắt không đủ an toàn để cắt điện, cần phải áp dụng biện pháp sau : - Lập tức cắt nguồn điện điều khiển máy cắt, treo biển báo " 1cấm đóng điện" trên khóa điều khiển máy cắt - Giải quyết ngay việc thay thế máy cắt đang cung cấp điện bằng phơng thức vận hành thích hợp nh xử dụng thanh cái độc lập có máy cắt liên lạc trang bị đầy đủ bảo vệ hoặc nếu đợc cho cắt tay máy cắt với điều kiện phụ tải phải cắt... dầu phụ và tiếp tục giảm thấp - Màu sắc dầu thay đổi đột ngột - Sứ cách điện bị vở, rạn nứt và phóng điện bề mặt - Dầu có nhiều than, nớc, tạp chất cơ học, có phản ứng oxid hóa, độ cách điện của dầu hạ thấp, nhiệt độ chớp cháy của dầu giảm quá 5oC so với lần thí nghiệm trớc, điện trở cách điện các cuộn dây giảm quá 50% so với số liệu thí nghiệm ban đầu của nhà chế tạo 15 Quy định về nhiệt độ lớp dầu... sai - Do thiếu các điều kiện vận hành an toàn a.Trờng hợp sự cố thiết bị : Báo cáo cho điều độ viên chỉ huy thao tác, kiểm tra nguyên nhân gây sự cố thiết bị liên quan Máy cắt có thể tự đóng lại do rơle tác động tự đóng lại hoặc điều độ yêu cầu đóng thử 1 lần theo quy định b.Trờng hợp rơle bảo vệ tác động sai : Khi nghi ngờ rơle tác động sai có thể kiểm tra tiếp điểm rơle còn ngậm điện hoặc yêu cầu... cố để tách ra khỏi vận hành Cho phép máy biến áp tiếp tục vận hành nhng phải theo dõi thờng xuyên d Mức dầu thấp ( 33 Q): Kiểm tra tìm nguyên nhân rò rỉ dầu để xử lý và bổ xung dầu Trờng hợp bị thủng cánh làm mát làm chảy dầu phải nhanh chóng tách máy biến áp ra khỏi vận hành, khóa ngay van dầu giữa vỏ máy và hệ thống làm mát e Báo hiệu mất nguồn điều khiển (27) : Kiểm tra nguồn điện AC và DC tự dùng... bị đứt - Nguồn điện điều khiển máy cắt, đèn tín hiệu - Tình trạng ống phòng nổ hoặc tiếng động bất thờng trong máy cắt - Tình trạng thiết bị phụ : sởi, thắp sáng - Tình trạng tiếp xúc của dao cách ly đối với máy cắt kèm dao cách ly Tất cả các hiện tợng bất thờng khi phát hiện phải báo cáo cho điều độ viên chỉ huy thao tác, cấp lãnh đạo để có biện pháp xửỷ lý và ghi vào sổ nhật ký vận hành 17 Xử lý... máy biến áp g.Mức dầu sứ cách điện thấp: Phải tìm nguyên nhân để xử lý vá bổ sung dầu Khi bổ sung dầu phải theo đúng quy định nhà chế tạo 14 Trong trờng hợp nào phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành ? Trong các trờng hợp sau đây phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành : - Máy kêu mạnh, không đều và rung chuyển bên trong - Nhiệt độ máy tăng lên bất thờng và liên tục trong điều kiện làm mát bình thờng... cháy -Giấy cách điện bên trong bị cháy đợc -Khí màu đỏ, màu đen, dễ cháy -Dầu bị cháy nhiều b.Trờng hợp rơle so lệch dòng điện tác động (87): Khi rơle so lệch dòng điện tác động phải kiểm tra các thiết bị liên quan trong vùng bảo vệ của rơle so lệch (giữa các bộ biến dòng sử dụng cho rơle so lệch) bao gồm máy biến áp, chống sét, sứ đỡ, dao cách ly, máy cắt v.v có bị ngắn mạch hoặc phóng điện Cần kiểm... cắt vẫn bật sau khi cô lập khỏi lới và đóng thử thì phải xử lý rơle bảo vệ c Do thiếu các điều kiện vận hành : Máy cắt khí nén hoặc khí SF6 có thể bị bật và khóa mạnh đóng khi áp suất khí nén hoặc khí SF6 giảm dới mức cho phép vận hành Trờng hợp này cần kiểm tra và nạp bổ sung khí đầy đủ mới có thể tái lập vận hành máy cắt ... không thao tác đợc : Phải kiểm tra các hạng mục sau : - Tình trạng bộ truyền động bị kẹt, nếu không phát hiện kịp có thể gây cháy các cuộn dây đóng, mở - Tình trạng nguồn điều khiển máy cắt : kiểm tra áptômát, cầu chì cấp nguồn điện điều khiển, đèn tín hiệu xanh, đỏ ( lu ý đèn tín hiệu sáng thờng trực ) - Tình trạng các tiếp điểm trong mạch đóng, mở : tiếp điểm thao tác, tiếp điểm áp suất khí, lò xo . chỉ có điều độ viên, và điều hành viên trong ca đảm nhiệm. 3. Thủ tục báo cáo ? Trong ca trực điều hành viên có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động trạm. đúng quy định. B. Nhiệm vụ của điều hành viên trong chế độ vận hành sự cố ? Khi xảy ra sự cố trong trạm biến áp, điều hành viên phải bình tình tỉnh xử lý

Ngày đăng: 12/12/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan